1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức hoạt động ngoại khóa lịch sử về phố cổ hội an nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường trung học phổ thông hội an, tỉnh quảng nam

80 2,8K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 5,15 MB

Nội dung

B GIO DC V O TO TRNG I HC VINH HUNH ANH TUN Tổ CHứC HOạT ĐộNG NGOạI KHóA LịCH Sử Về PHố Cổ HộI AN NHằM GIáO DụC ý THứC BảO Vệ MÔI TRƯờNG CHO HọC SINH TRƯờNG TRUNG HọC PHổ THÔNG HộI AN, TỉNH QUảNG NAM Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn lịch sử Mã số: 60.14.10 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục Ngi hng dn khoa hc: PGS. TS. trịnh đình tùng nghÖ an - 2012 2 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên của luận văn, cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trịnh Đình Tùng, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và làm đề tài này. Để hoàn thành luận văn này, tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới Uỷ ban nhân dân thành phố Hội An, Thành đoàn Hội An; Các anh chị cán bộ Phòng tài nguyên và môi trường, Phòng hướng dẫn tham quan, Trung tâm quản lý bảo tồn di tích Hội An; Ban giám hiệu, quý thầy giáohọc sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố đã quan tâm góp ý và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Và tôi cũng xin tỏ lòng biết ơn đối với những người thân trong gia đình cũng như các bạn bè đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều về cả tinh thần và vật chất trong quá trình thực hiện luận văn. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian và năng lực nghiên cứu hạn, chắc chắn đề tài Luận văn nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của quý thầy cô, các quan chuyên môn về di tích ở Hội An và các bạn bè đồng nghiệp cũng như các em học sinh để đề tài thêm hoàn thiện. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hội An, tháng 10 năm 2012 Tác giả luận văn Huỳnh Anh Tuấn NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BVMT: Bảo vệ môi trường CNH-HĐH: Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ĐHSP: Đại học phạm GD: Giáo dục GDYTBVMT: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường GS.TS: Giáo sư. Tiến sĩ HS: Học sinh KHTN: Khoa học tự nhiên KHXH: Khoa họchội NXB: Nhà xuất bản NXBĐHSP: Nhà xuất bản Đại học phạm NXBGD: Nhà xuất bản giáo dục PGS.TS: Phó giáo sư. Tiến sĩ THPT: Trung học phổ thông TNMT: Tài nguyên môi trường TTQLBTDT: Trung tâm quản lý bảo tồn di tích UBND: Ủy ban nhân dân V/v: Về việc MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 8 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 8 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 9 6. Đóng góp của luận văn 10 7. Bố cục của luận văn 10 NỘI DUNG 11 Chương 1 HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA NHẰM GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRONG MÔN LỊCH SỬTRƯỜNG PHỔ THÔNG. SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 11 1.1. sở lý luận 11 1.1.1. Quan niệm về môi trườnggiáo dục ý thức bảo vệ môi trường 11 1.1.2. Về hoạt động ngoại khóa và các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá môn lịch sửtrường phổ thông 14 1.1.4. Vai trò của hoạt động ngoại khóa về các di tích lịch sử đối với việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh 20 1.2. sở thực tiễn 24 1.2.1. Thực trạng về tổ chức hoạt động ngoại khoá môn lịch sửtrường phổ thông hiện nay 24 1.2.2. Thực trạng về môi trường hiện nay 29 1.2.3. Thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong môn lịch sửtrường Phổ thông hiện nay 33 1.2.4. Thực trạng của việc tổ chức hoạt động ngoại khoá tại các di tích ở Khu phố cổ nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinhtrường phổ thông Hội An hiện nay 35 Chương 2 CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA LỊCH SỬ VỀ PHỐ CỔ HỘI AN NHẰM GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNGHỘI AN 43 2.1. Các di tích lịch sử tiêu biểu ở Khu phố cổ Hội An 43 2.1.1. Chùa Cầu - Biểu tượng của Hội An 44 2.1.2. Di tích Miếu Quan Công 45 2.1.3. Chùa Quan Âm 45 2.1.4. Hội Quán Phước Kiến 46 2.1.5. Nhà cổ số 101 Nguyễn Thái Học 46 2.2. Một số yêu cầu khi tổ chức hoạt động ngoại khóa về các di tích tiêu biểu tại Hội An 47 2.2.1. Tổ chức hoạt động ngoại khoá tại các di tích ở Khu phố cổ Hội An phải bám sát mục đích là giáo dục ý thức bảo vệ môi trường 47 2.2.2. Kế hoạch tổ chức ngoại khoá tại các di tích ở Khu phố cổ Hội An phải được xây dựng chặt chẽ, cụ thể, rõ ràng 49 2.2.3. Hoạt động ngoại khóa tại các di tích phải thu hút đông đảo học sinh tham gia 50 2.2.4. Tổ chức hoạt động ngoại khoá về các di tích ở khu phố cổ phải phát huy tính tích cực, tạo hứng thú cho học sinh 51 2.2.5. Tổ chức trong khoảng thời gian nhất định, phải tiết kiệm, an toàn mà hiệu quả cao 52 2.3. Các biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa lịch sử tại các di tích ở Hội An nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh 53 6 2.3.1. Công tác chuẩn bị 53 2.3.2. Tiến trình tổ chức 65 2.4. Thực nghiệm phạm về tổ chức hoạt động ngoại khoá tại các di tích nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh 67 2.4.1. Mục đích thực nghiệm 67 2.4.2. Đối tượng thực nghiệm 68 2.4.3. Nội dung và phương pháp tiến hành 68 2.4.4. Cách thức tiến hành 69 2.4.5. Kết quả thực nghiệm 73 KẾT LUẬN 78 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHỤ LỤC 85 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để đáp ứng được yêu cầu trong sự nghiệp đổi mới “Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước” vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, Đảng và Nhà nước ta đã xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Luật giáo dục 2005 của nước ta cũng khẳng định: “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Rõ ràng giáo dục của Việt Nam đã đổi mới với mục tiêu hướng tới là một nền giáo dục toàn diện. Đó là mục tiêu chung mà nhiều nền giáo dục trên thế giới hướng tới, không chỉ cung cấp cho học sinh những tri thức, trang bị cho các em những lí tưởng, những kiến thức khoa học mà còn những kĩ năng sống để các em hoà nhập và cải tạo xã hội. Trong những bộ môn được lựa chọn giảng dạy ở trường phổ thông thì Lịch sử là một bộ môn nhiều ưu thế trong việc giáo dục thế hệ trẻ nhất là những kiến thức xã hội, kiến thức liên môn. Bởi “Trong nền văn hóa dân tộc, kiến thức lịch sử không chỉ giúp cho việc xây dựng một biểu tượng chính xác, đầy đủ về quá khứ mà còn làm cho người đang sống ý thức về xã hội, suy nghĩ, cảm thụ những gì đã xảy ra trong ngày qua, rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử để làm tròn trách nhiệm với hiện tại và tương lai”. Trước đây chúng ta thường quan niệm rằng lịch sử là một môn học đơn thuần lý thuyết, chỉ là những câu chuyện đã qua. Vì thế, ngày nay chúng ta phải xác định giáo dục lịch sử rất cần sự kết hợp giữa “học đi đôi với hành”, gắn liền giáo dục với thực tiễn cuộc sống. Cũng vì lí do đó, việc đổi mới phương pháp và hình thức 1 tổ chức dạy học được đề cao. Vấn đề dạy và học lịch sử vẫn đang là vấn đề nổi cộm mà xã hội quan tâm. Các đề tài nghiên cứu về phương pháp dạy học lịch sử thì nhiều nhưng hầu hết chỉ mới là nghiên cứu lí thuyết, tính khả thi còn hạn chế. chăng đó chỉ là sự đổi mới của một số giáo viên, của một số hoạt động dạy học trên lớp. Để nâng cao hiệu quả bài học lịch sửtrường phổ thông, ngoài hình thức giáo dục nội khóa, hoạt động ngoại khóa là một bộ phận của hệ thống giáo dụctrường trung học phổ thông vai trò quan trọng trong việc giáo dưỡng, giáo dục và phát triển học sinh. Dựa trên kết quả nghiên cứu của các nhà giáo dục lịch sử, chúng tôi cho rằng hoạt động ngoại khoá là một hình thức tổ chức dạy học đem lại hiệu quả cao trong dạy học lịch sử., nhất là trong bối cảnh hiện nay. Vì vậy, chúng tôi muốn đi sâu nghiên cứu, vận dụng hình thức dạy học này gắn với mục đính xã hội để tìm hiểu tác dụng của nó và phát huy tối đa ưu thế của hoạt động này. Đồng thời, giúp học sinh được biểu tượng lịch sử cụ thể, tìm ra các tri thức mới, với óc quan sát, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, năng lực tư duy, đưa học sinh đi từ cái cụ thể đến những tri thức trừu tượng, khái quát. Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa là một trong những hoạt động nhằm cung cấp, củng cố kiến thức cho học sinh, tạo cho các em niềm hứng thú, say mê với môn học hay các vấn đề xã hội. Trên khía cạnh của hoạt động ngoại khoá môn lịch sử, chúng tôi muốn đề cập tới một vấn đề tính toàn cầu đó là vấn đề môi trường, và đặc biệt giáo dục là vấn đề này thông qua hoạt động ngoại khoá tại các di tích lịch sử. Qua đó, nó cũng cho thấy thực tiễn của việc đổi mới phương pháp dạy học và tiếp cận vấn đề mới đối với chuyên ngành lý luận về phương pháp dạy học bộ môn lịch sửtrường phổ thông hiện nay. Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 04/12/1999. Trong những năm qua, chính quyền và nhân dân Hội 2 An luôn nỗ lực trong công tác quản lý bảo tồn các giá trị di sản; song song với các định hướng phát triển của một đô thị Hội An xanh - sạch - đẹp, một đô thị sinh thái, chính quyền địa phương luôn đặt mục tiêu hàng đầu là bảo tồn nguyên vẹn các giá trị di tích của tiền nhân. Tuy nhiên, thực tế các di tích ở Hội An hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Công tác quản lý, bảo tồn di sản đô thị trong xu thế phát triển của thời đại mà ở đó người dân đang sống, sinh hoạt đã đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, dung hòa: Bảo tồn giá trị di sản kiến trúc và Phát triển kinh tế, xã hội. Trước thực tế này, ngành giáo dục đào tạo của tỉnh và thành phố đã và đang nhiều phong trào để góp phần giáo dục thế hệ trẻ trong công tác chung tay bảo vệ di sản như: phong trào “em yêu phố cổ quê em” ở cấp tiểu học; phong trào “Một giờ vì Hội An sạch hơn”; phong trào “ngày thứ bảy tình nguyện”; Từ những phong trào đó đã cho thấy nhận thức của các em học sinh ngày càng nâng lên, nhiều tấm gương nhiều đề xuất của các em đã được áp dụng và cho hiệu quả lớn. Mặc dù vậy, việc tổ chức hoạt động ngoại khóa lịch sử tại các di tích nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường trung học phổ thôngHội An còn ít được thực hiện, hầu hết các buổi ngoại khoá được tổ chứcnhằm mục đích tham quan học tập và nghiên cứu về di tích. Vì những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Tổ chức hoạt động ngoại khóa lịch sử về Phố cổ Hội An nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường trung học phổ thông Hội An, Tỉnh Quảng Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học lịch sử. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Hoạt động ngoại khóa của bộ môn lịch sử là một hình thức tổ chức dạy học không thể thiếu ở trường phổ thông. Hình thức dạy học này ưu điểm và vai trò hết sức quan trọng trong khi việc dạy và học lịch sử đang “báo 3

Ngày đăng: 14/12/2013, 00:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w