Tạo dựng không gian trong thơ V.Huygô

Một phần của tài liệu Yếu tố hội họa trong thơ victo huygo (Trang 62)

6. Bố cục

2.2.3.2Tạo dựng không gian trong thơ V.Huygô

Như đã tìm hiểu về các chiều kích không gian trong thơ Huygô và nhận thấy rằng chúng rất đa dạng.

Dù là màu sắc, ánh sáng hay không gian cũng đều được Huygô xây dựng bằng một thủ pháp nghệ thuật truyền thống của ông là tương phản, đối lập để làm đối tượng nổi bật hơn. Theo khảo sát của nhà nghiên cứu Đào Duy Hiệp về nhưng từ ngữ chỉ không gian đối lập trong thơ Huygô ở 82 bài thơ trong bài viết về Huygô trên “Tạp chí văn học nước ngoài”[tr.119, 120. Số 2- 2002, NXB Hội nhà văn] thì có tỉ lệ sau: số lượng từ chỉ “bầu trời” là 252 từ gấp đôi số chỉ về “mặt đất” là 124 từ, “mặttrời’ là 84 từ thì gấp bốn lần số từ

chỉ “mặt trăng”có 19 từ, tổng số của “núi, rặng núi” gấp đôi tổng số của

những từ chỉ “đồng ruộng, bình nguyên”, “đại dương, biển” bằng ½ “bầu

trời”,… Dù rằng các chiều kích không gian rất đa dạng trong thơ Huygô

nhưng nó có khuynh hướng hướng thượng. Huygô thường hướng cái nhìn lên cao, cái lớn lao, ánh sáng ban ngày nhiều hơn, thuộc về dương tính, về hành động, nói về không gian cũng là nói tới thời gian “bầu trời xanh, mặt trời”

ứng với ban ngày, còn ban đêm là thời gian nghỉ ngơi hoặc làm việc khác vì thế những từ chỉ “mặt trăng, trăng” xuất hiện ít hơn.

Thơ ca không chỉ thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật của Huygô mà nó còn là nơi để ông bày tỏ lòng mình. Trái tim Huygô hướng đến những cái lớn lao, tiến bộ, đặt mọi sự kiện, con người trong thế đối lập rõ ràng để ngợi ca hay phê phán.

Một phần của tài liệu Yếu tố hội họa trong thơ victo huygo (Trang 62)