Các nguồn sáng trong thơ V.Huygô

Một phần của tài liệu Yếu tố hội họa trong thơ victo huygo (Trang 44)

6. Bố cục

2.2.2.1 Các nguồn sáng trong thơ V.Huygô

Nếu như trong hội hoạ người ta phân ánh sáng thành nguồn sáng tự nhiện, nhân tạo và phản chiếu, thì trong thơ Huygô các nguồn sáng được biểu hiện cũng rất đa dạng.

Đi tìm “nguồn sáng tự nhiên” trong thơ Huygô ta thấy nó tồn tại ở vạn vật trong thiên nhiên, hiển hiện trong cuộc sống con người từ những vật mà ta

thấy thường ngày, nhưng dường như phải qua tâm hồn thi sĩ của Huygo chỉ cho thì ta mới cảm nhận được hết sự rực rỡ của nó.

“Tôi yêu chiều trong đẹp, tôi yêu Nó chói vàng những trang viền cổ Phủ trong nhiều tán lá cuối chiều Hay mù xa trải dài ánh lửa

Hay tia sáng vỗ giữa chiều xanh Đập vào mây như đảo bồng bềnh ……

Tất cả rồi sẽ đi!mặt trời Như một quả hợp kim bị đẩy Vào những bếp lò đỏ ấy Bị tan trong gợn lửa rực sôi”

(Mặt trời lặn – Nguyễn Xuân Xanh dịch) Đứng trước vẻ đẹp của thiên nhiên người thi sĩ dường như không thể làm chủ được những xúc cảm của lòng mình, nó trào dâng thành tiếng

nói“Tôi yêu chiều trong đẹp, tôi yêu” cảm nhận màu áo “mơ phai” đầy thơ

mộng của cảnh vật trong buổi chiều đầy ánh nắng chói vàng.

Đi qua ánh sáng mặt trời nóng bỏng, rực rỡ đến với “Tháng năm đầy hoa” để tâm hồn được cảm nhận những cảm xúc mát dịu khởi phát từ ánh sáng của ánh trăng êm dịu bên mặt hồ yên ả. Huygô đã mượn lời chủ thể trữ tình để kêu gọi con người hãy mở lòng ra hòa hợp với thiên nhiên, hãy lắng nghe những âm vang tuyệt vời của cuộc sống xung quanh ta.

“ Vì tháng năm đầy hoa gọi nhắn Em hãy để tâm hồn trộn lẫn

Với đồng, với rừng, với bóng mát toả êm Với ánh trăng bêm hồ nước êm đềm

Hỡi buổi trưa hừng hực qua cánh đồng

Và ánh nắng bóng cây tàn xanh, tiếng sóng

(Tháng năm đầy hoa)

Ánh sáng của những vì sao đêm cũng rất lung linh và đẹp đẽ không thua kém gì với ánh sáng chói vàng của mặt trời. Thiên nhiên mang trong mình những vẻ đẹp thơ mộng và huyền diệu da dạng, phong phú, mỗi người lại có những rung động riêng khi thưởng lãm nó:

“ Bởi anh nhìn sao sáng Lạc giữa bầy tinh tú Tôi đếm từng bóng nhỏ Anh, anh đến hào quang”

(Chiều trên biển – Đào Xuân Quý dịch) Những âu lo của cuộc sống thường ngày có thể tan biến đi khi con người được đắm mình trong bầu không gian cao rộng, trong mát của bầu trời đêm đầy sao:

“Mở mắt cuốn trời sao hôm tít tắp Long lanh màu sáng trăng huyền ảo Gió bấc chạy cuốn theo bão lộng

Nệm bông mềm sao lấp lánh mây êm

Một ánh sáng suy tư và sống động”

Hay là buổi hoàng hôn trên cánh đồng của bác nông dân vào mùa gieo hạt. Ánh sáng như một người bạn đồng hành đang chứng kiến tất cả những vất vả trong công việc của người lao động nghèo:

“Hoàng hôn đang xuống đó Tựa cửa, ta ngắm trông Ngày tàn còn soi tỏ

(Chiều. mùa gieo giống)

Ánh sáng không chỉ từ vũ trụ rộng lớn, mà có khi còn toả ra từ vũ trụ bé nhỏ trong ánh mắt ngây thơ, đáng yêu của trẻ nhỏ và từ niềm hân hoan của gia đình. Khoảnh khắc ra đời của một con người bao giờ cũng mang lại cảm xúc lâng lâng khó tả, người ta cảm nhận thấy sự thiêng liêng, niềm hy vọng mới xuất hiện và gửi gắm vào con người bé nhỏ đó khát khao về một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc, vì thế:

“ Khi bé hiện ra, cả gia đình quây lại Vỗ tay reo. Và cái nhìn trẻ thơ ngời chói Sáng lên bao mắt nhìn”

(Khi bé hiện ra – Vũ Quần Phương) “Nguồn ánh sáng nhân tạo” cũng được Huygô sử dụng khá hiệu quả trong xây dựng hình tượng thơ, phát ra từ những vật dụng quen thuộc bếp lửa, ngọn đèn, hay vũ khí chiến đấu,…

Ánh sáng được phát ra từ bếp lửa của những người lao động lương thiện. Thứ ánh sáng “lung linh”, “không tà khí” mang tới sự bình yên trong tâm hồn con người về một cuộc sống ấm êm, không có những mưu toan chính trị đe dọa.

“Ông lão có ruộng trên, ao dưới Nhà giàu nhưng rất mực công minh Cối xay nước, bùn chưa từng ô nhiễm tới Lửa lò không tà khí, sáng lung linh”

(Budơ ngủ)

Ánh sáng nhân tạo được thể hiện qua ánh sáng leo lét toả ra từ ngọn đèn, nó đã soi rõ chân dung xót xa của những con người bé nhỏ trong xã hội loạn lạc. Những thương đau mà chiến tranh gây ra là quá lớn, nó không chỉ hủy hoại thể xác con người, mà nó còn để lại trong lòng người những vết

thương tinh thần có lẽ không bao giờ hồi phục được, hình ảnh đáng thương của những số phận con người qua ánh sáng mờ mờ của ngọn đèn dầu càng trở nên ám ảnh hơn bao giờ hết.

“Nhìn người ta thay áo cho cháu bà cụ thốt nên lời: Nó mới trắng làm sao !đưa ngọn đèn lại gần giùm coi Tội nghiệp chưa kìa tóc nó bết mãi vào bên trán nó

(Chuyện nhớ lại đêm mùng bốn)

Thứ ánh sáng của vũ khí trong chiến đấu không làm lòng người ấm lại mà nó khiến tâm hồn thao thức khôn nguôi vì cuộc chiến tranh đầy ám ảnh

tuổi thơ tôi đã đi qua. Dù thời gian luôn chuyển biến, cuộc sống con người

có nhiều biến cố xảy ra, nhưng hình ảnh về “chiến xa bụi phủ”, ánh sáng loáng của “vũ khí” sẽ mãi còn trong tâm trí những con người đã sống và chứng kiến những ác liệt của chiến tranh.

“ Giữa vũ khí sáng choang và chiến xa bụi phủ Trong chiếc lều có nàng thơ ru ngủ”

Ánh sáng rực rỡ sắc mầu ánh lên từ những bộ quân phục của những người khinh kị kiêu hùng, dũng mãnh. Sống trong ám ảnh của những cuộc chiến khốc liệt, thì hình ảnh về người khinh kị giống một người anh hùng trấn an tinh thần trong tâm trí trẻ thơ, giúp cho bao tâm hồn có niềm tin để sống và vươn lên.

“Tôi thầm phục người khinh kị lao nhanh Ngực cường tráng những rải vàng lấp lánh”

(Tuổi thơ tôi_ Tế Hanh dịch) Thơ Huygô ngoài việc ông vận dụng cách thể hiện ánh sáng như hội hoạ là cũng có ánh sáng nhân tạo và tự nhiên, thì ông đã sáng tạo yếu tố ánh sáng của riêng mình “ánh sáng của sự tưởng tượng”. Nó có biểu hiện phong

phú ở nhiều cung bậc, là “từ khi anh nếm ánh tình chan chứa” nên dù “người

có lãng quên không bằng ta có tình yêu

“Vì anh đã thấy trên đầu anh lấp loáng

Ngôi sao em ẩn hiện giữa làn mây

(Vì anh nếm)

Tình yêu đẹp bay bổng đã hoá ánh sáng trong tâm tưởng của người đang yêu, ánh sáng đã chiếu rọi làm tình yêu càng đẹp và lãng mạn, cuộc sống thi vị, có ý nghĩa hơn.

Trong bài thơ “Chiều trên biểnánh sáng của sự tưởng tượng được nhìn thấy.

“Khi chúng ta ngồi lại Dưới mái những cây buồm Trong bóng tối che anh Khi mắt anh như thể Thu nhặt về tất thẩy Ánh sáng những vì sao”

Và rồi sự sống bị cướp đi đột ngột, đứa bé bị hai viên đạn bắn vào đầu bằng tất cả sự đau đớn, xót xa, người bà trong “Chuyện nhớ lại đêm mùng bốn” ôm đứa cháu nhỏ vào lòng đi tới bên bếp lửa hơ cho ấm lại “tay chân

của con trẻ lúc ấy đã ngay đờ”, nhưng bếp lửa không làm em ấm lại người bà

đã ao ước.

“Hỡi ôi! Vật trần gian nào mà cái chết đụng tay băng giá tới. Liệu có bếp lửa trần gian nào còn hơi cho ấm lại”

Ánh sáng của mộng tưởng là đôi khi ta hồi nhớ lại những kỉ niệm, nó dường như cũng toả ánh sáng trong tâm hồn gợi cho ta những khắc khoải về một thời đã qua.

Ánh dịu êm buồn lại ấm lòng! Khi con gái tôi hãy còn bé bỏng Và em nó còn nhỏ xíu hơn”

(Kỉ niệm mùa xuân _ Xuân Diệu dịch)

Ánh sáng của sự tưởng tượng được Huygô sử dụng để biểu đạt ước

mơ, thể hiện khát vọng của con người, kể cả khi họ đã về với Chúa trời. Con người dù còn sống hay đã ra đi thì vẫn có quyền mang theo những ước vọng, ước vọng là liều thuốc tinh thần nuôi dưỡng, giải thoát tâm hồn con người khỏi những đau khổ, muộn phiền từ hiện thực sống không như mong đợi.

Trời cao xa, chúng ta lớn lên không phiền hà đến cõi vô cùng

Tâm hồn có thể mở cánh mênh mông… Con ơi!hãy đi!thiên thần hãy đi!

Hãy trỏ thành ngọn đuốc, hãy chiếu rạng xung quanh… Hãy phục vụ nước Pháp, Chúa trời để đó cả một kho bí mật”

(Đám tang _ Nguyễn Xuân Sanh dịch) Khi tìm hiểu thơ của Huygô ta còn thấy một nguồn sáng nữa bên cạnh những nguồn sáng chính đó là “ánh sáng phản chiếu”, tuy tần số xuất hiện của nó không nhiều như các nguồn sáng còn lại nhưng cũng mang những nét riêng của nó, nguồn sáng đó ánh ra từ bóng của chiếc ca-nông.

“Trong chiếc lều có nàng thơ ru ngủ

Tôi thiếp đi trong bóng chiếc ca-nông…”

(Tuổi thơ tôi)

Ánh sáng phản chiếu ra từ trong ý nghĩ của chủ thể trữ tình với một cảm xúc trào dâng mãnh liệt. Trong bài thơ “Kỷ niệm mùa xuân” đó là những tình cảm sâu sắc Huygô dành cho người con gái yêu của mình, hai người con bé nhỏ như vầng sáng phản chiếu trong lòng ông.

Dù trái tim tôi buồn hay vui sướng Bao giờ tôi cũng tấm tác nhìn Con là tiên, con là sao sáng”

Tìm hiểu trong thơ Huygô ta thấy nổi bật lên bốn nguồn sáng chính (ánh sáng nhân taọ, ánh sáng tự nhiên, ánh sáng của sự tưởng tượng, ánh sáng phản chiếu) chúng có những biểu hiện tương đối rõ ràng và phong phú.

Một phần của tài liệu Yếu tố hội họa trong thơ victo huygo (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)