Huygô được biết tới là một người có am hiểu sâu rộng ở nhiều ngành nghệ thuật và là một họa sĩ có tài nên trong các tác phẩm của mình những hiểu biết đó được ông khai thác triệt để.. Bên
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự động viên, giúp
đỡ tận tình của các thày cô giáo, gia đình và bạn bè
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới giảng viên
Th.S.ĐỖ THỊ THẠCH, người đã hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận
này
Tôi cũng chân thành cảm ơn các thày, cô giáo trong tổ Văn học nước ngoài, cũng như các thày cô giáo trong khoa Ngữ Văn, trường Đại Học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu,
học tập
Hà Nội, tháng 5 năm 2011 Tác giả khóa luận
Bùi Vũ Ngọc Dung
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận “Yếu tố hội họa trong thơ Victo Huygô”
là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu trong khóa luận là trung thực, khóa luận này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào Nếu những lời cam đoan trên là sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Tác giả khóa luận
Bùi Vũ Ngọc Dung
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 6
2 Lịch sử vấn đề 7
3 Mục đích nghiên cứu 9
4 Giới hạn đề tài 10
5 Phương pháp nghiên cứu 10
6 Bố cục 10
NỘI DUNG Chương 1: Tìm hiểu chung 11
1.1 Hội họa trong thơ 11
1.1.1 Hội họa 11
1.1.1.1 Khái niệm 11
1.1.1.2 Các yếu tố của hội họa 12
1.1.2 Yếu tố hội họa trong thơ 12
1.1.2.1 Một số quan niệm về hội họa trong thơ 12
1.1.2.2 Vị trí của yếu tố hội họa trong thơ ca 17
1.2 Yếu tố hội họa trong tương quan với các yếu tố khác trong thơ 21
Chương 2: Yếu tố hội họa trong thơ Victo Huygô 23
2.1 Dấu hiệu hội họa trong thơ V.Huygô 23
2.1.1 Vị trí vai trò 23
2.1.2 Các sắc thái hội họa trong thơ V.Huygô 26
2.2 Sự thể hiện của yếu tố hội họa trong thơ V.Huygô 29
2.2.1 Màu sắc 29
Trang 42.2.1.1 Những gam màu chủ đạo 30
2.2.1.2 Phân loại màu sắc 37
2.2.1.3 Ý nghĩa thể hiện của màu sắc 41
2.2.2 Ánh sáng 44
2.2.2.1 Các nguồn sáng trong thơ V.Huygô 45
2.2.2.2 Cách thức thể hiện ánh sáng 51
2.2.2.3 Ý nghĩa thể hiện của ánh sáng 56
2.2.3 Không gian 59
2.2.3.1 Những chiều kích không gian trong thơ V.Huygô 60
2.2.3.2 Tạo dựng không gian trong thơ V.Huygô 63
2.2.3.3 Ý nghĩa thể hiện của không gian 64
2.2.4 Đường nét 66
2.2.4.1 Những đường nét trong thơ V.Huygô 67
2.2.4.2 Ý nghĩa thể hiện của đường nét 74
2.3 Sự cân đối hòa hợp của các yếu tố hội họa tạo nên những bức tranh sống động 76
2.3.1 Những bức tranh về thiên nhiên, con người 76
2.3.2 Những bức tranh về cuộc sống, xã hội 83
2.4 Dấu ấn riêng của yếu tố hội họa trong thơ V.Huygô 90
KẾT LUẬN………99
Tài liệu tham khảo……… 101
Trang 5Thơ ca là lĩnh vực mở đầu cho tên tuổi của Huygô được cả thế giới biết đến Thơ của Huygô là tiếng nói bênh vực quần chúng lao khổ, cảm thương với số phận con người đồng thời cổ vũ tinh thần họ mạnh mẽ đứng lên đấu tranh cho quyền sống của mình Thơ của ông còn công kích chế độ cầm quyền một cách sâu cay, không khoan nhượng
Nhà văn học sử Tibôđê viết:“ Thật trẻ con, cái việc hỏi Huygô có phải
hay không là nhà thơ lớn nhất của ngôn ngữ Pháp Nhưng người ta rất có thể gọi Huygô là hiện tượng lớn nhất của văn học Pháp, hiểu theo tất cả các nghĩa của chữ này”[14, 21]
Một trong những điều làm nên sự đặc sắc của thơ Huygô đó là người đọc không chỉ được cảm hồn thơ mà còn như nhìn thấy được hình ảnh thơ rất sống động Xuất phát từ một người có tài năng hội hoạ, Huygô đã mang những yếu tố màu sắc, đường nét, ánh sáng vào trong thơ để tạo nên những bức tranh về thiên nhiên, con người, cuộc sống, xã hội đẹp và chân thực Đọc thơ Huygô người ta được trải nghiệm nghệ thuật ở nhiều chiều hướng khác
Trang 6nhau: thấy cái hay bay bổng của tứ thơ, thấy cái đẹp muôn vẻ của hình tượng thơ, dường như còn nghe được âm thanh của cuộc sống mà Huygô thể hiện trong thơ, …
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về Huygô, nhưng có lẽ còn ít người quan tâm đến yếu tố hội hoạ góp phần lớn vào sự hấp dẫn làm nên sự lôi cuốn trong thơ Huygô Để góp một cái nhìn đa dạng hơn về sự đặc sắc trong thơ
Huygô, do dó chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Yếu tố hội hoạ trong thơ Victo Huygô” làm đối tượng nghiên cứu Qua đây chúng tôi muốn mang tới cho
người đọc cảm nhận khái quát về tác phẩm cũng như bước vào thế giới nghệ thuật tuyệt diệu trong thơ ca Huygô
Bên cạnh những kiến thức liên quan trực tiếp đến chương trình học tập hiện tại, việc tìm hiểu thêm về Huygô sẽ giúp chúng ta cảm nhận rộng hơn về phong cách sáng tác của ông Điều này góp phần cho việc học tập, giảng dạy
về văn học của Victo Huygô trong nhà trường mang lại hiệu quả tốt hơn
2 Lịch sử vấn đề
Huygô có thể coi là hiện thân của văn học Pháp thế kỉ XIX, là cánh chim đầu đàn của chủ nghĩa lãng mạn, của khát vọng hoà bình, lý tưởng tự do bác ái của nhân loại
Sự nghiệp sáng tác và bản thân con người Huygô luôn là đối tượng vô tận cho sự tìm hiểu khám phá của giới nghiên cứu, phê bình nghệ thuật
Đánh giá về Huygô giới nghiên cứu Pháp khẳng định và gọi“Huygô đại
dương”, “Huygô ánh sáng”, “Huygô khổng lồ” Ông xuất hiện như một
“ngôi sao mọc sớm và lặn muộn ở chân trời thế kỉ” Mãnh liệt, giàu sức sáng
tạo, Huygô ngay từ đầu đã giữ vững vị trí chủ soái của trường phái lãng mạn
Đi vào tìm hiểu thơ Huygô, ngoài những giá trị về mặt nội dung, tư tưởng thì người ta cũng quan tâm nhiều tới những yếu tố được Huygô sử dụng
Trang 7trong sáng tạo ngôn từ Huygô được biết tới là một người có am hiểu sâu rộng
ở nhiều ngành nghệ thuật và là một họa sĩ có tài nên trong các tác phẩm của mình những hiểu biết đó được ông khai thác triệt để
Tố chất hội họa được Huygô bộc lộ trong thơ khiến giới nghiên cứu
phải ngạc nhiên và trong tạp chí Văn học nước ngoài [số 2- 2002] bài viết
“Victor Hugo-nhà thơ”của nhà nghiên cứu Đào Duy Hiệp có tìm hiểu những
biểu hiện về không gian, màu sắc, ánh sáng trong thơ Huygô Đào Duy Hiệp
đã khẳng định số lượng từ ngữ chỉ màu sắc trong thơ Huygô rất phong phú với hàng loạt danh từ - động từ- tính từ hóa tham gia vào chỉ màu sắc, ông có
trích dẫn lời nhận xét của H Meschonnic : “Màu sắc trong thơ Huygô khiến
hội họa ấn tượng phải kinh ngạc” Và Đào Duy Hiệp cũng chỉ ra những chiều
kích không gian đa dạng đã được sử dụng qua việc khảo sát 82 bài thơ thuộc
14 tập thơ của Huygô, nhận thấy rằng bất kỳ một chiều không gian nào có tồn tại trong hội họa thì ta đều thấy xuất hiện trong thơ Huygô từ bầu trời- mặt trăng- ngôi sao- thung lũng- mặt đất…Nhưng nhìn chung thơ Huygô có khuynh hướng vươn tới cái cao rộng khoáng đạt của bầu trời và ánh sáng ban
ngày nhiều hơn cả, Huygô được coi là nhà thơ của bầu trời
Bên cạnh tìm hiểu sự đặc sắc của các yếu tố màu sắc, ánh sáng, không gian trong thơ Huygô, thì từ rất lâu giới nghiên cứu đã nhận thấy khả năng tạo hình của ngôn ngữ thơ Huygô có thể tạo ra những bức tranh sống động về thiên nhiên, cuộc sống, con người và xã hội Saclơ Nôđiê có nhận xét ngay
trong mở đầu bài thơ “Mặt trời lặn” của Huygô “những bức tranh tuyệt vời
nhìn thấy được làm ta suy nghĩ”- tám khổ thơ là tám bức tranh khác nhau
cùng về một khoảnh khắc của thiên nhiên khi ngày sắp qua đi [14, 41] Có thể người ta không tìm trong thơ Huygô có bao nhiêu màu sắc, hình thái không gian, đường nét,… Nhưng một điều dễ thấy là Huygô đã sáng tạo ra những bức tranh ngôn từ rất gần với những bức tranh của nghệ thuật hội họa ở sự
Trang 8sống động, dường như còn có thể thỏa mãn được nhu cầu thị giác của người đọc
Nhà thơ Xuân Diệu đánh giá: “Huygô có đôi mắt nhìn đặc biệt, độc
đáo, là thấy nổi bật các hình khối, thấy đối lập tối và sáng, nhìn bằng tương quan mâu thuẫn, mà cũng suy nghĩ với tương quan mâu thuẫn, thấy bóng tối
ở dưới và hào quang bên trên, thấy sự đi từ bóng tối lên ánh sáng”[14, 23]
Như vậy có thể thấy rằng, ngoài năng khiếu thiên bẩm của một nhà thơ thì tư
duy của một người họa sĩ trong Huygô đã giúp ông lý giải một cách rõ ràng, tạo hình hơn những điều huyền bí của cuộc sống này Những điều trừu tượng
“mơ hồ bàng bạc” được Huygô cụ thể hóa nó thành phương diện dễ thấy
thông qua những nét vẽ sống động bằng ngôn từ
Qua những tài liệu mà chúng tôi đã tìm hiểu nhận thấy yếu tố hội họa trong thơ của Huygô ít nhiều đã được giới nghiên cứu quan tâm Đây là những nền tảng quan trọng giúp chúng tôi định hướng được cách tiếp cận, mở rộng vấn đề yếu tố hội họa ở thơ Huygô trong khóa luận này
Khi đi vào khóa luận chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết hơn về những yếu
tố hội họa được Huygô sử dụng trong thơ vô cùng phong phú và đặc sắc
3 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu về các yếu tố hội hoạ trong thơ của Victo Huygô được thể hiện như thế nào, khoá luận đi vào nghiên cứu những biểu hiện của một số yếu tố hội hoạ và hiệu quả những yếu tố đó làm nên phong cách riêng trong thơ Huygô Chúng tôi hy vọng qua khoá luận này sẽ góp thêm phần nhỏ vào quá trình nghiên cứu và phục vụ cho việc giảng dạy trong nhà trường về Victo Huygô
Trang 94 Giới hạn đề tài
Yếu tố hội hoạ trong thơ thì được thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau Nhưng trong giới hạn của khoá luận chúng tôi chỉ đi vào tìm hiểu ở những yếu tố cơ bản nhất là : Màu sắc, ánh sáng, đường nét, không gian và hiệu ứng của chúng tạo nên những bức tranh sống động trong thơ của Huygô trong khoảng 30 bài thơ thuộc 12 tập thơ
Những bài thơ chúng tôi lựa chọn nghiên cứu được lấy từ cuốn “Tuyển
thơ Victo Huygô” do Tế Hanh tuyển chọn, Xuân Diệu giới thiệu của NXB
Văn học 1986
Do khả năng có hạn nên trong quá trình nghiên cứu chúng tôi chỉ có thể tìm hiểu những văn bản thơ của Huygô đã được dịch nghĩa sang tiếng Việt nên phần nào có những hạn chế nhất định Mong nhận được sự giúp đỡ của thày cô và các bạn để khóa luận của chúng tôi hoàn thiện hơn
5 Phương pháp nghiên cứu
Để phục vụ cho quá trình làm khoá luận, chúng tôi có sử dụng một số phương pháp sau:
Khảo sát, thống kê
Phân tích, tổng hợp
So sánh, hệ thống
6 Bố cục khoá luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Nội dung của khoá luận gồm 2 chương
- Chương 1: Tìm hiểu chung
- Chương 2: Yếu tố hội hoạ trong thơ Victo Huygô
Trang 10NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG
1.1 Hội hoạ trong thơ
1.1.1 Hội hoạ
1.1.1.1.Khái niệm
Hội hoạ là một trong số nhiều nghệ thuật thưởng thức “ Từ điển thuật
ngữ mĩ thuật phổ thông” - NXBGiáo dục, 2002 - thì hội hoạ (A.painting,
P.peinture) “ Nghệ thuật vẽ dùng mầu sắc, hình mảng đường nét để diễn đạt
cảm xúc của người vẽ trước vẻ đẹp của con người, thiên nhiên, xã hội Hội hoạ là một ngành nghệ thuật tạo hình […] Đồng với sự phát triển của xã hội loài người, nghệ thuật hội hoạ cũng phát triển dần lên […] Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật hội hoạ cũng phát triển lên đa dạng phong phú”
Nguồn Wikipedia.com [15] có định nghĩa về hội hoạ như sau: “Hội hoạ
là một ngành nghệ thuật trong đó con người sử dụng mầu vẽ để tô lên một bề mặt như là giấy hoặc vải để thể hiện các ý tưởng nghệ thuật Thông thường công việc này do hoạ sĩ thể hiện (hoạ sĩ là những người coi hội hoạ là nghề nghiệp của mình) Kết quả của công việc đó là các tác phẩm hội hoạ hay còn gọi là tranh vẽ Hội hoạ là một trong những loại hình nghệ thuật quan trọng
và phổ biến nhất Nói cách khác hội hoạ là một ngôn ngữ để truyền đạt ý tưởng của người nghệ sĩ bằng các tác phẩm hội hoạ sử dụng kỹ thuật(nghệ)
và phương pháp(thuật)”
Trang 111.1.1.2 Các yếu tố của hội hoạ
“Từ điển thuật ngữ mĩ thuật phổ thông” -[9, 185] NXBGiáo dục, 2002 thì yếu tố: “ Một tác phẩm nghệ thuật được hợp thành bởi nhiều yếu tố, những
yếu tố cơ bản là: chất liệu tạo ra bức tranh, tâm trạng người sáng tác, hình dáng đường nét, màu sắc đậm nhạt, kĩ thuật thể hiện tác phẩm… việc sử dụng
và phối hợp hài hoà các yếu tố trong tranh sẽ tạo nên chất lượng của tác phẩm”
Các yếu tố của hội hoạ thông thường khi nói tới là: màu sắc, đường nét, ánh sáng, không gian và kết hợp với các yếu tố kỹ thuật hội hoạ
1.1.2 Yếu tố hội hoạ trong thơ
1.1.2.1 Một số quan niệm về hội hoạ trong thơ
Ngay từ thời xa xưa từ Đông sang Tây, từ văn học Châu Âu sang văn học Châu Á, hội hoạ cứ đi vào thơ ca nhẹ nhàng tự nhiên nhiều lúc chúng như hoà làm một Trong thơ người ta thấy được các yếu tố hoạ, trong nhiều tranh
vẽ người ta tìm được sự lãng mạn, bay bổng của cảnh vật, con người, trong
đó Có thể chưa có một quan niệm một định nghĩa nào khẳng định trong thơ nhất định phải có yếu tố hoạ Nhưng không ai là không thấy được vai trò quan trọng của những yếu tố màu sắc, đường nét, ánh sáng, không gian trong thơ
ca Chính vậy mà trong tâm niệm của người phương Đông điển hình là người
Trung Quốc có câu nói nổi tiếng của Tô Đông Pha “Thi trung hữu hoạ, hoạ
trung hữu thi”(trong thơ có hoạ, trong hoạ có thơ)
Quay ngược dòng lịch sử, khởi nguyên thuỷ các loại hình nghệ thuật như thơ ca, âm nhạc, hội hoạ và vũ đạo có quan hệ mật thiết với nhau Nhưng thực ra ở các nước phương Tây cũng như ở phương Đông điển hình là ở Trung Quốc ban đầu địa vị của thơ ca được đánh giá cao hơn của hội hoạ Song dần dần hội hoạ cũng thể hiện được vai trò to lớn của mình trong đời sống của con
Trang 12người và trở thành một loại hình nghệ thuật bình đẳng với thơ ca Ở phương Tây hội hoạ chính thức xác lập được vị trí của mình ở Italia vào thời Phục Hưng, cũng từ thời kì này người ta bắt đầu chú ý tới mối quan hệ tương đồng khác biệt giữa thơ ca và các loại hình nghệ thuật khác như hội hoạ, âm nhạc…
Một số quan niệm cho ta thấy mối quan hệ biện chứng giữa thơ ca và các yếu tố hội hoạ:
Quan niệm “Thi hoạ đồng chất” ở Trung Quốc xác lập đời nhà Tống
Tuy nhiên trước đó ý tưởng so sánh giữa thơ và hoạ cũng xuất hiện, Lục Cơ
(261 – 303) thời Tấn từng nói: “Truyền bá sự vật không gì bằng lời, lưu giữ
hình ảnh không gì bằng tranh” (tuyên vật mạc đại ư ngôn, tôn hình mạc thiên
ư hoạ) quan niệm này cho thấy có sự phân biệt giữa thi (lời) và hoạ Trong
quyển “Lịch sử mĩ học Trung Quốc” hai học giả hiện đại là Lý Trạch Hầu và
Lưu Cương Kỷ nói thêm: “Quan niệm cho rằng lưu giữ hình ảnh là đặc trưng
của nghệ thuật hội hoạ, lời là chất liệu đặc trưng của văn học là quan niệm phân biệt giữa thơ ca và hội hoạ sớm nhất”
Lưu Hiệp ( TK V – VI ) thời Đường cũng từng viết trong “Văn Tâm
Điêu Long” rằng: “Hội sự đồ sắc, văn từ tận tình”( hội hoạ phải chú ý tới
mầu sắc, văn chương phải chú ý tới lời để diễn đạt cho hết điều muốn nói) Như vậy về cơ bản người Trung Quốc đã xem hội hoạ là nghệ thuật miêu tả tái
hiện hình ảnh của sự vật, còn văn học là loại nghệ thuật biểu hiện cái “chí” cái “tình” tức là thế giới tinh thần, thế giới nội tâm của con người
Cũng có quan niệm cho rằng :“Thơ là hoạ vô hình, hoạ là thơ vô hình” hay thơ “là hoạ hữu thanh, hoạ là thơ vô thanh” được nhiều nhà phê bình văn
học Trung Quốc nhấn mạnh chẳng hạn Trương Thuấn Dân thời Bắc Tống nói :
“ Thi thị vô hình hoạ, hoạ thị hữu hình thi”(thơ là hoạ vô hình, hoạ là thơ hữu
hình” Tôn Vũ Trọng thời Tống cho rằng: “Văn giả vô hình chi hoạ, hoạ giả
hữu hình chi văn nhị giả dị tích nhi đồng thú”(văn là hoạ vô hình, hoạ là văn
Trang 13hữu hình, hai loại này tuy khác nhau về hình thức nhưng chúng lý thú) Phùng
Ứng Lưu thời nhà Thanh nói: “Thiếu lăng hàn mặc vô hình hoạ, hàn cán đan
thanh bất ngữ thi” (thơ của Đỗ Phủ là hoạ vô hình, tranh của Hàn Cán là thơ
không lời)
Sang thời hiện đại có nhiều ý kiến khác nhau bàn về mối quan hệ tương
đồng dị biệt giữa thơ và hoạ trong bài “Thơ Trung Quốc và hoạ Trung Quốc” học giả hiện đại Tiến Trung Thư viết: “Thơ và hoạ cùng là nghệ thuật nên có
tính tương đồng, nhưng vì chúng là hai loại hình nghệ thuật khác nhau cho nên mỗi cái có tính đặc thù riêng sự tương đồng và dị biệt về tính năng và lĩnh vực của chúng là một vấn đề quan trọng của mỹ học”[16] Nghệ thuật hội hoạ
của bất kì một dân tộc nào ban đầu cũng đi từ sự mô phỏng tự nhiên tả thực rồi dần dần mới phát triển nâng cao, cách điệu lên Hình tượng mà các hoạ sĩ ngày nay thể hiện trong tranh là hình tượng nghệ thuật chứ không phải là hình tượng vật lí như trước đây Hình tượng được tạo lập trên cơ sở hiện thực có sự tham gia tích cực của trí tưởng tượng từ người sáng tạo Điều này đã đặt nền tảng cho phương pháp sáng tác kết hợp giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lãng mạn trong hội hoạ truyền thống Trung Quốc Đặc trưng phương pháp
sáng tác này là “tả ý” mà “ý” là thứ trừu tượng mơ hồ, chỉ có thể hiểu, cảm chứ khó nói hết bằng lời Việc lập “ý”, tả “ý” có quan hệ mật thiết với thơ ca
và thơ Vương Duy được xem là đại diện tiêu biểu trong thơ ca phương Đông mang được vào trong thơ những yếu tố của hội hoạ tạo dấu ấn rõ nét
Xem xét quan hệ giữa thơ ca và hội hoạ là một vấn đề được giới nghiên cứu quan tâm ở bất kì thời nào Người phương Tây thì có quan niệm về sự gắn
bó của hoạ và thơ người ta thường nói bài thơ này giống một bức tranh hoặc cũng có khi nói bức tranh nọ giống một bài thơ Quan niệm thi hoạ đồng chất
có từ rất sớm ở phương Tây Simonnides (556 – 468 TCN) đã nói “Hoạ là thơ
không lời thơ là hoạ có lời” Horace (65 – 8 TCN) cũng từng nói “Thơ như
Trang 14hoạ”, người ta hoặc quy cả hai về hoạ(đồng hình) thơ là “vô hình hoạ” hoạ là
“hữu hình thi” hoặc quy cả hai về thi(đồng thanh) thơ là “hữu thanh hoạ”
hoạ là “vô thanh thi”
Nhà thơ tượng trưng nổi tiếng của Pháp là Bôđơle không chỉ khẳng định mối quan hệ biện chứng của thơ ca với hội họa, mà chỉ ra thơ ca có quan
hệ mật thiết với nhiều ngành nghệ thuật khác Theo Bôđơle thì thơ, từ nay không chỉ diễn tả những tình cảm đẹp, những hình ảnh đẹp, một cách hời hợt
bên ngoài, mà nhà thơ còn phải đánh động toàn bộ giác quan của mình để
rung cảm sâu sắc với thiên nhiên, vũ trụ, trong một quan hệ nội tại Bài
“Tương ứng”(Vũ Đình Liên dịch) của Bôđơle diễn tả cái quan hệ bên trong
ấy trong câu thơ
“Hương thơm, màu sắc, âm thanh tương ứng”
Câu thơ ngắn gọn nhưng ý nghĩa của nó lại rất rộng lớn, nó chỉ ra mối quan hệ với hội họa, âm nhạc có tầm quan trọng làm nên chất trữ tình, bay
bổng cho thơ ca
Như vậy ở phương Đông cũng như phương Tây con người đã phát hiện
ra tính hoạ trong thơ, tính thơ trong hoạ và xem thơ ca – hội hoạ là hai loại hình nghệ thuật gần gũi có quan hệ mật thiết với nhau Không ít nhà thơ đã lấy cảm hứng sáng tác từ các tác phẩm hội hoạ, âm nhạc, điêu khắc…( Huygô, Gautier…) từng có nhiều tác phẩm lấy chủ đề từ các bức tranh Ngược lại văn học cũng ảnh hưởng đến khuynh hướng thời gian của hội hoạ như chủ nghĩa
vị lai, phái ấn tượng…
Khi tìm hiểu về yếu tố hội hoạ thể hiện thế nào trong thơ, người ta còn
đi sâu vào khai thác mối quan hệ chi tiết hơn như: quan hệ giữa yếu tố mầu sắc trong thơ ca có những sắc thái biểu hiện gì? Cách tạo lập không gian hình khối trong thơ ca
Trang 15Trong triết học và lí luận văn học Trung Quốc cổ đại có quan niệm về màu sắc như sau: triết học Trung Quốc nêu thuyết âm dương ngũ hành là thuyết thể hiện quan niệm duy vật chất phác về tự nhiên cũng thể hiện tư tưởng biện chứng sơ khai về tự nhiên của con người xã hội Trung Quốc cổ đại Dùng tính năng của năm thứ vật chất Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả - Thổ để giải thích nguồn gốc và chủng loại của các hình tượng tự nhiên trong đó ngũ sắc( vàng, trắng, đen, xanh, đỏ) người Phương Đông quan niệm phải có sự hài hoà và bao gồm năm gam màu trên
Còn “Văn Tâm Điêu Long” của Lưu Hiệp nêu lên thanh sắc của sự vật
như sau: mùa xuân, mùa thu thay thế nhau: khí âm khí dương đắp đổi Thanh sắc của của sự vật xúc động thì tinh thần cũng bị cảm xúc chi phối
Heghen trong cuốn “Mĩ học” tập 2 có quan niệm về màu sắc: “Ngay
các chất liệu mà hội hoạ sử dụng đã đòi hỏi phương thức tinh thần hoá có tính chủ thể hơn Yếu tố cảm quan đấy hội hoạ hoạt động đó là diện tích trên đầy những đặc điểm đặc thù của các gương mặt đều được thể hiện bằng những mầu sắc đặc biệt nhờ đó hình dáng của các sự vật xuất hiện trước sự chiêm ngưỡng đã bị tinh thần biến đổi thành những biểu hiện bên trong có tính nghệ thuật thay thế” Quan niệm về màu sắc trong mĩ học của Heghen đã
chỉ ra mối quan hệ giữa chất liệu của hội hoạ là màu sắc với cảm xúc của con người, nó là phương tiện để bộc lộ cảm xúc Nhưng khi tìm hiểu yếu tố hội họa trong thơ, ta thấy rằng những cung bậc tâm tư tình cảm còn biểu hiện ở những yếu tố khác như: ánh sáng, đường nét, không gian mà tác giả sử dụng trong thi phẩm
Càng ngày người ta càng chỉ ra thơ ca là môn nghệ thuật có khả năng bao quát lớn so với các nghệ thuật thưởng thức khác, những mối quan hệ của thơ với hội họa, thơ với âm nhạc, thơ và kiến trúc,…
Trang 16Xét về việc kết hợp của thơ ca và hội họa thì ở phương Tây được đánh
giá cao về khả năng kết hợp “Thi trung hữu hoạ” phải kể tới Huygô Không
một bài thơ nào, một sáng tác nghệ thuật nào của ông lại thiếu màu sắc, ánh sáng…Ông đã rất thành công trong việc tạo lập những bức tranh đa dạng bằng ngôn từ, không chỉ làm rung động tâm hồn độc giả mà còn phục vụ cho nhu cầu thưởng lãm nghệ thuật qua thị giác của người đọc
1.1.2.2 Vị trí của yếu tố hội hoạ trong thơ ca
Nói tới vị trí của hội hoạ trong thơ ca thì ai cũng nhận thấy nó đóng vai trò vị trí quan trọng Có thể khẳng định như vậy vì không ai có thể phủ nhận rằng nhờ có những yếu tố của hội hoạ như màu sắc, đường nét, ánh sáng…mà bài thơ hấp dẫn lôi cuốn hơn
Đọc thơ người ta có thể thưởng lãm được hình ảnh cảnh sắc của đối tượng trong tác phẩm ở nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau, người ta đọc thơ thấy được màu sắc trong từng câu thơ, thấy được hình ảnh qua từng đường nét có khi rõ ràng mà cũng có khi mơ hồ huyền ảo; đi sâu vào tìm hiểu khai thác ý thơ, ta còn được sống trong nhiều chiều kích không gian mà thi nhân tạo dựng cho ý thơ bay bổng Sự hoà trộn của các yếu tố hoạ kết hợp với tư tưởng tình cảm của nhà thơ, những rung động trước thiên nhiên, đất nước, con người đã tạo ra những câu thơ hay đặc sắc, giàu yếu tố tạo hình mà vẫn lay động lòng người
Nếu thơ là một môn nghệ thuật đòi hỏi phải có một cảm nhận suy tưởng bay bổng trừu tượng thì sự kết hợp của nó với yếu tố như màu sắc, ánh sáng, không gian, đường nét làm cho đối tượng trừu tượng đó ít nhiều trở nên dễ tiếp nhận, dễ hình dung hơn
Sự kết hợp của hội hoạ và thơ ca thực sự mang lại nhiều hiệu quả thẩm
mĩ cao trong việc xây dựng hình tượng thơ Không gian phạm vi thể hiện của
Trang 17bài thơ là không lớn nó bị chi phối bởi đặc điểm của thơ là phải cô đọng hàm xúc Chính bởi thế mà người làm thơ đòi hỏi phải có sự xem xét chắt lọc ngôn
từ trong việc thể hiện hình tượng thơ Dù có nhiều bài thơ không làm theo khuôn khổ, không gò bó trong số lượng câu chữ, nhưng ở khía cạnh nào đó nó vẫn không có tầm bao quát lớn như văn xuôi Có lẽ vì khả năng bao quát như vậy mà phần nào trong tìm hiểu hình tượng thơ thường khá trừu tượng, nhưng trong thơ luôn có sự kết hợp của nhiều yếu tố tạo hình, nhạc điệu, khiến thơ dễ
đi vào lòng người
Không thể phủ nhận được vị trí quan trọng của yếu tố hội hoạ trong thơ
ca Nếu không nhờ những nhân tố đó người đọc vẫn đang mông lung trong những ý thơ, tứ thơ để theo đuổi hình tượng trừu tượng trong thơ ca Tuy các yếu tố hội hoạ giữ vị trí quan trọng nhưng không thể độc tôn nó trong thi phẩm, hình tượng có trừu tượng có cụ thể đối với người tiếp nhận hay không còn phụ thuộc vào các yếu tố khác quan trọng nhất đó là dụng ý nghệ thuật của người nghệ sĩ Đôi khi có những hình tượng thơ người nghệ sĩ muốn người đọc phải có một trình độ nhất định, một tư duy nhất định để thấu hiểu được, phải trải qua một quá trình khám phá để thấy cái hay cái đặc sắc mà nhà thơ gửi gắm thông qua hình tượng đó Cũng có khi nhà thơ cho người đọc dễ dàng nắm bắt được hình tượng để người đọc có thể tự đưa ra những cảm nhận
về nó Từ dụng ý của tác giả sẽ quyết định lựa chọn sử dụng các yếu tố nào để tạo lập hình tượng thơ cho phù hợp Trong trường hợp này yếu tố hội hoạ trở thành một trong nhiều phương tiện để nhà thơ sử dụng làm nên một bài thơ Thông thường trong mỗi thi phẩm ta luôn thấy không ít trong nhiều các dấu hiệu của hội hoạ trong thơ Hình tượng thơ không thể chỉ là một khối trừu tượng, nó ít nhiều có những phương diện ta có thể thấy được, nó giống như con đường để ta đi vào khám phá Để có thể tạo lập nên phương diện nhìn thấy được của hình tượng, nhà thơ chắc chắn sẽ sử dụng ngôn ngữ thơ giầu
Trang 18hình ảnh chi tiết và đó cũng là lúc hội hoạ phát huy được vai trò của một môn tạo hình giúp định hướng cho sự tiếp nhận của người đọc
Vị trí của yếu tố hội hoạ trong thơ ca ta có thể tìm trong nhiều sáng tác, nhưng dễ thấy nhất như trong các thi phẩm của thơ ca Trung Quốc cổ, gần
như đã thực hiện triệt để quan niệm thi trung hữu hoạ Người ta biết đến
Vương Duy một thi nhân nổi tiếng nhất thuộc trường phái Điền Viên Sơn Thuỷ - các bài thơ của ông đều mang lại cho người đọc những xúc cảm giống như đang thưởng lãm những bức tranh
“Vân âm nguyệt hắc phong sa ác Kinh tàng thanh trũng hàn thảo sơ
(Mây u ám, trăng xám xịt, gió cát ghê người
Sợ hãi nép vào nấm mồ xanh, cỏ thưa thớt)
Chúng ta dời không gian thơ Đường đến với những áng thơ tượng trưng trong văn học Pháp để cảm nhận chất họa, nhạc điệu của Bôđơle đã mang tới trong thơ ca Ta hãy nhìn ngắm và lắng nghe những thanh âm và hương sắc của cuộc sống:
“Mênh mông như ánh sáng, mênh mông như bóng đêm Hương sắc và thanh âm trong không gian tương ứng…
Trang 19Có những mùi hương mát như da thịt trẻ em
Êm nhẹ như tiếng sáo, xanh mướt như cỏ non…”
(Tương ứng- Vũ Đình Liên dịch) Ngay trong thơ ca Việt Nam các yếu tố của hội họa cũng xuất hiện nhiều và rất đặc sắc Những câu thơ của Hàn Mạc Tử không chỉ rực rỡ sắc màu, còn ngập tràn ánh sáng và những đường nét sinh động gợi hình
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền…”
(Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mạc Tử)
“Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu Đợi gió đông về để lả lơi”
(Bẽn lẽn) Thơ Xuân Diệu là cảm thức về một cuộc sống vội vàng, giàu đam mê, hương sắc cuộc đời với Xuân Diệu đẹp đẽ quá làm ông luôn phải sống vội,
sống gấp “Tôi muốn tắt nắng đi cho màu đừng nhạt mất” và “…muốn buộc
gió lại cho hương đừng bay đi” để tận hưởng cảm giác “ánh sáng chớp hàng mi” khi mỗi “sớm thần vui hằng gõ cửa” vì “tháng giêng ngon như một cặp môi gần” Trong bài thơ “Đây mùa thu tới” thiên nhiên được Xuân Diệu miêu
tả như bóng hình một cô gái đẹp với hình ảnh, đường nét sống động
“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng Đây mùa thu tới! mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng”
Ở phương Tây người được nhắc tới nhiều nhất khi trong thơ có các yếu
tố hội hoạ được sử dụng với tần số lớn là V.Huygô Vốn là một người có tài vẽ
Trang 20tranh nên ở những sáng tác của mình, Huygô luôn có sự kết hợp rất tài tình các yếu tố của nghệ thuật hội hoạ trong xây dựng hình ảnh, hình tượng thơ
Vị trí trong thơ ca của các yếu tố hội hoạ là thiết yếu, quan trọng nó đi vào thơ ca tự nhiên như vốn dĩ nó là một phương tiện để cấu thành nên thơ và
điều đó được khẳng định qua câu nói của người Trung Quốc cổ “Thi trung
hữu hoạ”
1.2 Yếu tố hội hoạ tương quan với các yếu tố khác trong thơ
Bất kì một tác phẩm nghệ thuật nào luôn được lập thành bởi nhiều yếu
tố Thơ ca cũng như vậy, một tác phẩm thơ đòi hòi có sự kết hợp của nhiều yếu tố như hội hoạ, nhạc điệu, kỹ thuật thể hiện và cảm xúc của thi nhân,…
Trong Mĩ học của Heghen có nói tới mối quan hệ giữa ba nghệ thuật:
nghệ thuật tạo hình và nghệ thuật âm nhạc, thơ làm thành nghệ thuật lãng mạn thứ ba
Ở đây ta không xem xét những yếu tố chi tiết tạo nên một tác phẩm thơ
mà tìm hiểu sự tương quan của những yếu tố lớn dễ định hình trong bài thơ đó
là yếu tố hội hoạ, yếu tố âm nhạc
Trước hết là mối quan hệ biện chứng giữa thơ và hoạ Theo Heghen ở thơ các chi tiết được nêu lên lần lượt từng cái một, cho nên thơ chỉ có thể lần lượt hiện lên các yếu tố nằm ở trong tổng thể […] Các nét khác nhau tuy được giới thiệu lần lượt, cuối cùng chúng vẫn hợp nhất lại ở trong tinh thần Tinh thần là cái bao giờ cũng đồng nhất với mình, đã làm cho khoảng cách của sự tiếp tục mất đi, tinh thần còn hợp nhất loạt các chi tiết kế tục nhau có màu sắc sặc sỡ thành một bức tranh duy nhất rồi nó giữ các bức tranh ấy lại trong biểu tượng để thưởng ngoạn Sự thể hiện yếu tố hội hoạ trong thơ làm người tiếp nhận có được cái cảm về hiện thực tri giác trong thơ, đồng thời làm thơ phóng khoáng vô tận Cũng có mầu sắc, không gian nhưng thơ không bị
Trang 21bó buộc vào một không gian chiều kích nhất định, không bị thu gọn vào một giây phút nhất định của một tình huống hay một hành động cá biệt, cho nên thơ có khả năng diễn đạt được hết cái bề sâu bên trong của một đối tượng, cũng như diễn đạt được hết tầm rộng lớn của cách biểu hiện đối tượng ở trong thời gian
Nói riêng về vai trò của hội hoạ với thơ ca ai cũng thấy là nó rất gắn bó, thiết yếu Nhưng để làm nên một bài thơ hay ý thơ hình tượng thơ đi sâu vào lòng độc giả thì trong thơ người ta con thấy có sự kết hợp với âm nhạc tạo nên tính nhạc trong thơ Như chúng ta đã biết cái cốt lõi của thơ là chất trữ tình, để làm nên cái hạt nhân trữ tình ấy đòi hỏi nhà thơ phải kết hợp sáng tạo nhiều yếu tố: đó là ngôn ngữ thơ giàu chất tạo hình, hình ảnh thơ đặc sắc, nhịp điệu của câu thơ…
Một tác phẩm thơ ca ra đời nó không phải chỉ sử dụng độc tôn một yếu
tố cấu thành mà nó hoà trộn nhiều yếu tố, kĩ thuật của người làm thơ, của nhiều loại hình nghệ thuật đặc biệt là của hội hoạ và nghệ thuật
“Thi trung hữu hoạ” đã khái quát được vị trí đặc biệt của hội hoạ trong
thơ ca và người ta cũng thường đề cập tới tính nhạc trong thơ: cách ngắt nhịp, cách gieo vần…được tác giả sử dụng khéo léo tạo nên nhạc điệu cho bài thơ
Có thể nhận thấy rằng trong thơ ca, âm nhạc đóng vai trò cũng rất quan trọng
Nó có thể được xem là một yếu tố tương cân với hội hoạ trong góp phần thể hiện hình tượng thơ Nhờ những yếu tố đó thơ ca vừa bay bổng lãng mạn mà cũng không gây khó khăn với người tiếp nhận Nói cách khác hội hoạ và thơ
và âm nhạc có mối quan hệ chặt chẽ bền vững
Mối quan hệ thơ ca và âm nhạc thì chất liệu bên ngoài mà hai ngành nghệ thuật này sử dụng đều là âm thanh (thơ sử dụng âm thanh để làm thanh từ) Nhưng nhạc chỉ diễn tả được tính đa dạng của biểu tượng và các trực giác của tinh thần cũng như diễn tả tính vẹn thuần của ý thức một cách thuần tuý
Trang 22tương đối […] Nhạc không cung cấp cho tinh thần một hình tượng thấy được, cảm giác được và luôn luôn có mặt và xuất hiện cùng một sự biểu hiện bằng
âm thanh có thể nói là phi vật chất “hình tượng không thể thấy được” trong
âm nhạc có thể khắc phục được qua thơ, ít nhiều hình tượng tạo lập từ ngôn từ cũng giúp đông đảo độc giả dễ tiếp nhận hơn hình tượng được xây dựng từ âm thanh Có thể nói rằng thơ - nghệ thuật của ngôn từ - làm thành nghệ thuật thứ
ba, một tổng thể nối liền được hai thái cực do các nghệ thuật tạo hình và âm nhạc tạo thành, đang thực hiện cả sự tổng hợp của hai cái đó Rồi sau khi kết hợp của hai thái cực này thơ lại nâng cả hai lên một cấp độ cao hơn : đó là
cấp độ nội cảm có tính tinh thần Về mặt lí luận mỹ học của Heghen đã chỉ ra
mối quan hệ của ba ngành nghệ thuật: thơ - nhạc - hoạ
Nhưng đối chiếu vào trong một tác phẩm thơ ca, yếu tố hội hoạ và yếu
tố âm nhạc nằm trong tương quan cân xứng với nhau trong việc góp phần tạo tính hoạ, tính nhạc để làm nên cái cốt lõi trữ tình và xây dựng hình tượng thơ Nói cách khác trong thơ thì hai yếu tố này giữ vị trí quan trọng khi kết hợp với tâm trạng người nghệ sĩ, kỹ thuật làm thơ trong quá trình tạo dựng hình tượng thơ
Để làm thành một bài thơ hay, có giá trị thì người thi sĩ luôn có sự lựa chọn đăng đối các yếu tố cấu thành để làm sao cho những yếu tố được chọn mang lại hiệu quả cao nhất trong thể hiện hình tượng, chuyển tải được tốt nhất những thông điệp nghệ thuật mà người viết gửi vào thi phẩm của mình Cho nên trong tác phẩm thơ nói riêng, tác phẩm văn xuôi nói chung tuỳ thuộc vào nội dung diễn đạt, vào đối tượng cần thể hiện mà nghệ sĩ lựa chọn cách thể hiện nặng về tính hoạ, tính nhạc hay chỉ là những từ ngữ giàu giá trị biểu cảm…để xây dựng tác phẩm
Trang 23CHƯƠNG 2: YẾU TỐ HỘI HOẠ TRONG THƠ
Sở hữu khả năng ưu việt ở nhiều lĩnh vực nên người ta nhắc tới Huygô là ngợi
ca ngay đó là con người khổng lồ
Nói tới yếu tố hội hoạ trong thơ Huygô thì có thể nhận thấy nó chi phối nhiều đến các sáng tác của Huygô nói chung và đặc biệt là thơ ca, màu sắc, ánh sáng, đường nét luôn ngập tràn mỗi trang văn, trang thơ của ông Bằng tài năng, con mắt thẩm mĩ của người hoạ sĩ lồng ghép với tâm hồn thi nhân, ông
đã sáng tạo ra hàng loạt thi phẩm đặc sắc, đa dạng sắc màu
Có nhà nghiên cứu đã phải thốt lên về sự phong phú sắc màu, sự hài hoà trộn màu sắc khéo léo mà Huygô sử dụng trong thơ là không hề thua kém, thậm chí còn đa dạng hơn so với người hoạ sĩ sử dụng tạo nên bức tranh của anh ta Trong thơ Huygô những yếu tố của hội hoạ là thường thấy, đọc bất cứ bài thơ nào người ta cũng nhận diện được những sắc màu của thiên nhiên, con người và cuộc sống, cảm nhận được những chiều kích không gian khác nhau trong hiện thực khách quan và mở ra trước mắt người đọc sự rực rỡ của nhiều thứ ánh sáng…
Trang 24Có lẽ với riêng bản thân nhà thơ V.Huygô các yếu tố hội hoạ đi vào trang thơ của ông nhẹ nhàng như một điều tất yếu Và không chỉ thơ mà nhìn chung các sáng tác nghệ thuật của Huygô luôn là sự đan cài của nhiều ngành nghệ thuật, người ta có thể thấy những bài thơ giàu nhạc điệu nhiều màu sắc,
ánh sáng Những cuốn tiểu thuyết lớn như: “Thằng gù nhà thờ đức bà Pari”,
“Những người khốn khổ”…mang tới cho ta hình ảnh những bức tranh ban
mai, những bức tranh đêm, những bức tranh cuộc sống luôn có sức ám ảnh lớn tới người đọc Người tiếp nhận không chỉ bay bổng trong những ý thơ, tứ thơ hay của Huygô mà người ta còn nhớ mãi những chi tiết hình ảnh mà Huygô đã vẽ lên qua các thi phẩm của mình:
Trong bài thơ “Em bé” (trích trong “Những khúc hát phương Đông”)
làm không ai có thể quên hình ảnh
“Tất cả hoang vắng Không bên bức tường đen sạm
Một thiếu nhi mắt biếc, một thiếu nhi Hy lạp ngồi cô đơn Mái đầu em cúi nặng tủi hờn
Người nương tựa chốn che thân chỉ có
Một đoá sơn trà trắng tinh, bông hoa bé nhỏ Cũng như em quên lãng giữa tan hoang”
Hay những câu thơ như tiếng hát bi ai cho những cuộc đời nghiệt ngã bị thiên tai vùi dập, bị người đời quên lãng
“Ôi! Đâu hết những người thuỷ thủ Chìm trong đêm bi thảm đời người Kinh hoàng bao lòng mẹ biển ơi!
Phải chăng lúc chiều lên sóng vỗ Những tiếng người tuyệt vọng kêu la Mỗi chiều về lại đến cùng ta.”
(Biển đêm)
Trang 25Hình ảnh “em bé” trong bài trong bài thơ cùng tên được vẽ lên thông qua hệ thống những gam màu lạnh “biếc, trắng” gợi lên sự cô đơn lạnh lẽo và đáng thương Còn những câu thơ cuối trong “Biển đêm” thì được nhà thơ
biểu hiện thông qua những hình ảnh thơ chìm trong gam màu tối, ta cảm nhận được nỗi xót thương với những cuộc đời chìm dưới đáy biển, sự ghê rợn của biển đêm
Có thể thấy rằng những yếu tố hội hoạ trải rộng trên các trang thơ của Huygô Ông đã sử dụng các yếu tố của hội để sáng tạo ra một thứ thơ mang bản sắc của riêng mình Có rất nhiều nhà thơ nhà văn đem vào thơ mình mầu sắc, đường nét, ánh sáng, không gian Nhưng cũng với các yếu tố ấy, Huygô
đã sáng sáng tạo những tác phẩm thơ mang đậm dấu ấn cá nhân, chính sự khác biệt đó đã minh chứng cho nhận định Huygô là một tài năng lớn
Trước khi đi vào tìm hiểu cụ thể yếu tố hội hoạ trong thơ Huygô có biểu hiện như thế nào, thì cần khẳng định lại một lần nữa tầm quan trọng, sự thiết yếu của hội hoạ trong thơ ca của Huygô nói riêng và hội hoạ đóng vai trò
to lớn trong các sáng tác của Huygô nói chung từ tiểu thuyết, truyện, kịch
2.1.2 Các sắc thái hội hoạ trong thơ V.Huygô
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu và đã sơ lược nhận định được về vị trí vai trò quan trọng của yếu tố hội hoạ trong việc làm nên hình tượng của thơ
Huygô Bên cạnh đóng góp “hiện thực tri giác” trong thơ, thì yếu tố hội hoạ
được Huygô sử dụng khéo léo trong việc tạo ấn tượng riêng khi sáng tạo thơ
ca
Khẳng định được vai trò của các yếu tố đó như thế nào ta sẽ thấy các sắc thái hội hoạ trong thơ Huygô được biểu hiện rất đặc sắc và phong phú Trước hết chúng ta cần biết các yếu tố cơ bản làm nên một tác phẩm hội hoạ gồm: chất liệu, tâm trạng người nghệ sĩ, hình dáng, đường nét, màu sắc, kỹ
Trang 26thuật… Trong thơ Huygô, hội hoạ luôn đồng hiện với ngôn ngữ thơ nhưng không phải tất cả các yếu tố của hội hoạ đã được Huygô khai thác triệt để ở tác phẩm của mình mà chủ yếu là: màu sắc, ánh sáng, đường nét, không gian Trong đó ta nhận thấy rằng: các sắc thái của màu sắc vô cùng phong phú và
đa dạng, không độc tôn một màu nào cả từ xanh, đỏ, tím, vàng, đen…chính vì
thế mà mỗi bài thơ của Huygô giống như một bức tranh nhiều sắc màu Bức
tranh thiên nhiên về cảnh mặt trời sắp lặn được miêu tả hình ảnh với màu sắc, đường nét sống động
“Tất cả rồi sẽ qua đi! Mặt trời Như một quả hợp kim bị đẩy Vào những bếp lò đỏ ấy
Bị tan trong những gợn lửa rực sôi Thành những bó sáng bắn lên xa xanh Như đám bọt trôi nổi chồng chềnh”
Không trung xanh khi vầng dương mọc dậy
Và thẫm đen khi cất mặt trời”
Trang 27khuất tất Lòng trắng trong cũng áo trắng khoác trên thân”
đỡ cho tinh thần con người thêm tin, thêm yêu cuộc đời
“Hơi buổi trưa hừng hực qua cánh đồng
Và ánh nắng bóng cây tàn xanh, tiếng sóng Của tất cả thiên nhiên tỏ rạng
Làm nở ra như hai đóa êm đềm Sắc đẹp trên mặt mày, tình ái trong tim”
Nếu ai đã từng thả lòng mình chiêm ngưỡng buổi chiều trong đẹp với ánh nắng chói vàng rực rỡ thì chắc cũng mang những xúc cảm như Huygô lúc này
“Tôi yêu chiều trong đẹp, tôi yêu
Nó chói vàng những trang viền cổ Phủ trong nhiều tán lá cuối chiều Hay mù xa trải dài ánh lửa
Hay tia sáng vỗ giữa trời xanh…”
Ánh sáng bừng lên từ đôi mắt trẻ thơ đủ làm lòng người vui sướng, hân
hoan
“Khi bé hiện ra, cả gia đình quây lại
Vỗ tay reo Và cái nhìn trẻ thơ ngời chói
Trang 28Sáng lên bao mắt nhìn…”
Không gian thì được mở ra ở nhiều kích khác nhau nó không bị gò bó
mà khi thì giàn trải khắp cánh đồng, khi lại ngưng đọng nơi bức tường đen sạm, nơi phòng ngủ của người vợ đêm đêm chờ đợi chồng…
“Giữa mùa hè, khi ngày tàn xa rộng Cánh đồng hoa hương ngào ngạt đê mê
… Sao trong hơn bóng đêm dường nhẹ lướt Dưới vòm cao nửa sáng tối chơi vơi”
cụ thể hơn về các sắc thái của hội họa phong phú như thế nào
2.2 Sự thể hiện của yếu tố hội hoạ trong thơ V.Huygô
2.2.1 Màu sắc
Màu sắc là một yếu tố quan trọng cấu thành tác phẩm hội hoạ “Từ
điển thuật ngữ mỹ học phổ thông”[9, 104], NXB Giáo dục, 2002 có định
Trang 29nghĩa: “Màu sắc (a colour, p.couler) các màu khác nhau trong tự nhiên hay
màu bản thân của từng vật thể(ví dụ: màu lá cây thường là màu lục, ) màu sắc nhờ ánh sáng rọi vào nên mới có nhiều sắc độ phong phú mà người hoạ sĩ phải quan sát và khám phá ra Nếu mọi vật chìm trong bóng tối thì không còn thấy màu sắc nữa(…) Màu sắc phối hợp với nhau mầu sắc phối hợp với nhau trên tranh tạo thành hoà sắc, trong màu sắc có phân thành những màu: màu
cơ bản, màu chủ đạo, màu lạnh, màu nóng, màu dịu…”
2.2.1.1 Những gam màu chủ đạo
Để thấy trong hầu hết các bài thơ của Huygô yếu tố màu sắc luôn ngập tràn đa dạng và rất phong phú, chúng ta cùng khảo sát qua 30 bài thơ thuộc 12
tập thơ thuộc“Tuyển thơ Victo Huygô” do Tế Hanh tuyển chọn, Xuân Diệu
giới thiệu
Màu sắc ST
Trang 304 Khi bé
hiện ra xanh Lá thắm Ánh vàng
U ám, đêm đen
Nhuộm vàng
Bóng tối, Nước đen, Đêm sâu, Đêm đen, đêm vắng, đêm
8 Biển đêm Xanh rêu
U ám, Đêm không trăng, bóng đêm
Hồ xanh, Nội lục, Cây xanh
Hoa hồng
U huyền, Bóng đêm, đêm đen
Trang 31Nhị thắm, hoa hồng
13 Hai con
gái tôi
Trắng tinh, Cẩm thạch
14 Kỷ niệm
mùa xuân
Bóng đen, Cửa sẫm
Tinh khiết
15 Gửi
Vinlokie
U uẩn, Bóng sẫm, Đêm đen, Bóng đêm
Bông hồng
Liềm vàng Tối sẫm,
Đêm đen
Trắng xóa, Bạc, lòng trắng, áo trắng
18 Lời trên Xanh, gai Lúa vàng Bóng tối, Sương mù
Trang 32Đêm tối, Bóng đêm, đêm
21
Chiều mùa
gieo giống
Đen sẫm, Màn đêm, Bóng đêm
Vàng đục Âm u,
U tối,
Mù tăm, Bóng tối,
U ám, Đêm xám
Lông trắng, trắng ngà
Hồng,
Lông trắng
Đêm tối, Đen ảm
Trang 33Sạm đen, đen, tối tăm, đen hẩm, nhung đen, chân đen
Vẩy bạc, Đầu bạc
29
Đêm
tháng sáu
Bóng đêm, Đêm thâu
U tối, Bóng tối
những gam màu tối H Meschonic nhận xét rằng “màu sắc trong thơ Huygô
Trang 34khiến cho hội hoạ ấn tượng phải kinh ngạc”, trong “Lá thu”: “niềm vui sướng ngắm nhìn đã chất đống màu sắc, song ít có sự sặc sỡ, lẫn lộn: đỏ - xanh lá cây – xanh lơ, vàng – xanh lá cây – vàng óng[…]”
Tất cả những màu sắc trên không phải là lạ lẫm với với một nhà thơ lãng mạn, nhất là một người như Huygô vốn cũng là một người yêu hội hoạ và
vẽ nhiều
Trong thơ Huygô hệ thống màu sắc nhiều và các sắc thái của nó thì vô cùng phong phú Cùng một màu nhưng khi diễn tả những đối tượng khác nhau thì nó mang lại những cảm xúc rất riêng ví như gam xanh ta thấy đó có khi là màu xanh của thiên nhiên, khi ánh mặt trời ngả về chiều đang tô điểm cho cảnh vật những sắc màu sống động
“Hay tia sáng vỗ giữa trời xanh
Đập vào mây như đảo bồng bềnh”
“Em cần gì hỡi em bé mắt xanh em muốn có chi nào
…
Ai giải được cho em những đau buồn ủ dột Cho em khóm huệ này chăng, xanh như ánh mắt em xanh”
(Em bé)
Trang 35Cũng có khi màu xanh đem lại cho ta nỗi xót thương bi ai cho số phận của con người bất hạnh, lênh đênh theo sóng nước gặp hiểm nguy để rồi họ phải chôn vùi thân dưới muôn trùng sóng để rồi thời gian qua đi khi
“Tối đến trên đống neo hoen gỉ, Nhà nhà vui bên bếp lửa vây quanh
Có khi người nhắc đến tên anh Trong khúc hát tiếng cười, câu chuyện Giữa cái hôn của cả người anh yêu Lúc anh nằm dưới đáy xanh rêu”
(Bển đêm)
Màu xanh trên môi của người em bé nhỏ trong “Chuyện nhớ lại đêm
mùng bốn” em bị hai viên đạn bắn vào đầu, được đưa về nhà, gợi lên bao xúc
cảm xót xa
“Chúng tôi lặng thầm cởi áo cho em, môi nó tái xanh,
miệng mở hé ra
Cái chết đục lờ nơi gương mặt vẫn còn kỳ lạ”
Còn ở gam màu trắng thì các sắc thái của nó cũng muôn vẻ khi là vẻ mong manh của một bông hoa bé nhỏ bị lạc giữa những hoang tàn, đổ nát Nó cũng như con người bị chiến tranh tàn phá và bị lãng quên
“Một đoá sơn trà trắng tinh, bông hoa bé nhỏ Cũng như em quên lãng giữa tan hoang”
Trang 36“Một chùm hoa cẩm chướng trắng tinh với nhánh dài mềm
Mọc trong một chậu cao bằng cẩm thạch”
(Hai con gái tôi) Màu trắng còn được dùng để miêu tả vẻ đẹp nuột nà của đôi tay, của thời gian đang phủ lên đời người
“Chúng tôi vào vườn hái cành đào
Với những cánh tay cẩm thạch đẹp sao
(Chúng tôi vào vườn hái cành đào)
“Râu trắng xoá như một con suối bạc Lòng trắng trong cũng như áo trắng khoác trên thân”
(Budơ ngủ)
Và những màu như: đỏ, vàng, đen thì sắc thái biểu hiện của nó rất đa dạng mỗi sắc thái màu không chỉ tập trung thể hiện một khía cạnh, đặc trưng nào của đối tượng, mà nó biến đổi linh hoạt tạo sự hứng thú cho người tiếp nhận tìm hiểu khám phá bài thơ
2.2.1.2 Phân loại màu sắc
Tìm hiểu khía cạnh màu sắc trong thơ Huygô ngoài nhìn nhận sự đa dạng của hệ thống màu sắc, thì điều đáng quan tâm và đáng ngạc nhiên hơn cả
là những gam màu tối, những “vết đen tối” khá đậm và dễ nhận thấy trong
thơ ông
Không nhất thiết phải lập bảng khảo sát riêng về màu đen, tối mà chỉ cần chúng ta đọc qua 30 bài thơ của Huygô số lượng từ ngữ chỉ sự u ám, tối tăm: bóng, bóng tối, tối tăm, ảo não, tang tóc, u ám, bóng đen, màn đêm, cùng
với chúng là “đêm tối” nhiều vô kể, bài nào cũng có, chúng chiếm tới 39%
trong hệ thộng từ ngữ chỉ màu sắc Một con người tràn trề hùng biện, ưa nắng
Trang 37gió, biển cả, núi cao, một con người hoạt động náo nhiệt như Huygô mà trong
ý thức và cả trong vô thức lại vô cùng buồn bã, bi quan? Sự xuất hiện ở tần số cao hệ thống từ ngữ mang gam màu u tối khiến ai cũng phải đặt câu hỏi tại sao? Đặt trong tương quan với hoàn cảnh, bối cảnh lịch sử Huygô đang sống thì những biểu hiện trong thơ Huygô có phải quá kì lạ chăng? Ở xã hội mà quyền sống của con người bị bóp nghẹt, bị thao túng cho những mưu mô của giai cấp thống trị, Huygô đã chỉ ra cho quần chúng nhân dân Pháp cái xã hội
họ đang sống tù túng, gian hiểm, khôn lường ra sao, vạch trần bản chất của giai cấp thống trị, những kẻ chỉ chăm lo cho quyền lợi của bản thân vì tham vọng chính trị của mình mà bắt bao người đi lính, làm bao người phải bỏ mạng phục vụ cho lợi ích cá nhân của chúng
Huygô là người sớm nhận ra được cái thực tại thối nát đó nên trong nhiều sáng tác của mình ông cổ vũ quần chúng đứng lên đấu tranh chống lại
sự áp bức cường quyền của các thế lực thống trị Điển hình như bài thơ “Tấm
áo hoàng bào”, Napôlêông III đã cho thêu trên áo choàng vương gia của y
những con ong tượng trưng cho sức năng động của dân tộc Pháp, nhìn thấy chi tiết nực cười đó, nhà thơ kêu gọi mời mọc, thúc giục những con ong từ tấm hoàng bào bay ra, mà đốt mà đánh đuổi tên cướp quyền
“Các ngươi hãy ào ra đốt thằng thảm hại
Ôi những nữ binh những cô thợ hào hùng Các ngươi là nhiệm vụ là đạo nghĩa chính trung Hãy cuốn quanh cái tên vô lại đó
Bảo hắn rằng: “mày coi chúng tao là ai?”
Từ đây trở đi, trong cuộc đời Huygô bắt đầu sự nghiệp phục vụ “người
đầy tớ” của quần chúng nhân dân lao khổ, Huygô tự tạo cho mình một tôn
giáo riêng giúp ông hoà hợp, thống nhất những ý chí của nhân dân, những ý
đồ của cách mạng, thiên chức của thi sĩ và những quy luật của thế giới
Trang 38Đánh giá về Huygô, Rômanh Rôlăng nhận xét: “Trong tất cả mọi vinh
quang của văn học và nghệ thuật, cái vinh quang của Huygô là duy nhất sống trong trái tim quần chúng nhân dân Pháp”[14, 14]
Trên đây là một số kiến giải cho việc xuất hiện nhiều từ ngữ mang gam màu u tối trong thơ Huygô Chúng ta không thể thống kê hết các từ chỉ sự đen tối, nặng nề, vì nó quá nhiều, ta hãy cùng nhau điểm qua một số bài thơ để xem những biểu hiện của màu sắc đó như thế nào, có sức ám ảnh ra sao
“Tôi trách tuổi nhỏ tôi _ trong bóng tối Sao lại để cho tháng ngày lạnh nguội”
(Tuổi thơ tôi _ Tế Hanh dịch)
Số phận của bao thủy thủ đang lênh đênh trên biển khơi phải vật lộn với những cơn bão tố của thiên nhiên, khi họ ngã xuống thì gấp phải sự lãng quên của người đời Huygô thể hiện sự cảm thông sâu sắc cho những con người đáng thương đó
“Cuối chân trời u ám đã thành ma
Đã biến mất đớn đau số phận Đêm không trăng giữa biển không cùng Chôn vùi thân giữa sóng muôn trùng Thời gian qua dần phủ bóng đen Trên bãi biển sâu và lòng lãng quên
Kể về anh khêu lớp tro tàn Của lòng đau và của lòng tham”
(Biển đêm _ Tố Hữu dịch) Cái chết bao giờ cũng mang tới những nỗi đau khôn tả, nó để lại trong lòng người những hụt hẫng, buồn đau và sự ra đi của người con gái yêu đã phủ bóng đêm tang tóc trong tâm hồn Huygô, là mất mát vô cùng lớn lao
Làm sao ông có thể chấp nhận được ánh bình minh của cuộc đời mình lại
Trang 39vĩnh viễn không còn nữa Người cha Huygô ôm trong lòng mình cả một màu
Hãy để tôi nghiêng mình trên hồn đá lạnh lẽo
Và nói với con tôi con có biết đây cha
“Môi người chết nhếch một nụ cười ảm đạm Tựa chút nắng nhìn trong sương mù xám
Trang 40Thông qua các sắc thái của gam màu tối, Huygô thể hiện cái nhìn buồn
bã cảm thương về cuộc đời, thân phận con người Cũng có khi những câu thơ
về bống tối của Huygô còn mang nội dung triết lí về thời gian
Thời gian, đổ đen tối thêm vào trong bóng tối Niềm quên lãng âm u rót vào biển âm u”
2.2.1.3 Ý nghĩa thể hiện của màu sắc
Trong một số tác phẩm nghệ thuật, các yếu tố được sử dụng bao giờ cũng phải đáp ứng được một dụng ý nghệ thuật nào đó của người nghệ sĩ, với
yếu tố mầu sắc cũng như vậy Theo Mỹ học của Heghen đã chỉ ra thì trong tác
phẩm thì màu sắc là phương tiện để bộc lộ cảm xúc Những gam màu dù nóng, lạnh, trung tính, tối trong thơ Huygô luôn có những biểu hiện phong phú, nó tuỳ thuộc vào cảm xúc nghệ sĩ của Huygô
Những gam màu cơ bản thường được Huygô sử dụng nhiều trong mô tả thiên nhiên, tình cảm lãng mạn của người nghệ sĩ
Thiên nhiên trong tháng năm đất trời đầy hoa rực rỡ sắc màu Cảnh vật như khoác trên mình chiếc áo mới đẹp đẽ, rực rỡ
“Và ánh nắng bóng cây tàn xanh, tiếng sóng của tất cả
thiên nhiên đỏ rạng”
(Tháng năm đầy hoa)