1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật natasa rôxtôva trong tiểu thuyết chiến tranh và hoà bình của l tônxtôi

62 2,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 394,43 KB

Nội dung

Khrapchencô trong cuốn L.Tônxtôi – nhà nghệ sĩ đã làm nổi bật sự khác nhau về phương pháp điển hình hoá giữa Puskin – nhà thơ đầu thế kỷ XIX và Tônxtôi - nhà văn nửa cuối thế kỷ: “Nếu P

Trang 1

“nghệ sĩ vĩ đại”, là “người khổng lồ”, là “nhà văn vô song trên toàn châu

Âu”, là “tấm gương phản chiếu cách mạng Nga” (Lênin) Cống hiến lớn nhất của nhà văn trong nghệ thuật toàn nhân loại là khám phá những bức tranh nội tâm sinh động, phong phú đến kì diệu ở mỗi con người Khám phá

được tâm lý con người, Tônxtôi đã góp phần sáng tạo của mình vào nhận thức quy luật cuộc sống xã hội và mở ra những viễn cảnh rộng lớn đối với việc phát triển nền nghệ thuật hiện thực tiến bộ

Trong hơn 60 năm cầm bút và lao động sáng tạo nghệ thuật, L.Tônxtôi đã để lại một di sản văn học đồ sộ với hàng trăm truyện ngắn, kịch, khảo cứu, văn chính luận và đặc biệt là rất nhiều tiểu thuyết Nhắc đến

tiểu thuyết của L.Tônxtôi không thể không nhắc đến Chiến tranh và hoà bình – kiệt tác đã góp phần làm cho L.Tônxtôi trở thành “sư tử của văn học

Nga” Nó là cuốn tiểu thuyết sử thi – tâm lý được đánh giá là “tác phẩm

hạng nhất” (Flôbe), “tác phẩm vĩ đại nhất thế kỷ XIX” (Gorki) Chiến tranh

và hoà bình là cuốn tiểu thuyết thể hiện rõ nét nhất biệt tài miêu tả tâm lý

nhân vật của L.Tônxtôi

Cùng với các nhân vật Kutudôp, Pie, Anđrây, Natasa là biểu hiện lý tưởng của L.Tônxtôi về những con người đẹp, chân chính Natasa là “tấm gương phản chiếu tâm hồn của người Nga”, thể hiện tinh thần và phong cách Nga Nàng là hình tượng có vị trí đặc biệt quan trọng trong tác phẩm Vì vậy nghiên cứu về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật Natasa là nghiên

Trang 2

cứu về một phương diện quan trọng trong tiểu thuyết Chiến tranh và hoà bình

1.2 Lý do sư phạm

L.Tônxtôi là một trong số những tác giả văn học nước ngoài được

đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông Cụ thể là, sách giáo khoa văn học nước ngoài lớp 11 có dành một số trang để viết về tiểu sử, cuộc đời và

sự nghiệp sáng tác của L.Tônxtôi Đồng thời, sách còn tóm tắt tiểu thuyết

Chiến tranh và hoà bình và trích giảng đoạn “Hai tâm trạng” Đó là đoạn

văn miêu tả sự thay đổi tâm trạng của nhân vật trung tâm – Anđrây Bôncônxki trước và sau khi gặp Natasa Natasa chính là cơn gió mát lành

đem lại sức sống, niềm tin và hạnh phúc cho Anđrây.Vì vậy, nghiên cứu về

“Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật Natasa Rôxtôva” chính là cơ sở giúp giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tâm trạng Anđrây qua đoạn trích

“Hai tâm trạng”

Vì những lý do trên mà chúng tôi quyết định chọn đề tài “Nghệ thuật

miêu tả tâm lý nhân vật Natasa Rôxtôva trong tiểu thuyết Chiến tranh và hoà bình của L.Tônxtôi”

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Những công trình nghiên cứu, bài viết về L.Tônxtôi ở Nga đã

được dịch sang tiếng Việt

L.Tônxtôi – “con sư tử của nền văn học Nga” cùng với cuốn sử thi vĩ

đại Chiến tranh và hoà bình mãi mãi giống như những ẩn số vàng mà tất cả

các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đều muốn giải mã Vì vậy, có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu đánh giá về công lao vĩ đại của nhà văn, khẳng định thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lý của L.Tônxtôi

trong Chiến tranh và hoà bình

V.Sclôpxki trong cuốn Lep Tônxtôi đã có những đánh giá rất cao về

nghệ thuật miêu tả tâm lý của L.Tônxtôi Ông cho rằng: “Sự phân tích tâm

Trang 3

lý “phép biện chứng tâm hồn” – của L.Tônxtôi mang tính chất đặc biệt Tônxtôi tách những động cơ chân chính của những hành động của con người ra khỏi lập luận ngôn từ lôgíc của chúng” [21, 461]

Khrapchencô trong cuốn Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học khẳng định: “Công lao lịch sử vĩ đại của L.Tônxtôi là ở sự kết

hợp hữu cơ cách phân tích tâm lý vô cùng tinh tế với lối tự sự anh hùng ca

có quy mô rộng lớn” [14,37] Khrapchencô trong cuốn L.Tônxtôi – nhà nghệ sĩ đã làm nổi bật sự khác nhau về phương pháp điển hình hoá giữa Puskin – nhà thơ đầu thế kỷ XIX và Tônxtôi - nhà văn nửa cuối thế kỷ:

“Nếu Puskin phản ánh những biến cố xã hội, những tính cách con người trong sự chân thật của chúng, xây dựng lối kể chuyện trên cơ sở tái tạo trực tiếp liên tục những thuộc tính điển hình của chúng, thì L.Tônxtôi lại thường khai thác những mối liên hệ phức tạp và những quan hệ tồn tại giữa hình thức bên ngoài của hiện tượng với nội dung bên trong của nó; giữa ngôn từ

và cảm xúc Điều đó không chỉ là một phương pháp sáng tạo mới tiếp cận với quá trình hiện thực mà còn là cách nhìn nhận hiện thực bằng những khía cạnh mới” [15,567-568]

Một trong những thủ pháp nghệ thuật độc đáo thể hiện tâm lý nhân

vật là độc thoại nội tâm Trong kiệt tác Chiến tranh và hoà bình L.Tônxtôi

đã phát huy tối đa hiệu quả của thủ pháp nghệ thuật này Vì vậy, Xabusôp

đã có nhận xét: “Nhà văn ít khi lý luận về nhân vật mà để chính nhân vật tự cởi mở tâm hồn cho người đọc, lôi cuốn người đọc nhập vào nội tâm nhân vật, hoà mình với nhân vật chốc lát hoặc lâu dài Do đó, độc thoại nội tâm trở thành một trong những thủ pháp phổ biến nhất trong nghệ thuật phân tích tâm lý của ông”

Trong tài liệu in Rônêô: L.N Tônxtôi qua giới phê bình Nga – trường

Đại học Sư phạm Hà Nội, nhà phê bình Sécnưsepxki đã khẳng định đặc

điểm tài năng của Tônxtôi: “Phân tích tâm lý có thể có nhiều khuynh hướng

Trang 4

khác nhau: nghệ sĩ này thì quan tâm nhiều hơn tới việc miêu tả các tính cách, nghệ sĩ khác thì chú ý đến ảnh hưởng của các quan hệ xã hội và các xung đột trong cuộc sống với các tính cách; nghệ sĩ thứ ba thì quan tâm hơn hết đến chính quá trình tâm lý, những hình thức, những quy luật của nó, quá trình biện chứng tâm hồn…” Hơn nữa, Sécnưsepxki cũng đã đoán trước

được xu hướng miêu tả tâm lý của nhà văn trên: “Bá tước Tônxtôi chú ý hơn cả đến việc sao cho một số tình cảm và ý nghĩ này phát triển từ những tình cảm, ý nghĩ khác Ông ham thích quan sát đến một tình cảm được nảy sinh

từ một tình huống hoặc một ấn tượng nhất định, lệ thuộc vào ảnh hưởng của hồi ức và sức mạnh của những sự phối hợp, của những trí tưởng tượng chuyển sang những tình cảm khác, rồi lại quay về điểm xuất phát trước rồi lại ngao du, đổi thay theo cả một chuỗi những hồi ức, quan sát xem một tư tưởng nảy sinh do cảm xúc đầu tiên, dẫn tới những tư tưởng khác, bị lôi cuốn đi xa hơn, kết hợp ước mơ với những cảm xúc thực tế, những ước mơ

về tương lai với những suy tưởng về hiện tại như thế nào” Sécnưsepxki gọi Tônxtôi là “bậc thầy duy nhất” trong việc “mô tả tài tình những hiện tượng khó nắm bắt của đời sống nội tâm luân chuyển lẫn nhau cực kỳ nhanh và hết sức đa dạng”

M.Gorki trong cuốn Bàn về văn học khi tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật trong Chiến tranh và hoà bình đã khẳng định:

“Dùng ngôn ngữ để tô điểm cho người và vật, đó là một chuyện Tả họ một cách sinh động tạo hình đến mức người ta muốn lấy tay sờ, như ta sờ mó

các nhân vật trong Chiến tranh và hoà bình của Tônxtôi lại là một chuyện

khác” [7,271]

2.2 Những công trình nghiên cứu, bài viết về L.Tônxtôi ở Việt Nam

L.Tônxtôi cùng với Chiến tranh và hoà bình - đứa con tinh thần quý

giá nhất của nhà văn không chỉ có sức hút mạnh mẽ đối với các nhà nghiên

Trang 5

cứu, phê bình Nga mà còn có sức hút kỳ lạ đối với các nhà phê bình trên thế giới đặc biệt là các nhà nghiên cứu, phê bình ở Việt Nam Cho đến nay, L.Tônxtôi là tác giả được đề cập đến trong khá nhiều giáo trình, công trình nghiên cứu, bài viết

2.2.1 Các công trình nghiên cứu

Năm 1986, cuốn chuyên luận đầu tiên ở Việt Nam L.Tônxtôi của

Nguyễn Trường Lịch ra mắt độc giả ở chuyên luận này, Nguyễn Trường Lịch đặc biệt quan tâm tới nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật của

L.Tônxtôi trong tác phẩm Chiến tranh và hoà bình Cụ thể, ông đã dành 41

trang trong chuyên luận để viết về vấn đề này Đúng như B.I Burxôp nhận xét: “Sức mạnh của nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa của Tônxtôi chính là sự xâm nhập của bản chất quá trình xã hội và quá trình tâm lý” Từ những phân tích các độc thoại nội tâm của nhân vật những giấc mơ như một mô típ nghệ thuật độc đáo, sự hoà quyện vào nhau không còn ranh giới giữa tâm hồn con người và thiên nhiên,… tác giả chuyên luận đã đi đến kết luận khoa học: “Phân tích tâm lý của Tônxtôi không có nghĩa là chẻ sợi tóc làm tư rồi ngụp lặn vào các chi tiết vụn vặt” mà là “một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc” [16,163] Đó là một kết luận chính xác, nghệ thuật tâm lý của Tônxtôi

chính là một sáng tạo đặc sắc làm nên sức sống lâu bền cho tác phẩm Chiến tranh và hoà bình

Trong cuốn Lý luận văn học (1996) Hà Minh Đức (chủ biên) – Nhà

xuất bản Giáo dục, L.Tônxtôi được nhắc đến nhiều lần với tư cách là nhà văn tâm lý bậc thầy thế giới và được đặt ngang hàng với những thiên tài bất

tử như: Sechxpia, Gơt,…

Trong cuốn Văn học Nga – sự thật và cái đẹp (2002) Nguyễn Hải Hà

- Nhà xuất bản Giáo dục, tác giả cuốn sách lại một lần nữa khẳng định tài năng nghệ thuật của L.Tônxtôi: “Tài nghệ độc đáo của Tônxtôi thể hiện trước hết và chủ yếu ở cách miêu tả tâm lý nhân vật”, “có thể miêu tả tâm lý

Trang 6

nhân vật theo nhiều hướng Có những người thậm chí miêu tả tâm lý một cách gián tiếp thông qua cử chỉ, điệu bộ, vẻ mặt, lời ăn tiếng nói… của nhân vật Có người lại chuyên chú theo dõi tác động của môi trường đối với tư tưởng, tình cảm của nhân vật hoặc phân tích theo lối giải phẫu một trạng thái cuối cùng của một quá trình tâm lý” [10,78] Riêng L.Tônxtôi lại khác,

ông “quan tâm nhiều hơn hết đến chính quá trình tâm lý, những hình thức, những quy luật của nó, phép biện chứng của tâm hồn” [10,79]

Trong cuốn Lịch sử văn học Nga (2003) – tác giả Đỗ Hồng Chung (

chủ biên) – chương “L.Tônxtôi” – Tác giả Nguyễn Trường Lịch đã cung cấp cho độc giả một cái nhìn toàn diện về bộ tiểu thuyết – anh hùng ca

Chiến tranh và hoà bình Ông khẳng định Chiến tranh và hoà bình đã trở

thành một “Iliat hiện đại”, một sáng tạo mới mẻ duy nhất của thể loại tiểu thuyết anh hùng ca không chỉ đối với văn học Nga mà còn văn học thế giới thế kỷ XIX, kể từ Hômer cho đến nay” [2,406] Tác giả Nguyễn Trường Lịch còn nhấn mạnh: “Cống hiến to lớn của nhà văn trong nghệ thuật toàn nhân loại là khám phá được những bức tranh nội tâm sinh động, phong phú

đến kỳ diệu của mỗi con người trong nhân dân Nga” Và để khám phá thế giới nội tâm đầy bí ẩn đó, L.Tônxtôi đã sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật như tả, kể, đối thoại, độc thoại … trong đó, độc thoại nội tâm được coi

là thủ pháp nghệ thuật độc đáo và hữu hiệu để làm nổi bật tính cách của nhân vật

Chuyên luận Thi pháp tiểu thuyết L.Tônxtôi của Nguyễn Hải Hà là một công trình khoa học nghiên cứu Chiến tranh và hoà bình từ góc độ thi

pháp học Tác giả đã dành 60 trang để viết về “biện chứng tâm hồn” của nhân vật, đề cập đến con người bên trong luôn “trôi chảy như dòng sông” Quan niệm về con người “trôi chảy” luôn biến chuyển của L.Tônxtôi chi phối rõ nét nghệ thuật thể hiện con người Từ việc xem xét kỹ các trạng thái, các quy luật tâm lý được thể hiện qua độc thoại nội tâm, đối thoại,

Trang 7

miêu tả chân dung,… của các nhân vật, tác giả chuyên luận đã đi đến kết luận: “Văn xuôi Tônxtôi, sáng tác của Tônxtôi là một bước tiến trong nghệ thuật toàn nhân loại” Ông cũng khẳng định: “Độc thoại nội tâm chính là một trong những thủ pháp hữu hiệu nhất giúp nhà văn phơi bày nội tâm nhân vật, miêu tả nó từ bên trong Nhà văn không chỉ miêu tả phố xá, nhà cửa, đồ dùng, áo quần, nét mặt, cử chỉ, lời nói của nhân vật mà còn đọc

được những ý nghĩ sâu kín trong lòng nhân vật, nhiềukhi những ý nghĩ này trái ngược với vẻ bề ngoài của nó” [11,125] Ngoài các biện pháp nghệ thuật chính như đối thoại và độc thoại, tả và kể, thì tác giả chuyên luận còn

đề cập đến các phương tiện nghệ thuật khác như: phong cách sáng tác, kết cấu tác phẩm, thời gian - không gian nghệ thuật, cá tính và vai trò người kể chuyện… Tóm lại, Nguyễn Hải Hà trong chuyên luận này đánh giá rất cao tài năng nghệ thuật của Tônxtôi – “bậc thầy về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật”

Như vậy, ở những công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã nêu ra

một số đặc điểm nghệ thuật đặc sắc nhất của tiểu thuyết anh hùng ca Chiến tranh và hoà bình Đặc biệt, các tác giả đi sâu vào việc phân tích nghệ thuật

miêu tả tâm lý nhân vật của Tônxtôi – một trong những tiền đề quan trọng giúp chúng tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài này

2.2.2 Các bài viết về L.Tônxtôi

L.Tônxtôi cùng với Chiến tranh và hoà bình – cuốn tiểu thuyết được

coi là bậc nhất của nền văn hoá toàn nhân loại, là “thức ăn của mọi thời

đại”, “của tất cả mọi người” (Rômanh Rôlăng) (chuyển dẫn theo Môtưlêva – R.Rôlăng – Nhà xuất bản Văn hoá - tr.314) đã và đang thách thức biết bao ngòi bút của giới nghiên cứu, phê bình Việt Nam

Năm 1960, những bài viết đầu tiên về L Tônxtôi đã xuất hiện trên

báo chí Nhân kỷ niệm 50 năm ngày nhà văn qua đời, báo Văn nghệ số ra

đặc biệt in bài viết của Hồ chủ tịch Trong bài viết của mình, Người đã

Trang 8

khiêm tốn tự nhận mình là “người học trò của nhà văn vĩ đại Tônxtôi” Bác không chỉ khâm phục Tônxtôi ở cách viết “giản dị, rõ ràng và dễ hiểu” mà còn thấy được những giá trị nội dung sâu sắc trong các tác phẩm của bậc thầy văn xuôi tiểu thuyết này Qua bài viết của Người cho thấy Bác đánh giá rất cao tài năng của Tônxtôi và lấy ông làm tấm gương để học tập

Cũng trong năm 1960, trong bài viết Chuyện nghề của mình, nhà văn

Nguyễn Tuân kinh ngạc thốt lên: “Tônxtôi hành văn chính xác như soi kính hiển vi để tìm cái sâu sắc cho những chi tiết báo hiệu những chất tâm lý …

đưa vào một chi tiết tâm lý cần dùng để sinh hoá các tài liệu ấy thành hòn máu nóng Thế giới tạo hình của Tônxtôi là một kho tàng nhân tình tích luỹ sau một quá trình quan sát cả rộng và sâu Hơn nữa, là một người am hiểu khá sâu sắc về văn học Nga, Nguyễn Tuân từng ca ngợi: “Trong rừng văn

đại ngàn nước Nga, Tônxtôi sừng sững, cao chót vót như một đỉnh Thái Sơn trường tồn cho đến ngày nhân loại du hành vũ trụ đi hết lên các tinh cầu khác” Ông đã đánh giá rất cao tài năng Tônxtôi “Nghệ thuật tiểu thuyết

cao siêu của Chiến tranh và hoà bình đã hút cuốn ngàn ngàn, vạn vạn độc

giả Châu âu” [25,15-33] Có những độc giả hậu sinh của Tônxtôi như Rôgiê Machtanh ĐuyGa phải thốt lên rằng: “Trường đại học duy nhất của nhà văn trẻ viết tiểu thuyết là tìm đọc Tônxtôi” Nguyễn Tuân thấy trong

Chiến tranh và hoà bình cả yếu tố lịch sử và hư cấu, mỗi con người và nhân

vật của ông là sự nhập thành nghìn chi tiết và mỗi cái chi tiết đó là kết quả của sự quan sát biết bao cái tinh vi khác, mọi chi tiết tâm lý dùng để sinh hoá và nâng cái tài liệu đó thành hòn máu nóng

Nguyễn Đình Thi trong bài viết Công việc của người viết tiểu thuyết

(1964) đã gọi Tônxtôi là “bậc thầy về miêu tả biện chứng tâm hồn con người và bậc thầy về nghệ thuật sử dụng chi tiết” Ông còn cho rằng: Tác phẩm của Bandắc, Tônxtôi là “những cuốn bách khoa thư về đời sống” Tác giả của bài viết coi nhà văn là tấm gương sáng về lao động nghệ thuật cần

Trang 9

học tập và noi theo [23,141-148-179-189]

Trong bài viết Mấy kỷ niệm ở tết chiến khu in trên báo “Văn Nghệ”,

số 6, xuân 1975, nhà văn Anh Đức thuật lại lời của một đồng nghiệp của anh vào cuối năm 1962: “Qua trận này văn học mình phải có một vài cuốn

cỡ Chiến tranh và hoà bình mới xứng… Nói thiệt, cuộc sống chiến đấu của

mình đủ sức cung cấp chất liệu làm ăn lớn mà!”

Còn đối với nhà thơ Tế Hanh thì: Chiến tranh và hoà bình chính là:

“Một bài thơ lớn”

Trên báo “Văn nghệ”, số 36 in bài viết của nhà thơ Vũ Từ Trang và

Bế Kiến Quốc Nhà thơ Vũ Từ Trang đã tinh tường nhận ra hành trang tinh thần phong phú của người chiến sỹ ra đi không về trong bài thơ năm ấy:

“Anh lýnh trẻ mở ba lô của mình

Giữa bộ quần áo bạc màu, cà mèn, gạo thuốc,

Là bộ “Chiến tranh và hoà bình”

Bộ sách cũ đã quăn nhàu cả góc

Anh muốn đọc cho đồng đội nghe cùng,

Nhưng trăng thì mờ nhạt”

Qua bài thơ tình về Chiến tranh và hoà bình của Bế Kiến Quốc, cho

thấy nhà thơ coi cuốn tiểu thuyết này như bộ bách khoa về đời sống, càng đi sâu tìm hiểu càng thấy hay, thấy độc đáo, hấp dẫn:

“Chiến tranh và hoà bình” - chuyện lớn của đời ta,

Mỗi tuổi đọc, lại một lần thấm hiểu”

Tóm tại, các bài viết, bài nghiên cứu về Tônxtôi cho thấy: giới phê bình Việt Nam đánh giá rất cao tài năng sáng tạo nghệ thuật của Tônxtôi

Đồng thời, các nhà văn học tập ở bậc thầy văn xuôi tâm lý này rất nhiều kinh nghiệm quý giá trong nghệ thuật mổ xẻ và phân tích tâm lý con người trong chiến tranh, trong cuộc sống, trong tình yêu, trong từng lứa tuổi,…

Và trong cách sử dụng hết sức điêu luyện các thủ pháp nghệ thuật như độc thoại nội tâm, đối thoại, chân dung tâm lý, miêu tả thiên nhiên, nghệ thuật

Trang 10

kể chuyện

3 Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là tiểu thuyết Chiến tranh và hoà bình của L.Tônxtôi Tuy nhiên trong khuôn khổ của một khoá luận tốt

nghiệp, chúng tôi không có tham vọng khám phá hết những vấn đề lớn của tác phẩm đó mà chỉ đi vào nghiên cứu, tìm hiểu một khía cạnh cụ thể ở một nhân vật cụ thể đó là: “ Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật Natasa Rôxtôva

trong tiểu thuyết Chiến tranh và hoà bình của L.Tônxtôi” Mặt khác, do

không có điều kiện khảo sát toàn bộ các phương tiện và thủ pháp nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật nên chúng tôi chỉ chú trọng tìm hiểu một số thủ pháp nghệ thuật được coi là đặc sắc nhất trong việc thể hiện và phân tích nhân vật của L.Tônxtôi , đó là:

Nghệ thuật tả và kể

Đối thoại và độc thoại nội tâm

Văn bản chúng tôi sử dụng để trích dẫn trong khoá luận này là bộ

tiểu thuyết Chiến tranh và hoà bình (ba quyển) do Nhà xuất bản Văn học

ấn hành năm 2006, của các dịch giả: Cao Xuân Hạo, Nhữ Thành, Trường Xuyên, Hoàng Thiếu Sơn

Chúng tôi hy vọng luận văn sẽ chỉ ra những nét độc đáo về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật Natasa Rôxtôva và khẳng định đóng góp quan trọng của Tônxtôi vào sự nghiệp phát triển văn học thế giới nói chung

4 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết những nhiệm vụ trên, trong khoá luận này, chúng tôi sử

dụng những phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thống kê; phương pháp tiếp cận xã hội lịch sử; phương pháp so sánh văn học; phương pháp phân tích; phương pháp tổng hợp

5 Cấu trúc

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khoá luận tốt nghiệp này

Trang 11

được triển khai theo hai chương như sau:

Chương 1: Tâm lý nhân vật Natasa thể hiện qua nghệ thuật kể và tả Chương 2: Tâm lý nhân vật Natasa thể hiện qua đối thoại và độc thoại nội tâm

Trang 12

Theo Từ điển tiếng Việt - Hoàng Phê: “Kể là nói có đầu có đuôi cho

người khác biết” [19, 485] Như vậy, kể chính là trần thuật các sự kiện, các chi tiết, biến cố, hành động làm cho tác phẩm trở thành một dòng chảy thống nhất Và khi kể, nhà văn đã hình thành một sợi dây vô hình để xuyên suốt và xâu chuỗi, kết nối toàn bộ các sự kiện xảy ra trong tác phẩm Trong tác phẩm

có nhiều cách kể, và có thể kể theo trình tự thời gian hoặc xáo trộn trật tự thời gian Nói cách khác là có thể kể theo thời gian tuyến tính hoặc phi tuyến tính Nhà văn có thể trực tiếp làm người kể chuyện, cũng có thể để nhân vật kể chuyện Đối với hình thức nhân vật kể chuyện thì nhân vật trực tiếp tham gia vào các sự kiện, biến cố, tạo ra nhiều điểm nhìn nghệ thuật khác nhau nên nó mang tính hiện đại hơn Còn đối với hình thức tác giả kể chuyện thì chỉ có một

điểm nhìn duy nhất đó là điểm nhìn của tác giả Do đó, nó tạo ra sự tối đa cho sáng tạo của người nghệ sĩ Qua đây cho ta thấy mỗi một hình thức kể chuyện

đều có nét độc đáo riêng Tóm lại, chính nghệ thuật kể chuyện là một nhân tố quan trọng phản ánh cá tính sáng tạo của nhà văn Nó bao gồm các phương diện: ngôi kể, giọng điệu kể chuyện, sự lựa chọn chi tiết để kể,… Sau đây, để

Trang 13

thấy được tài năng sáng tạo của Tônxtôi khi viết tiểu thuyết anh hùng ca Chiến tranh và hoà bình, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu những nét đặc sắc nhất trong

nghệ thuật kể chuyện của Tônxtôi

1.1.2 Ngôi kể

Thông thường công việc đầu tiên của một hoạ sĩ khi vẽ tranh là phải lựa chọn cho mình một điểm nhìn lý tưởng để triển khai bức tranh đạt hiệu quả nhất Nhà văn cũng vậy, muốn tạo ra sức lôi cuốn đối với độc giả thì khi muốn kể lại một câu chuyện nào đó, công việc đầu tiên, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng là phải lựa chọn cho mình một chỗ đứng khá thích hợp Và việc xác định chỗ đứng của nhà văn chính là xác định ngôi kể Nhà văn có thể tham gia trực tiếp vào sự việc, cốt truyện bằng cách hoá thân vào nhân vật và thường xưng “tôi” ở ngôi thứ nhất Hoặc cũng có thể đứng ngoài sự kiện, cốt truyện, chỉ là người dẫn chuyện Điều này tạo cho tác phẩm những nét đặc trưng riêng biệt đồng thời thể hiện phong cách nghệ thuật của nhà văn Có những nhà văn yêu thích xuất hiện trực tiếp, khẳng định bản ngã của mình trên từng câu chữ của tác phẩm, nhưng cũng có những nhà văn lại luôn “giấu mặt” nhằm tạo ra sự khách quan cho tác phẩm của mình

Tuy nhiên, người kể chuyện, dù có mặt dưới bất kỳ hình thức nào, đều

là thành tố quan trọng tạo nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm tự sự Trong tiểu

thuyết Chiến tranh và hoà bình, khi kể về nhân vật Natasa, tác giả đóng vai trò

người kể chuyện Có thể nói, người kể chuyện có mặt từ đầu đến trang cuối tác

phẩm Vì vậy, trong lời bạt cho lần xuất bản Chiến tranh và hoà bình năm

1970 ở Đức, một nhà văn nổi tiếng đã cho rằng: “tác giả tiểu thuyết không chỉ hiện diện khi ông “giơ ngón tay trỏ lên và phán bảo” mà điều quan trọng lớn hơn là tác giả - người kể chuyện ở trong bất kỳ nhân vật nào” (dẫn theo

Nguyễn Hải Hà trong Thi pháp tiểu thuyết L.Tônxtôi –tr.95) Tônxtôi cũng

cho rằng: nhà văn phải có cái nhìn nhất quán toàn bộ tác phẩm, cách nhìn đó càng kín đáo càng tốt Điều này được Tônxtôi ghi lại trong nhật ký “Những tác

Trang 14

phẩm hấp dẫn là tác phẩm trong đó tác giả tựa hồ như cố gắng giấu cách nhìn của riêng mình và đồng thời vẫn luôn trung thành với cách nhìn đó ở khắp mọi nơi mà anh ta tự bộc lộ Nhợt nhạt nhất là tác phẩm trong đó cách nhìn thay đổi luôn luôn tới mức hoàn toàn mất đi” (dẫn theo Nguyễn Hải Hà

trong Thi pháp tiểu thuyết L.Tônxtôi –tr.94) Bằng con mắt phượng hoàng

thực sự, ông luôn nhìn khắp trường hoạt động mênh mông của mình, không

để mất hút nhân vật nào nói riêng và không cho phép chúng che lấp mất chỉnh thể… cá tính sáng tạo của tác giả - người kể chuyện khi kể về cuộc

đời nhân vật Natasa được thể hiện qua những bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, qua việc nắm bắt những chuyển biến tinh tế trong tâm hồn Natasa,… Chỉ qua ngôn ngữ của Natasa, người kể chuyện chưa cần giới thiệu hoặc bình luận gì thêm đã hé lộ cho bạn đọc biết không ít về những nét tính cách, nét tâm lý nổi bật của nàng

Cùng với Kutudốp, Anđrây Bôncônxki, Pie Bêdukhốp, Natasa Rôxtôva cũng là nhân vật nhận được nhiều tình cảm trong lòng độc giả Nàng chiếm được tình cảm đó từ độc giả một phần nhờ cách kể chuyện độc

đáo, hấp dẫn của Tônxtôi Tônxtôi rất yêu nhân vật của mình Ông dõi theo những biến thái tinh vi nhất đang lưu chuyển trong tâm hồn Natasa Tác giả luôn song hành và không lúc nào rời mắt khỏi nhân vật của mình L.Tônxtôi nhận ra có sự thay đổi giữa Natasa – một cô bé vô tư, ngỗ nghịch, hay cười của tuổi 12 với Natasa – thời thiếu nữ và Natasa – người

mẹ của những đứa con Tuy nhiên, với ngôi thứ ba, nhà văn không bộc lộ trực tiếp mà thể hiện tình cảm, thái độ, lập trường của mình đối với nhân vật một cách khách quan, gián tiếp Thái độ, tình cảm của ông dành cho Natasa

được gửi gắm vào các nhân vật khác trong tác phẩm

Mặc dù không trực tiếp tham gia vào sự việc, cốt truyện mà chỉ giữ vai trò người kể chuyện, dẫn chuyện nhưng L.Tônxtôi đã gặt hái được thành công lớn trong việc thể hiện tâm lý nhân vật Chính ngôi kể thứ ba đã giúp

Trang 15

tác giả có cái nhìn, cách đánh giá khách quan về nhân vật và có thể phát huy tối đa tài năng sáng tạo của mình Đồng thời, nó cũng làm cho độc giả

có cái nhìn nhiều chiều về nhân vật và có thể là người đồng sáng tạo cùng tác giả

1.1.3 Giọng điệu kể chuyện

Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê: “Giọng điệu là “giọng nói”,

lối nói biểu thị một thái độ nhất định” [19,403]

Còn Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Giọng điệu là thái độ,

tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn, quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc

điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân, xơ, thành kính hay suồng sã, ngợi

ca hay châm biếm” [12,134]

Như vậy, trong đời sống hàng ngày, giọng điệu được hiểu như lời nói, giọng điệu riêng của mỗi con người, phản ánh thái độ, tình cảm, cách đánh giá nhất định và nó thường mang tính nhất thời Còn trong văn học, giọng

điệu là một phạm trù thẩm mỹ được tổ chức công phu, là kết quả của quá trình sáng tạo thực sự Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả Nó có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và có tác dụng truyền cảm cho người đọc Thiếu một giọng điệu nhất định thì nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm mặc dù đã

có đủ tài liệu và sắp xếp xong hệ thống nhân vật Giọng điệu chính là một phạm trù thẩm mỹ của tác phẩm văn học

Một nhà văn tài năng bao giờ cũng tìm được cho mình một giọng

điệu độc đáo, riêng biệt, bởi giọng điệu là một trong những yếu tố thể hiện cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ M.Khrapchencô khẳng định: “Đề tài, tư tưởng, hình tượng, chỉ được thể hiện trong một môi trường và trong một giọng điệu nhất định đối với đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác của nó Hiệu suất cảm xúc của lối kể chuyện, của hành động thực, của lời lẽ

Trang 16

trữ tình trước hết thể hiện ở giọng điệu vốn là đặc trưng của tác phẩm văn học với tư cách là một thể thống nhất hoàn toàn” [12,167]

Giọng điệu cơ bản trong tiểu thuyết sử thi Chiến tranh và hoà bình là

trần thuật một cách khách quan mọi diễn biến trong truyện Ngôn ngữ, giọng điệu của tác giả có sự thay đổi, biến hoá linh hoạt thể hiện thái độ, tình cảm đối với nhân vật Khi kể về những nhân vật phản diện thì tác giả sử dụng giọng điệu phê phán, giễu cợt,… Còn đối với nhân vật tích cực như Anđrây Bôncônxki, Pie Bêdukhôp, Natasa Rôxtôva… thì tác giả luôn kể bằng giọng trân trọng, ngợi ca, đồng cảm, chia sẻ Qua giọng điệu kể chuyện của tác giả, chúng ta có thể hiểu được thế giới tâm hồn phong phú của nhân vật

Sử dụng giọng trân trọng, ngợi ca, L.Tônxtôi đã ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của Natasa, đồng thời thể hiện lý tưởng đạo đức của mình về người phụ nữ đẹp, chân chính Ngòn bút của L.Tônxtôi tỏ ra rất sắc nét khi ông động

đến thế giới tâm hồn khá tế nhị của người phụ nữ Ông đã nắm bắt được những diễn biến tinh tế trong đời sống tâm lý khá phức tạp của Natasa qua

ba quãng đời của nàng: Cô bé nhí nhảnh hay chạy – Cô thiếu nữ duyên dáng đầy sức quyến rũ – và người mẹ hiền của bốn đứa con ở phần vĩ thanh Qua lời kể của tác giả, có thể thấy, bề ngoài của Natasa không đẹp nhưng ở

đây Tônxtôi muốn nhấn mạnh, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn nàng Nét nổi bật của Natasa là tình cảm bộc trực, tươi tắn, không quen với những suy tưởng

lý trí Nàng dễ xúc cảm, bồng bột và rất yêu đời Natasa “vốn không thể và không biết làm một việc gì mà lại không đem hết tâm hồn, sức lực dốc vào việc đó” Cách xét đoán của Natasa cũng thiên về cảm tính, nó trong sáng ngây thơ

Qua lời kể của L.Tônxtôi, Natasa hiện lên là một cô bé rất mực hồn nhiên, đầy lòng tin yêu vào cuộc sống Tâm hồn nàng luôn bay bổng, đầy

ước mơ Vẻ tươi trẻ, yêu đời của Natasa làm tràn sang các nhân vật khác

Trang 17

Nó bộc lộ trong giọng hát mộc mạc, trong những giây phút hồi hộp của nàng - cô gái 18 tuổi lần đầu tiên đi dự vũ hội Natasa sống chân thực, không kiểu cách, không giống như những phụ nữ quý tộc cùng giới Đúng như những lời nhận xét của Anđrây: “Cô Rôxtôva rất dễ thương ở cô ta có một cái gì tươi mát, đặc biệt, không Pêtecbua tý nào, làm cho cô ta khác hẳn những người khác

Nếu như Kutudôp là “đại diện của chiến tranh nhân dân” thì Natasa

là hiện thân của những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc Natasa mang trong mình cốt cách dân tộc “cái tinh thần và phong cách thuần tuý của dân tộc Nga” Nhìn nàng nhảy vũ điệu dân gian, bà thím Anixia, một người đàn bà bình thường của làng quê Nga “vừa cười vừa ứa nước mắt trong khi nhìn cô bá tước tiểu thư mảnh dẻ yêu kiều lớn lên trong nhung lụa

và rất xa lạ với bà ta nhưng lại hiểu được tất cả những gì ở trong tâm hồn Anixia, tâm hồn của ông bố Anixia, của bà dì và mẹ bà ta, trong tâm hồn của mọi người Nga” Còn ông chú nàng thì thắc mắc đầy hãnh diện về cô cháu gái: “không biết cái cô bá tước tiểu thư kia vốn được một người đàn bà Pháp vong lưu dạy dỗ, làm thế nào mà hấp thụ được cái phong vị Nga ấy, những dáng điệu mà những bước khăn san đáng lẽ đã lấn át từ lâu…” Chính L.Tônxtôi cũng có lần đặt câu hỏi: “cái gì đang diễn ra trong cái tâm hồn nhạy cảm như trẻ thơ, một tâm hồn khao khát nắm bắt và hấp thụ tất cả những ấn tượng muôn màu, muôn vẻ nhất của cuộc đời” [tập II tr.25] Hơn nữa, Natasa còn là người của giây phút này, ngay bây giờ Nàng không thể kiên nhẫn viết xong một lá thư cho người yêu dù rằng nàng rất yêu Tất cả những tình cảm yêu thương đều được nàng bộc lộ qua ánh mắt, qua cử chỉ, qua nét mặt

L.Tônxtôi ca ngợi nét cao quý nhất trong tâm hồn Natasa là lòng yêu nước chân thành Nàng đã thuyết phục cha mẹ dành xe để chở thương binh Nàng trách mẹ khi bà coi trọng tài sản gia đình hơn tính mạng của những

Trang 18

người lýnh Natasa biết đau nỗi đau của dân tộc Lòng yêu nước của nàng –

dù chưa được ý thức một cách sâu sắc mà nó chỉ mới xuất phát từ tình thương và lòng nhân ái sẻ chia nhưng nó là có thật, nó được bộc lộ bằng hành động chứ không xảo trá như người anh rể Béc hay vô tâm tới mức không hề đả động gì đến vận mệnh của đất nước như những cô gái khác (Êlen, Xônhia)

Natasa sống trong sự trìu mến của mọi người, từ bà con, những người giúp việc cho đến bạn hữu, tất thảy đều yêu mến nàng Tâm hồn giàu tình yêu người và yêu cuộc sống của nàng đã giúp cho nhiều người trở về và tin yêu cuộc sống Đúng là Natasa trong sáng như một tấm gương, để rồi ai mà gần gũi với nàng sẽ bộc lộ trọn vẹn nét tính cách của mình

Đến cuối tác phẩm, qua lời kể của tác giả, chúng ta thấy hình ảnh của Natasa – người mẹ của bốn đứa con không còn cái tươi tắn, vui vẻ, tiếng cười, giọng hát “ngọn lửa phấn đấu khiến nàng có duyên” nữa L.Tônxtôi chỉ cho thấy ở Natasa “một giống cái khoẻ đẹp và mắn con”, một người vợ

tự đặt mình vào địa vị nô lệ của chồng Nàng thờ ơ với mọi hoạt động xã hội “những chuyện trò bàn luận về nữ quyền, về quan hệ vợ chồng, về tự do

và quyền hạn của vợ chồng- tuy hồi ấy không gọi những vấn đề như bây giờ nhưng vẫn giống hệt như bây giờ thì không những Natasa không quan tâm

mà nàng còn dứt khoát chẳng hiểu nữa là khác” Sợ cái bóng truỵ lạc của

Êlen, sợ sự nhàm tẻ của Lida trong xã hội thượng lưu, Tônxtôi không còn cách nào khác là đành phải giam người phụ nữ yêu quý của mình trong bốn bức tường của gia đình ở đây, tư tưởng của L.Tônxtôi gặp gỡ tư tưởng của Puskin trong tập tiểu thuyết thơ “Epghênhi Ônhêghin” qua hình ảnh Tachiana: “Đã là vợ suốt đời tôi chung thuỷ” mặt dù Tachiana không hề yêu chồng mà rất yêu Ônhêghin Tư tưởng của Tônxtôi và Puskin lại trái

ngược với tư tưởng của N.Sécnưsepxki trong tiểu thuyết “Làm gì?” qua

nhân vật nữ mới Vêra Paplôpna Vêra nghĩ “trong mọi lĩnh vực của cuộc

Trang 19

sống chúng ta chỉ còn chen chúc nhau trong có một lĩnh vực, đó là cuộc sống gia đình, chỉ là những thành phần gia đình mà thôi… không, chừng nào phụ nữ còn chưa cố gắng toả ra nhiều con đường thì họ còn chưa được

độc lập Cố nhiên khám phá một con đường mới rất là gian khổ” Tuy nhiên, có thể nói đây là mặt hạn chế của L.Tônxtôi, vì quá yêu quý nhân vật của mình mà ông đã cách ly nhân vật Natasa với mọi hoạt động xã hội Đây

là hướng thoát ly tiêu cực của tác giả

Có thể nói, với hình tượng nhân vật Natasa, tác giả đã bộc lộ rõ quan

điểm của mình về người phụ nữ đẹp chân chính Đúng như nhà văn từng nói: “người ta đẹp vì đáng yêu chứ không phải đáng yêu vì đẹp”

Bên cạnh giọng trân trọng, ngợi ca, L.Tônxtôi còn dùng giọng điệu

đồng cảm, chia sẻ khi kể về nhân vật Natasa Có thể nói Natasa là nhân vật

trong Chiến tranh và hoà bình được Tônxtôi yêu quý và dành cho nhiều

tình cảm ưu ái nhất Với tâm huyết của một nhà văn thiên tài,Tônxtôi đã khắc hoạ rõ nét tâm lý nhân vật Natasa Ông không hề ngần ngại chỉ ra những sai lầm đáng tiếc mà Natasa đã mắc phải trong cuộc đời mình Nhưng ông cho rằng Natasa đáng thương hơn là đáng trách Như trên đã thấy, Natasa là một con người hồn nhiên, dễ xúc cảm, bồng bột và rất yêu

đời Natasa yêu cuộc sống tràn đầy sinh lực Nàng yêu thương hết thảy mọi người Nàng yêu Anđrây và sẵn sàng chờ đợi chàng dù thời gian trôi đi mang theo những tháng ngày tuổi xanh và hạnh phúc; nàng lo lắng cho cha

mẹ trước cái chết của em trai mà dần quên nỗi đau đớn của riêng mình… Nhưng nàng cũng biết rằng mình cần phải sống cho thật hạnh phúc, thật ý nghĩa Chính vì vậy nàng quyết định từ bỏ Anđrây để đến với Anatôn vì nàng nghĩ đây mới là tình yêu đích thực Chính cái tình cảm bồng bột, nông nổi đã dẫn Natasa tới những sai lầm mà nàng phải trả giá rất đắt như trong câu chuyện với Anatôn… Thiếu sự chỉ đạo của lý trí tỉnh táo, trái tim bồng bột dễ loạn nhịp Nàng đã bị chính cái hình thức điển trai và cái vỏ bọc đạo

Trang 20

đức giả của Anatôn đánh lừa Nàng đã bội ước với Anđrây để lao vào cuộc tình đầy phiêu lưu với Anatôn Natasa có đáng trách không? Có, rất đáng trách khi đã đem “trái tim lầm chỗ để lên đầu” (Tố Hữu), đã bồng bột tới mức phụ lại tình cảm chân thành, sâu sắc của Anđrây để đến với tình yêu của một chàng trai không đáng tin tưởng nhất Pêtecbua Nhưng Natasa

đáng thương hơn là trách Câu chuyện lầm lỡ với Anatôn không thể đổ hết lỗi sang Natasa Còn rất nhiều nguyên nhân dẫn nàng tới lầm lạc này, đó là

sự lạnh nhạt, khinh thường của cha con lão bá tước Bôncônxki, đó còn là sự lừa gạt rất chuyên nghiệp của chị em Êlen Kuraghin – “nòi giống đê tiện, vô lương tâm” như Tônxtôi từng nhận xét, rồi sự xa cách của Anđrây… Giá như không có khoảng thời gian xa cách của Anđrây và giá như cha con lão bá tước đối xử tốt, thân thiện với Natasa, giá như Natasa không gặp chị em Anatôn thì nàng đã không phải trả giá đắt cho lỗi lầm của mình như vậy Không có sự trừng phạt nào đau đớn hơn sự trừng phạt của toà án lương tâm Sau khi kế hoạch bỏ trốn cùng Anatôn bị phát giác, nàng sống trong trạng thái nhục nhã, ê trề Qua giọng kể của Tônxtôi độc giả có thể thấy

được sự hối hận của một trái tim yếu đuối Natasa tự dằn vặt, tự trách mình

là kẻ phản bội, là người không tốt Những giọt nước mắt hối hận của Natasa hay cũng chính là giọt nước mắt của Tônxtôi thương cảm cho một trái tìm lầm lỡ Chúng ta có thể thấy ẩn sau những chi tiết kể về diễn biến tâm lý của Natasa sau khi bội ước với Anđrây là một giọng điệu đầy cảm thông sâu sắc

Với giọng điệu đồng cảm, chia sẻ, Tônxtôi đã khéo léo tạo ra sợi dây vô hình giữa tác giả - nhân vật với bạn đọc Có thể nói, câu chuyện với Anatôn là sai lầm đáng trách nhất ở Natasa nhưng qua giọng kể của tác giả chúng ta thấy nàng đáng thương hơn đáng trách Với trái tim nhân đạo bao

la, Tônxtôi đã để nhân vật của mình tự phán xử bằng toà án lương tâm, tự

đưa ra hình phạt đối với mình Và ông luôn tìm cách để giúp nhân vật của

Trang 21

mình tự đứng dậy sau khi vấp ngã

Có thể nói, giọng điệu nghệ thuật chính là chiếc chìa khoá vạn năng

để mở cánh cửa của tác phẩm và tìm hiểu, khám phá thế giới nội tâm của nhân vật Đồng thời, thông qua giọng điệu chúng ta cũng có thể nắm bắt

được tư tưởng, thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân vật

1.2 Tâm lý nhân vật Natasa thể hiện qua nghệ thuật tả

1.2.1 Khái niệm

Có thể khẳng định rằng: “tả” là một biện pháp nghệ thuật giữ vai trò

quan trọng đối với các thể loại văn học Theo Từ điển tiếng Việt – Hoàng

Phê: “tả là diễn đạt bằng ngôn ngữ cho người khác có thể hình dung ra được một cách rõ nét” [19,882]

Còn Pospelov trong Dẫn luận nghiên cứu văn học thì cho rằng:

“Miêu tả là sự tái hiện thế giới vật thể trong tĩnh tại (phần lớn phong cảnh,

đặc điểm môi trường sống, đường nét bề ngoài của nhân vật, các trạng thái tâm hồn của chúng) Miêu tả cũng là sự tái hiện bằng lời các sự kiện và sự việc xảy ra đều đặn” [22,68]

Như vậy, tả hay miêu tả là biện pháp nghệ thuật làm cho đối tượng hiện lên một cách cụ thể cảm tính, tác động trực tiếp vào trí tưởng tượng của bạn đọc, giúp cho bạn đọc có thể hình dung về đối tượng bằng càng nhiều giác quan càng tốt Nếu biện pháp kể tạo ra thời gian nghệ thuật thì biện pháp tả lại tạo ra không gian nghệ thuật cho tác phẩm Biện pháp tả không chỉ giúp cho người đọc hình dung ra vẻ bề ngoài của đối tượng, mà còn hé mở cả những điều thầm kín, sâu xa, cái bản chất bên trong của nhân vật

Theo M.Gorki, “điều chủ yếu nhất” của nghề viết văn là “miêu tả con người cho sinh động” Cái khó không phải là nặn bức tượng mà là nặn hồn bức tượng, sao cho đứa con tinh thần của mình có được sức sống lâu bền với

thời gian Nhiều nhà văn có cảm giác khi đọc Chiến tranh và hoà bình,

Trang 22

“cuốn sách như biến mất, chỉ còn những con người sống động, những gương mặt, những cử động của họ” (Xêraphimôvich)

Cảm giác này có được nhờ sự hiện diện sinh động của một thế giới nhân vật đông đến hàng ngàn người được L.Tônxtôi “vẽ bằng lời” rõ ràng

đến mức người đọc có thể “sờ mó được bằng tay” (M.Gorki) Biệt tài của Tônxtôi là xây dựng một thế giới nhân vật đông đúc đến như vậy nhưng mỗi nhân vật lại có một tính cách riêng, một linh hồn riêng, không ai giống

ai và không hề bị trùng lặp

Nghệ thuật miêu tả trong Chiến tranh và hoà bình bao gồm nhiều

phương diện Nhưng có thể nói, L.Tônxtôi gặt hái được nhiều thành công nhất khi ngòi bút của ông đi sâu vào miêu tả chân dung tâm lý và miêu tả bức tranh thiên nhiên Đây cũng chính là hai phương diện đặc sắc nhất trong nghệ thuật miêu tả của Tônxtôi Vì vậy, ở đề tài này chúng tôi xin đi sâu vào khám phá hai phương diện đó

1.2.2 Miêu tả chân dung tâm lý

Chân dung hay ngoại hình là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng và góp phần đắc lực vào việc thể hiện tính cách nhân vật Nó giống như một tấm gương phản chiếu tâm hồn, đời sống, tính cách, nghề nghiệp, thân phận của nhân vật Vì vậy, hầu hết các nhà văn khi xây dựng nhân vật

đều cố ý tạo cho đứa con tinh thần của mình một chân dung để có thể thấy ngay được tính cách nhân vật

Theo Từ điển tiếng Việt – Hoàng Phê: “Ngoại hình là hình dáng

người” [19,683]

Còn Giáo sư Hà Minh Đức trong cuốn Cơ sở lý luận văn học cho

rằng: “ngoại hình là một khái niệm nhằm để chỉ chân dung, diện mạo, cử chỉ, tác phong, y phục, tóm lại là toàn bộ những biểu hiện tạo ra dáng vẻ bên ngoài của nhân vật” [6,87]

Trang 23

Chân dung tâm lý vừa là kết quả của quá trình phát triển văn học, vừa

là sáng tạo độc đáo của L.Tônxtôi Miêu tả chân dung gắn liền với tính tạo hình của một nhân vật trong tác phẩm là thủ pháp nghệ thuật có mặt trong văn học từ lâu Văn học nghệ thuật luôn đổi mới, nền văn học hiện thực phát triển không ngừng kéo theo sự phát triển của kỹ xảo khắc hoạ hình tượng nhân vật Từ miêu tả ngoại hình thuần tuý, chân dung nhân vật dần tiến tới tái tạo đời sống tâm lý con người Tác phẩm văn học càng đi sâu vào khám phá và nhận thức con người, càng có sức sống mới mẻ và mạnh

mẽ Chủ nghĩa hiện thực phê phán thế kỷ XIX với L.Tônxtôi là đại biểu xuất sắc đặc biệt coi trọng chân dung, coi đây là phương tiện để khái quát,

tái tạo hiện thực trên nguyên tắc tôn trọng sự thật tối đa Với Chiến tranh và hoà bình, Tônxtôi muốn dựng lại bức tranh thời đại để khám phá lịch sử và

cắt nghĩa bản chất, tính cách con người Nga Một nét nổi bật là, Tônxtôi rất

ít khi miêu tả ngoại hình, hành động thuần tuý Hình thức ở Tônxtôi bao giờ cũng là hình thức chứa đựng nội dung, chi tiết bên ngoài báo hiệu chất tâm

lý bên trong Vì vậy trong tiểu thuyết Chiến tranh và hoà bình, chân dung

của nhân vật Natasa được Tônxtôi miêu tả không phải là chân dung thuần tuý ngoại hình mà là chân dung tâm lý Tức là, qua chân dung của Natasa, chúng ta có thể thấy được thế giới nội tâm và những chuyển biến tinh vi nhất trong tâm hồn nàng

Tiêu chí thống kê tần số miêu tả chân dung tâm lý là những câu văn, những đoạn văn miêu tả ngoại hình kèm theo với những cụm từ gợi cảm, những trạng thái tâm lý, những câu, những từ gợi cảm, gợi hình mang nội dung tâm lý Phần lớn những chi tiết bên ngoài như: ánh mắt, nụ cười, sắc mặt, dáng đi, vóc người, bàn tay… là những dấu hiệu chỉ tâm trạng, luôn

được đổi mới bằng những sắc thái tâm lý bên trong

Theo con số thống kê của chúng tôi cho thấy: miêu tả chân dung tâm

lý ở nhân vật Natasa như sau:

Trang 24

Tập I Tập II Tập III Tập IV Tổng số

Trong đó, những chi tiết đặc trưng được lặp lại nhiều lần: đôi mắt luôn thay đổi với mọi sắc thái tình cảm của Natasa được miêu tả đến 51 lần,… Điều đó chứng tỏ đôi mắt, dáng người,… vừa là nét tạo dáng hình, vừa là tín hiệu thẩm mỹ mở ra một thế giới khác, thế giới bên trong với mọi chuyển biến phức tạp, tinh tế và hết sức khác nhau Để tạo hình tính cách, tác giả không miêu tả chi tiết những nét xấu - đẹp trên từng khuôn mặt, từng đôi mắt hoặc nụ cười mà chú ý đến biểu hiện trên mặt do tác động của

nụ cười, của ánh mắt… Bất kỳ nhân vật nào nhà văn cũng quan tâm vẽ tả trước hết đôi mắt, nụ cười

Với nhân vật Natasa, L.Tônxtôi nhấn mạnh đường nét bên ngoài nhằm khám phá những bí mật tâm hồn, sức mạnh tiềm ẩn luôn biến động, phát triển trong sâu thẳm trái tim nàng Tần số miêu tả chân dung tâm lý ở nhân vật này rất cao và không đồng đều giữa các tập Điều đó chứng tỏ sự chú trọng của Tônxtôi đối với quá trình phát triển tâm lý không mang tính chất đồng đều, tập trung vào những thời điểm nhất định nằm trong ý đồ nghệ thuật của nhà văn Chân dung tâm lý của Natasa xuất hiện với tần số cao ở tập II cho thấy đây là thời điểm có tính chất quyết định trong đời nàng Chân dung tâm lý của Natasa được miêu tả lồng vào độc thoại nội tâm, đối thoại Mặt khác khi xây dựng chân dung tâm lý của nhân vật này, Tônxtôi không phải vẽ một lần là xong mà ông miêu tả dần dần, bổ sung thêm vào bức vẽ ban đầu bằng những chuyển biến nội tâm Không thể nói bức chân dung nào tách ra cũng đúng với diện mạo nhân vật bởi đời sống tâm hồn của con người là một thế giới luân chuyển, vận động không ngừng Tônxtôi chú ý đến những sắc thái tâm lý làm thay đổi ánh mắt, vẻ đẹp con người Sự biến thái chân dung tâm lý được Tônxtôi quan sát rất tinh tường

Trang 25

Khác với Puskin, Tônxtôi khi miêu tả nhân vật rất hay lặp lại các chi tiết nghệ thuật Ông đánh giá cao việc sử dụng chi tiết trong tác phẩm văn học, coi việc xử lý và sử dụng chi tiết là tài năng đặc biệt của người cầm bút Các chi tiết nghệ thuật là những “con mắt” giúp cho ta nhìn nhận và hiểu thấu đối tượng, biểu hiện phẩm chất thẩm mỹ của thế giới nghệ thuật, thể hiện niềm rung cảm và tâm hồn tác giả qua cảm nhận về đối tượng ấy

Sử dụng chi tiết với Tônxtôi là một thủ pháp nghệ thuật, là đặc trưng phong cách sáng tác Ông thường láy lại những chi tiết có ý nghĩa, đưa chúng vào một trường nghĩa mới, nhấn mạnh nét ngoại hình nào đó để khám phá sự chuyển động tâm hồn bên trong Lặp lại chi tiết không phải để đánh dấu nhân vật mà nhằm gây ấn tượng quen biết, gần gũi đối với người đọc Nhà văn không cần dựng lại cả chân dung nhân vật hoàn chỉnh, mà chỉ cần lặp lại chi tiết nhỏ cũng đủ để nối liền nhân vật với nhau và với chúng ta Trong nghệ thuật khắc hoạ chân dung của Tônxtôi, đôi mắt không chỉ là cơ quan thị giác mà còn là cửa sổ tâm hồn, trở thành biểu tượng rất phong phú Nét bút điểm nhãn là linh hồn của nghệ thuật vẽ chân dung, trở thành những tín hiệu nghệ thuật hết sức sinh động và hấp dẫn thông báo về đời sống tâm lý nhân vật Tônxtôi không miêu tả nhiều đôi mắt của những mỹ nhân như

Êlen, Xônhia, Vêra… mà ông dành sự chú ý đặc biệt vào đôi mắt Natasa

Đôi mắt đen láy của Natasa được Tônxtôi miêu tả 51 lần với những sắc thái tình cảm rất tinh vi Vẫn là ánh mắt ấy thôi nhưng hơn 50 lần thay

đổi bằng ánh sáng tâm hồn Trạng thái tâm hồn làm vẻ mặt con người thay

đổi Dõi theo sắc màu đôi mắt Natasa, bạn đọc có thể nắm bắt được dòng tâm lý đang lưu chuyển trong tâm hồn nàng Từ đôi mắt “đen lay láy” rất lanh lợi của tuổi 13 đầu tác phẩm đến đôi mắt “dịu hiền, bình thản và trong sáng” [tập IV Tr371] ở phần vĩ thanh là cả một chặng dài của quá trình phát triển tính cách Rất nhiều lần Tônxtôi biến hoá đôi mắt Natasa bằng cả

sự thay đổi của cảm xúc, tâm trạng Lần đầu tiên ra mắt giới thượng lưu,

Trang 26

Natasa nhìn đời bằng con mắt ngỡ ngàng, dường như ngạc nhiên với tất cả những thứ xung quanh mình Rồi thấy tất cả mọi người đều có bạn khiêu vũ còn mình cùng với mẹ và Xônya bị rớt lại thì “Natasa nín thở, đôi mắt hoảng sợ sáng long lanh nhìn thẳng ra trước mắt, vẻ nhưn sẵn sàng đón lấy tất cả những gì sắp đến, dù là nỗi sung sướng tuyệt trần hay nỗi buồn ghê gớm nhất” [tập II.tr.69] Lúc yêu, đôi mắt ấy khi “đờ đẫn” vì xúc cảm, lúc

“long lanh” niềm vui, hạnh phúc, khi “ngập tràn nước mắt” lúc lại “ráo hoảnh” gượng vui Và giây phút Anđrây ngỏ lời, Natasa cảm thấy “có một cái gì chẹn ở cổ, và không kể gì lễ tiết, nàng mở to hai mắt nhìn thẳng vào công tước Anđrây” [tập II tr.100], cái nhìn chứa đựng toàn bộ sức căng thẳng của nội tâm “Natasa đưa đôi mắt hoảng sợ, van lơn nhìn công tước, nhìn mẹ rồi ra ngoài” [tập II tr.101] Rồi khi chờ đợi mẹ nàng nói chuyện với công tước Anđrây về việc của hai người thì Natasa với “đôi mắt đờ đẫn nhìn vào mấy bức tượng thánh và vừa làm dấu chữ thập rất nhanh, vừa thì thào nói gì không rõ” Khi phải hoãn cuộc hôn nhân lại với công tước Anđrây một năm, khi phải chia tay chàng thì Natasa thơ thẩn, buồn sầu với

“đôi mắt ráo hoảnh” [tập II.tr.107]… Đặc biệt vẻ mặt Natasa khi bị phát giác âm mưu bỏ trốn cùng Anatôn không chỉ làm bà Maria Đmitơriepna hay Xônhia kinh ngạc mà ngay cả người đọc cũng bất ngờ: “mắt nàng sáng quắc và ráo hoảnh, hai môi mím chặt, má trũng xuống…” [tập II.tr.280] Chính sự thay đổi tâm trạng làm biến dạng vẻ bên ngoài, sự lặp lại của đôi mắt, vẻ mặt dường như luôn mới, không lần nào giống lần nào bởi nó được soi rọi bằng luồng ánh sáng nội tâm vô cùng linh hoạt, phong phú bên trong

Bên cạnh “đôi mắt”, “nụ cười” cũng là một dấu hiệu gây ấn tượng sâu đậm ở Natasa: “nụ cười vui sướng và vô cùng hả hê sáng bừng trên gương mặt của Natasa” khi hôn Bôrix thật khác xa nụ cười “khó khăn, han gỉ” khi Pie gặp lại nàng sau chiến tranh Pie khó khăn lắm mới nhận ra được

Trang 27

Natasa chính vì sự thiếu vắng nụ cười quen thuộc ở nàng Nụ cười Natasa

được tái hiện hơn 20 lần trong tác phẩm, gắn với từng thời điểm khác nhau của trạng thái tâm lý Niềm hạnh phúc chợt đến khi Anđrây ngỏ lời cầu hôn khiến nàng xúc động và sung sướng “mỉm cười qua nước mắt” [tập II.tr.102] Đó là nụ cười “sung sướng, hả hê” trước những lời khen của bá tước Bêdukhốp hay còn là nụ cười “hớn hở” khi nàng kể cho Xônya biết chuyện về Anatôn, rồi nụ cười “gắng gượng” sau câu chuyện lầm lỡ với Anatôn,… Có thể nói chi tiết về “nụ cười” được láy lại rất nhiều lần nhưng mỗi lần lại diễn tả một sắc thái tình cảm khác nhau

Như vậy, nét độc đáo trong kỹ xảo chân dung của Tônxtôi là ông đã cho lặp lại rất nhiều những chi tiết ngoại hình phản ánh nét tâm lý bên trong, đặc biệt là ánh mắt, nụ cười được ông láy lại với tần số cao ở nhân vật Natasa Tuy nhiên cái tài của Tônxtôi trong sử dụng chi tiết nghệ thuật

là ông kết hợp rất điêu luỵên giữa cái nhất thời, biến đổi với cái có tính xác

định, vững bền trong chân dung tâm lý nhân vật Miêu tả chân dung trong thế động, trong quá trình phát triển nhưng đồng thời nhà văn luôn chú trọng

đảm bảo tính chân thực trong hình tượng nhân vật, không dùng cái chủ quan để bóp méo chân dung Cái biến đổi trong chân dung nhân vật được thể hiện từ bên trong, phản ánh quan niệm về con người luôn “trôi chảy” của Tônxtôi

Mặt khác, khi xây dựng chân dung tâm lý nhân vật Natasa, Tônxtôi còn dựa trên nguyên tắc tương phản và song hành Cụ thể, Tônxtôi đã sử dụng biện pháp tương phản và song hành giữa Natasa và Maria Việc đặt Natasa và Maria trong thế so sánh, đối chiếu tạo ra một giá trị nghệ thuật

độc đáo, Natasa và Maria vừa có những nét tương đồng, họ đều là những người phụ nữ không xuất sắc về ngoại hình nhưng lại đều có tâm hồn đẹp Mặt dù hai tâm hồn ấy có những sự khác biệt rất xa, có khi là đối lập Maria sống bằng tình thương Cơ đốc giáo “chí hướng của ta là hưởng một hạnh

Trang 28

phúc khác, hạnh phúc của tình thương, của sự hi sinh” Nàng sống bằng lý trí, bị cha mắng vô cớ, nàng rất đau khổ, thậm chí có lúc Maria muốn rời xa cha… nhưng tình thương và bổn …… phận của người con đã giữ chân nàng Nàng được miêu tả là cô gái sống trầm tư, hướng nội Nàng “rụt rè”

và luôn sống trong “nỗi khiếp sợ người cha nghiêm khắc”, có “bộ mặt ốm yếu và không hấp dẫn”, “dáng đi nặng nề” [tập II.tr.276-281] Toàn bộ đời sống tâm hồn Maria tập trung ở đôi mắt to luôn “ánh lên những tia sáng rụt

rè và nhân hậu” Đôi mắt rọi sáng cả bộ mặt ốm yếu, gầy gò làm cho nó

đẹp hẳn lên” [tập II.tr.313] Trái lại, Natasa được miêu tả là cô gái “không

đẹp nhưng lanh lợi, có đôi mắt đen, cái miệng hơi rộng, đôi vai xinh xinh,

mớ tóc đen lượn sóng hất ngược ra phía sau” [tập II.tr.161] được ví như

“thuốc súng” [tập II.tr.168], lúc nào cũng “cười khanh khách”, rất hồn nhiên, tinh nghịch Có thể nói, đây là chân dung của một người sống hướng ngoại

Tuy nhiên, ở hai nhân vật rất khác nhau về tính cách tâm lý ấy lại có

điểm gặp gỡ nhau trên đường đời đầy biến động Maria và Natasa là hai nhân vật bổ sung cho nhau, song hành cùng nhau trong cuộc sống Mặc cảm tâm lý nặng nề tưởng mãi mãi là hàng rào ngăn cách Natasa và Maria nhưng nỗi đau và cái chết của Anđrây đã làm cho họ gần nhau, tâm hồn họ hoà hợp, bù đắp cho nhau để cùng vượt lên nỗi buồn nặng trĩu trong lòng

Để rồi giữa họ hình thành “tình bạn thiết tha và đằm thắm” ở cuối tác phẩm,

họ thấu hiểu và biết thông cảm cho nhau Tônxtôi đã miêu tả Maria và Natasa như hai nửa của một cuộc đời ghép lại và tạo nên hình mẫu lý tưởng

Họ thật khác nhau: một sống động, bộc trực và bạo dạn, một trầm tư, rụt rè

và kín đáo Nhưng họ cũng rất giống nhau ở “tình yêu thương là cái chất căn bản” trong tâm hồn, sự nhạy bén và tinh tế, đức hi sinh đầy nữ tính Đó chính là nét đẹp tâm hồn ở họ mà Tônxtôi khắc hoạ với bao trìu mến, thiết

Trang 29

tha Natasa và Maria là hai nửa của một hình dung trọn vẹn về người phụ nữ

đẹp, là “ngôi đền của tinh thần dân tộc”

Tương phản và song hành còn là thủ pháp nghệ thuật được Tônxtôi ứng dụng vào nét vẽ chân dung ngay trong một người Tônxtôi rất hay sử dụng các trạng từ chỉ trạng thái tâm lý đối lập nhưng diễn ra đồng thời trong tâm hồn nhân vật, tạo những nét tương phản trong một bức chân dung Tâm trạng Natasa được miêu tả không hề đơn giản một chiều Trong tâm hồn nàng luôn tồn tại những trạng thái tâm lý đối lập nhau ngay trong một thời điểm Chẳng hạn như khi gặp Anatôn, nàng vừa “có cảm giác thích thú, hãnh diện khi cảm thấy giữa Anatôn và nàng không có một hàng rào đạo

đức ngăn cách” [tập II.tr.254] Hay trước câu chuyện kể đau đớn và vui mừng về cái chết của Anđrây đã khiến Natasa lâm vào trạng thái tinh thần

“vừa thấy khổ tâm, đau xót, vừa thấy nguôi lòng” [tập II.tr.350-354] Chính những đường nét bên trong này chỉ ra những chuyển biến phức tạp và bí ẩn của đời sống tâm lý, sự phong phú sắc màu trong tâm hồn con người

Như vậy, bằng tài năng nghệ thuật của mình, Tônxtôi đã xây dựng khá thành công bức chân dung tinh thần của Natasa Nàng không có vẻ ngoài hoàn mỹ như Elen, Xônya nhưng nàng lại có tâm hồn đẹp, giàu lòng yêu thương, là “tấm gương phản chiếu tâm hồn Nga”, mang “phong cách thuần tuý của dân tộc Nga”

1.2.3 Miêu tả tâm lý nhân vật Natasa qua bức tranh thiên nhiên

Tônxtôi là bậc thầy về vẽ tả thiên nhiên Với tư cách là một thủ pháp nghệ thuật, khung cảnh thiên nhiên của Tônxtôi thực hiện nhiều chức năng

Nó là màu xanh của cuộc sống đưa lại niềm tin yêu tràn đầy cho con người

Nó là cái bối cảnh, không gian bao la, tạo không khí thực cho câu chuyện

Đồng thời, nó thể hiện tâm trạng của nhân vật

Dưới ngòi bút của Tônxtôi, thiên nhiên có vai trò quan trọng trong

đời sống tâm lý nhân vật Tâm hồn con người và thiên nhiên hoà quyện vào

Trang 30

nhau không còn ranh giới “thiên nhiên sống động như một nhân vật thực ở nhà nghệ sĩ vĩ đại” (Plêkhanốp) Như vậy, miêu tả phong cảnh cũng chính

là một phương tiện nghệ thuật quan trọng để nắm bắt đời sống tâm lý bên trong con người Thiên nhiên có ảnh hưởng quan trọng đến nội dung, tư tưởng tác phẩm Nhà văn sử dụng phong cảnh như một thủ pháp nghệ thuật

để phản ánh đời sống vật chất, đặc biệt là đời sống tâm hồn Thiên nhiên gắn bó mật thiết với đời sống tâm hồn nhân vật Cảm xúc của tác giả trước thiên nhiên chan hoà vào cảm xúc của nhân vật tạo nên ý nghĩa của bức tranh tạo hoá Khác với một số nhà văn, Tônxtôi không bao giờ xây dựng bức tranh thuần tuý tạo hình Điểm này của Tônxtôi gặp gỡ nhà văn Puskin Chính Puskin từng tuyên bố “tôi hiến dâng cả tâm hồn tôi cho hoa lá, tình yêu đồng quê, làng xóm, hội hè” Còn Tônxtôi cũng từng tâm sự:

“Tôi yêu thiên nhiên khi nó bao bọc quanh tôi và trải rộng đến mức vô tận, nhưng cũng lúc ấy tôi hoà mình trong đó” Đối với ông, ranh giới giữa việc miêu tả thiên nhiên bên ngoài và phần biểu hiện tâm hồn không còn nữa Chính vì thế, Plêkhanốp từng nhận xét sâu sắc rằng: “Thiên nhiên không những được miêu tả mà còn sống động như một nhân vật thực ở nhà nghệ sĩ

vĩ đại của chúng ta”

Nhân vật Natasa trong Chiến tranh và hoà bình xúc cảm mạnh mẽ

trước thiên nhiên Nàng mơ ước được hoà mình cùng với thiên nhiên Natasa từng mơ ước được bay bổng lên bầu trời đầy ánh trăng xuân ở

Ôtơrátnôiê Phong cảnh trong đêm trăng mơ ước của Natasa được Tônxtôi miêu tả chân thực, khoẻ khoắn, vui và giàu sức sống Trong con mắt của công tước Anđrây thì: “Đêm hôm ấy mát mẻ trong sáng và yên tĩnh Ngay trước cửa sổ có một hàng cây xén phẳng, một phía thì tối đen, phía kia thì lóng lánh như bạc ở phía dưới hàng cây cao có những khóm cây gì ướt mọng, cánh lá lăn tăn phản chiếu ánh trăng loang loáng Xa hơn, ở phía sau hàng cây đen có một nhà sương đọng lấp lánh, về phía phải có một cây to

Trang 31

um tùm thân đều trắng mướt, và ở phía trên là vầng trăng gần tròn, trên nền trời xuân trong sáng sự lác đác mấy vì sao” [tập II.tr.8] Còn đối với Natasa, nàng không lỡ đi ngủ vì tiếc ánh trăng, nàng mong muốn chia sẻ cảm xúc

về thiên nhiên, cái đẹp với Xônya Nhưng Xônya lại là người quá ư thực tế, không có cái lãng mạn yêu đời quá mức trẻ trung của Natasa Natasa đánh thức Xônya: “Xônya! Xônya! Ngủ làm sao được kia chứ! Xem này tuyệt quá! ôi! Đẹp quá đi mất! Kìa dậy đi chị Xônya, - giọng nói gần như muốn khóc, - thật chưa bao giờ có một đêm huyền diệu như thế này” [tập II.tr.9]

Khi thấy Xônya đáp lại bằng giọng cằn nhằn khó chịu thì Natasa lại quả quyết: “Không, chị phải ra đây xem cơ, trăng đẹp quá… Ôi! Tuyệt quá! Chị ra đây Xônya ơi, Xônya yêu quý của em, chị ra đây Đấy chị thấy không? Đây này cứ ngồi xổm như này nhé, vòng tay xuống dưới hai đầu gối thế này - ôm thật chặt, thật chặt vào, phải cố lấy hết sức, - thì thế nào cũng bay bổng cho mà xem Đây này!” [tập II.tr.9]

Thế nhưng, trước những lời thuyết phục của Natasa, Xônya vẫn không cảm nhận được vẻ đẹp của đêm trăng huyền diệu đó Nàng chỉ chấy Natasa quá viển vông, xa vời thực tế, nàng thấy khó chịu và thậm chí còn trách móc Natasa là đã quá khuya Vì thế Natasa cảm thấy hụt hẫng, mất vui, nàng cảm thấy tiếc cho một tâm hồn vô cảm như Xônya Còn Natasa thì ngược lại, nàng quá nhạy cảm với thiên nhiên giữa đêm trăng mùa xuân, giữa nàng và thiên nhiên có sự giao cảm đồng điệu Đêm trăng Ôtơrátnôiê thể hiện ước mơ, chứa đựng cả niềm vui, hạnh phúc, tuổi trẻ của Natasa Vì vậy, khó mà hình dung được Natasa nếu thiếu khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời ấy – tâm hồn của một cô bé vô tư, hồn nhiên, lãng mạn, và giàu ước mơ

Và cũng chính giữa lòng thiên nhiên bao la, Natasa chăm chú lắng nghe tiếng đàn dân tộc Balalaica mà nàng xem là “tuyệt đỉnh của âm nhạc kiều diễm” Và tại đây, “Natasa quay tròn trong vũ điệu dân tộc đậm đà cái tinh thần và phong cách không sao bắt chước được, không sao phân tích nổi

Ngày đăng: 31/10/2015, 10:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w