Trong nhà trường nói chung, trong trường THCS nói riêng, Ngữ văn là môn học trang bị cho học sinh những tri thức để đánh giá đúng các vấn đề văn học (bao gồm: tác phẩm, tác giả, các quá trình văn học… ), có nghĩa là góp phần tạo cho học sinh khả năng khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn học trong việc tiếp nhận cũng như khả năng biết đánh giá đúng đắn, khoa học các hiện tượng.Song song với nhiệm vụ trên là quá trình giúp học sinh hình thành và phát triển khả năng sản sinh văn bản mới (nói và viết).
Trang 1A- MỞ ĐẦU
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
cho học sinh những tri thức để đánh giá đúng các vấn đề văn học (bao gồm: tác phẩm, tác giả, các quá trình văn học… ), có nghĩa là góp phần tạo cho học sinh khả năng khám phá vẻ đẹp của
tác phẩm văn học trong việc tiếp nhận cũng như khả năng biết đánh giá đúng đắn, khoa học cáchiện tượng
Song song với nhiệm vụ trên là quá trình giúp học sinh hình thành và phát triển khả năng sản
sinh văn bản mới (nói và viết).
Làm văn là phân môn hướng tới nhiệm vụ thứ hai này Nó giúp học sinh hình thành những kĩnăng cần thiết để làm được bài văn, trong đó dạng bài sáng tác văn học được chú trọng đầu tiên
(miêu tả, tường thuật, kể chuyện…) Trong nhà trường phổ thông, nhìn chung không đặt ra yêu
cầu sáng tác văn học Tuy nhiên để phù hợp với lứa tuổi, học sinh THCS được làm quen với kiểusáng tác, tạo tiền đề cho các em có thể vận dụng tốt trong quá trình học sau này
Những bài văn hay loại này là những bài văn viết đúng quy cách, chân thật, có những khámphá hồn nhiên về thiên nhiên và đời sống gia đình, xã hội …
Trong chương trình Ngữ văn THCS.Tuy đã được học văn tự sự từ lớp 6 (ở THCS) nhưng vìnhiều lí do, học sinh làm loại văn này vẫn chưa tốt Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy học sinh cònmắc nhiều lỗi mà nếu giáo viên có thể giúp các em khắc phục được thì kết quả sẽ tốt hơn Nhữnghạn chế trong bài làm văn tự sự của học sinh một phần là do bản thân các em, một phần do giáoviên chưa có biện pháp giúp đỡ phù hợp
Là giáo viên được trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9, tôi luôn trăn trở trước thực trạng
chất lượng bài viết văn tự sự của học sinh Vì vậy tôi chọn đề tài “Rèn luyện kĩ năng viết bài
Trang 2văn tự sự cho học sinh lớp 9”, với mục đích phân tích thực trạng chất lượng bài viết của học
sinh hiện nay, đối chiếu với phương pháp giảng dạy của giáo viên, đề ra kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy, cách thức rèn luyện kĩ năng viết bài văn tự sự cho học sinh, góp phần nâng caohơn nữa chất lượng dạy học văn, giải quyết tình hình kém chất lượng trong dạy học văn hiện nay
2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Giáo viên, học sinh lớp 9 trường THCS Tân Hiệp năm học 2010 -2011
Một số tiết dạy văn bản, tiếng Việt và tập làm văn của giáo viên lớp 9 trong trường mà tôi được dự giờ trao đổiû kinh nghiệm
Bài viết của học sinh ở các lớp được giảng dạy năm học 2010 -2011
3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Do thời gian và điều kiện của bản thân, trong phạm vi giải pháp, tôi tập trung đề cập đến:
- Những cơ sở lý luận để nghiên cứu giải pháp
- Thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
- Thực trạng bài viết văn tự sự của học sinh, thực trạng quá trình giảng dạy của giáo viên
- Những giải pháp rèn luyện kĩ năng viết bài văn tự sự cho học sinh lớp 9 đạt kết quả cao
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện giải pháp tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
a Nghiên cứu tài liệu :
Nghiên cứu tài liệu nghiệp vụ dạy học môn Ngữ văn lớp 9, sách giáo khoa, sách giáo viên, ý kiến của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lí giáo dục, quản lý chuyên môn, các giáo viên giỏi trong toàn quốc trên các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học…
b Phân tích đối chiếu :
Phân tích đối chiếu yêu cầu giữa chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng đối với học sinh lớp 9 bậc THCS với những bài viết thực tế của học sinh, tìm ra những hạn chế chủ yếu của học sinh khi viếtbài tự sự
c Giả thuyết khoa học:
Đưa ra những giải pháp, những đề xuất có tính khoa học để giáo viên vận dụng vào việc rèn luyện kĩ năng viết bài văn tự sự cho học sinh nhằm phát huy khả năng tư duy, khám phá, sáng tạo,năng lực giao tiếp
B NỘI DUNG
Trang 3
1 CƠ SỞ LÝ LUẬN :
Từ năm 1998, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai dự án phát triển giáo dục THCS nhằmđổi mới một cách toàn diện bậc học này Thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH khóa 10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội, tháng 9 năm 2002, cả nước bắt đầu dạy học theo chương trình và SGK THCS mới bắt đầu từ lớp 6 Môn Ngữ văn là một trong những môn học có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống các môn học của nhà trường phổ thông cũng là môn học có nhiều thay đổi nhất trong việc đổi mới chương trình, SGK, phương pháp đến đánh giá kết quả học tập Nhiều vấn đề được đặt ra khi phải tiếp cận một chương trình mới, trong đó vấn đề đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng học tập của học sinh là vấn đề được đặt lên hàng đầu Chương trình SGK Ngữ văn lớp 9 được tổ chức thực hiện từ năm 2005 -2006 đến nay đã được gần 6 năm học Nội dung đổi mới chương trình, việc đổi mới phương pháp giảng dạy, chất lượng học tập của học sinh
đã được phản ánh sôi nổi trên báo chí, trong hội thảo khoa học và các phương tiện thông tin đại chúng, song bài toán chất lượng là điều làm cho các nhà quản lý giáo dục, quản lý chuyên môn phải tính toán
Quan điểm đổi mới phương pháp dạy học chương trình Ngữ văn 9 là phải kết hợp nhiều phương pháp trong dạy học, là phải “tích hợp nhiều phương pháp trong bài học, tiết học và trong
cả quá trình tổ chức hoạt động dạy học trên cơ sở xác định phương pháp chính gắn với đặc trưng của môn học Tổ chức hoạt động dạy học theo hướng tích cực, phát huy năng lực chủ động, sáng tạo ở cả người dạy lẫn người học, chú trọng khái quát nội dung kiến thức tạo thuận lợi để học sinhlĩnh hội và phát triển các thao tác tư duy khoa học Tăng cường và sử dụng hợp lý các phương tiện trong dạy học, “nâng cao chất lượng hoạt động thực hành hướng tới đảm bảo sự phát triển
năng lực cho mỗi cá nhân” (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy SGK lớp 9 -Vụ giáo dục trung học trang 6,7) Lớp 9 là lớp cuối của vòng II, đồng thời cũng là lớp cuối cùng của cấp THCS nên có
một vị trí hết sức quan trọng : vừa phải tổng kết được những kiến thức, kĩ năng được học tập, rèn luyện trong bốn năm học, vừa phải chuẩn bị cho các kì thi, tạo tâm thế, tiềm lực cho học sinh học lên THPT hoặc đi vào cuộc sống
Tập làm văn tự sự trong chương trình lớp 9 là sự kế thừa và nâng cao kĩ năng làm văn thể loại này mà học sinh đã được học, được rèn luyện từ các lớp dưới Cùng với miêu tả, biểu cảm, làm văn tự sự thuộc dạng sáng tác văn học Đặc trưng cơ bản của kiểu bài là kích thích trí tưởng
Trang 4tượng phong phú, xây dựng óc quan sát tinh tế cho học sinh đối với những sự việc, hiện tượng trong đời sống gia đình và xã hội, qua đó bồi dưỡng cho các em những tình cảm tốt đẹp.
Người giáo viên bao giờ cũng muốn học trò của mình làm được những bài văn hay Bài văn
hay trước hết phải là viết đúng (đúng theo nghĩa tương đối, nghĩa là trong khuôn khổ nhà trường) Hay và đúng có mối quan hệ mật thiết với nhau Bài văn hay trước hết phải đúng yêu cầu
của đề bài, đúng những kiến thức cơ bản, hình thức trình bày đúng quy cách…, đồng thời phải thểhiện sự sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú mà vẫn chân thật, sinh động Tuy nhiên, giúp họcsinh làm được như thế không phải là dễ
Năm 2008, Bộ Giáo dục tiếp tục triển khai cho giáo viên trên toàn quốc một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn, trong đó phương pháp giảng dạy phân môn Tập làm vănđược chú trọng nhiều nhất cũng đã mở ra nhiều hướng suy nghĩ mới, giúp cho giáo viên giảng dạy tốt hơn nếu biết tự nghiên cứu và vận dụng sáng tạo hơn
2 CƠ SỞ THỰC TIỄN:
a Thực tiễn của vấn đề nghiên cứu:
- Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn 9 nói chung, phân môn Tập làm văn nói riêng đã dược quan tâm rất nhiều Với sự chỉ đạo của các cấp quản lí chuyên môn, về cơ bản, đại đa số giáo viên đã nắm được phương pháp, vận dụng sáng tạo theo tình hình địa phương và theo đối tượng học sinh Tuy nhiên thực tế vẫn còn nhiều giáo viên thực hiện chưa đúng chức năng, chưa tích cực nghiên cứu, tìm ra phương pháp giảng dạy đạt hiệu quả cao, dẫn đến chất lượng học tập của học sinh chưa được nâng lên, trong đó chất lượng bài viết văn tự sự rất đáng quan tâm Kết quả các bài kiểm tra và thi học kì đạt rất thấp, chất lượng bài làm của học sinh giỏi chưa thật xuất sắc
- Đi sâu vào tìm hiểu thực trạng chúng ta có thể thấy được sự hạn chế trong phương pháp giảng dạy của giáo viên lẫn phương pháp tự học, tự nghiên cứu của của học sinh:
+ Về phía giáo viên:
- Giáo viên chưa đảm bảo kết hợp và tích hợp giữa dạy Văn - Tiếng Việt và Tập làm văn + Giờ học văn bản, sự gợi mở giúp học sinh cảm thụ tác phẩm chưa đạt kết quả cao Học sinhthụ động buộc giáo viên giảng nhiều, làm việc nhiều, làm thay cho trò, làm tê liệt sự hào hứng học văn bản của học sinh, do đó không kích thích được niềm say mê, chưa khơi gợi ý tưởng sángtác văn chương của các em Giáo viên cũng chưa giúp học sinh hiểu rõ và nắm vững các yếu tố
Trang 5nghệ thuật cơ bản khi xây dựng nên tác phẩm tự sự như tình huống, cốt truyện, nhân vật, hình ảnh
có ý nghĩa biểu tượng… để các em học tập, vận dụng
+ Giờ Tiếng Việt đòi hỏi giáo viên dạy cho học sinh dùng tiếng Việt một cách chính xác để giao tiếp, có cách diễn đạt tốt trong khi tạo lập văn bản, nhưng giáo viên chưa vận dụng tối đa các tình huống giao tiếp, cho học sinh thực hành ít nên nhiều em viết sai chính tả, nghèo vốn từ, dùng từ chưa chính xác, đặt câu chưa đúng ngữ nghĩa, ngữ pháp Đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng bài văn
+ Giờ Tập làm văn học sinh chưa được học đến nơi đến chốn Giáo viên chưa có cách giúp họcsinh có được những kiến thức và kĩ năng theo chuẩn bằng những ví dụ mẫu linh hoạt sáng tạo,
gắn với thực tế đời sống hàng ngày, có tác dụng khắc sâu kiến thức (ngoài SGK) Giáo viên chưa
chú ý đúng mức đến việc phát huy tinh thần tích cực chủ động của học sinh khi học lý thuyết làm văn tự sự theo yêu cầu kết hợp sử dụng các yếu tố biểu cảm, miêu tả nội tâm, nghị luận,… trước khi tạo lập văn bản hoặc bài thực hành luyện tập, luyện nói Khi xây dựng dàn ý cho bài làm văn
tự sự, giáo viên dễ thiên về cảm nhận chủ quan khi đưa ra những gợi ý, uốn nắn học sinh, khiến các em trở nên rụt rè, thiếu tự tin, vì vậy mà khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh không được phát huy, cảm xúc bị gò bó
- Việc xác định các phương pháp dạy tập làm văn cũng chưa thật sự phù hợp, tối ưu Có giáo viên chọn phương pháp bình giảng trong tiết cung cấp kiến thức về kiểu bài, chưa chú trọng các phương pháp thực hành trong giờ luyện tập, ra bài tập về nhà…
- Giáo viên chưa nghiên cứu kĩ chuẩn kiến thức - kĩ năng, xác định đầy đủ mục đích yêu cầu cần đạt, kĩ năng cần rèn luyện trong từng bài Việc bố trí thời lượng cho tiết dạy chưa hợp lý, chưa dành nhiều thời gian cho thực hành, giáo viên khó có thể rèn luyện kĩ năng cho học sinh
- Việc chấm bài của giáo viên cũng còn nhiều thiếu sót Đôi khi giáo viên chỉ cho học sinh biết điểm, có bài chấm không có lời phê nào hoặc phê bài còn qua loa, chưa cẩn thận, chưa cụ thể
Đa số giáo viên phê bài rất chung chung, nhận xét khái quát Nhiều lời phê, nhận xét bên lề bài viết chưa giúp học sinh thấy được cụ thể lỗi sai của mình mà sửa Các em không biết phải làm như thế nào khi bị nhận xét là “kể chuyện chưa cụ thể, chân thực”, hoặc “chuyện chưa có ý nghĩa sâu sắc”, “khô khan” Các em cũng không rõ lý do tại sao, vì lẽ gì mà đoạn văn, câu văn của mình
bị phê là “lủng củng”, “câu què”, “tối nghĩa”, cũng không hiểu có khi chỗ này “dùng từ” là nghĩa làm sao (sai hay đúng ? Nếu sai thì sai thế nào?), chỗ kia “diễn đạt” là trục trặc hay trôi chảy, chỗ
Trang 6nọ một từ gạch chân là hay hay dở? Như thế rất khó giúp học sinh hiểu rõ mà tự sửa được, rút kinh nghiệm được.
- Những giờ trả bài tiến hành không thống nhất theo chuyên đề mà ngành chuyên môn đã triển khai Đa số giáo viên thực hiện không mấy công phu Giáo án trả bài của giáo viên thường soạn qua quýt, không ghi rõ những lỗi cần phải sửa trên lớp, hoặc có thì cũng không ghi rõ cách sửa; lỗi nhặt từ bài làm của học sinh không tiêu biểu khó có thể rèn luyện những kĩ năng cần thiết nhấtđịnh Có giáo viên trả bài rồi mới nhận xét ưu khuyết điểm, hướng dẫn học sinh sửa chữa
+ Về phía học sinh:
- Chưa coi trọng bộ môn so với các môn khoa học tự nhiên nên chưa đầu tư, chưa có thái độhọc tập đúng đắn; chưa có thói quen chuẩn bị bài trước khi đến lớp, chưa chịu khó đọc các tài liệutham khảo thêm để mở rộng kiến thức
- Trước một đề bài văn tự sự, các em ít chịu khó suy nghĩ, tưởng tượng sáng tạo, mà chỉ đọc loáng thoáng, phóng bút viết tràng giang đại hải, không cần xác định phải kể theo trình tự nào, các tình tiết nào cần phải kể rõ ràng, cụ thể, tình tiết nào nên lượt thuật, cách thể hiện các nhân vậtnhân vật chính, phụ như thế nào…cũng như ý nghĩa, bài học sâu sắc rút ra từ câu chuyện Nhiều bài văn chưa đạt yêu cầu do chưa biết cách kể chuyện, chưa xây dựng được cốt truyện, tình
huống, sự việc một cách chân thực, sinh động, lời văn quá thô thiển hoặc không được trong sáng,
* Những hạn chế chủ yếu khi học sinh viết bài văn tự sự ở lớp 9:
- Chưa nắm vững đặc trưng cơ bản của thể loại tự sự, cách viết bài văn tự sự đã học ở các lớp dưới, chưa xây dựng được câu chuyện có bố cục hoàn chỉnh, có cốt truyện hợp lí, có ý nghĩa theo
yêu cầu đề bài, cách kể chưa tự nhiên, chân thực, sinh động (kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm)
Trang 7- Chưa nắm được yêu cầu nâng cao năng lực, trình độ viết bài văn tự sự ở lớp 9 Đó là yêu cầu kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm trong việc khắc họa đặc điểm, tính cách nhân vật; kết hợp yếu tố nghị luận để làm nổi bật ý nghĩa sự việc, tô đậm tính chất triết lí của câu chuyện; sử dụng hiệu quả các yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm …
Do đó khi tạo lập văn bản tự sự các em thường mắc các khuyết điểm sau:
+ Tìm không ra sự việc để kể nên giới thiệu lòng vòng câu chuyện hoặc đi vào miêu tả nhân vật quá nhiều
+ Không biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu, quan trọng để kể nên viết lan man, dài dòng, lời thoại quá vụng về, thô thiển, thiếu tính thẩm mỹ, chọn lọc
+ Kể diễn biến sự việc chưa sinh động, chân thực, hấp dẫn người đọc do chưa vận dụng phù hợp, tự nhiên các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận.Thường thì các em hay hạn chế ở việc thể hiện nội tâm nhân vật do không hiểu rõ quy luật tâm lí, bộc lộ cảm xúc thiếu tự nhiên, thậm chí dẫn đến những sự việc hoặc kết thúc vô lí Kết hợp yếu tố nghị luận chưa khéo léo, tế nhị, làm giảm đi giá trị của câu chuyện
+ Thực hiện nhiệm vụ từng phần trong bố cục ba phần của bài làm văn chưa đầy đủ Ví dụ khi viết phần mở bài, yêu cầu học sinh phải giới thiệu chung về câu chuyện, nhân vật được kể, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện, nhưng nhiều em lại đi thẳng vào diễn biến cốt truyện như các nhà văn thực thụ, được “phá cách”, và đôi khi cũng không cần nêu lên suy nghĩ, ấn tượng gì của mìnhtrong phần kết bài ( chỉ kết thúc câu chuyện) Như thế sẽ làm cho ý nghĩa bài văn bị dàn trải, lại chưa mở ra được hướng suy nghĩ cho người đọc
+ Kĩ năng dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, lối diễn đạt, cách hành văn còn nhiều hạn chế Đặc biệt, nhiều em chưa biết cách trình bày bài văn tự sự, ngắt đoạn không đúng chỗ, không phân biệt lời thoại với lời kể
b Sự cần thiết của đề tài :
Đề tài có tác dụng giúp giáo viên Ngữ văn đối chiếu giữa lý luận với thực tế chất lượng bộ
môn mình giảng dạy, đặc biệt là chất lượng làm văn tự sự của học sinh lớp mình phụ trách, vận dụng những giải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng, giải quyết một phần tình hình học sinh học yếu kém bộ môn Ngữ văn như hiện nay, cũng là góp phần quan trọng vào việc rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp cho học sinh
3 NỘI DUNG VẤN ĐỀ:
a Đặt vấn đề:
Trang 8- Yêu cầu chủ yếu của tập làm văn tự sự ở lớp 9 là củng cố tri thức và kĩ năng đã được học ở các lớp dưới, đồng thời nâng cao hơn kĩ năng viết bài Qua đó bồi dưỡng năng lực quan sát, nhận thức và giáo dục tình cảm cho học sinh trước những sự việc, con người trong đời sống xung quanh.
- Hơn nữa, chương trình Ngữ văn mới coi phần tập làm văn là sự tổng hợp của ngôn ngữ và văn (tích hợp ngang) và nguyên tắc ôn cũ - hiểu mới (tích hợp đồng tâm), đảm bảo truyền thụ tri thức có hệ thống khoa học (tích hợp dọc)
Khi làm bài tập làm văn, học sinh phải huy động tổng hợp kiến thức tiếng Việt để viết đúng chính tả, câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, phù hợp với phong cách văn bản nhằm đạt được yêu cầu của đề bài và để có một bài văn hoàn chỉnh, phần văn bản có vai trò hỗ trợ làm văn tự sự
về phương pháp, đề tài sáng tác, kích thích trí tưởng tượng, óc quan sát của học sinh Bên cạnh
đó, việc nắm vững phương pháp làm văn là yêu cầu không thể thiếu được
Như vậy Tập làm văn nói chung, làm văn tự sự nói riêng là môn học mang tính thực hành toàn diện tổng hợp và sáng tạo, có vị trí đặc biệt trong chương trình Ngữ văn Vì thế giáo viên phải dạytốt, học sinh phải học tốt ở tất cả các phân môn Tập làm văn, Văn học, Tiếng Việt để chuẩn bị tốtcho việc thực hành tổng hợp này
b Một số giải pháp rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận văn học cho học sinh lớp 9:
b.1 Đối với bản thân giáo viên:
- Dạy học Ngữ văn cũng như nhiều môn học khác, giáo viên cần thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa các hoạt động nhận thức của học sinh Tăng cường tổ chức các hoạt động cho các em, chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp học và tự học một cách chủ động, tăng cường hoạt động cá nhân với nhóm, làm cho các em tự đánh giá được năng lực và kết quả làm văn của mình
- Nắm chắc các phương pháp giảng dạy nhằm tích cực hóa các hoạt động của người học Ngoài các phương pháp phổ biến như nêu vấn đề, vấn đáp, hoạt động hợp tác, giáo viên có thể sử dụng lời nói nghệ thuật, thông báo, giải thích, trò chơi, trực quan… Các bước lên lớp cần linh động, chú ý đến hoạt động giao tiếp Đây là một biện pháp quan trọng nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong việc tạo lập văn bản, phát huy vai trò chủ thể của học sinh một cách thực
sự - Phân bố cân đối thời gian giữa dạy lý thuyết và thực hành, quan tâm nhiều đến các thao tác rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Học sinh là chủ thể làm chủ mọi thao tác dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tránh áp đặt làm giảm khả năng suy nghĩ, sáng tạo của các em
Trang 9- Như đã nói, Tập làm văn là môn học mang tính chất thực hành – tổng hợp, đòi hỏi học sinh phải vận dụng cả kiến thức, kĩ năng về Văn học, Tiếng Việt Do vậy, dạy học tập làm văn không thể tách rời hai phân môn này Căn cứ vào chương trình, chuẩn kiến thức – kĩ năng, giáo viên phải chú ý vận dụng tích hợp các phân môn một cách thường xuyên, nhuần nhuyễn và linh hoạt Trong đó, Tập làm văn vẫn đóng vai trò chủ đạo.
* Dạy học phân môn Tập làm văn:
Để rèn luyện tốt kĩ năng làm bài văn tự sự cho học sinh, việc hướng dẫn tìm hiểu lý thuyết là rất quan trọng Trước hết giáo viên cần cho học sinh nắm lại những kiến thức đã học về kiểu bài, sau đó mới hình thành kĩ năng về Văn học, Tiếng Việt, làm văn theo yêu cầu của toàn cấp THCS
GV cần cho học sinh ôn lại thế nào là văn tự sự, các yếu tố quan trọng, cơ bản trong văn tự sự như tình huống, cốt truyện, nhân vật, nhấn mạnh vai trò của người kể chuyện và ngôn ngữ kể Đối với kiểu bài tự sự, học sinh đã được học những kiến thức và kĩ năng cơ bản từ lớp 6 và được nâng cao hơn ở lớp 8 (kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm) Trong chương trình lớp 9, làm văn tự sự đạt đến yêu cầu cao nhất, có sự kết hợp gần như tất cả các phương thức biểu đạt Nếu ở các lớp dưới, bài làm văn tự sự phải đạt mức độ đúng thì đến lớp 9, bài văn này không chỉ phải
“đúng” mà còn thực sự “hay” Yêu cầu nâng cao kĩ năng viết bài văn tự sự được trình bày qua các
đơn vị bài học chủ yếu là: Miêu tả trong văn bản tự sự; Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự;
Nghị luận trong văn bản tự sự; Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự; Người kể chuyện trong văn bản tự sự Và giáo viên sẽ từng bước củng cố, hướng dẫn học sinh
hoàn thiện kĩ năng làm bài ở Bài viết văn tự sự (Bài viết số 2 và số 3)
Trước khi đi vào tìm hiểu và rèn luyện kĩ năng thực hành vận dụng các yếu tố trên vào bài văn
tự sự, giáo viên cần giúp học sinh nắm lại kiến thức cơ bản về văn tự sự.VD: Thế nào là văn tự sự
? (Văn bản chủ yếu dùng phương thức tự sự – là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, để từ đó nêu lên một ý nghĩa nào đó); các yếu tố quan trọng không thể thiếu trong văn bản tự sự là gì ? (sự việc, nhân vật, cốt truyện, ngôi kể…) Sau đó giúp các emhiểu rõ vai trò, tác dụng của các yếu tố đan xen trong bài văn nghị luận và có được kĩ năng làm bài thông qua từng đơn vị kiến thức
- Bài Miêu tả trong văn bản tự sự (Bài 6 - tiết 33):
Học sinh đã thấy được vai trò và ý nghĩa của yếu tố miêu tả trong văn tự sự ở lớp 8 Song quaviệc phân tích đoạn văn trích theo yêu cầu SGK, cần cho các em hiểu rõ hơn rằng việc miêu tả tái
Trang 10hiện lại những hình ảnh, trạng thái, đặc điểm, tính chất… của sự vật, con người và cảnh vật trong tác phẩm sẽ làm cho lời kể trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn.
Cần dành thời gian cho học sinh thực hành luyện tập nhận biết, phân tích tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn tự sự và viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả Uốn nắn, sửa chữa để hoàn thiện
kĩ năng hơn
VD: Bài tập 1 (SGK/ trang 92): Các yếu tố miêu tả người và tả cảnh trong đoạn trích Chị em
Thúy Kiều và Cảnh ngày xuân nhằm tái hiện lại chân dung “mỗi người một vẻ mười phân vẹn
mười” của Thúy Kiều và Thúy Vân và làm nổi bật cảnh sắc mùa xuân, làm cho văn bản sinh
động, hấp dẫn và giàu chất thơ
Bài tập 2 (SGK/trang 92): Có thể hướng dẫn học sinh viết đoạn văn kể về việc chị em Thúy
Kiều đi chơi trong buổi chiều ngày Thanh minh dựa vào đoạn trích Cảnh ngày xuân: (Lưu ý xác
định các từ ngữ có tác dụng gợi tả hình ảnh thiên nhiên, không khí lễ hội, trạng thái tâm lí con người…)
VD: “Một buổi chiều xuân trong tiết Thanh minh, những cánh chim én rộn ràng bay liệng như
thoi đưa giữa bầu trời trong sáng, thảm cỏ non như trải rộng tới chân trời, trên cành lê điểm một vài bông hoa trắng Chị em Thúy Kiều hòa vào dòng người nhộn nhịp đi chơi xuân Tiết
Thanh minh mọi người sắm sửa lễ vật đi tảo mộ và vui hội đạp thanh Quang cảnh thật rộn
ràng, tấp nập Khi mặt trời ngả bóng về tây, không khí lặng dần, chị em Kiều ra về trong tâm
trạng bâng khuâng”.
Ngoài bài tập SGK, giáo viên có thể ra thêm bài tập về nhà cho học sinh: Viết đoạn văn ngắn
kể về một sự việc mà em quan sát, chứng kiến
- Bài “Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự ” (Bài 8 – tiết 40):
Nhân vật là yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm tự sự Để xây dựng nhân vật nhà văn thườngmiêu tả ngoại hình và miêu tả nội tâm Miêu tả nội tâm nhằm khắc họa “chân dung tinh thần” của nhân vật, là tái hiện lại những trăn trở, dằn vặt, những rung động tinh vi trong tình cảm, tư tưởng
của nhân vật (những yếu tố này nhiều khi không thể tái hiện được bằng miêu tả ngoại hình) Vì
thế miêu tả nội tâm có vai trò và tác dụng to lớn trong việc khắc họa đặc điểm, tính cách nhân vật
Liên hệ, hướng dẫn học sinh phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích và Lão Hạc (SGK)
để biết được các cách thức khác nhau để miêu tả nội tâm nhân vật: diễn tả trực tiếp những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật; cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp thông qua miêu tả cảnh vật,nét mặt, cử chỉ, trang phục…của nhân vật Từ đó rèn luyện kĩ năng sử dụng các yếu tố miêu tả
Trang 11nội tâm trong văn bản tự sự Có thể tổ chức theo nhóm, gợi ý để học sinh thực hành tại lớp các bài
VD: Sau khi Kiều quyết định bán mình chuộc cha, mụ mối đưa một gã đàn ông đến nhà Vương
ông Gã đàn ông ấy khoảng hơn bốn mươi tuổi, ăn mặc chải chuốt tới mức đỏm dáng Hắn xưng
là Mã Giám Sinh nhưng khi vào nhà, chủ nhà hỏi han trò chuyện thì hắn bộc lộ rõ chân tướng là một kẻ lưu manh vô học bằng những câu trả lời cộc lốc, trống không, với cử chỉ ngồi tót lên ghế trên một cách sỗ sàng Gã ngồi gật gù, có vẻ ưng ý khi xem xét, “kiểm tra” tài sắc của Kiều như một món hàng ngoài chợ, rồi bắt đầu một cuộc mặc cả đúng nòi con buôn… Trong khi mụ mối và
Mã Giám Sinh dường như đang “say đòn” với cuộc mua bán thì nàng Kiều đáng thương chết
lặng đi trong nỗi đau đớn, tuổi nhục ê chề… Nàng đâu ngờ cuộc đời mình lại đến nông nỗi này ?… Cuối cùng thì cuộc mặc cả cũng kết thúc, một người con gái tài sắc, đoan trang, hiếu
thảo được định giá “vàng ngoài bốn trăm”.
Bài tập 2: Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn.
Cần lưu ý học sinh kể lại sự việc không hay mà mình gây ra cho bạn là việc gì, diễn ra như thếnào, tâm trạng của em sau khi gây ra việc không hay đó ra sao, có thể miêu tả nội tâm bằng cách
nào Cho học sinh tham khảo văn bản Bài học đường đời đầu tiên (Ngữ văn 6, tập hai), xác định
đâu là kết hợp miêu tả nội tâm của nhân vật trong bài, từ đó vận dụng vào bài làm của mình (Nên viết ngắn gọn)
VD: Đoạn văn miêu tả nội tâm: “Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi Còn Dế Choắt
than thở thế nào, tôi cũng không để tai Hồi ấy, tôi có tính tự đắc, cứ miệng mình nói tai mình nghe chứ không biết nghe ai, thậm chí cũng chẳng để ý có ai nghe mình không”.
(Theo Dế mèn phiêu lưu kí)
Gọi 2 - 3 em trình bày, cả lớp cùng góp ý sửa chữa Giáo viên bổ sung, uốn nắn Có thể đọc đoạn văn cho học sinh tham khảo:
Một hôm tôi bị mất cây bút kim tinh mà người cậu vừa mới tặng Tôi vừa buồn vừa sợ nên
khóc hu hu Cô giáo bảo cả lớp mở cặp sách cho cô khám xét Cả lớp lào rào tiếng mở cặp, xì