bộ giáo viên, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên trong trường học và gia đình học sinh về bảo vệ môi trường
Trong nhà trường Hiệu trưởng là người tổ chức, lãnh đạo và quản lý mọi hoạt động của nhà trường. Hiệu trưởng có trách nhiệm xây dựng môi trường giáo dục thuận lợi. Xây dựng sự phối hợp của liên ngành chức năng đối với giáo dục đào tạo, phối hợp với các ban ngành có liên quan đến giáo dục: Y tế, Thể dục thể thao, Dân số môi trường, Ban chăm sóc và bảo vệ trẻ em… cùng chăm sóc, giáo dục học sinh, huy động các lực lượng xã hội tham gia vào giáo dục, phối hợp với các tổ chức cơ sở, cộng đồng dân cư nơi học sinh ở đó để giáo dục học sinh….
Hiện nay, vấn đề BVMT đã trở nên vấn đề cấp bách và là trách nhiệm của mọi công dân đang sinh sống trên hành tinh này. Vì vậy, trong các đơn vị trường học người quản lý giữ một vai trò quyết định trong công tác giáo dục trong đó có công tác giáo dục BVMT. Nhằm thúc đẩy sự chuyển biến tích cực trong việc
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT ở huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp thì trước hết các cấp lãnh đạo trong ngành giáo dục cần chú trọng giải quyết những vấn đề sau:
Thứ nhất, các cấp lãnh đạo trong nhà trường phải nhận thức đầy đủ về vai
trò và tầm quan trọng của môi trường, nhìn nhận và đánh giá đúng thực trạng của tình trạng môi trường hiện nay thông qua việc cập nhật thông tin và kết quả thực tế tại đơn vị.
Thứ hai, kịp thời nắm bắt ý kiến chỉ đạo của cấp trên trong công tác giáo
dục ở địa phương, hiểu rõ các quan điểm đường lối giáo dục của Đảng để tăng cường nhận thức và không xa rời thực tiễn địa phương.
Thứ ba, tranh thủ sự ủng hộ của các nguồn lực từ bên ngoài, cập nhật
thông tin, nắm bắt tình hình biến động của môi trường và có sự chỉ đạo kịp thời.
Thứ tư, tham mưu với chính quyền địa phương và cán bộ quản lý cấp trên
trong nhành giáo dục để mở các lớp tập huấn cũng như chọn những người có khả năng và tâm huyết trong ngành giáo dục thực hiện công tác tuyên truyền về môi trường.
Thứ năm, phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường - gia đình - Hội cha mẹ
học sinh - các lực lượng khác cùng tham gia vào công tác giáo dục. Trên cơ sở đó phân rõ trách nhiệm của mọi người mọi lực lượng làm cho công tác giáo dục BVMT cho học sinh thực sự mang lại hiệu quả.
Giáo dục là một quá trình lâu dài và phức tạp. Quá trình thực hiện là sự kết hợp của nhiều lực lượng, trong đó có người quản lí, giáo viên, gia đình và xã hội. Để công tác giáo dục và giáo dục ý thức BVMT cho học sinh đạt hiệu quả thì người thầy luôn giữ một vai trò nhất định. Ngoài việc truyền thụ, người thầy còn là người hướng dẫn để các em lĩnh hội các kiến thức mà yêu cầu của xã hội đặt ra, bên cạnh dạy chữ còn dạy các em làm người. Sản phẩm của các ngành
công nghệ, chế biến là những vật thể vô tri, còn sản phẩm mà người thầy giáo tạo ra cho xã hội là những con người ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của xã hội. Nếu được giáo dục tốt thì những sản phẩm này góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, ngược lại sẽ là gánh nặng của xã hội. Nếu như ở các đơn vị trường học làm tốt công tác giáo dục ý thức BVMT cho học sinh thì hiệu quả của việc BVMT trong thời gian tới sẽ có chuyển biến rõ rệt. Muốn đạt hiệu quả và chất lượng trong công tác BVMT tại các đơn vị trường học đòi hỏi vai trò ý thức BVMT của giáo viên. Bởi vì các em sẽ tiếp thu và học hỏi qua việc giáo dục và hành động của giáo viên về việc BVMT. Hơn nữa, giáo viên là những người có trình độ và tri thức nên có sức ảnh hưởng rất lớn đến những người xung quanh. Chính vì thế, công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho giáo viên trở nên nhiệm vụ cấp bách và thường xuyên.
Để tiếp tục đẩy mạnh nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho giáo viên của huyện Tân Hồng cần phải tập trung các nội dung sau:
Thứ nhất, cán bộ quản lý của nhà trường cần tạo mọi điều kiện để giáo
viên bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng giáo dục môi trường nhằm nâng cao khả năng tích hợp và lồng ghép vào trong bộ môn và hoạt động ngoại khóa. Nêu gương khen thưởng những tập thể, cá nhân có sáng kiến kinh nghiệm hay đối vấn đề BVMT nhằm khích lệ những giáo viên khác.
Thứ hai,kiểm tra, giám sát việc thực hiện việc giáo dục, tích hợp giáo dục môi trường của giáo viên thường xuyên thông qua kế hoạch mà giáo viên đã xây dựng vào đầu năm học.
Thứ ba, chấn chỉnh kịp thời những hành động của giáo viên trong việc
quản lý lớp về việc giữ gìn vệ sinh. Bên cạnh đó xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm vệ sinh môi trường của lớp do giáo viên chủ nhiệm đảm trách.
Thứ tư, nhà trường nên xây dựng kế hoạch BVMT cũng như trang bị các
thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục, tuyên truyền về BVMT như: sách, tranh ảnh, phim tài liệu..., cho giáo viên đăng ký thực hiện các hoạt động BVMT tại đơn vị xem đó là một trong những tiêu chí thi đua của giáo viên trong một năm học.
Mặc khác, để làm cho công tác giáo dục nhằm nâng cao ý thức BVMT của học sinh THPT trên địa bàn huyện Tân Hồng mang lại hiệu quả cao, ngoài các vấn đề nêu trên, chúng tôi nhận thấy rằng có một tổ chức quan trọng giữ vai trò nhất định trong công tác này đó là tổ chức Đoàn và Hội Liên hiệp Thanh Niên.
Trong nhà trường XHCN, hoạt động Đoàn – Hội là một trong những đoàn thể không thể tách khỏi hoạt động giáo dục đạo đức học sinh nhằm giáo dục con người để phát triển toàn diện: Đức - Trí - Thể - Mỹ. Trong các hoạt động giáo dục đó, hoạt động giáo dục BVMT là một trong những tiêu chí của việc giáo dục con người phát triển toàn diện: Đức - Trí - Thể - Mỹ. Bởi vì ngày nay, trước sự gia tăng của ô nhiễm môi trường đang đe dọa cuộc sống của con người nên việc giáo dục ý thức BVMT sẽ góp phần to lớn vào sự nghiệp chung của xã hội. Người có đạo đức cũng là người biết yêu quý và gìn giữ những giá trị mà xã hội tạo ra đồng thời biết tôn trọng các quy luật của tự nhiên. Biết giữ gìn vệ sinh và BVMT chính là những người biết gìn giữ và bảo vệ sức khỏe bản thân và bảo vệ sức khỏe cho người khác. Trong trường học, các tổ chức này cần nhìn nhận và thấy được tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống con người, xem đây là một trong những tiêu chí của các buổi sinh hoạt tập thể. Đồng thời, ngay từ đầu năm học, các tổ chức này cần phải xây dựng kế hoạch hoạt động chung cho một năm. Trong những kế hoạch này, cần bắt buột phải xây dựng thêm nội dung giáo dục BVMT. Tại các buổi tập huấn, giao lưu của Đoàn, Hội nên lồng ghép tuyên truyền phổ biến pháp luật về BVMT. Đội cờ đỏ của trường phải thường
xuyên kiểm tra việc vệ sinh của các lớp, kịp thời báo cáo về cán cán bộ Đoàn, Hội, song song đó phải thực hiện xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm về môi trường. Hiệu trưởng nhà trường cần chỉ đạo kịp thời đến ban cán sự Đoàn, Hội, tuyên dương khen thưởng những việc làm tốt của cá nhân, tập thể trong việc giữ gìn vệ sinh, BVMT. Đồng thời giáo viên chủ nhiệm của các lớp phải phối hợp chặt chẽ với tổ chức này để có hình thức giáo dục cũng như chấn chỉnh, răn đe.
Ở trường các em là học sinh của thầy, cô nhưng ở nhà các em là những đứa con yêu của cha mẹ. Bởi vì, đối với cha mẹ con cái là niềm vui, niềm hy vọng của mỗi gia đình. Con cái ngoan ngoãn khoẻ mạnh, vui tươi, học hành tiến bộ là niềm hạnh phúc lớn lao của những người làm cha mẹ. Nhân dân Việt Nam có một truyền thống quý báu là hết mực yêu thương và sẵn sàng hy sinh cho con em, lo lắng về tiền đồ hạnh phúc của con cái. Vì vậy, gia đình chính là tế bào của xã hội, là nơi con người được sinh ra và lớn lên, là nơi nuôi dưỡng và là mô hình giáo dục đầu tiên mà con người tiếp xúc. Gia đình có vai trò rất lớn trong công tác giáo dục và hoàn thiện nhân cách con người, trong đó có công tác giáo dục ý thức BVMT. Bởi vì nơi đây sẽ giáo dục các em từ khi các em còn rất nhỏ nên trong hoàn cảnh như vậy sẽ ảnh hưởng đến thái độ, hành động của các em. Nếu ngay từ nhỏ, các em được gia đình giáo dục bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp với thiên nhiên và học hỏi theo cách xử sự tốt đẹp có văn hóa và đạo đức với môi trường của những người thân trong gia đình, dần dần các em cũng yêu quý và cư xử có văn hóa có đạo đức với môi trường, từ đó góp to lớn đối vào sự nghiệp giáo dục ý thức BVMT của nhà trường hiện nay.
Để việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trên địa bàn huyện Tân Hồng đạt hiệu quả thì trước hết về phía chính quyền địa phương phải có hành động tác động đến ý thức của người dân. Bên cạnh việc xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm luật BVMT của người dân, chính quyền địa
phương cần quan tâm nhiều hơn đến việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua những việc làm cụ thể. Tại địa phương, từng xóm, ấp nên phát động các phong trào làm sạch đường phố, phát hoan bụi rậm vào mỗi tuần, trồng cây xanh trên đường làng, trên các đê bao vừa tạo bóng mát, đồng thời chắn gió, bão, ngăn cản được sự va đập của nước lũ. Cây được trồng trên đê phải lựa chọn những loại không những có lợi cho môi trường mà còn có giá trị kinh tế, chúng ta có thể trồng các loại như tre, bạch đàn…. Những loại cây này khi được trồng trên đê phải giao cho từng hộ dân quản lý để họ bảo quản, chăm sóc, đồng thời chính quyền địa phương nên cử người kiểm tra, giám sát thường xuyên. Như vậy người dân sẽ thấy được việc trồng cây trên đê, đường làng mang lại lợi ích thiết thực dần dần từ việc mang tính chất phát động trở thành hành vi tự giác.
Ngoài ra, tại các điểm ngã tư của thị trấn, cần có các bảng hiệu như “ Tắt máy xe khi dừng lại”, “Tiết kiệm xăng là bảo vệ môi trường”. Bảng hiệu đó cũng sẽ có vai trò như một tín hiệu đèn giao thông, nhắc nhở và đôn đốc mọi người nghiêm chỉnh thực hiện việc dừng xe và tắt máy, hình thành cho người dân thói quen BVMT. Tại các hộ gia đình cần phải vận động mọi người đăng ký sử lý rác cho công ty rác của huyện, hoặc xử lý rác tại nhà sao cho đảm bảo vệ sinh, không vứt rác bừa bãi khắp nơi, kêu gọi mọi người hạn chế việc sử dụng túi nylon. Ở các cụm dân cư vận động người dân thực hiện nghiêm chỉnh việc phân rác tại nhà, kêu gọi tắt các thiết bị điện không cần thiết hoặc trước khi đi ra ngoài, sử dụng đèn tiết kiệm điện và tiết kiệm nước sinh hoạt sao cho tiết kiệm và đảm bảo an toàn. Các khu vực công cộng phải đặt những thùng rác chung, có những bảng hiệu kêu gọi mọi người giữ gìn vệ sinh, bố trí cán bộ quản lý kịp thời xử lý những hành vi vi phạm. Vào ngày “ Ngày môi trường thế giới” chúng ta nên tổ chức các phong trào thi đua đối với các cụm xã, thị trấn như: trồng cây,
vệ sinh, chiếu phim tài liệu về môi trường như vậy vừa mang tính bổ ích, vừa góp phần thiết thực vào công tác BVMT.
BVMT chính là quyền và nghĩa vụ của công dân đồng thời thể hiện giá trị và đạo đức cao đẹp của mọi người. Chúng ta hãy chung tay, góp sức vì một hình tinh tươi đẹp.