Cách thức thể hiện ánh sáng

Một phần của tài liệu Yếu tố hội họa trong thơ victo huygo (Trang 51)

6. Bố cục

2.2.2.2Cách thức thể hiện ánh sáng

Các nguồn sáng trong thơ Huygô được thể hiện phong phú ở nhiều sắc thái cung bậc, có thứ ánh sáng dường như có thể nhìn bằng mắt thường như sự chói rạng của ánh mặt trời, sự êm dịu toả ra từ mặt trăng và những ngôi sao đêm. Ngay trong cách thức thể hiện ánh sáng mặt trời, Huygô cũng nhìn ngắm mô tả ở nhiều khoảnh khắc khắc nhau: ánh mặt trời mới ló rạng được cảm nhận khác so với ánh mặt trời đã ngả về chiều.

“Nó chói vàng những trang viền cổ Phủ trong nhiều tán lá cuối chiều …..

Tất cả sẽ đi! Mặt trời

Như một quả hợp kim bị đẩy Vào những bếp lò đỏ ấy”

(Mặt trời lặn)

Khác với sự yên ả của ánh chiều trong buổi hoàng hôn mà ta tựa cửa ngắm trông.

“Hoàng hôn đang xuống đó Tựa cửa, ta ngắm trông”

Huygô đã thể hiện niềm hạnh phúc, vui sướng của gia đình khi đón chào một sinh linh bé bỏng, đứa nhỏ xuất hiện như ánh bình minh sáng và dịu êm, soi tỏa tâm hồn bao con người sau những tháng ngày ưu tư, sầu muộn.

“Nếu bình minh lóe lên như đèn pha sáng rực

Cái ánh sáng trên cánh đồng đánh thức

Tiếng chuông và tiếng chim

Thì bé ơi! Bé chính là bình minh và hồn ta là cánh đồng bát ngát”

(Khi bé hiện ra, Vũ Quần Phương dịch) Người ta luôn cảm thấy được ánh sáng ngập tràn trong thơ Huygô là nhờ thủ pháp quen thuộc ông thường sử dụng trong xây dựng hình ảnh thơ là đặt ánh sáng bên hệ thống từ ngữ chỉ bóng tối, đêm đen, hai yếu tố đó thông qua nhau càng nổi bật hơn. Huygô vốn là một hoạ sĩ đã vẽ hơn 2000 bức tranh nên cách thức thể hiện ánh sáng bóng tối với Huygô là điều không khó. Ông mang vào thơ ca của mình những mảng màu sắc những chùm sáng tối đa dạng…

Hai yếu tố ánh sáng và bóng tối trong một bài thơ nó không hề phủ định nhau mà ngược lại nó làm thành một thể thống nhất, bóng tối có thể làm mờ ánh sáng, nhưng ánh sáng có thể xuyên qua bóng tối, chúng bổ sung cho nhau cùng làm nổi bật hình tượng trong thơ.

“… Dưới mái những cây buồm Trong bóng tối che anh,

Khi mắt anh như thể

Thu nhặt về tất thảy ánh sáng những vì sao…”

(Chiều trên biển)

Đối với Huygô không có một cách thức, khuôn khổ nào được ông đặt ra cho những sáng tạo nghệ thuật của mình. Việc ánh sáng màu đỏ không nhất

thiết là màu của chúa tể (như quan niệm của người phương Tây) nó có khi là màu của tâm hồn của cảm xúc đau thương, màu xanh không nhất định là màu của hy vọng nó có khi chỉ là một sắc xanh thanh thản trong lòng người… Ánh sáng cũng vậy, không có quy ước nào trong thơ Huygô cho rằng ánh mặt trời nhất thiết thuộc về nguồn sáng tự nhiên, có những khoảnh khắc thăng hoa tâm hồn rực rỡ như ánh sáng mặt trời…. “Huygô hoạ sĩ” bổ sung cho “Huygô nhà thơ” chứ không mang những cách thức, định lượng của hội hoạ mà đóng khung vào thơ. Sự linh hoạt, sáng tạo trong thiết lập quan hệ giữa hội hoạ và thơ ca vào những trang viết đã làm cho tác phẩm của Huygô giống một phức hợp của nhiều nghệ thuật, đọc thơ ta còn nhìn thấy được hình ảnh, hình tượng trong bài thơ đó có sắc diện ra sao, nhưng vẫn không mất đi sự lãng mạn, bay bổng của yếu tố thơ.

Cuộc sống thiên nhiên, con người qua đôi mắt của người nghệ sĩ Huygô được khám phá qua những phương diện mới lạ, và nhiều khi những điều đơn giản ít ai thấy được Huygô lại chỉ cho ta thấy nó kì diệu ra sao. Nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá về Huygô có một phương diện mà ông diễn đạt không ai bì kịp, là cái huyền bí của cuộc đời. Huygô có đôi mắt nhìn đặc biệt, độc đáo, là thấy nổi bật các hình khối, thấy đối lập tối và sáng, nhìn bằng tương quan mâu thuẫn. Về điều này thì có thể dễ thấy trong nhiều sáng tác cuả Huygô, lấy một ví dụ nhỏ như trong bài thơ “Biển đêm” người đọc có thể nhận thấy từ đầu tới cuối tác phẩm là bóng tối, là màu âm u đang bao trùm lên một cuộc đời những người thuỷ thủ trên biển.

“Ôi! Biết bao thuyền viên thuyền trưởng Buổi ra đi vui sướng đường xa

Cuối chân trời u ám đã thành ma Đã biến mất đau đớn số phận

Biết bao đã chết rồi, lái bạn

Cơn cuồng phong cuốn sạch trang đời Còn ai hay hỡi người xấu số

Giữa mênh mông thi thể về đâu ………..

Thời gian qua dần phủ bóng đen ...

Ôi! Đâu hết những người thuỷ thủ Chìm trong đêm bi thảm đời người”

Trong “ Biển đêm” không một lần nhắc tới ánh sáng, nhưng ta vẫn cảm nhận được niềm tin niềm hy vọng khi có ít nhất là một người biết đến những khổ đau bất hạnh của đời người thuỷ thủ, đó là ánh sáng phát ra từ tâm hồn biết cảm thông, yêu thương con người của Huygô.

Nhà thơ Bôđơle viết (1861): “Huygo là người có năng khiếu nhất, là người rõ rệt chọn để diễn đạt bằng thơ điều mà tôi gọi là sự huyền bí của cuộc đời…không nghệ sĩ nào cảm thông bao la bằng ông có tài liên hệ với những sức lực của cuộc sống vũ trụ bằng ông, sẵn sàng luôn luôn lặn tắm vào giữa thiên nhiên như ông. Không những ông diễn dạt sáng rõ, ông dịch đúng nguyên văn dòng chữ sáng sủa rõ ràng, mà ông còn diễn đạt được với một sự âm u cần thiết cái gì là tối tăm khó hiểu và mới hé ra một cách mơ hồ bàng bạc”[14, 23].

Quá trình xây dựng hình tượng trong thơ Huygô được khởi nguồn từ thủ pháp đối lập tương phản là sự đồng hiện cả ánh sáng - bóng tối trong cùng bài thơ: hai yếu tố thống nhất với nhau cùng kết hợp với các yếu tố khác (màu sắc, kĩ thuật làm thơ) cũng làm nên cho sự nổi bật của hình ảnh, hình tượng của tác phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Yếu tố hội họa trong thơ victo huygo (Trang 51)