6. Bố cục
2.2.1.2 Phân loại màu sắc
Tìm hiểu khía cạnh màu sắc trong thơ Huygô ngoài nhìn nhận sự đa dạng của hệ thống màu sắc, thì điều đáng quan tâm và đáng ngạc nhiên hơn cả là những gam màu tối, những “vết đen tối” khá đậm và dễ nhận thấy trong thơ ông.
Không nhất thiết phải lập bảng khảo sát riêng về màu đen, tối mà chỉ cần chúng ta đọc qua 30 bài thơ của Huygô số lượng từ ngữ chỉ sự u ám, tối tăm: bóng, bóng tối, tối tăm, ảo não, tang tóc, u ám, bóng đen, màn đêm, cùng với chúng là “đêm tối” nhiều vô kể, bài nào cũng có, chúng chiếm tới 39% trong hệ thộng từ ngữ chỉ màu sắc. Một con người tràn trề hùng biện, ưa nắng
gió, biển cả, núi cao, một con người hoạt động náo nhiệt như Huygô mà trong ý thức và cả trong vô thức lại vô cùng buồn bã, bi quan? Sự xuất hiện ở tần số cao hệ thống từ ngữ mang gam màu u tối khiến ai cũng phải đặt câu hỏi tại sao? Đặt trong tương quan với hoàn cảnh, bối cảnh lịch sử Huygô đang sống thì những biểu hiện trong thơ Huygô có phải quá kì lạ chăng? Ở xã hội mà quyền sống của con người bị bóp nghẹt, bị thao túng cho những mưu mô của giai cấp thống trị, Huygô đã chỉ ra cho quần chúng nhân dân Pháp cái xã hội họ đang sống tù túng, gian hiểm, khôn lường ra sao, vạch trần bản chất của giai cấp thống trị, những kẻ chỉ chăm lo cho quyền lợi của bản thân vì tham vọng chính trị của mình mà bắt bao người đi lính, làm bao người phải bỏ mạng phục vụ cho lợi ích cá nhân của chúng.
Huygô là người sớm nhận ra được cái thực tại thối nát đó nên trong nhiều sáng tác của mình ông cổ vũ quần chúng đứng lên đấu tranh chống lại sự áp bức cường quyền của các thế lực thống trị. Điển hình như bài thơ “Tấm
áo hoàng bào”, Napôlêông III đã cho thêu trên áo choàng vương gia của y
những con ong tượng trưng cho sức năng động của dân tộc Pháp, nhìn thấy chi tiết nực cười đó, nhà thơ kêu gọi mời mọc, thúc giục những con ong từ tấm hoàng bào bay ra, mà đốt mà đánh đuổi tên cướp quyền.
“Các ngươi hãy ào ra đốt thằng thảm hại Ôi những nữ binh những cô thợ hào hùng Các ngươi là nhiệm vụ là đạo nghĩa chính trung Hãy cuốn quanh cái tên vô lại đó
Bảo hắn rằng: “mày coi chúng tao là ai?”
Từ đây trở đi, trong cuộc đời Huygô bắt đầu sự nghiệp phục vụ “người
đầy tớ” của quần chúng nhân dân lao khổ, Huygô tự tạo cho mình một tôn
giáo riêng giúp ông hoà hợp, thống nhất những ý chí của nhân dân, những ý đồ của cách mạng, thiên chức của thi sĩ và những quy luật của thế giới.
Đánh giá về Huygô, Rômanh Rôlăng nhận xét: “Trong tất cả mọi vinh quang của văn học và nghệ thuật, cái vinh quang của Huygô là duy nhất sống
trong trái tim quần chúng nhân dân Pháp”[14, 14].
Trên đây là một số kiến giải cho việc xuất hiện nhiều từ ngữ mang gam màu u tối trong thơ Huygô. Chúng ta không thể thống kê hết các từ chỉ sự đen tối, nặng nề, vì nó quá nhiều, ta hãy cùng nhau điểm qua một số bài thơ để xem những biểu hiện của màu sắc đó như thế nào, có sức ám ảnh ra sao.
“Tôi trách tuổi nhỏ tôi _ trong bóng tối Sao lại để cho tháng ngày lạnh nguội”
(Tuổi thơ tôi _ Tế Hanh dịch) Số phận của bao thủy thủ đang lênh đênh trên biển khơi phải vật lộn với những cơn bão tố của thiên nhiên, khi họ ngã xuống thì gấp phải sự lãng quên của người đời. Huygô thể hiện sự cảm thông sâu sắc cho những con người đáng thương đó.
“Cuối chân trời u ám đã thành ma Đã biến mất đớn đau số phận
Đêm không trăng giữa biển không cùng Chôn vùi thân giữa sóng muôn trùng Thời gian qua dần phủ bóng đen Trên bãi biển sâu và lòng lãng quên Kể về anh khêu lớp tro tàn
Của lòng đau và của lòng tham”
(Biển đêm _ Tố Hữu dịch)
Cái chết bao giờ cũng mang tới những nỗi đau khôn tả, nó để lại trong lòng người những hụt hẫng, buồn đau và sự ra đi của người con gái yêu đã phủ bóng đêm tang tóc trong tâm hồn Huygô, là mất mát vô cùng lớn lao. Làm sao ông có thể chấp nhận được ánh bình minh của cuộc đời mình lại
vĩnh viễn không còn nữa. Người cha Huygô ôm trong lòng mình cả một màu u tối, khổ đau.
“Giờ đây từ tang tóc làm hồn tôi u tối Tôi thắng cuộc còn đau
Tôi nghe cả thanh bình vũ trụ Vào trận trái tim sâu
…….
Giờ đây mang nỗi bình yên u ẩn Tôi có thể đến thăm
Nhìn tận mắt nấm mồ trong bóng sẫm Nơi vĩnh cửu con nằm
Hãy để tôi nghiêng mình trên hồn đá lạnh lẽo Và nói với con tôi con có biết đây cha
……..
Giữa những nơi buồn phiền khổ lụy Như bóng đêm bao phủ kiếp con người”
(Gửi Vinlôkiê_ Tế Hanh dịch) Không chỉ chiến tranh mới khiến con người rơi vào hố sâu tuyệt vọng, cái đói nghèo, khổ cực cũng là nguyên nhân đẩy bao số phận tới bước đường cùng và cái chết dường như cũng là một điều tất sẽ đến.
“Môi người chết nhếch một nụ cười ảm đạm Tựa chút nắng nhìn trong sương mù xám ……
Trong bóng tối sắc màu tang tóc
Thượng đế hỡi ! nhựa tràn đầy nơi hông trái đất ………
Thông qua các sắc thái của gam màu tối, Huygô thể hiện cái nhìn buồn bã cảm thương về cuộc đời, thân phận con người. Cũng có khi những câu thơ về bống tối của Huygô còn mang nội dung triết lí về thời gian .
Thời gian, đổ đen tối thêm vào trong bóng tối Niềm quên lãng âm u rót vào biển âm u”
(Biển Đêm)
Có thể thấy rằng hệ thống màu sắc trong thơ Huygô rất đa dạng nhưng căn cứ vào cách thức Huygô sử dụng ta có thể phân thành hai loại:
Thứ nhất là nhóm những màu cơ bản(xanh, đỏ, tím, vàng, trắng) Thứ hai là những gam màu tối, u ám.
Nhưng tựu chung lại chúng đều được tác giả sử dụng để bày tỏ tinh thần, tình cảm con người và tạo nên những hình tượng thơ đặc sắc.