Nghĩa thể hiện của đường nét

Một phần của tài liệu Yếu tố hội họa trong thơ victo huygo (Trang 73)

6. Bố cục

2.2.4.2 nghĩa thể hiện của đường nét

Đường nét, màu sắc hay ánh sáng, bất kỳ yếu tố nào được người nghệ sĩ sử dụng nó đều mang dụng ý nghệ thuật nhất định.

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu và nhận thấy rằng đường nét trong thơ vốn là thứ không thể nhìn bằng thị giác, thế nên ý nghĩa của nó ra sao thì phải phụ thuộc nhiều vào cảm nhận của mỗi người khi phát hiện ra nó trong bài thơ. Nếu như trong hội hoạ, người ta sẽ căn cứ vào đường nét vẽ thế nào để từ đó dễ nhìn ra ý nghĩa : đường thẳng đứng tượng trưng cho sự sống động, đường nằm thẳng ngang tượng trưng cho cái chết sự tĩnh lặng, đường chéo góc mang lại cảm giác về những điều bất ngờ, trong khi đó đường cong thì gợi sự duyên dáng, bay bướm và đường gãy cảm giác về sự tan vỡ thay đổi. Nhưng trong thơ, người ta có thể thấy cái “khúc khuỷu” của con đường, cái

mảnh khảnh”của dáng người mà lại không thể biết được một cách chính xác

tuyệt đối về nó.

Hay nói cách khác thì đường nét trong thơ Huygô nói riêng và đường nét trong thơ nói chung có ý nghĩa là hoàn thiện hình tượng, hoàn chỉnh bức tranh ngôn từ, đường nét kết hợp với các yếu tố khác làm nên sự hài hoà cho bức tranh, nổi bật đối tượng mà người nghệ sĩ đã xây dựng. Chỉ một vài đường nét về ngôi nhà “không lửa đèn mà trông rõ mái nhà rơm”, dáng hình của bốn đứa trẻ nhỏ và nét môi người chết nhếch một nụ cười ảm đạm, Huygô đã nói lên cái nghiệt ngã của cuộc sống nghèo khổ của người dân lao động, dù họ đã cố hết khả năng của mình để mưu sinh nhưng thần đói, những cực nhọc từ công việc vất vả đã khiến họ phải gục ngã. Huygô bày tỏ lòng cảm thương với những số phận đáng cay, thiệt thòi.

Trên chiếc chõng một thây người sõng sượt Nhà như mộ. Hồn ma phảng phất

Không lửa đèn mà trông rõ mái nhà rơm Bốn trẻ em trầm mặc, bốn cụ non

Môi người chết nhếch một nụ cười ảm đạm Tựa chút nắng nhìn trong sương mù xám”

(Điều trông thấy một ngày xuân_ Nguyễn Trác dịch) Trong thơ Huygô, ông thường dành rất nhiều trang viết tình cảm cho hai cô con gái, cho những người cháu và đặc biệt là những em nhỏ gặp nhiều bất hạnh trong cuộc đời. Chúng ta chắc không thể nào quên bức chân dung về cuộc đời của em bé bên bức tường sạm đen, hoang vắng trong bài “Em bé” ,

hay hình ảnh em nhỏ bị đạn bắn vào đầu trong “Chuyện nhớ lại đêm mùng

bốn” đãkhiến bao người không khỏi đau xót, thêm lòng căm phẫn chiến tranh

khắc nghiệt đã cướp đi cuộc sống con người lương thiện,…và đây nữa hình ảnh của một em gái nhỏ đang phải gồng mình để kiếm sống, gợi trong lòng người bao cảm xúc xót xa, những con người bé nhỏ nhưng lại mang trong mình sức mạnh tinh thần lớn lao.

“Em gái da sạm đen, răng trắng Cánh tay bé nhỏ quắp sau lưng Kéo lê run rẩy một bó củi

Dịu dàng, em, chiếc bóng của hãi hùng”

(Em bé lượm củi)

Có thể nhận thấy rằng không có đường nét người ta sẽ không thể hình dung được đối tượng người nghệ sĩ xây dựng và tư tưởng người nghệ sĩ muốn gửi gắm là gì. Cũng như không có cái “thoai thoai, nghiêng nghiêng” thì liệu có ai biết dáng hình của con đường, ngôi nhà như thế nào, không có cánh tay

những vất vả mà em nhỏ phải chịu,… Đường nét đóng vai trò quan trọng giúp người tiếp nhận định hình đối tượng được rõ ràng hơn.

2.3. Sự cân đối hoà hợp của các yếu tố hội hoạ tạo nên những bức tranh sống động.

Điều quan trọng và cái đích cuối cùng của người hoạ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật là tạo ra được những bức tranh sống động. Bức tranh chính là sản phẩm cao nhất của sự phối hợp hài hoà các yếu tố màu sắc, đường nét, ánh sáng, không gian,…

Trong thơ Huygô ta thấy các yếu tố hội hoạ được vận dụng đa dạng và kết hợp rất sáng tạo, hiệu ứng của việc kết hợp đó đã tạo nên nhiều bức tranh sinh động về thiên nhiên, con người, cuộc sống, xã hội.

2.3.1. Những bức tranh về thiên nhiên, con người.

Các bài thơ của Huygô luôn có sự phối kết của những yếu tố hội hoạ nên tương ứng tạo ra được vô số những bức tranh và thiên nhiên, con người luôn là những đối tượng được Huygô rất quan tâm.

Huygô yêu thiên nhiên một cách say mê, mỗi trang thơ thiên nhiên luôn được đan cài với con người, tâm hồn thi nhân,…tạo vật hữu tình và cũng vô tình, một nhà thơ phải nói được tới hai mặt ấy mới là sâu sắc. Vạn vật biến chuyển, cảnh trời đổi thay… nhưng con người và cụ thể như chàng Ôlanhpiô trong thơ Huygô lại suy nghĩ: ca ngợi cái hiện tượng “kỉ niệm” trong tâm hồn con người, quá khứ sống lại và tôn lên, con người với tâm trí của mình chiến thắng những sự vật chóng qua và thiên nhiên hờ hững. Thiên nhiên gắn với những kỉ niệm về một thời đã qua:

“Đã thế thì hãy quên chúng tôi đi; ngôi nhà: khoảng vườn,

Cỏ, hãy lấp thềm xưa ! Gai, phủ vết chân mờ!

Chim cứ hót! suối cứ tuôn! Cành cứ toả!

Những kẻ các bạn quên sẽ không quên các bạn bao giờ!”

(Nỗi buồn của Ôlanhpiô)

Cái hữu tình, vô tình và cái vô hình, hữu hình của thiên nhiên chính là điểm hấp dẫn đã lôi cuốn tâm hồn Huygô. Trong Huygô thiên nhiên luôn đẹp và giàu xúc cảm, nó đẹp tới độ chỉ qua những nét vẽ bằng ngôn từ mà dường như ta có thể nhìn ngắm được chúng. Những bức tranh đẹp mĩ lệ về buổi

chiều trong đẹp với ánh mặt trời chói vàng:

“Tôi yêu chiều trong đẹp, tôi yêu Nó chói vàng những trang viền cổ Phủ trong nhiều tán lá cuối chiều Hay mù sa trải dài ánh lửa

Hay tia sáng vỗ giữa trời xanh”

Một bức tranh ngập tràn ánh sáng, màu sắc rực rỡ tạo nên cái trang trọng, cổ kính bao trùm lấy vạn vật trong ánh nắng chiều chói vàng, đắm chìm trong không khí mát lành của “chiều trong đẹp”. Ở trong bài thơ “Mặt trời lặn”

mỗi khổ thơ Huygô lại cho chúng ta chiêm ngưỡng một bức tranh với các sắc thái khác nhau về cảnh “mặt trời lặn”.

“Hãy nhìn trời, trăm đám mây trôi Dồn trên cao khi vừa thổi gió

Chúng cụm bao dáng hình không rõ Dưới mây một ánh chớp nhạt phai

Như trong không gian một vị thần khổng lồ Vút thanh kiếm thép bạt mây mờ”

Hay có khi ánh mặt trời có khả năng diệu kỳ làm thay đổi những giá trị bình thường, từ mái lều gianh trở thành cung điện nguy nga đang trải dài giữa bãi cỏ xanh:

Mặt trời qua mây chói rạng Đôi khi chiếu mái một lều gianh

Biến thành chóp cung điện mong manh Hay giành chân trời với mù lai láng Hay rơi lả tả bãi cỏ xanh

Chia cắt nó thành những mảnh hồ đầy nắng”

Mặt trời lặn với ánh sáng rực rỡ mang đến cho Huygô một cảm nhận độc đáo, thú vị khi liên tưởng nó với hình ảnh con cá sấu khổng lồ.

Rồi ta thấy trong trời sạch trong Đeo con cá sấu lưng vằn rộng Với đủ ba hàng răng đầy mọng Trên bụng nó nắng chiếu thong dong Dưới lưng, trăm quầng mây rực lửa Như những đám mây vàng tua tủa”

Dời những liên tưởng thú vị, Huygô lại đưa ta đến với một bức tranh khác không chỉ được nhìn ngắm cảnh vật mà còn như thể thấy được biến chuyển sống động của nó. Thiên nhiên có lẽ chỉ lặng trôi và con người ít ai biết được nó đẹp nhường nào, cuộc sống sinh ra những người nghệ sĩ tài ba cũng như Huygô, chính họ đã giúp ta thấy được cái vẻ đẹp tiềm ẩn của thiên nhiên. Ánh mặt trời khi ta ngắm liệu có thể đẹp và hình ảnh như Huygô đã chỉ cho ta không, hay nó chỉ là một hình thức chiếu sáng thường ngày. Huygô đã khơi gợi những rung cảm trong lòng người và mách cho ta thấy thiên nhiên quanh ta tươi đẹp, hãy ngắm nhìn và yêu nó nhiều hơn.

Khí trời lay chuyển

Ngôi lầu của mây bị tan biến Nó vỡ ra những mảng điêu tàn Nó rải loạn trời chỏm đỏ

Lửng lơ chóp nhọn trên đầu mình Như những dãy núi xa lật ngửa” * * * * Đám mây chì, đồng, vàng, sắt thép Trong đó bão tố, sấm trời, cây nước Ngủ say với tiếng nhỏ thì thào Chúa trời treo chúng trên tầng cao

Như người thượng võ mắc lên tường vách Những mảnh rền vang của áo giáp”

Tám khổ thơ trong bài “Mặt trời lặn” là tám bức tranh thiên nhiên với sắc vẻ đẹp đẽ, sống động riêng như những mảnh ghép của bức tranh tổng thể về cảnh mặt trời sắp lặn, đó là “Những bức tranh tuyệt vời nhìn thấy được

làm ta suy nghĩ” (Saclơ Nôdiê).

Có những bức tranh mà ta nhìn ngắm lại phải lặng người đi trong xót xa là khi chiến tranh đi qua “Tất cả điêu tàn tang tóc”

Siô, đảo bồ đào, nay chỉ là ghềnh đá âm u Siô xưa rợp bóng những bụi bờ

Siô xưa cao lớn, rừng cây in đáy nước In hình bóng núi đồi, lâu đài,…”

Bức tranh thiên nhiên về Siô đẹp hùng vĩ, giờ đây chỉ còn là quá khứ

tất cả là hoang vắng” giữa thiên nhiên “ghềnh đá âm u” bên “bức tường

đen sạm” có bóng hình “cô đơn, hờn tủi” của em nhỏ với đôi mắt biếc bị

u chỉ còn lại em với “đôi chân trần trên đá sắc” gợi lên trong lòng người đọc những xót xa, cảm thương, mong sao cho mau qua đi những tháng ngày kinh hoàng này để có thể.

“ Trên mặt em như trời nước trong xanh

Muốn cho trong màu xanh từ giọt lệ bất bình Loà ánh chớp của vui đùa và hớn hở

Muốn cho mái đầu vàng ngẩng lên không ủ rũ”

Huygô luôn dành những vần thơ ấm áp tình thương yêu cho nhưng trẻ nhỏ bất hạnh, nói về chúng với niềm xót thương sâu sắc, thể hiện sự đồng cảm cho những khổ đau mà em gặp phải. Ông ao ước nghèo đói, chiến tranh mau qua đi để cho bao trẻ em được sống trong niềm vui, hạnh phúc, nỗi lòng đó được Huygô nhắc tới trong nhiều bài thơ “Em bé”, “Em bé lượm củi”, “Chuyện nhớ lại đêm mùng bốn”, “Trên chiến lũy”,…

Trong thơ Huygô những bức tranh luôn là sự lồng ghép của cảnh sắc thiên nhiên với hình ảnh con người tạo sự hài hòa, sống động. Những bài thơ của Huygô còn mang cho ta niềm hân hoan được say đắm trong tình yêu thương, thiên nhiên con người đều ánh lên niềm vui sướng. Nhìn ngắm hai người con gái của mình lòng Huygô trào dâng hạnh phúc, từ tình cảm của người cha, Huygô đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, sáng trong, thơm hương mà nhân vật trung tâm là hai con gái yêu của ông đang hoà mình với cảnh vật rộn ràng, tươi sáng.

“Tranh tối tranh sáng của buổi chiều buông mát Một giống như chim thiên nga, một giống như bồ câu Cùng đẹp và cùng vui vẻ, dịu hiền sao!

Ở mé vườn trên chị cùng em

Cơn gió đẩy khiến hoa nghiêng mặt Cúi nhìn hai cô say đắm sững sờ,

Một đàn bướm ngừng bay chiêm ngưỡng”

Không chỉ ánh mặt trời mới có thể làm nên sự rực rỡ, không chỉ tình cảm cha con mới mang lại cảm giác bình yên, hạnh phúc. Nhưng bức vẽ của

Đêm tháng sáu” vẫn đẹp, vẫn làm ta phải” mắt khép lại, tai thầmnghe tiếng

động”, “chỉ ngủ một giấc hờ pha lê” để cảm nhận được hương vị ngọt mát

của đất trời.

“Giữa mùa hè, khi ngày tàn, xa rộng Cánh đồng hoa hương ngào ngạt đê mê

Sao trong hơn bóng đêm dường nhẹ lướt Dưới vòm sao nửa sáng tối chơi vơi Và êm ái bình minh chờ đến lượt Như đêm thâu thơ thẩn ở chân trời”

(Đên tháng sáu_ Huy Cận dịch )

Tình yêu của Huygô đối với thiên nhiên con người không chỉ dừng lại ở việc sử dụng nhiều từ ngữ bay bổng, gợi hình, mà ông còn thả lòng mình trôi theo những bước chuyển mình của thiên nhiên, đất trời. Tình cảm yêu mến với thiên nhiên được Huygô thể hiện trong hầu khắp các sáng tác nghệ thuật của ông từ thơ, kịch, tiểu thuyết.

Khi đọc tiểu thuyết “Những người khốn khổ” chắc chúng ta chưa thể nào quên được những số phận đáng thương như Phăngtin, Giăngvangiang, Côdét,…những cuộc đời bất hạnh đầy đắng cay, có lẽ ta cũng chưa thể quên những bức tranh thiên nhiên ban mai tươi đẹp như ở khu vườn Luychxămbua đẹp huyền thoại : “Cây lá vừa tắm mưa xong đang được mặt trời lau ráo, lúc

đó nó vừa tươi mát vừa ấm áp nước tràn trề dưới gốc mặt trời ấp lánh trong hoa, vườn cây đồng cỏ trở thành những bình hương hoa toả muôn mùi hoa

ngào ngạt”, khu vườn hiện lên một cách nên thơ, biến hoá kiêu sa và rực rỡ,

nơi khởi đầu cho mối tình đẹp lãng mạn của Mariuytx và Côdet

Nếu khu vườn ở Luychxambua là khúc dạo đầu cho mối tình lãng mạn thì khu vườn phố Pơluyme là nơi chứng kiến những giai điệu đắm say nhất. Nó mang một sức sống thiêng liêng tôn nghiêm không gì cản nổi: “Cây to cúi xuống gai dại, gai dài trườn lên cây to, cỏ mọc leo lên, cành lá nghiêng xuống... Thân cây, chạc bé, lá dây, chùm, tay, nhánh, gai quấn quýt với nhau chằng chịt xuyên vào nhau hoà hợp nhau lẫn lộn”. “Đó là xứ sở của cỏ dại, là nơi hội hè huy hoàng của hoa đinh hương, của bướm trắng, là thế giới của mùi hương và ánh sáng. Và trong rẻo đất mấy chục thước vuông nay, dưới con mắt hào hùng của muôn cây cỏ ôm nhau khăng khít để thể hiện và ngợi

ca tình bác ái thần bí tượng trưng cho chủ nghĩa bác ái ở loài người”[8, 563]

Thiên nhiên không chỉ tươi đẹp mà nó còn hàm chứa nội dung khủng khiếp và đe doạ, trong khu vườn Luychxambua bên cạnh vẻ đẹp huyền thoại thì nó còn chứng kiến hoàn cảnh đáng thương của những đứa trẻ nhỏ: “Khóm cây , luống cảnh trao đổi hương hoa và tia sáng, ánh nắng buổi trưa làm cho cành lá điên say, đang như tìm nhau để ôm ấp. Trong tán lá mấy cây sung, chích choè huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ bửa mỏ lách cách trên vỏ. Ở đâu cũng là niềm vui tươi, duyên dáng… Đời thơm ngát, vạn vật đều nói lên các ý thơ ngây, đoàn kết, dịu dàng, âu yếm vạn vật vuốt ve mơn trớn, vạn vật trong sáng như bình minh. Trong lúc đấy hai đúa trẻ đang cô đơn. Ánh sáng vẫn chan hoà trong vườn Luychxambua trăn trở và thưa thãi nhựa ngọt, mùi thơm và khí ấm, cuộc sống tràn trề… ánh sáng tuôn trào thừa thãi, tia sáng chiếu qua phản lại như mắc cửa từ trên không đỡ

Những bức tranh thiên nhiên trong thơ của Huygô luôn chứa đựng nhiều nôi dung rộng lớn thể hiện những suy cảm của ông về con người, về cuộc đời này, thông qua thiên nhiên ông bày tỏ tư tưởng và lòng nhân đạo. Thiên nhiên được Huygô miêu tả ở nhiều trạng huống khác nhau, có thiên nhiên tươi sáng, u tối,… Còn nhân vật dành được nhiều quan tâm của Huygô là những em nhỏ bất hạnh, hai người con gái yêu và các cháu của mình, ngoài ra là những con người gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống,…

2.3.2. Những bức tranh về cuộc sống, xã hội.

Victo Huygô được biết tới là hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn tích cực, giá trị thơ ông không chỉ nằm ở khả năng sử dụng ngôn từ một cách điêu luyện, mà còn ở tầm nhìn sâu rộng về cuộc sống và xã hội

Hiện thực cuộc sống được ông nhìn bằng đôi mắt, cảm bằng tâm hồn và thể hiện nó qua những trang viết. Các khía cạnh của cuộc sống được biểu hiện ở nhiều phương diện trong thơ ông: Từ cảnh lao động của người nông dân vào

Một phần của tài liệu Yếu tố hội họa trong thơ victo huygo (Trang 73)