Những bức tranh về cuộc sống, xã hội

Một phần của tài liệu Yếu tố hội họa trong thơ victo huygo (Trang 82)

6. Bố cục

2.3.2 Những bức tranh về cuộc sống, xã hội

Victo Huygô được biết tới là hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn tích cực, giá trị thơ ông không chỉ nằm ở khả năng sử dụng ngôn từ một cách điêu luyện, mà còn ở tầm nhìn sâu rộng về cuộc sống và xã hội

Hiện thực cuộc sống được ông nhìn bằng đôi mắt, cảm bằng tâm hồn và thể hiện nó qua những trang viết. Các khía cạnh của cuộc sống được biểu hiện ở nhiều phương diện trong thơ ông: Từ cảnh lao động của người nông dân vào mùa gieo hạt giống trong “Chiều. Mùa gieo giống”

Trên đồng ruộng tắm bóng thâm

Tôi cảm nhìn áo rách Một ông lão đang tung Gieo mùa sau xuống đất”

Bức tranh gieo hạt được vẽ bằng những nét giản đơn, khoẻ khoắn và sinh động. Những chi tiết được chọn lọc, chắc nịch nên có sức gợi hình gợi cảm cao, bức chân dung về người gieo hạt tuy không rõ diện mạo nhưng chỉ với hai chi tiết “áo rách”, “ông lão” đủ để ta nhận biết được cái nghèo, cái già đang hiện hữu. Hình ảnh ông lão được thể hiện qua mảng màu tối “cái

bóng ông già cao thẫm” in trên nền sáng hơn của buổi hoàng hôn trời chưa tối

không quá cầu kì, phức tạp mà chỉ bằng một vài từ ngữ giản đơn “tung, đi,

ném, mở,…” đã đủ diễn tả được bước chân đi và động tác tay gieo hạt được

lặp lại nhiều lần:

“Ông đi trên đồng ruộng Qua lại, ném hạt xa Mở tay, rồi lại vúc Tôi trầm mặc nhìn ra”

Hình ảnh về người gieo hạt được bố trí trên một cái nền đủ cả trời đất với những chi tiết được chọn lựa đích đáng không trùng lặp : “Ruộng tắm

bóng thâm”, “rãnh cày sâu”, “đồng ruộng”, “sao xa”. Bức tranh càng trở

nên linh hoạt khi ta dường cảm nhận được bước đi của thời gian đang dần tối từ đầu:

“Đây là lúc hoàng hôn Tôi ngồi dưới của lớn Ngắm ánh rớt chiều soi Giờ cuối cùng làm lụng”

rồi đến khi “trên ruộng tắm bóng thâm” còn “bóng ông già cao thẫm” và:

“Trong lúc đêm giăng màn Bóng mờ mờ xao xác Như nâng đến sao xa Nét tay người gieo hạt”

Không một chi tiết nào thừa, ngòi bút Huygô tuy vốn quen với các bài thơ dài vẽ lên những bức tranh hoàng tráng với nhiều bình diện, nhiều màu sắc lộng lẫy. Nhưng trong thơ ông cũng có rất nhiều những bức phác thảo nho nhỏ đầy hấp dẫn nghệ thuật như trong bài thơ trên. “Mùa.gieo hạt buổi chiều” là bức tranh chân thực về cuộc sống được nhìn qua con mắt của một nhà thơ lãng mạn, cảnh vật được nhìn bằng tâm tưởng nhiều hơn là bằng mắt.

Như ta đã biết xã hội mà Huygô đang sống giống như một hầm ngục tăm tối cho cuộc sống của những người dân lương thiện. Cơn cuồng phong súng đạn, chiến tranh mà Napônêông Bônapác gieo giắc trên toàn Châu âu, nước Pháp thì nằm ở trung tâm của vòng xoáy đó bị thương tổn không ít cả về người và của, biết bao số phận con người đã bị vùi dập trong khói đạn thương đau. Chắc ta không thể nào quên được hình ảnh thương tâm về “đứa bé bị hai

viên đạn bắn vào đầu” trong “Chuyện nhớlại đêm mùng bốn” là minh chứng

cho sự tàn khốc của chiến tranh nó không chừa một ai, bất kỳ ai cũng có thể là nạn nhân của nó. Hình ảnh em bé “môi tái xanh”, “gương mặt đục lờ”, “hai

tay em buông thõng”, “mảnh sọ toác như súc củi nhát rìu mới bửa”, bên cạnh

là người bà đang ngồi “nức nở một mình”“dùng đến ngón tay già run run

vì sức tuổi”, “Mà khâu khăn liệm cho những cháu thơ bảy tuổi của mình” đã

gây nên những xúc động xót xa trong lòng người về những cuộc đời, những số phận đáng thương của bao con người trong xã hội đương thời.

Cuộc sống xã hội vốn nhiều góc cạnh, phức tạp, cũng có nhiều khi rực rỡ tươi đẹp, cũng nhiều khi trong ngày xuân tươi đẹp vẫn hàm chứa nhiều bi kịch. Huygô đã vẽ lên một bức tranh hiện thực đói khổ, con người dù đã cố gắng hết sức mình nhưng vẫn không tài nào thoát khỏi “thần đói, con yêu tinh

rên rỉ”, cuộc sống như ngục tối mà con người không thể nào thoát ra được, xã

hội quay cuồng theo những tham vọng của giai cấp thống trị, còn số phận của đại đa số quần chúng nhân dân thì cùng cực vật vã kiếm miếng cơm manh áo và phục vụ cho những kẻ cầm quyền.

“Nghe nức nở, ta bước qua ngưỡng cửa Bốn đứa con ngồi khóc. Mẹ chết rồi Nhìn nơi đây, dễ sợ quá mất thôi

Trên chiếc chõng một thây người sõng sượt Nhà như mộ. hồn ma phảng phất

Không lửa đèn mà trông rõ mái nhà rơm Bốn trẻ em trầm mặc, bốn cụ non

Môi người chết nhêch một nụ cười ảm đạm Tựa chút nắng nhìn trong sương mù xám”

(Điều trông thấy một ngày xuân_ Nguyễn Trác dịch) Phải nói rằng chưa có một nghệ sĩ nào sống cuộc sống của thời đại mình một cách sâu sắc hơn Victo Huygô. Tâm hồn ông không có gì khác biệt hơn là khả năng cảm thông hoà mình với tâm hồn của quần chúng hay linh hồn của sự vât bằng một sự tương ứng tương cầu sâu xa, rộng rãi. Bản thân nhà thơ đã từng nhận xét về mình, giọng của ông là một tiếng vang dội

“Tâm hồn tôi có ngàn giọng ngân nga

Như một trung tâm biết vang động với bồi hồi”

Huygô còn là nhà thơ của chủ nghĩa nhân đạo, đồng cảm với mọi thương đau, chia âu lo với những người lao động, bênh vực kẻ thất bại trong đời, nâng đỡ những kẻ yếu, những người có số phận hẩm hiu.

Đứng trước biển ban đêm, nghe tiếng sóng réo gào, Huygô đã viết bài thơ “Biển đêm” bi tráng với đầy nỗi thương cảm.

“Ôi! Đâu hết những người thuỷ thủ Chìm trong đêm bi thảm đời người Kinh hoàng bao lòng mẹ, biển ơi Phải chăng lúc triều lên sóng vỗ Những tiếng người tuyệt vọng kêu la

Mỗi chiều về lại đến cùng ta”

Toàn bài thơ “Biển đêm” tám khổ giống như một bức tranh đóng khung trong đó là sự tuôn trào của những mộng tưởng, xúc động, tình cảm tận đáy lòng mà cảnh đại dương về đêm với tiếng sóng biển gợi lên trong trái tim sâu kín của nhà thơ. Huygô để lòng mình chơi vơi theo những mộng tưởng, để

lòng mình đồng cảm với những cảnh đời đầy bất hạnh của tầng lớp nhân dân. Cả bài thơ những dòng tâm tư không được bộc lộ trực tiếp, mà tình cảm của ông thể hiện qua những dòng viết về số phận bao thuỷ thủ lênh đênh trên biển khơi. Toàn bài là bức vẽ lớn được ghép bởi nhiều bức tranh nho nhỏ, cụ thể, có khi chỉ vài nét phác thảo, dùng hình ảnh để diễn đạt ý niệm, làm ý niệm trở nên hữu hình, sinh động:

“Cơn cuồng phong cuốn sạch trang đời’ “Chẳng ai nhớ dáng hình anh nữa”

Kể về anh khêu lớp tro tàn

Của lòng đau và của lò than”

Có khi là bức tranh hoàn chỉnh có bố cục hẳn hoi, nét vẽ phong phú, có màu sắc, thiên nhiên, con người,… Các bức tranh ấy thường được bố cục gọn

trong một khổ thơ. Ở khổ thơ thứ hai trong “Biển đêm” là bức tranh phong ba

trên biển với sóng xô, gió cuốn, với con thuyền cùng các thuỷ thủ tan tác giữa biển khơi trên khắp bề mặt bức tranh :

“Biết bao đã chết rồi lái bạn

Cơn cuồng phong cuốn sạch trang đời Ném tan tành trên mặt nước xa khơi Còn ai biết nổi chìm kiếp ấy

Mỗi sóng xô vồ cướp lấy mồi

Một mảnh thuyền một tấm thân trôi”

Bước sang khổ ba, Huygô lại đưa ta tới một bức tranh khác đầy xúc cảm ở đó có người cha, người mẹ già nua đang:

“Ngày lại ngày trên bãi bờ quê Ngóng trông ai không thấy trở về”

Trong khi đó những người được ngóng chờ, những người con thì: “Giữa mênh mông thi thể về đâu

Trán anh va vào đá nhô đầu”

Một bức tranh khác, ở đó tác giả vẽ cảnh mọi người quây quần bên những chiếc neo mòn trong đêm thao thức và bên dưới cùng của bức tranh là bao xác người nằm dưới lớp rêu xanh .

“Tối đến trên đống neo hoen gỉ, Nhà nhà vui bên bếp lửa vây quanh Có khi người nhắc đến tên anh

Trong khúc hát tiếng cười câu chuyện Giữa cái hôn của người anh yêu Lúc anh nằm dưới đáy xanh rêu”

Ở khổ thơ sáu là bức tranh Huygô vẽ quang cảnh nghĩa trang vắng lặng có hàng liễu về thu trút lá và xa xa hàng người hành khất bên góc cây câu xưa. Diễn tả cái chết đầy bi thảm không lưu lại mồ chôn của bao người thuỷ thủ, thể hiện sự cảm thương sâu sắc của Huygô với những con người bạc mệnh:

“Và đến lúc khép rồi nấm mộ Chẳng còn ai biết nữa tên anh Hòn đá trong nghĩa địa vắng tanh Cả gốc liễu mùa thu trút lá

Và cả người hành khất bên cầu Hát điệu buồn ai nhớ anh đâu”

Nhà thơ mơ mộng, tưởng tượng bằng hình ảnh những bức tranh để diễn tả thảm hoạ trên biển khơi và cho thấy sự lãng quên của người đời đối với cuộc đời bao người thủy thủ. Các bức tranh trong bài thơ “Biển đêm” càng nổi bật hơn nhờ thủ pháp tương phản mà Huygô được tôn xưng là bậc thầy, Huygô đã đặt bên cạnh nó những từ ngữ, hình ảnh, màu sắc, nhân vật, ý

niệm… đối lập nhau để làm nổi bật nội dung, đối tượng, làm toát lên dụng ý nghệ thuật của tác giả. Những dòng cảm xúc, tâm tư của nhà thơ cứ theo những bức tranh ngôn từ đó mà bày tỏ giãi bày, một sự cảm thương vô hạn cho số phận người thuỷ thủ lênh đênh hiểm nguy trên biển.

Cuộc sống xã hội đa dạng nhiều góc cạnh thì thơ Huygô cũng đa dạng những chiều hướng thể hiện như vậy. Hiện thực trong thơ Huygô tuy có nhiều màu u tối, nhưng nó lại không gợi cảm giác ngạt thở bế tắc. Bởi Huygô luôn ý thức được thực tại và bày tỏ thái độ thay đổi sự tối tăm của nó, mong muốn con người được ấm êm, hạnh phúc. Người ta đến với thơ Huygô để cảm và nhận thêm động lực, ông “không hề hạmình xuống để làm cho họ yên tâm dễ

dàng, mà nhà thơ truyền cho họcái sức sống bổ dưỡng nhất : là cái sức mạnh

luôn luôn khát vọng sốngnhiều hơn nữa và sống tốt hơn nữa”[14, 24].

Huygô là người hoạ sĩ ngôn từ vẽ lên những bức tranh mô tả sống động cảnh thiên nhiên, con người, cuộc sống, xã hội với những cung bậc chân thực. Huygô còn được biết tới là một nghệ sĩ mang trong mình khúc hát ru khổng lồ của thời đại, lòng ông ôm ấp cưu mang như lòng tạo vật, Huygô vuốt mí mắt cho những “đau khổ nhân tình” muôn đời trọn kiếp.

Bóng tối hãy bình yên! Ngủ đi! Ngủ đi! Ngủ đi! Hãy ngủ,

Hỡi mọi sinh linh, từng khóm mơ hồ hình thành biến đổi Ngủ đi, đồng ruộng ngủ đi, bông hoa! Ngủ đi, mồ mả

Mái lợp, tường xây, những bậc thềm nhà, những đá trong hầm mộ

Lá ở các đáy rừng, lông chim trong đáy tổ,

Hãy ngủ đi! Ngủ đi, những cọng cỏ, và ngủ đi các khoảng vô biên…”

Huygô một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn luôn chân thực khi nhìn nhận cuộc sống dù nó có u ám, có đen tối, nhưng thơ ông luôn là lời động viên

những con người khốn khổ có sức mạnh vượt qua bóng tối cuộc đời, hướng tới những điều tốt đẹp, thay đổi thực tại tăm tối.

2.4 Dấu ấn riêng của yếu tố hội hoạ trong thơ V.Huygô

Khi tìm hiểu “yếu tố hội họa trong thơ Victo Huygô” chúng tôi đi vào xem xét biểu hiện của nó đặc sắc như thế nào. Và quan trọng muốn hướng tới phát hiện ra dấu ấn riêng của Huygô khi sử dụng các yếu tố đó trong thơ ca.

Toàn bộ quá trình chúng ta cùng nhau tìm hiểu về yếu tố hội hoạ trong thơ Huygô có thể nhận thấy rằng tỷ lệ xuất hiện là rất lớn. Không một trang thơ nào mà thiếu những yếu tố như màu sắc, ánh sáng, đường nét, không gian. Theo khảo sát của nhà nghiên cứu Đào Duy Hiệp trong bài viết “Victor

Hugo- nhà thơ” dựa trên 83 bài thơ ông đã thống kê có tới 1143 từ chỉ không

gian. Còn trong bảng khảo sát về màu sắc, theo chúng tôi thống kê trên 30 bài thơ thì có 163 từ chỉ màu sắc. Đặt trong đối sánh với yếu tố màu sắc trong thơ Đường, tác giả Nguyễn Thùy Liên của luận văn “Yếu tố màu sắc và ý nghĩa

của nó trong sáng tác của một số nhà thơ đời Đường” [17] đã khảo sát 156

bài thơ của các tác giả Lý Bạch, Đỗ Phủ, Vương Duy chỉ có 266 từ chỉ màu sắc. Thực tế đã cho thấy số lượng từ chỉ màu sắc trong thơ Huygô là phong phú hơn rất nhiều. Chưa kể tới trong phần tìm hiểu chi tiết về các yếu tố của hội họa trong thơ Huygô đã cho thấy tần số xuất hiện của ánh sáng, đường nét rất nhiều và phong phú.

Trong phạm vi màu sắc ở thơ Huygô đối sánh với thơ Êxênhin, ta thấy cả hai nhà thơ đều dùng nhiều gam màu tối để biểu thị hình tượng. Không thể xem nhà thơ nào sử dụng nhiều hơn, mà chúng tôi muốn tìm hiểu về cách họ dùng những gam màu đó mang dụng ý nghệ thuật có tương đồng hay khác biệt. Trong thơ của Êxênhin màu tối, đen đồng nghĩa với cảm thức về thực tại u ám, bi quan và bế tắc, tâm trạng cá nhân phủ một màu sạm đen:

“Con người một màu đen Nhìn tôi chằm chằm Và cặp mắt hắn

Phủ lên một làn lan trắng Dường như muốn nói với tôi

Rằng tôi là tên gian giảo và trộm cắp nhà nòi”

(Con người một màu đen)

Êxênhin đang sống trong hiện thực xã hội có nhiều biến động, ông chứng kiến những giá trị cổ kính, mĩ lệ, những đồng rộng trải dài của “nước Nga bằng gỗ” đang dần mất đi thay vào đó là cuộc sống xô bồ ồn ã của nước Nga công nghiệp. Ông thấu hiểu cho“nỗi sầu của đồng nội”. Êxênhin mang tâm trạng đau xót, thơ ông như tiếng thở than của cánh rừng đại ngàn, của đồng ruộng quê hương về cái ngày xưa chỉ còn trong mộng tưởng. Tất cả phủ một màu đen tang tóc bi quan, trong sâu thẳm trái tim Êxênhin chỉ còn lại “nỗi sầu đau tim xé nát”:

“Rừng không rầu rĩ, không reo hét Bóng đêm như một mảnh khăn treo Một nỗi sầu đau tim xé nát

Ôi! Đất quê nhà, đau buốt sao,..”

Tuy sống ở mảnh đất khác nhau, nhưng thực tại mà Huygô đang sống cũng biến động không kém gì với hoàn cảnh sống của Êxênhin. Xã hội bị thao túng bởi những âm mưu chính trị, con người sống nghèo khổ nên thơ Huygô những gam màu tối xuất hiện rất nhiều, cả không gian, thời gian đều phủ màu tối đen:

Thời gian, đổ đen tối thêm vào trong bóng tối Niềm quên lãng âm u rót vào biển âm u”

Huygô đã vẽ lên những bức tranh có nhiều gam đen tối vì thực tại cuộc sống, xã hội vốn đâu có tươi đẹp. Đọc thơ Huygô người ta nhận thức được hiện tại ngổn ngang, nhưng lại không thấy bi quan, tuyệt vọng trong đó. Thơ Huygô luôn là tiếng nói động viên tinh thần con người, chỉ cho ta thấy những tối đen, u ám đồng thời cũng mở ra trong lòng người những chân trời hy vọng về cuộc đời. Huygô mang trong mình một trái tim nhân đạo rộng lớn, nghệ thuật của ông hướng tới nâng đỡ tâm hồn khổ đau của toàn nhân loại bác ái. Thơ Huygô là tiếng nói lạc quan về cuộc sống, như một cái lò lửa sục sôi tiếp nhiệt cho quần chúng nhân dân trong xã hội đương thời, Aragông nhận xét về Huygô: “Chính trong những hoạn nạn của tổ quốc, mà người ta cảm thấy nghe gần gũi, hiện diện, cái hơi thở mênh mông của nhà thơ, và người ta thật

sự biết cái lò lửa ấy không lúc nào nguội tắt” [14, 14]. Nếu “Biển đêm” là sự

Một phần của tài liệu Yếu tố hội họa trong thơ victo huygo (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)