6. Bố cục
2.2.3.3 nghĩa thể hiện của không gian
Không gian nghệ thuật trong văn học nói chung và trong thơ Huygô nói riêng nó cho ta thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm, ngôn ngữ tượng trưng và cho biết quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của người nghệ sĩ.
Sẽ không thể diễn tả được trọn vẹn cái khoáng đạt, hào sảng của thiên nhiên vạn vật nếu như điểm nhìn đặt trong không gian bó hẹp. Đó giống hình thức “thân thể ở trong lao” còn “tinh thần ở ngoài lao”, hiện thực sống của thân thể con người có thể bị gò bó nhưng điểm nhìn thì hoàn toàn có khả năng thoát khỏi những kiểm toả và vươn tới những chân trời không giới hạn.
“…Sao trong hơn, bóng đêm dường nhẹ lướt Dưới vòm cao nửa sáng tối chơi vơi,
Và êm ái bình minh chờ đến lượt Như đêm thâu thơ thẩn ở chân trời”
(Đêm tháng sáu)
Con người tuy nhỏ bé trước thiên nhiên và có thể chỉ đứng yên một vị trí nhưng không chỉ bằng mắt mà bằng sự trợ giúp của tâm hồn ta có thể vẫn bao quát được không gian rộng dài, dường như còn cảm nhận được bước đi dáng vẻ của “…đêm thâu thơ thẩn ở chân trời”
Sự kết hợp ăn ý giữa tâm hồn thi nhân với bầu không gian thể hiện sẽ tạo ra sự mềm mại uyển chuyển cho tứ thơ, nổi bật hình ảnh trong thơ. Trong không gian của buổi chiều buông mát, tình yêu dành cho con gái của người cha Huygô đã hòa mình với tâm hồn thi nhân Huygô tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp nên thơ có hoa cỏ, có gió mát, ... và ở đó vạn vật đồng cảm với con người cùng nhau ngắm nhìn hai cô gái bé bỏng “say đắm sững sờ”.
“…Tranh tối tranh sáng của buổi chiều buông mát …
Ở mé vườn, và trên chị cùng em
Một chùm hoa cẩm chướng trắng tinh với nhánh dài mềm …
Cơn gió đẩy khiến hoa nghiêng mặt Cúi nhìn hai cô say đắm sững sờ”
(Hai con gái tôi_ Xuân Diệu dịch)
Còn trong không gian chiều trong đẹp, ánh mặt trời chiếu rạng ở nhiều góc độ, khi gần trong nhiều tán lá cuối chiều, khi xa trải dài như ánh lửa, khi
cao giữa chiều xanh và hữu hình như “đảo bồng bềnh” khi ánh nắng đập vào
mây, làm nên vẻ rực sáng của một buổi chiều tôi yêu.
“Tôi yêu chiều trong đẹp, tôi yêu Nó chói vàng những trang viền cổ Phủ trong nhiều tán lá cuối chiều Hay mù xa trải dài ánh lửa
Hay tia sáng vỗ giữa chiều xanh Đập vào mây như đảo bồng bềnh”
(Mặt trời lặn)
Một ý nghĩa dễ nhận của không gian trong thơ Huygô đó là trong cùng một bài thơ, một khổ nhỏ của nó cũng là sự kết hợp của nhiều yếu tố hội họa màu sắc, ánh sáng, đường nét, chúng đan cài vào nhau cùng làm nên hình tượng thơ đặc sắc. Không thể tách bạch triệt để các yếu tố đó, việc phân chia chỉ mang tính tương đối vì cùng một câu thơ vừa có màu sắc, không gian, đường nét…
“Ở mé vườn, và trên chị cùng em
Không gian là một yếu tố thành phần góp phần hoàn thiện hơn bức tranh ngôn từ mà nhà thơ đã dụng công xây dựng, là một phần của một chỉnh thể trọn vẹn.