Những chiều kích không gian trong thơ V.Huygô

Một phần của tài liệu Yếu tố hội họa trong thơ victo huygo (Trang 59)

6. Bố cục

2.2.3.1Những chiều kích không gian trong thơ V.Huygô

Thơ Huygô nhìn chung là dài, có ít bài một trang, thường là vài trang như bài: “Em bé”, “Mặt trời lặn”, “Chiều trên biển”, “Nỗi buồn của Ôlanhpiô”, “Chuyện nhớ lại đêm mùng bốn”, “Ca khúc”, “Điều trông thấy một ngày xuân”, “Budơ ngủ”, “Chuyện hôn nhân của Rôlăng”,…

Thơ của Huygô hùng hồn “ngàn giọng”, mỗi bài thơ như một lời đối thoại với chính mình và nhân loại. Nhiều bài thơ giống như một “câu

chuyện”, có nhân vật, có đối thoại, hỏi đáp. Thơ Huygô là thơ “hành động”,

nhà nghiên cứu về Huygô, Jean Gaudon, đã cố tình sắp xếp một vài bài thơ lẫn ở tập sau lên tập trước và tìm thấy ở chúng sự vang vọng, tiếp nối liên tục của thi pháp thơ Huygô trong nhiều thời kì khác nhau. Tìm hiểu về yếu tố hội hoạ trong thơ Huygô dù trật tự sắp xếp có thế nào thì một thực tế không đổi là các yếu tố đó luôn hiện hữu với tần số dày. Xem xét riêng ở khía cạnh không gian thì trong thơ của Huygô không gian bao la, lớn lao, khoáng đạt như bản thân hình tượng được thể hiện.

Một không gian cao lớn, khoáng đạt bao trùm bên trong sắc màu, ánh sáng rực rỡ là cảm giác thường thấy trong thơ Huygô. Trong cuộc sống thực tế khi nói tới không gian người ta sẽ hình dung ngay ra những khoảng cách như : gần, xa, cao, rộng, trên, dưới,…những chiều kích đó cũng bắt gặp trong thơ Huygô nhưng chỉ khác là nó đã được “nghệ thuật hoá” phục vụ cho ý đồ sáng tạo của tác giả. Hệ thống những từ ngữ chỉ không gian ta thường gặp trong thơ của Huygô : mặt trời, bầu trời, núi, rặng núi, chân trời, mặt đất, biển, đại dương, mặt trăng, rừng, đồng ruộng, cánh đồng,..

Người ta có thể cảm nhận được thiên nhiên đẹp và ánh sáng rạng rỡ phần nhiều là bởi quang cảnh đó được đặt trong bầu không gian khoáng đạt, nó mở rộng cho tầm nhìn của người tiếp nhận. Trong bài thơ “Mặt trời lặn” tác giả đặt điểm nhìn trong một bầu không gian trải rộng từ đó chiêm ngưỡng cảnh vật ở nhiều góc độ khác nhau, khi nhìn từ xa để cảm thấy.

“ Tôi yêu chiều trong đẹp, tôi yêu Nó chói vàng những trang viền cổ Phủ trong nhiều tán lá cuối chiều…”

Đưa tầm mắt lên cao hơn tác giả chỉ cho ta thấy không gian kia cao đẹp đến nhường nào với dáng hình huyền ảo của áng mây trôi trong ánh chiều trong đẹp.

“Hãy nhìn trời, trăm đám mây trôi Dồn trên cao khi vừa thổi gió

Chúng cụm bao dáng hình không rõ…”

Dù ánh mặt trời đã tắt, khi màn đêm đã buông xuống thì trong thơ Huygô vẫn luôn cho ta cảm nhận về một bầu không gian rộng mát và trải dài tít tắp, đưa tâm hồn con người trải theo những hư vô của bầu trời cao rộng.

“…Sao trong hơn, bóng đêm dường nhẹ lướt Dưới vòm cao nửa sáng tối chơi vơi,

Và êm ái bình minh chờ đến lượt Như đêm thâu thơ thẩn ở chân trời”

(Đêm tháng sáu)

Hay không gian cao rộng của bầu trời đêm ngàn sao đã thức tỉnh lòng người qua cơn gió se lạnh, nhân vật trữ tình đã choàng giấc ngủ cảm nhận được màu sáng trắng huyền ảo, lung linh, diệu kỳ của vũ trụ trên cao.

“Đêm tôi mơ ngủ thiếp bên bờ cát Cơn gió rùng mình lạnh tỉnh giấc mơ

Mở mắt cuối trời sao hôm tít tắp

Long lanh màu sáng trắng huyền ảo…”

(Ngôi sao_ Khương Hữu Dụng dịch)

Còn trong bài thơ “Tháng năm đầy hoa” không gian đã được Huygô nghệ thuật hoá để thổ lộ những suy tư của mình về cuộc sống tươi đẹp, ngọt ngào. Huygô dường muốn nhắn nhủ cuộc đời tươi đẹp đến vậy, hãy nhìn những hàng cây xanh mát, những con đường trải đầy hương xuân, hãy xem ánh trăng tỏa bóng êm đềm bên hồ trong mát,…Ta hãy để tâm hồn phiêu cùng gió trăng, đừng phủ bóng râm lên cuộc đời mình.

Vì tháng năm đầy hoa gọi nhắn

Em hãy để tâm hồn trộn lẫn

Với đồng, với rừng, với bóng mát toả êm Với ánh trăng bên hồ nước êm đềm Con đường nhỏ tiếp theo con đường lớn Và không khí mùa xuân chân trời mở rộng…”

Không gian không chỉ cao rộng, khoáng đạt khi tầm nhìn rộng mở, nó vẫn bao la dù rằng chỉ nằm trong đôi mắt nhỏ bé của con người. Chính trái tim, suy tưởng của lòng người có thể biến đổi cả bầu không gian, không gian đó cao rộng hay chật hẹp phụ thuộc khá nhiều vào tâm trạng, tinh thần chủ thể trữ tình.

“… Dưới mái những cây buồm Trong bóng tối che anh,

Khi mắt anh như thể

Thu nhặt về tất thảy ánh sáng những vì sao…”

Việc thể hiện không gian trong thơ Huygô là đa dạng, không giới hạn một chiều kích nào cả và chúng đều có chung điểm là không bị bó hẹp, hầu hết đều rất hùng vĩ, rộng lớn.

Một phần của tài liệu Yếu tố hội họa trong thơ victo huygo (Trang 59)