Ở đây người viết đã nhận định về bố cục của tác phẩm Anna Karênina, đó là sự đối lập của hai tuyến truyện: Bi kịch gia đình được mô tả trong sự tương phản với cuộc sống và cảnh điền viê
Trang 1Chương 1: Đặc điểm cốt truyện trong tiểu thuyết Anna
Karênina của L.Tônxtôi
1.2 Đặc điểm cốt truyện trong tiểu thuyết Anna Karênina của
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tiểu
thuyết Anna Karênina của L.Tônxtôi
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nếu ví văn học Nga như một cánh rừng đại ngàn thì L.Tônxtôi là cây đại thụ trong cánh rừng đại ngàn ấy Cùng với A.X.Puskin, PH.M Đôxtôiepxki, A.P.Sêkhôp, A.M.Gorki, L.Tônxtôi đã mở ra không gian đa chiều cho nền văn học Nga nói riêng và văn học nhân loại nói chung
Giáo sư Nguyễn Hải Hà đã từng nhận xét: "Lep Tônxtôi là văn hào lớn nhất, là ngôi sao tiêu biểu cho nền văn học hiện thực Nga thế kỷ XIX" Còn Lênin gọi L.Tônxtôi là "nghệ sĩ vĩ đại", là "người khổng lồ", là "nhà văn vô song trên toàn Châu Âu", "Trước vị bá tước này thì trong văn học chưa hề có nhân vật mu - gich chân chính" Tất cả những ý kiến ấy đều khẳng định vị trí cũng như những góp ý của L.Tônxtôi vào vườn hoa văn học Nga cũng như văn học thế giới
L.Tônxtôi là một thiên tài nhiều mặt, ông đã để lại một sự nghiệp văn
học khá đồ sộ Từ những sáng tác đầu tay như: Bộ ba tự truyện: Thời thơ ấu
(1852), Thời niên thiếu (1854), Thời thanh niên (1857) đến một loạt những
sáng tác về chiến tranh như: Xêvaxtôpôn tháng Chạp (1854), Xevaxtôpôn
tháng Năm (1855), Xêvaxtôpôn tháng Tám (1855) đã khẳng định được tài
năng nghệ thuật của nhà văn vĩ đại này Ngoài ra phải kể đến một số truyện
ngắn, một số vở kịch, nhiều bài văn chính luận cùng thư từ, nhật kí đã
nhanh chóng khẳng định được tên tuổi của ông trong lòng độc giả và thu hút
sự chú ý của giới nghiên cứu
Khi nói đến L.Tônxtôi có lẽ người đọc sẽ nhớ nhất đến bộ ba tiểu
thuyết dài Trong đó Anna Karênina được xem là một trong những bộ tiểu
thuyết nổi tiếng, hay nhất của nền văn học Nga và thế giới Ban đầu nhà văn
có dự định viết cuốn tiểu thuyết gia đình, sau bốn năm làm việc miệt mài, với biết bao lần viết, sửa chữa rồi lại viết, cuốn tiểu thuyết đã hoàn thành vào năm
Trang 31877 Tác phẩm đã vượt ra khỏi khuôn khổ một thảm kịch ngoaị tình và trở thành tấm gương phản chiếu một giai đoạn lịch sử nước Nga những năm 70 của thế kỉ XIX cùng các vấn đề nóng bỏng, phức tạp Nhà văn đã phản ánh đúng đắn các mâu thuẫn xã hội chính trong giai đoạn khủng hoảng trầm trọng của nước Nga gia trưởng cũ bắt đầu tan ra mau chóng trước sự xâm nhập chèn
ép của chủ nghĩa tư bản Với hệ thống nhân vật đông đảo, phong phú L.Tônxtôi đã gửi gắm vào trong tác phẩm những băn khoăn của mình trước
những vấn đề nhạy cảm của xã hội Chính vì vậy mà “ trong di sản ông để
lại, có cái không đi vào dĩ vãng, có cái thuộc về tương lai” ( Lênin)
Cũng như những tác phẩm khác của nhà văn L.Tônxtôi thì tác phẩm
Anna Karênina cũng đã thu hút khá nhiều giấy mực của những nhà nghiên
cứu Tác phẩm Anna Karênina vẫn là "mảnh đất khác mầu mỡ" để cho mỗi
người có thể khám phá, khai thác những mặt này hay khác của tác phẩm Trong đó, nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng cốt truyện của tác phẩm này vẫn là vấn đề bức xúc và khá hấp dẫn Vậy nên chúng tôi rất mạnh dạn lựa
chọn đề tài “Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết Anna
Karênina của L.Tônxtôi” với mong muốn tìm hiểu và khám phá những nét
đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện để góp thêm một "tiếng nói"
khẳng định thành công về tư tưởng, nội dung của tác giả và tác phẩm
Bên cạnh đó, L.Tônxtôi là tác giả văn học trong nhà trường, các tác phẩm của ông được giảng dạy từ bậc phổ thông đến Cao đẳng, Đại học
Nghiên cứu Nghệ thuật xây dựng cốt truyện Anna Karênina sẽ góp thêm
một cách đọc, giúp các bạn học sinh - sinh viên tíêp cận sâu rộng hơn với các
tác phẩm của L.Tônxtôi nói chung và tác phẩm Anna Karênina nói riêng Từ
đó cung cấp cho các bạn một cái nhìn tinh tế, thấu đáo hơn về tác phẩm Anna
Karênina cũng như những sáng tác khác của nhà văn L.Tônxtôi, để có thể xác
Trang 4định cho mình một phương pháp học và dạy tốt hơn khi ra nhà trường phổ thông
Ngoài ra, xuất phát từ sự yêu mến những tác phẩm giá trị của nên văn học Nga, xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu những thiện cảm về các sáng tác của đại văn hào, và đặc biệt hơn là xuất phát từ sự độc đáo trong nghệ thuật xây
dựng cốt truyện của tác phẩm Anna Karênina mà chúng tôi lựa chọn và
nghiên cứu đề tài:
"Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết Anna Karênina
bạn đọc Mặc dù các công trình nghiên cứu về tác phẩm không đồ sộ bằng
Chiến tranh và hòa bình, nhưng khá phong phú và thú vị Qua đó thể hiện
sức hấp dẫn của tác phẩm trong lòng công chúng độc giả
Khi tác phẩm được đăng trên nguyệt san Tin tức Nga (số mở đầu năm mới 1875) Anna Karênina đã tạo ra một cơn sốt trong giới độc giả yêu văn
học Khi đến với công chúng Việt Nam, cuốn tiểu thuyết lập tức được đón
nhận nồng nhiệt Ngày 24/12/2007, Việt báo.vn đã đưa ra thống kê và Anna
Karênina của L.Tônxtôi được ưa chuộng và bán chạy nhất, trong khi đó Chiến tranh và hoà bình xếp vị trí thứ ba
Nhà nghiên cứu Nguyễn Trường Lịch đã có khá nhiều bài viết nghiên
cứu về L.Tônxtôi Trong chuyên luận Lep Tônxtôi ông cũng cho rằng: Anna
Karênina là một trong những tác phẩm hay nhất của văn học Nga và thế giới
Trong bài viết Lep Tônxtôi và hành trình đi tìm sự thật, nhà nghiên cứu đã khái
Trang 5quát những vấn đề cơ bản của cuốn truyện: " nhân vật Anna Karênina người con
gái đẹp có sức quyến rũ kì lạ đến ma quái, với một vẻ dịu dàng và thuỳ mị lạ lùng trên bộ mặt yêu kiều Nhưng thật đáng buồn, cái bi kịch khủng hoảng triền miên của xã hội Nga nửa sau thế kỉ XIX lại đổ xuống đầu người đàn bà đẹp đẽ ấy, dẫn đến cái chết bi thảm giữa hai gọng kìm của thế lực phong kiến tàn tạ ( ) và thế lực tư sản hào nhoáng, hùng hổ, nhưng bất lực ” Nhưng không dừng lại trong
phạm vi gia đình , L.Tônxtôi đã mở rộng tầm nhìn vào mối quan hệ giữa nông dân
và địa chủ qúy tộc Từ đấy, ông lại rút ra được một sự thật lớn lao hơn "để giải
phóng nông dân " Để thuyết phục hơn, nhà văn đưa ra ý kiến của Đôxtôiepxki,
rồi những ý kiến của Lênin về tác phẩm này
Trong cuốn Lịch sử văn học Nga, nhà nghiên cứu Nguyễn Trường
Lịch lại một lần nữa khái quát những giá trị của cuốn tiểu thuyết này Thêm vào đó, tác giả đã đưa ra nhận xét của V.Ermilôp về chủ đề của tác phẩm:
"Gia đình li tán xa lạ với con người, chính là hình ảnh của cái xã hội đã giết
chết Anna Lêvin tìm mọi khả năng khẳng định cuộc sống giữa những con người sao cho cuộc sống đó là một gia đình thực sự thân yêu, thống nhất, một tình yêu thương toàn nhân loại" Và nhà thơ Fiet trong một lá thư gửi cho
L.Tônxtôi cũng nói về Anna Karênina: "Cuốn tiểu thuyết này là một toà án
nghiêm khắc không thể mua chuộc được về toàn bộ đời sống của chúng ta"
Đó chính là những giá trị tư tưởng, giá trị thẩm mĩ, giá trị nhân văn, nhân bản
mà nhà văn đã mang lại cho chúng ta
Bên cạnh đó, ở cuốn sách Công việc của người viết tiểu thuyết Nguyễn Đình Thi khi bàn về Anna Karênina đã khẳng định: "Tác phẩm nói đến
những sự việc bình thường hàng ngày của đời sống xã hội Nga, nhưng L Tônxtôi đã qua sự việc ấy mà nhìn thấy sự biến động ngấm ngầm đang diễn
ra trong cơ cấu toàn thể xã hội Nga " Cuốn tiểu thuyết đã đặt ra vấn đề tình
yêu, hôn nhân, những sự việc được nói đến trong tác phẩm tưởng chừng như
Trang 6nhỏ nhặt bình thường trong cuộc đời của chính nhân vật, nhưng lại mang lại một ý nghĩa chung, tác động đến những vấn đề lớn trong xã hội Các nhân vật được đặt trong mối quan hệ với đời sống xã hội Nhà văn còn đề cập đến nhiều vấn đề nóng bỏng của xã hội Nga thời bấy giờ
V.Sclôp-xki trong cuốn Lep - Tônxtôi ((bộ hai tập) - NXB Văn hóa -
Hà Nội - 1978) cũng đã có nhiều bài viết về tác phẩm Anna Karênina: Đó là
quá trình nhà văn lấy nguyên mẫu như thế nào? Công việc viết tiểu thuyết, quá trình chuẩn bị của nhà văn ra sao? Bố cục của tiểu thuyết được sắp xếp theo trật tự nào? Những tư tưởng tôn giáo đã tác động đến nhà văn khi sáng tác như thế nào? Và quan trọng hơn là nhà nghiên cứu đã khẳng định được những vấn đề trọng tâm của tác phẩm Tất cả những bài viết đó nhằm cung cấp cho bạn đọc cái nhìn toàn diện, sâu sắc, nhiều chiều về tác phẩm này Để
từ đó người đọc có thể hiểu được những nội dung tư tưởng mà nhà văn đưa ra
Trong bài viết nhân dịp Kỷ niệm 50 năm ngày mất của đại văn hào
Nga L.Tônxtôn đăng trên tạp chí "Nghiên cứu văn học" số 11 năm 1960, tác
giả Nguyễn Hải Hà cũng đã từng khẳng định: "Anna Karênina tiếp tục giải
quyết vấn đề ý nghĩa và mục đích cuộc sống, số phận giai cấp quí tộc và nông dân, quan hệ giữa thành thị và nông thôn, sống và chết, tình yêu và hạnh phúc, hôn nhân và gia đình, những vấn đề triết lí nhân sinh cơ bản nhất của thời đại" Tác giả Nguyễn Hải Hà đã góp một tiếng nói nữa để nâng tầm giá
trị tư tưởng của nhà văn L.Tônxtôi trong sản phẩm tinh thần của mình
Nhân dịp kỷ niệm 180 ngày sinh L.Tônxtôi, tác giả Trần Hậu đã lấy tác
phẩm Anna Karênina là đối tượng nghiên cứu thẩm mĩ của mình Ở đây người viết đã nhận định về bố cục của tác phẩm Anna Karênina, đó là sự đối
lập của hai tuyến truyện: Bi kịch gia đình được mô tả trong sự tương phản với cuộc sống và cảnh điền viên của địa chủ trẻ Kônstantin Lêvin - một con người gần gũi với nhà văn cả về lối sống, về quan điểm và tâm lí
Trang 7Như vậy, qua một số công trình nghiên cứu kể trên, có thể dễ dàng nhận thấy các tác giả của một số bài viết chủ yếu vẫn đề cập đến những vấn
đề xoay quanh nhân vật, xoay quanh chủ đề, giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm L.Tônxtôi là một nhà văn có nghệ thuật viết truyện rất cao tay, tất cả những vấn đề, những giá trị mà các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu ở trên được xây dựng trên cơ sở của một cốt truyện đặc sắc - nó là sản phẩm của tài năng nghệ thuật của L.Tônxtôi Những bài viết, những công trình nghiên cứu kể trên, đều đề cập đến khía cạnh này hay khác của tác phẩm, và tác giả Trần
Hậu đã có bàn về bố cục của tiểu thuyết Anna Karênina, nhưng đó chỉ là một
mảng trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện Vì vậy, nghiên cứu nghệ thuật xây dựng cốt truyện của tác phẩm này vẫn là một vấn đề khá mới mẻ Chính
vì thế, khoá luận sẽ tập trung xem xét và tìm hiểu nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết tâm lí của nhà văn, từ đó thấy được những nét độc đáo của tài năng bậc thầy L.Tônxtôi và giúp người đọc có thêm một cách tiếp cận mới để khám phá, tìm hiểu những giá trị phong phú của tác phẩm này
3 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu có hệ thống và sâu sắc về nghệ thuật xây dựng cốt truyện
Anna Karênina Qua đó có cách hiểu toàn diện về phong cách nghệ thuật của
tác giả L.Tônxtôi
- Hiểu được cái hay cái đẹp của tác phẩm, gắn liền với yêu cầu cải cách giáo dục và xu hướng thay đổi phương thức tiếp cận văn học ở nước ta hiện nay
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi đặt ra những nhiệm
vụ nghiên cứu như sau:
- Làm rõ đặc điểm cốt truyện trong tiểu thuyết Anna Karênina
- Làm rõ nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết Anna Karênina
5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Chúng tôi khảo sát nghiên cứu đề tài này dựa trên văn bản Anna Karênina
của L.Tônxtôi do Nhị Ca và Dương Tường dịch (Nxb Văn học - 2003)
Trang 8- Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là khai thác những kiểu cốt truyện
trong tác phẩm Anna Karênina, từ đó chỉ ra những nét đặc sắc trong nghệ
thuật xây dựng cốt truyện của L.Tônxtôi, đồng thời khẳng định tài năng nghệ thuật đến mức nhuần nhị, tinh vi của nhà văn này
6 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp khảo sát thống kê
- Phương pháp soi chiếu
- Phương pháp nghiên cứu thi pháp học
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
7 Đóng góp của khóa luận
- Đưa ra cái nhìn sâu rộng, hệ thống và mới mẻ về nghệ thuật xây dựng
cốt truyện trong tiểu thuyết Anna Karênina
- Qua việc tìm hiểu đề tài này sẽ đưa lại nhận thức sâu sắc về vai trò của cốt truyện đối với công việc sáng tác hay tìm hiểu, phân tích, tiếp nhận một tác phẩm văn học
- Khóa luận góp phần bổ sung, hỗ trợ kiến thức cho việc giảng dạy, học tập về tác giả L.Tônxtôi trong nhà trường
8 Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung khóa luận tốt nghiệp của chúng tôi được triển khai theo hai chương :
Chương 1 : Đặc điểm cốt truyện trong tiểu thuyết Anna Karênina của
Trang 9CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM CỐT TRUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT
ANNA KARÊNINA CỦA L TÔNXTÔI
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm cốt truyện
Tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm tinh thần, là kết quả của quá trình lao động nghệ thuật sáng tạo của người nghệ sĩ Nếu nhắc đến thơ, bạn đọc chủ yếu nhấn mạnh đến yếu tố cảm xúc trữ tình, thì khi nói đến các tác phẩm tự
sự, chúng ta lại nhắc tới một thành phần có vai trò cực kì quan trọng, đó là cốt
truyện Cốt truyện là "cái khung" để đỡ cho toàn bộ toà nhà nghệ thuật ngôn
từ đứng vững Từ thế kỉ XIX trở về trước, nhà văn khi bắt tay vào kể câu chuyện, là lúc anh ta có một cốt truyện độc đáo Sang đến thế kỉ XX, vai trò của cốt truyện có xu hướng giảm đi Nhưng cho đến nay nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học vẫn khẳng định: Cốt truyện có vai trò quan trọng, qua cốt truyện nhà văn thể hiện những xung đột đời sống, mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong một hoàn cảnh xã hội nhất định, từ đó bộc lộ chủ đề
và tư tưởng tác phẩm
Khái niệm cốt truyện được rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học quan tâm Qua tìm hiểu một số sách lí luận văn học, từ điển Chúng tôi xin đưa ra một số khái niệm về cốt truyện như sau:
Trong cuốn Dẫn luận thi pháp học - GS Trần Đình Sử cho rằng:" Cốt
truyện thường được hiểu là hệ thống các sự kiện chính, cơ bản dùng để biểu hiện tính cách và phản ánh mâu thuẫn xung đột xã hội" [15,132]
Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt thì: "Cốt truyện là hệ thống sự kiện làm
nòng cốt cho sự diễn biến các mối quan hệ và sự phát triển tính cách của nhân vật trong tác phẩm văn học loại tự sự" [13,213]
Trang 10Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học thuật ngữ cốt truyện được hiểu là:
"Sự phát triển hành động, tiến trình các sự việc, các biến cố trong tác phẩm
tự sự và kịch, đôi khi cả trong tác phẩm trữ tình" [1,13]
Còn Từ điển thuật ngữ Văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử) thì cốt truyện là "hệ thống các sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và
nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc loại tự sự và kịch" [6,88]
Như vậy từ những định nghĩa trên ta thấy cốt truyện có thể hiểu ở hai phương diện gắn bó hữu cơ với nhau: Một mặt cốt truyện là phương diện bộc
lộ tính cách nhân vật, mặt khác cốt truyện là phương tiện để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội
Trong cuốn Bàn về văn học Gorki đã khẳng định: "Vai trò của cốt
truyện là những mối liên hệ, những mâu thuẫn, những thiện cảm và ác cảm, nói chung là những mối quan hệ qua lại của con người lịch sử phát triển và tổ chức của tích cách này hay tích cách khác" [4,196]
Qua định nghĩa của Gorki ta có thể thấy, cốt truyện là phương tiện bộc
lộ tính cách nhận vật, để thể hiện những thuộc tính của tính cách đó, nhưng mặt khác nó là phạm vi của các biến cố lịch sử cụ thể, chỉ có trong các biến cố nhất định đó các mối thiện cảm, ác cảm hay nói chung các mối quan hệ của con người mới được bộc lộ Cũng qua định nghĩa của Gorki, cốt truyện là một hệ thống các biến cố trong tác phẩm, đồng thời là phương tiện để nhà văn tái hiện lại những mâu thuẫn và xung đột xã hội vạch ra hậu quả của những mâu thuẫn và xung đột xã hội đó qua số phận các nhân vật Nhưng những mâu thuẫn và xung đột này là những xung đột mang tính nghệ thuật, tức là những biến cố thuộc về những cá nhân riêng biệt trong đời sống cá nhân con người
Trang 11Ở cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học G.N Pôxpêlôp đã khẳng định:
"Các cốt truyện được hình thành chủ yếu là nhờ các hành động của các nhân
vật' [14,233]
Ông cũng chỉ ra rằng, trong văn học có nhiều kiểu cốt truyện Trong một số trường hợp cốt truyện được xây dựng trên cơ sở miêu tả các hành động dứt khoát của nhân vật, trên các thời điểm bước ngoặt của cuộc đời nhân vật
Sự vận động của các hành động đó chủ yếu xảy ra ở bên ngoài Ở một số trường hợp khác thì các sự kiện xuất hiện với tư cách là nguyên nhân của các suy nghĩ cảm xúc nhân vật Hay nói khác đi, sự vận động của các hành động
đó chủ yếu xảy ra ở bên trong Trong tiến trình sự kiện cái bị thay đổi không hẳn là tình trạng nhân vật mà chủ yếu là trạng thái tâm lí của chúng
1.1.2 Các thành phần cốt truyện
Trong các cốt truyện thường vạch ra rất rõ ràng các giai đoạn của hành động và mối xung đột làm cơ sở cho nó Đó là những thành phần của cốt truyện Bất cứ truyện lớn, nhỏ, cốt truyện nói chung bao gồm các thành phần chính: trình bày, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm (cao trào), kết thúc Các nhà lí luận văn học cổ điển chỉ rất rõ điều này
Phần trình bày giới thiệu tình trạng sự vật khi chưa hoặc sắp xảy ra xung đột Thắt nút có thể phát hiện và làm gay gắt thêm các mâu thuân đã có
từ trước trong đời sống các nhân vật hay là tự nó tạo ra các xung đột nào đó.Trong trường hợp này thì có thể gọi đó là thắt nút xung đột Phát triển là mâu thuẫn tiếp tục diễn ra ngày càng gay gắt hơn Đỉnh điểm (hay cao trào) là
sự kiện thử thách cao nhất, tột cùng đối với nhân vật, là sự kiện dẫn đến bước ngoặt lớn lao nhất của sự phát triển của truyện Kết thúc (hay mở nút) là sự kiện kề ngay sau cao trào, kết thúc truyện có khi mâu thuẫn được giải quyết hoàn toàn nhưng không phải bao giờ cũng vậy Có khi kết thúc hành động, mâu thuẫn giữa nhân vật vẫn còn, thậm chí còn gay gắt hơn Trong lĩnh vực
Trang 12cấu tạo cốt truyện, không hề có quy tắc chuẩn mực vạn năng nào Đôi khi tác phẩm không có đầy đủ các thành phần trên, hoặc thêm một số thành phần khác và các thành phần của cốt truyện không nhất thiết phải tuân theo một trật
tự nhất định, chúng có thể bị đảo lộn vị trí Việc lựa chọn một cốt truyện như thế nào phụ thuộc vào dụng ý sáng tác của nhà văn khi muốn khái quát chiều hướng đường đời này hay khác của nhân vật
1.1.3 Kết cấu của cốt truyện
Ngoài các mối liên hệ bên ngoài, có tính chất thời gian và nhân quả, giữa các sự kiện được miêu tả lại còn có mối liên hệ bên trong, mang ý nghĩa
và cảm xúc Về cơ bản các liên hệ này tạo thành phạm vi kết cấu của cốt truyện Có những loại kết cấu phổ biến là:
Lối kết cấu bằng trình tự liên tiếp trước sau của các sự kiện ở những tác phẩm có giá trị, khiến người đọc luôn thấy sự mới mẻ qua từng chi tiết với đoạn kết là trụ cột của cốt truyện
Lối kết cấu quan trọng là sự đảo lộn thời gian các sự kiện nhằm chuyển
sự chú ý của bạn đọc từ sự kiện vào nội tình nhân vật Để khám phá con đường khó khăn phức tạp trong việc hình thành tính cách con người, các nhà văn dùng kiểu lắp ghép quá khứ với hiện tại của các nhân vật, cộng với hành động luân chuyển từ thời gian này đến thời gian khác Lối kết cấu hồi cố như thế trong các tiểu thuyết và kịch thường sử dụng để ngắt quãng tuyến hành động chính Qua đó bộc lộ đầy đủ hơn các mối liên hệ kế thừa của các thời đại và thế hệ
1.1.4 Phân loại cốt truyện
Đến nay các nhà nghiên cứu lí luận phê bình văn học cho rằng có nhiều cách phân loại cốt truyện.Ví dụ Lê Huy Bắc dựa vào các tiêu chí như sự kiện, thời gian, nhân vật đã chia ra mười ba loại cốt truyện Theo tiêu chí sự kiện có cốt truyện phân đoạn, cốt truyện liền mạch, cốt truyện huyền ảo, cốt truyện
Trang 13ghép mảnh, cốt truyện siêu văn bản Theo tiêu chí thời gian có cốt truyện tuyến tính, cốt truyện khung, cốt truyện gấp khúc Dựa trên nhân vật chia ra cốt truyện đơn tuyến, cốt truyện đa tuyến, cốt truyện hành động, cốt truyện tâm lí, cốt truyện dòng ý thức Ngoài ra các nhà nghiên cứu còn để xuất các cách phân loại khác như dựa trên tiêu chí nội dung, kết cấu, trường phái để chia ra nhiều cốt truyện khác Tuy nhiên, người ta đồng ý nhiều hơn cả với
Aristôt trong tác phẩm Nghệ thuật thi ca là có hai loại cốt truyện biên niên và
đồng tâm Đồng thời họ cũng khẳng định sự tồn tại của cốt truyện đơn tuyến
và cốt truyện đa tuyến, cốt truyện kịch tính
Cốt truyện biên niên là cốt truyện có mối liên hệ thời gian lấn át trong các sự kiện Tính biên niên khiến các sự kiện và hành động không thật gắn bó với nhau, mở ra khả năng miêu tả thực tại nhiều bình diện phù hợp với tác phẩm cỡ lớn Trong những năm gần đây, cấu tạo kiểu cốt truyện biên niên phong phú lên, xâm chiếm các thể loại nhỏ hơn
Cốt truyện đồng tâm là cốt truyện trong đó giữa các sự kiện mối liên hệ nhân quả chiếm ưu thế Tính đồng tâm của cốt truyện cho phép nhà nghiên cứu chăm chú vào xung đột nào đó Nó là cơ sở tạo nên sự thống nhất của hình thức tác phẩm
Cốt truyện đơn tuyến là cốt truyện mà hệ thống sự kiện được tác giả kể lại gọn gàng, đơn giản về số lượng, tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách nhân vật Vì vậy, nó có dung lượng nhỏ hoặc vừa, tồn tại trong các truyện ngắn, truyện vừa, kịch bản văn học
Cốt truyện đa tuyến là cốt truyện trình bày một hệ thống sự kiện phức tạp nhằm tái hiện nhiều bình diện của đời sống ở một thời kì của lịch sử, tái hiện những con đường phức tạp của nhân vật, do đó có dung lượng lớn
Cốt truyện kịch tính là cốt truyện mà người kể luôn đặt sự việc trong thế đối lập tốt - xấu, cao cả - thấp hèn Cách làm này hàm chứa trong đó cái nhìn di động: đi từ đau thương bất hạnh đến hạnh phúc sung sướng
Trang 141.2 Đặc điểm cốt truyện trong tiểu thuyết Anna Karênina của
L.Tônxtôi
Trong một lá thư dài không gửi, viết vào lúc biết tin L.Tônxtôi từ trần,
nhà văn vô sản Nga M.Gorki đã nhận xét: "Trong ông có một cái gì lúc nào
cũng khiến tôi có ý muốn reo to lên với mọi người: hãy nhìn mà xem trên quả đất này có một con người kì diệu như thế đấy" [4,389] Cái kì diệu đó là bởi:
Trong suốt cuộc đời cầm bút của mình, nhà văn đã lao động hăng say, nhiệt tình với một sức viết hiếm ai có được Bắt đầu từ những tác phẩm đầu tay, nhà văn đã chứng minh khả năng quan sát đời sống một cách tinh tế Từ 1864
- 1869, L.Tônxtôi viết xong bộ tiểu thuyết anh hùng ca vĩ đại Chiến tranh và
hoà bình - một cuốn tiểu thuyết được đón nhận nhiệt tình, làm nên thắng lợi
huy hoàng cho ông Thành công đó, giúp L.Tônxtôi có niềm tin tưởng vào sức
mạnh tài năng của mình hơn, ông bước vào tiếp Anna Karênina - ở đây nhà
văn lại một lần nữa làm cho trên tuổi của mình vang dội trên thế giới, khi tác giả thể hiện những suy nghĩ của mình về đời sống hàng ngày, cũng như những tìm tòi để trả lời các vấn đề xã hội lớn của thời đại đặt ra Tất cả được thể hiện
bằng nghệ thuật viết truyện cao tay Tônxtôi từng nói: "Tôi là nhà nghệ sĩ và
cả cuộc đời tôi trôi qua là đi tìm cái đẹp" Tuyên ngôn nghệ thuật ấy đã trở
thành điều tâm niệm suốt sáu mươi năm sáng tác của Tônxtôi "cái đẹp" mà
nhà văn tìm kiếm được trải rộng trên nhiều vấn đề, và xây dựng cốt truyện
cũng là một trong những minh chứng hùng hồn cho "cái đẹp" đó Với tài năng
nghệ thuật sắc sảo, nhà văn đã tạo dựng được những kiểu cốt truyện độc đáo, mang đặc điểm riêng biệt thu hút sự chú ý của độc giả trên toàn thế giới Nét đặc sắc đó được thể hiện ở những đặc điểm sau:
1.2.1 Cốt truyện song hành, đa tuyến
Đây là kiểu cốt truyện có từ hai nhân vật chính (hoặc nhân vật trung tâm) trở lên Ở đây tác phẩm không chỉ có một tuyến truyện mà là sự kết hợp của nhiều tuyến truyện, và mỗi nhân vật chính đảm đương một tuyến cốt
Trang 15truyện nhằm thể hiện một hay nhiều chủ đề nào đó Nếu các tuyến cốt truyện
ấy tách rời nhau thì chúng vẫn tồn tại độc lập và đứng vững trong mọi hoàn cảnh Nói như vậy, có nghĩa là chúng tôi sử dụng quan niệm tuyến truyện là câu chuyện về một đời người được tái hiện bằng những sự kiện trong cuộc đời nhân vật, diễn ra trong một không - thời gian nào đó Do vậy, mỗi tuyến truyện là một lát cắt đặc biệt của cốt truyện Có thể bóc tách ra được thành từng lớp tháo rời ra khỏi cấu trúc chung của tác phẩm mà mỗi tuyến truyện đó vẫn đảm bảo về mặt nội dung ý nghĩa
Qua khảo sát tiểu thuyết Anna Karênina của L.Tônxtôi chúng tôi nhận
thấy ở tác phẩm này L.Tônxtôi đã xây dựng nhiều tuyến truyện khác nhau, và mỗi tuyến truyện lại mang những nét đặc sắc làm nổi bật được tài năng bậc thầy của nhà văn này
Tuyến truyện thứ nhất, bao gồm các nhân vật Anna, Karênin và Vrônxki Ở tuyến truyện này, tác giả tập trung đi vào miêu tả câu chuyện tình yêu tay ba giữa các nhân vật, để từ đó có thể khái quát được nhiều vấn đề, nội dung tư tưởng Tuyến truyện này có thể được khái quát như sau: Anna một người phụ nữ đẹp có xuất thân dòng dõi quý tộc, ngay từ đầu Anna đã chịu sự sắp đặt của bà cô là kết hôn với bá tước Karênin, để trở thành vị phu nhân xinh đẹp đứng trên đỉnh cao danh vọng và địa vị Nhưng mọi việc đã bắt đầu thay đổi kể từ khi Anna từ Pêtecbua trở về Matxcơva Khi gia đình người anh trai của Anna có sự bất hoà, Anna về Matxcơva là để giúp anh trai và chị dâu giải hoà Nàng đã đi cùng toa tầu với bá tước phu nhân Vrônxkaia, đến Matxcơva, anh trai của Anna là Xtêpan Ackađich đón nàng ở ga, và tại đây Vrônxki cũng đi đón mẹ mình là Vrônxkaia Chính từ cuộc gặp gỡ thoáng
qua này mà vẻ đẹp "dịu dàng, thuỳ mị lạ lùng trên bộ mặt yếu kiều" [20,134]
của Anna đã thu hút sự chú ý của Vrônxki, có thể nói: Chàng Vrônxki đã say đắm Anna kể từ lúc đó Anna đã nhanh chóng giải quyết được những mâu
Trang 16thuẫn cho vợ chồng Xtêpan Ackađich Tại Matxcơva, nàng đã đến nhà một người quen dự buổi khiêu vũ Vrônxki cũng đến tham dự, và ở đây nàng đã nhận ra Vrônxki say mê nàng Anna đã đón nhận tình yêu của Vrônxki, nhưng sau đó nàng lại cảm thấy có lỗi vì vậy nàng lại trở về Pêtecbua, Vrônxki đi theo nàng và quyết tâm chinh phục vị phu nhân này Kể từ đó Anna đã thay đổi, nàng luôn đấu tranh giữa chồng mình là Alêcxây Alêcxanđrôvích với Vrônxki Cuối cùng, nàng đã không kháng cự nổi và lao vào cuộc tình với Vrônxki một cách mạnh mẽ Nàng có thai với Vrônxki, nàng muốn li dị với chồng nhưng không được, bởi nàng không thể bỏ cậu con trai của mình Còn người chồng của Anna không hề ghen tuông mà chỉ luôn yêu cầu nàng giữ thể diện và danh dự cho ông ta Chính điều đó càng thúc đẩy tình yêu của Anna với Vrônxki mạnh mẽ hơn bao giờ hết Nhưng cuối cùng quan hệ của Anna
và Vrônxki càng trở nên căng thẳng: Vì họ không thể hợp thức hoá cuộc sống đôi lứa của mình, cộng với dư luận xã hội càng tạo nên sức ép với họ Vrônxki trở nên bực bội, mệt mỏi còn Anna thì đau khổ ghen tuông và nghi ngờ về tình yêu của chàng Anna càng trở nên tuyệt vọng sau một lần cãi nhau, vì thế nàng đã quyết định tìm cách giải quyết cho mình bằng cách lao đầu vào xe lửa, kết thúc cuộc đời đầy bi kịch của chính mình
Như vậy, ở tuyến truyện này Anna là nhân vật chính Nàng luôn có khát khao yêu thương mạnh mẽ Vì nàng sống với đúng tình cảm thật của mình nên nàng đã vào bi kịch, trở thành nhân vật tiêu biểu cho số phận bi kịch của phụ nữ Nga thế kỉ XIX Cũng từ đây tác giả đã nói lên được nhiều điều quan trọng cho tư tưởng của mình, khái quát nên một mảng hiện thực của đời sống xã hội Nga lúc bấy giờ
Ở tuyến truyện thứ hai bao gồm các nhân vật Lêvin, Kitti Đây là tuyến nhân vật lí tưởng của nhà văn Tuyến truyện này có thể được tóm lược như sau: Lêvin là một điền chủ sống ở Pêtecbua, chàng đến Matxcơva với mục
Trang 17đích là cầu hôn Kitti - người mà chàng đã để ý và có tình cảm từ lâu Nhưng Kitti đã từ chối tình cảm của chàng, vì lúc này trái tim của Kitti đang hướng
về Vrônxki Lêvin sau khi bị Kitti từ chối lời cầu hôn liền rời Matxcơva, trở
về nông thôn Chàng quay lại với công việc quản lí điền đang viết sách và tìm thấy niềm vui trong công việc Còn Kitti bị Vrônxki từ chối, nàng đã bị ốm và
ra nước ngoài dưỡng bệnh một thời gian Khi nhìn thấy cỗ xe chở Kitti chạy qua chỗ mình, Lêvin nhận ra tình cảm của chàng với Kitti vẫn còn, chàng quyết định đến Matxcơva cầu hôn Kitti lần nữa, và họ nhanh chóng tổ chức đám cưới Sau đám cưới, Lêvin đưa ngay vợ về nông thôn Kitti lập tức thích ứng với vai trò người vợ của mình khiến cho Lêvin đầy bất ngờ và ngạc nhiên, còn Lêvin lại tiếp tục say sưa trong công việc quản lí trại ấp Cuộc sống của họ cũng xảy ra những hiểu lầm nho nhỏ, song gia đình họ vẫn sống rất hạnh phúc bên nhau Tuy nhiên ở cuối tác phẩm Lêvin lại đi tìm hiểu niềm tin của mình ở tôn giáo
Và như vậy, ở tuyến truyện Lêvin, tác giả đã đề cập đến những con người có tình yêu, hạnh phúc gia đình - tìm kiếm chân lý, nhưng cuối cùng đã
bế tắc và khủng hoảng Ở tuyến cốt truyện này, L.Tônxtôi không chỉ đề cập đến vấn đề gia đình , mà ông còn hướng ngòi bút tới khai thác một mảng đề tài khác Nhà văn mở rộng tầm nhìn vào mối quan hệ giữa nông dân và địa
chủ quý tộc Từ đây ông rút ra một sự thật lớn lao hơn, đó là vấn đề “Giải
phóng nông dân
Bên cạnh hai tuyến nhân vật chính đó, thì tuyến Đôli - Xtêpan cũng có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm Tuyến nhân vật này được mở đầu bằng cảnh lục đục trong gia đình, khi Xtêpan
Ackađich "một người đàn ông băm tư tuổi, bảnh bao, đầy nhục tình" [20,46]
tằng tịu với cô nữ gia sư người Pháp Kể từ đó không khí gia đình càng trở
nên nặng nề, rối ren khi mà Đôli - người mẹ của bảy đứa con (còn sống năm)
Trang 18luôn phải sống trong những dằn vặt đau khổ về nội tâm trước những hành động sai trái của người chồng Những mâu thuẫn ấy đã dần được giải toả khi Anna đến Tuy cũng có lúc gặp khó khăn trong kinh tế, nhưng cuộc sống của
họ lại diễn ra một cách bình thường Mặc dầu tuyến này không chiếm độ dày trang sách như tuyến Anna, Lêvin song lại có mặt từ đầu đến cuối tác phẩm
và mang ý nghĩa khá thú vị, làm sinh động thêm cho cốt truyện trong tác phẩm
Ngoài các tuyến nhân vật nói trên, trong tiểu thuyết Anna Karênina còn phải kể đến tuyến nhân vật quần chúng Tuyến này bao gồm số lượng lớn những nhân vật ở mọi tầng lớp trong xã hội Đó là những bá tước, công tước, quận chúa, những luật sư, chánh văn phòng, giáo sư, sĩ quan, nghệ sĩ thuộc tầng lớp thượng lưu quý tộc; đó là những người giúp việc, những gã hầu phòng, những bà vú, bà đỡ làm việc cho những gia đình quyền quý; đó là số đông những người nông dân lao động vất vả, cho đến những gã lái buôn cũng đều có mặt trong tác phẩm Hầu hết những nhân vật này đều xuất hiện ở những khoảng không gian riêng dành cho giới họ Ví như, những người thuộc tầng lớp thượng lưu thì thường tham gia vào những buổi khiêu vũ, giải trí, hội họp, bầu cử trong những phòng trà Còn những người nông dân lại sinh hoạt lao động vất vả trên những cánh đồng hay trong những trang trại của những ông địa chủ Tuyến nhân vật này cũng xuất hiện với tần số tương đối nhiều trong tác phẩm họ cũng tham gia bàn bạc những vấn đề về phụ nữ, trường học, về giai cấp, về đạo đức, tôn giáo, vấn đề ruộng đất, địa tô mỗi nhân vật đều thể hiện những quan điểm của riêng mình Tuyến nhân vật này góp phần
bổ sung nhấn mạnh cho các tuyến nhân vật khác nói riêng, và cũng mang đến
một "tiếng nói" để khẳng định cho những vấn đề chủ yếu mà tác giả đặt ra
trong tác phẩm nói chung
Trang 19Như vậy đó là những tuyến nhân vật có trong tác phẩm Kiểu cốt truyện
đa tuyến này đã có ở bộ tiểu thuyết sử thi Chiến tranh và hoà bình và sau này trong tác phẩm Phục sinh nhà văn cũng lựa chọn nhiều tuyến cốt truyện
khác nhau làm nền cho tác phẩm như: Tuyến nói về số phận và hình tượng người phụ nữ Nga thế kỉ XIX (Maxlôva là nhân vật chính), tuyến những con người quý tộc có tư tưởng phục sinh, tuyến truyện này xoay quanh nhân vật Nhêkhiuđôp, tuyến phản diện, tuyến nhân vật quần chúng Và kiểu cốt
truyện ấy còn được nhà văn sử dụng khá đặc sắc ở tác phẩm Anna Karênina
Tiểu thuyết này ngay từ khi mới ra đời, nhiều người đương thời cho rằng đó
là "hai cuốn tiểu thuyết: Anna và Lêvin" đặt bên cạnh nhau một cách tài tình
mà không có kết cấu chung, hoặc có ý kiến khác lại cho rằng "Câu chuyện
Lêvin được lồng thêm một cách gượng ép vào câu chuyện Anna", hay một số
ý kiến khác lại chỉ chú ý đến tuyến Anna mà ít chú ý đến tuyến Lêvin - coi đó như một nhánh phụ của tiểu thuyết Nhưng tất cả những ý kiến đó đều không
đúng với ý đồ sáng tạo của tác giả Bởi chính L.Tônxtôi đã khẳng định: "Trái
lại, tôi rất tự hào về kiến trúc tác phẩm: những vòm cuốn được kết hợp như thế nào đề ngừơi ta không nhận ra được chỗ tiếp nối Mối liên hệ của cấu trúc được tạo nên ở mối quan hệ bên trong" Và tìm được "những vòm cuốn kết nối" có nghĩa là phải tìm được mạch nối giữa các tuyến truyện của tác giả
Mạch nối đó "mối quan hệ bên trong" đó chính là tư tưởng chủ đề của tác
phẩm
Không phải ngẫu nhiên mà tác giả đặt các tuyến nhân vật đó cạnh nhau: Anna là tuyến nhân vật thể hiện cho quan niệm về bi kịch tình yêu hôn nhân thì Kitti cùng Lêvin lại tạo thành một tuyến song song đối lập, vừa để khắc hoạ sâu thêm bi kịch của Anna, vừa làm nổi bật quan niệm về hạnh phúc gia đình của L.Tônxtôi Hai tuyến cốt truyện này đan chéo quỵên chặt vào nhau, tác động lẫn nhau, chúng không chỉ liên kết với nhau trong mối xung đột xã
Trang 20hội mà cả trong sự đồng nhất về những hoàn cảnh nghệ thuật cụ thể cùng phát triển trên một đề tài theo cùng một chủ đề chung của tiểu thuyết Đặt các nhân
vật ở các tuyến cạnh nhau cho thấy tác phẩm "không chỉ tập trung vào câu
chuyện tình yêu mà còn thể hiện cụ thể những khó khăn về kinh tế của xã hội Nga Mới đọc qua người ta có thể ngạc nhiên vì sao những chuyện tình yêu đau khổ lại gắn bó với chuyện làm ăn thất bại của một vị điền chủ đang sống trong một gia đình hạnh phúc" [10,244] Qúa trình chuyển từ tiểu thuyết gia
đình sang tiểu thuyết xã hội, chính là quá trình mở rộng, phát triển cốt truyện
và là minh chứng cho tư tưởng chính thống của L.Tônxtôi
Hay sự xuất hiện của tuyến Đôli cũng vậy, tuyến này chính là đường dây để liên kết cả hai tuyến nhân vật ở trên bởi: Anna là em gái của Xtêpan, còn Kitti (là em gái của Đôli) lại lấy Lêvin Với cách mở đầu bằng cảnh lục đục của gia đình Đôli, tác giả đã khéo léo vẽ ra bối cảnh cho tấn bi kịch Anna sau này: Anna không thể giấu mình trong ốc đảo bổn phận gia đình Cơn bão lốc thời đại làm sụp đổ hạnh phúc của người phụ nữ đức độ, cam chịu như Đôli, tất nhiên sẽ xô đẩy Anna vào vòng xoáy của nó làm tiêu tan mọi ước mơ đẹp của một cá tính mạnh mẽ như Anna
Kết cấu cốt truyện không chỉ tồn tại song song, mà chúng còn đan cài, tác động qua lại lẫn nhau để cùng làm nổi bật những mảng tư tưởng chủ đề lớn của tác phẩm Với những đường dây nhân vật riêng rẽ nhưng lại có sự dằng dịt phức tạp của đường dây tư tưởng vừa mâu thuẫn lại vừa thống nhất, làm nổi bật những chủ đề mà nhà văn đã đặt ra Vấn đề tình yêu hay hôn nhân, hạnh phúc gia đình hay bất hạnh là một chủ đề lớn trong tác phẩm Kôznưsép, một người sống xa thực tế, chỉ chuyên chúi đầu vào sách vở và Varenca, một cô gái đức hạnh, mộ đạo, cả hai cuối cùng cũng phải trải qua thử thách với vấn đề tình yêu, hôn nhân Từ Betxy Tvecxkaia, Liđya Ivanôpna đến Xecpukhôpxcôi đều luôn bàn đến chuyện gia đình, tuy không phải là
Trang 21chuyện chính Bên cạnh đó, vấn đề địa chủ và nông dân, nhiều vấn đề xã hội khác được đặt ra như: Vấn đề dân tộc, tổ chức xã hội, cơ cấu kinh tế, giáo dục Những vấn đề đó được khái quát một cách cụ thể từ các tuyến nhân vật trong tác phẩm Phơi bày toàn bộ tình trạng thế thái nhân sinh của xã hội Nga những năm 70, L.Tônxtôi phản ánh sắc nét tính chất hỗn độn trong buổi giao thời mà nhà văn chứng kiến Quá trình đi từ vấn đề gia đình sang các vấn đề nóng bỏng khác của xã hội, chính là quá trình mở rộng đề tài, mở rộng kết cấu của tác phẩm Như vậy, về mặt này, L.Tônxtôi là nhà văn mạnh dạn đổi mới Ông chống lại mọi quy định cứng nhắc trước đây, một thói quen cũ kĩ chỉ được phép đưa ra một cặp nhân vật trai gái và một đường dây cốt truyện từ đầu đến cuối trong cách xây dựng truyện dài Với cách làm này nhà văn đã tạo ra được một cái nhìn mới linh hoạt hơn về cốt truyện mà ở đó các tuyến truyện có quan hệ với nhau một cách biện chứng: Tuyến truyện này làm nền móng cho tuyến truyện kia phát triển, góp phần làm cho hình thức tác phẩm trở nên thoáng rộng, uyển chuyển, năng động hơn, có sức chứa lớn để phản ánh đầy đủ mọi sắc mầu tình cảm, tính cách và cuộc sống con người trước hiện thực thời đại đang rạn vỡ nhanh chóng
Như vậy với gần một trăm bảy mươi nhân vật, thuộc đủ các tầng lớp, các giai cấp các loại người trong xã hội Nga thời đó, tác giả đã sắp xếp tổ chức thành nhiều tuyến nhân vật ở các tuyến truyện khác nhau Các tuyến cốt truyện đó có đường hướng phát triển riêng nhưng cũng quan hệ tương tác chặt chẽ và đối thoại ngầm với nhau để bao quát hiện thực cuộc sống ở mọi phương diện cá nhân, gia đình và xã hội, đó chính là những mặt mâu thuẫn đang vò xé xã hội Bởi vậy việc đan cài nhiều tuyến cốt truyện trong tác phẩm
Anna Karênina đã góp phần tạo đà cho sự phát triển và khẳng định tài năng
độc đáo của nhà văn xuất sắc nhất trong số các nhà tiểu thuyết hiện đại này
Trang 22nhiên mà các nhà nghiên cứu phê bình văn học lại gọi L.Tônxtôi là "nhà biện
chứng tâm hồn" Là một nghệ sĩ vĩ đại L.Tônxtôi đặc biệt chú ý đến nghệ
thuật biểu hiện được "cái đang vận động trong bản chất con người con
người như những dòng sông" Bởi chính ông đã từng khẳng định: "Mục đích của nghệ thuật ( ) là nói lên sự thật về tâm hồn con người, nói lên những điều bí ẩn, mà không bao giờ có thế nói bằng những lời giản đơn Nghệ thuật là cái kính hiển vi hương nhà nghệ sĩ sa đà vào những bí ẩn chung trong đó cho mọi người" Chính từ những quan điểm này mà trong hầu hết
những tiểu thuyết của mình L.Tônxtôi đã nâng cao, đổi mới nghệ thuật khám
phá nội tâm con người, khám phá "trạng thái của con nguời bên trong" Qua
đó, giúp nhà văn khai thác và tạo dựng được những bức tranh nội tâm sinh động, phong phú đến kì diệu ở mỗi người Nga qua các thời kì biến động của lịch sử xã hội Điều này đã được nhà văn chứng minh ở các tác phẩm như:
Chiến tranh và hoà bình, đến Anna Karênina thì cái tài "nhận ra con người
vô hình bên trong con người hữu hình" càng được thể hiện rõ nét Sau này,
trong tác phẩm Phục sinh nhà văn cũng khẳng định khả năng khám phá đặc
biệt này Trong bộ ba tiểu thuyết dài đó, nhà văn đã xây dựng một kiểu cốt truyện rất đặc sắc - cốt truyện tâm lí Kiểu cốt truyện này được triển khai dựa trên tâm lí của nhân vật với những bức xúc, dằn vặt nội tâm, sự vận động nội tâm đó là cơ sở thúc đẩy cốt truyện phát triển Qua kiểu cốt truyện này, L.Tônxtôi từng bứơc khám phá tính cách của con người, mối quan hệ của con người trong xã hội
Trang 23Trong tiểu thuyết Anna Karênina, L.Tônxtôi đã khai thác những
chuyển biến tâm lí của các nhân vật một cách tinh tế, sâu sắc L.Tônxtôi thể hiện tâm trạng nhân vật dưới dạng ý nghĩ độc thoại, hay nói khác đi là dưới dạng độc thoại nội tâm
Độc thoại nội tâm là phương tiện nghệ thuật đặc sắc và hiệu quả để miêu tả đời sống tâm hồn nhân vật Độc thoại nội tâm là phát ngôn của nhân vật với chính mình thể hiện quá trình tâm lí nội tâm, mô tả hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó Độc thoại nội tâm giúp nhà văn tái hiện mọi dạng sắc tinh tế của tâm hồn, miêu tả con người sâu sắc và hoàn thiện hơn Vì vậy, tần số độc thoại nội tâm trong những tác phẩm lớn của tác giả là khá đậm đặc Theo thống kê sơ bộ của giáo sư
Nguyễn Hải Hà thì "số lần sử dụng độc thoại nội tâm để mô tả nhân vật trong
Chiến tranh và hoà bình như sau: khoảng 80 lần cho Pie, trên 50 lần cho Nicôlai Rôxtôp, 50 lần cho Anđrây, trên 40 lần cho Natasa, và gần 40 lần cho Maria" [ 5, 145] Anna Karênina là cuốn tiểu thuyết tâm lý xuất sắc của văn
học thế giới, so với bộ tiểu thuyết sử thi Chiến tranh và hoà bình, thì số lần
độc thoại nội tâm xuất hiện còn đậm đặc hơn nhiều Độc thoại nội tâm được L.Tônxtôi triển khai ở phạm vi khá rộng với tất cả các nhân vật có nhu cầu nhận thức về mình, hoàn cảnh xung quanh, muốn bày tỏ cảm xúc, sự giằng xé mâu thuẫn trước biến cố mới xảy ra
Theo thống kê từ luận án Tiến sĩ "Nghệ thuật kết cấu tiểu thuyết Anna
Karênina của L.Tônxtôi" - của tác giả Phạm Xuân Hoàng thì con số những
lần độc thoại của các nhân vật như sau:
Nhân vật Số lần độc thoại nội tâm
Trang 24Lêvin 185
Như vậy, với đặc điểm là cuốn tiểu thuyết tâm lý xuất sắc của văn học
thế giới, tác phẩm Anna Karênina đã có số lần độc thoại nội tâm xuất hiện với tần số cực lớn so với Chiến tranh và hòa bình Nếu lược bỏ tất cả độc thoại nội tâm khỏi Anna Karênina thì chắc chắn tác phẩm sẽ bị tổn hại
nghiêm trọng về nghệ thuật và chúng ta sẽ không thế thấy được những sắc thái tâm trạng khác nhau của mỗi nhân vật Nhờ có độc thoại nội tâm mà người đọc có những giây phút lắng đọng để nhìn vào chiều sâu tâm hồn nhân vật Anna, nhân vật Lêvin và các nhân vật khác, xem nhân vật nghĩ gì và nhà văn muốn nói điều gì về con người và cuộc đời?
Độc thoại nội tâm trong tác phẩm được thể hiện ở những dạng rất phong phú Ở đây độc thoại nội tâm vừa có chức năng hướng ngoại vừa có chức năng hướng nội
Độc thoại nội tâm với tính chất hướng ngoại - dường như là tấm gương soi chiếu bộc lộ cái nhìn, phản ứng của nhân vật với thế giới bên ngoài và cách đánh giá con người của nhân vật Độc thoại nội tâm hướng nội nhằm để nhân vật tự ý thức, tự vấn lương tâm, tự phê phán, tự đánh giá Ở Anna có đủ
cả hai loại này
Anna là một cô gái xinh đẹp, nhưng đứng trước hai người đàn ông: Một
là Karênin - người chồng và một là Vrônxki -người yêu, đã khiến nàng luôn phải đau khổ, giằng xé, sống triền miên trong những cơn đau đớn về tâm hồn Mọi việc bắt đầu khi Anna về quê, an ủi, giải hòa mối bất đồng cho gia đình Đôli, và khi trở về, mang theo những tình cảm của chàng trai trẻ tuổi đầy sức
Trang 25sống - sức yêu như Vrônxki, thì ở người thiếu phụ đã bắt đầu có những thay
đổi trong tâm hồn: Ban đầu Anna nghĩ về đôi tai của chồng mình: "Sao đôi
tai ông ấy lại to đến thế kia" [20,195] Cái nhìn, cái "tự nghĩ" này là điểm
đánh dấu đã có sự đổi thay trong mối quan hệ giữa Anna với người chồng của mình Kể từ đây Anna luôn luôn có sự so sánh giữa chồng mình và người yêu, càng thấy vẻ phong lưu của Vrônxki bao nhiêu thì Anna lại càng căm phẫn người chồng của mình bấy nhiêu, những câu tôi yêu mình lại khuấy lên trong
lòng nàng nỗi phẫn uất, nàng nghĩ: " yêu à? Ông ta mà cũng đủ sức yêu
được à? Ví thử ông ta chưa từng nghe thấy nói đến tình yêu thì hẳn không bao giờ ông ta dùng tới từ đó Thậm chí ông ta cũng không hiểu được thế nào
là tình yêu nữa kia" [20,260] Những dòng độc thoại nội tâm ấy giống như
một tiếng nói kinh tởm tự đáy lòng nàng, khi phải sống cạnh một người chồng
"ưa sĩ diện" hão như Karênin Cũng có lúc, Anna phẫn nộ căm tức mà nghĩ
"Thật là một con người đê tiện và bỉ ổi" [20,466] Những dòng độc thoại của
Anna giống như một mạch truyện mở ra cho độc giả những hình dung rõ nét
về đời sống hôn nhân cũng như xây dựng nên toàn bộ bản chất của Karênin
Bên cạnh đó, cũng có lúc nhà văn để nhân vật độc thoại thành lời nói, giúp độc giả vén bức màn nội tâm để thấy rõ được những diễn biến tâm lí phức tạp đang diễn ra trong đời sống bên trong của Anna Có lúc nàng nói với
chồng như nói với mình "mình đừng ngạc nhiên nhé, em vẫn như xưa thôi
Nhưng trong em, có một người đàn bà khác và em sợ ả ta Chính ả ta đã phải lòng anh ta Em muốn thù ghét mình, nhưng em không tài nào quên nổi cái người đàn bà trước kia là em, ả kia không phải là em Bây giờ em mới đúng
là em toàn vẹn" [20,638] Ở Anna lúc này là sự mâu thuẫn giữa bổn phận của
người vợ, người mẹ và khát vọng tình yêu đang đấu tranh dữ dội Nàng muốn bứt ra khỏi sự dối trá của chồng nhưng rồi lại chưa đủ can đảm rũ bỏ tất cả để
đi theo tiếng gọi của tình yêu Đó là tấm bi kịch bên trong con người nàng, nó
Trang 26điển hình cho mâu thuẫn bên trong của lớp người trung thực, muốn tiến lên giành hạnh phúc nhưng không đủ sức chống lại trở ngại chính là xã hội thượng lưu hồi đó
Tình yêu là một cung bậc tình cảm đặc biệt của con người , ở đó có đủ những trạng thái cảm xúc khác nhau Khi thì lo lắng theo dõi từng bước đi của
người yêu: "Liệu chàng có bị thương không? Họ có nói thực không? Liệu
chàng có đến được không: Hôm nay liệu chàng có đến được không?" Hàng
loạt những câu hỏi được đặt ra trong đầu Anna, để chứng minh cho một tình yêu mãnh liệt mà nàng dành cho Vrônxki Nhưng tình yêu không phải lúc nào cũng là sự thăng hoa của tình cảm, mà nó còn bao hàm cả những đau khổ, ghen tuông, ích kỉ Sống bên cạnh Vrônxki, song Anna luôn cảm giác lo sợ
bất an rồi một ngày kia tình yêu sẽ ra đi, nàng luôn nghĩ: "Tại sao chàng vắng
mặt cả buổi tối? " " Chàng căm ghét mình, hiển nhiên là thế " "nhỡ chàng không yêu mình nữa" [20,189] Chính những ý nghĩa trong đời sống
nội tâm là sự lí giải cho tất cả những hành động của nàng Nó phần nào hé mở
số phận bi đát của nhân vật
Đặc biệt là qua các đoạn độc thoại của Anna trước khi tự tử là dòng suy nghĩa miên man vừa rất lí trí tỉnh táo trong nhận thức tình cảm bi đát mà nhân vật đang phải đối mặt, vừa hoảng loạn thảng thốt và phi lí lộn xộn vì nỗi tuyệt vọng bế tắc Đoạn độc thoại nội tâm diễn ra từ lúc bắt đầu bi kịch cho đến khi trang sách cuộc đời khép lại Chính những đoạn độc thoại này đã được nhiều
ý kiến cho rằng: Những đoạn này "có thể so sánh với bất kỳ trang viết đặc sắc
nào trong tiểu thuyết dòng ý thức đầu thế kỉ XX"
Như vậy, thông qua độc thoại nội tâm, tác giả đã thể hiện một cái nhìn
sâu sắc tinh tế, nhìn thấu suốt "con người bên trong" nhìn thấy tấn bi kịch mà
cuộc đời vô tình đã đè nặng lên số phận Anna
Trang 27Độc thoại nội tâm của L.Tônxtôi cho thấy mỗi con người có một nếp
cảm nghĩ riêng Bên cạnh một Anna luôn trăn trở, hoảng loạn gay gắt với quá trình tâm lí hết sức phức tạp, tác giả còn rất thành công khi miêu tả những diễn biến bên trong tâm lý Lêvin
Khi diễn tả tâm trạng của nhân vật trong tác phẩm nói chung và của Lêvin nói riêng, L.Tônxtôi rất linh hoạt đưa vào trong tác phẩm mọi hình thức độc thoại nội tâm nhằm ghi lại các sắc thái phong phú của tâm trạng Dạng nội tâm "thuần tuý" được L.Tônxtôi sử dụng nhiều nhất như nỗi niềm băn
khoăn của Lêvin khi thấy vẻ mặt của Kitti thay đổi: "Có chuyện gì vậy? Mình
đã xúc phạm đến nàng chăng? Lêvin thầm nghĩ " Lêvin là nhân vật có số
lần độc thoại nội tâm lớn nhất tác phẩm và để có thể miêu tả tâm lý của nhân vật này từ nhiều chiều, nhiều góc độc khác nhau, tác giả còn sử dụng hình thức lời nửa trực tiếp - tức là lời tác giả được chuyển sang giọng điệu và ngôn ngữ nhân vật khiến chúng hoà vào nhau, xuất hiện đồng thời với nhau Khi bị
Kitti từ chối tình cảm của mình, Lêvin thấy hụt hẫng, xa lạ với Kitti: "Một
phút trước thôi, Kitti gần gũi cần thiết cho đời chàng biết mấy! Giờ đây chàng cảm thấy vô cùng xa lạ" [20,115] Thất vọng trong tình yêu với Kitti,
Lêvin lại trở về nông thôn tham gia việc quản lí nông trại của mình, chàng tìm thấy niềm vui trong công việc lao động Có những lúc Lêvin say sưa với mơ
ước, kế hoạch xây dựng một trại ấp thật quy mô: "Chàng càng đi càng thấy
vui vẻ và những dự định mỗi lúc một tốt đẹp hơn hiện ra trong óc: trồng cây non ở ruộng phía Nam chia ruộng làm sau khoảnh đất bón phân trồng cỏ nuôi gia súc, dựng chuồng bò ở rìa ruộng và đào ao ở đó không chỗ nào đất
bị hết mầu cả" [20,274] Qua những dòng suy nghĩ này cho thấy trong làm ăn
con người cần phải có ước tính, có ý chí và nghị lực thì mới mong phát triển được và nhân vật Lêvin của chúng ta là một người như thế Đứng trên miếng đất phức tạp của một địa chủ, Lêvin luôn cố gắng theo dõi những sự kiện xảy
Trang 28ra trong đời sống, chàng tham gia vào những công việc của nông dân, chàng đọc sách, viết sách để có thể tìm ra một lối đi cho nông dân, thay đổi được
hoàn cảnh của đất nước lúc bấy giờ: "Tất cả nền nông nghiệp và nhất là hoàn
cảnh sống của dân chúng phải được thay đổi về căn bản Thay vào cảnh lầm than khắp nơi sẽ giàu có và sung túc Thay vào chống đối là sự hoà hợp và thống nhất quyền lợi " [20,541]
Tuy nhiên, không phải bao giờ dòng tâm tư trong con người cũng xuất hiện thuần nhất, lôgíc mà có khi rất lộn xộn chệch choạc thiếu nhất quán Tâm trạng của Lêvin diễn biến rất phức tạp khi chứng kiến người anh trai bệnh tật, vật vã trong cơn hấp hối, anh ta vừa thương vừa sợ anh trai phật ý rồi cảm giác chờ đợi khổ sở, bất lực và còn bất ngờ trước những hành động của người
cuộc sống Chàng luôn tự hỏi "Chàng là ai? Vì sao chàng sống? Sống để làm
gì và sẽ đi đến đâu?" Những câu hỏi đó ngày đêm thúc giục chàng trả lời Và
khi đi tìm những câu trả lời đó, chính là lúc những dòng độc thoại nội tâm xuất hiện liên tục thể hiện niềm tin của Lêvin vào tôn giáo, phủ định vai trò của lí trí
Như vậy, với những dòng độc thoại nội tâm, tác giả đã đi sâu vào khám phá được những suy tư của Lêvin Qua quá trình tâm lý phức tạp của Lêvin
mà bạn đọc đã thấy được nhiều vấn xã hội đang diễn ra trên đất nước Nga những năm tám mươi của thế kỉ XIX Vấn đề nông dân, nông nghiệp được
Trang 29quan tâm, vấn đề hạnh phúc gia đình, niềm tin tôn giáo, trường học đặt ra một cách cấp bách trược sự xâm nhập len lỏi của chủ nghĩa tư bản
Song, độc thoại nội tâm không chỉ có ở Anna, Lêvin mà ngay cả những con người bề ngoài tưởng như phù phiếm, hay quá giáo điều máy móc như Vrônxki, Karênin cũng có những lúc suy tư chiêm nghiệm về mình, về cuộc đời, về hoàn cảnh mới được đặt ra Vrônxki chỉ luôn day dứt xoay quanh niềm đam mê và những phiền toái do mối tình với Anna đưa lại Còn với Karênin một người dường như chỉ chứa đựng những toan tính lập luận theo kiểu hành chính, theo nguyên tắc giáo lý để giữ thể diện và công danh, ngay
cả lúc Anna đang hấp hối, viết thư gọi hắn về thì hắn cũng nghi ngờ một cách
quá đáng: "Cô ả không trừ một mưu gian nào Hẳn cô ả sắp đẻ đến nơi rồi
Chắc chuyện đó thôi nhưng mục đích của hai ả là thế nào? Ngăn cản li dị?"
[20,634] Hàng loạt những câu hỏi được tuôn ra trong đầu của Karênin, điều
đó càng thể hiện rõ bản chất cằn cỗi, khô héo trong tâm hồn của ông Hình ảnh Karênin rất thực, vì tuân theo mọi quy luật phát triển bên trong và đúng là một người hèn hạ, độc ác như vậy không thể tự mình đổi mới tinh thần Chính những mẫu người giả dối như bọn họ đã đẩy Anna rơi vào bi kịch cuộc đời
Ở Đôli và Kitti cũng đã có những lần độc thoại nội tâm, qua đó người đọc có thể nhận thấy vẻ đẹp tâm hồn của hai nhân vật này Đôli một người
mẹ, một người vợ luôn làm tròn bổn phận của mình, khi bị chồng bội bạc, nàng đã triền miên trong những suy nghĩ về hành động đó của chồng:
" trừng phạt anh ta, làm anh ta phải xấu hổ, trả thù về nỗi đau đớn anh ta đã
gây ra cho mình không thể được vì bà không thể từ bỏ thói quen coi anh ta
là chồng và yêu thương anh ta" [20,57] Đó là một người phụ nữ đức độ lí
tưởng của xã hội Nga Tâm trạng của Đôli trên đường đi đến nhà Vrônxki để thăm Anna cũng được biểu hiện bằng đoạn độc thoại nội tâm hết sức sắc sảo,
bà điểm lại mười lăm năm lấy chồng của mình Cuộc đời bất hạnh của người
Trang 30đàn bà này bên cạnh Xtêpan vô trách nhiệm, bừa bãi, trác táng, tiêu biểu cho lối sống phóng đãng như một bộ phim về số phận của người phụ nữ Nga xưa dưới chế độ phong kiến tàn tạ những năm cuối thế kỉ XIX Chỉ riêng đoạn độc thoại về quãng đời mười lăm năm của Đôli cũng đã nói lên được phần nào
chủ đề của tiểu thuyết Anna Karênina
Kitti với dòng độc thoại nội tâm chủ yếu mang tính chất hướng ngoại, với tâm hồn giản dị, trong sáng nàng đã đánh giá khách quan về Anna và về Varenka Con người Kitti không mù quáng vì ghen tuông căm tức mà trong bất kì hoàn cảnh nào cô vẫn luôn là người công bằng, đặt mình vào địa vị hoàn cảnh để phán xét người khác
Như vậy, với kiểu cốt truyện tâm lí, L.Tônxtôi đã khám phá được những ngõ ngách sâu kín nhất trong tâm hồn mỗi con người, để mỗi nhân vật hiện lên sinh động với tính cách tâm lí của riêng mình, đúng như
N.G.Sernưsepxki đă nhận xét: “Quá trình và những hiện tượng khó nắm bắt
của đời sống nội tâm thay đổi từ cái nọ sang cái kia cực kì nhanh chóng và vô cùng đa dạng đã được bá tước Tônxtôi mô tả một cách tài tình”, và trong một
lần khác N.G.Sernưsepxki cũng viết " với những vận động bí ẩn nhất của
đời sống tâm lí, chúng tôi thiết tưởng nét hoàn toàn độc đáo của tài năng cũng là ở chỗ đó Trong tất cả các nhà văn Nga tuyệt diệu ông là người thầy duy nhất trong việc này" [18,81 - 82] Như vậy, kiểu cốt truyện tâm lí chính là
một trong những phương tiện để nhà văn xây dựng những mạch ngầm, những
"mối liên hệ bên trong” của tác phẩm Qua đó tỏ rõ thái độ của ông với nhân
vật, tỏ rõ lí tưởng thẩm mĩ, tạo sự phát triển của cốt truyện Đi sâu vào khám
phá tâm lý con người cũng là một “yếu tố kỹ thuật” nữa để tác giả chuyển
dịch điểm nhìn từ bức tranh sinh hoạt gia đình sang bức tranh nhiều màu sắc
về đời sống xã hội, làm nên những nét đặc sắc, sinh động cho tác phẩm
Trang 311.2.3 Cốt truyện ghép mảnh
Không chỉ là một cây bút lão luyện trong việc khơi sâu những dòng tâm trạng của con người, mà L.Tônxtôi còn luôn là người đổi mới, tìm ra những nét độc đáo về cốt truyện Nét mới đó được minh chứng từ những tác phẩm
"con đẻ tinh thần” của nhà văn Trong bộ tiểu thuyết Anna Karênia nhà văn
đã xây dựng một kiểu cốt truyện mới đó là cốt truyện ghép mảnh
Cốt truyện ghép mảnh là kiểu cốt truyện được ghép từ nhiều mảnh nhỏ lại với nhau thông qua (hoặc gợi lên từ) một đề tài, tư tưởng chủ đề
Trong tiểu thuyết Anna Karênina những "mảnh nhỏ" ấy chính là
những câu chuyện của các nhân vật trong tác phẩm Và những câu chuyện ấy
tựa như những "đường nét, mầu sắc" tạo nên một bức tranh sinh động về hiện
thực đất nước Nga sau cải cách nông nô
Tác phẩm mở đầu bằng câu chuyện của gia đình Đôli trong mâu thuẫn, lục đục, tiếp đó là những câu chuyện Anna, những câu chuyện của Lêvin, câu chuyện của Xtêpan, Vrônxki, hay của giới quý tộc thượng lưu lần lượt đan cài vào nhau
Chuyện về Anna: Kể về quá trình gặp gỡ tình yêu nảy sinh rồi đến những đổ vỡ trong tình cảm của nàng dẫn đến một bi kịch vô cùng đau đớn
Ở Lêvin thì đó là những câu chuyện về tình yêu, về sản xuất nông nghiệp, cải cách ruộng đất, về chế độ tư hữu, về giáo dục, tôn giáo được tác giả tập chung miêu tả rất tinh tế
Ở Karênin là những câu chuyện về chính trị, những nguyên tắc hết sức cứng nhắc về danh dự và nhân phẩm Ở Vrônxki là những câu chuyện trong những phòng trà, sân thể thao, cuộc đua ngựa, chinh phục tình cảm, hay tham gia vào những buổi bầu cử sặc mùi chính trị mà vô nghĩa lí
Còn Đôli và Kitti xoay quanh những câu chuyện về gia đình, về tình cảm, về mẫu người phụ nữ của thế kỉ
Trang 32Những buổi tranh luận sôi nổi của giới quý tộc, cũng đã bàn đến phụ
nữ, đến tình yêu hôn nhân và nhiều vấn đề mang đậm tính thời sự lúc đó
Tuy nhiên, những câu chuyện tưởng như rất bình thường trong thời kì rối loạn của đất nước Nga, không phải được kể một cách rời rạc, tách bạch,
mà chúng được ghép vào nhau một cách chặt chẽ, rành mạch, cân xứng Cuốn tiểu thuyết được chia thành từng phần, và trong mỗi phần lại có những mục nhỏ, kết thúc mỗi mục nhỏ là một câu chuyện được hoàn tất cứ như thể câu chuyện này kết thúc thì câu chuyện kia lại được bắt đầu, tất cả tạo nên sự liên tục liền mạch cho cốt truyện Ví như ở phần hai của tác phẩm: Phần này bắt đầu bằng việc Kitti bị ốm, tiếp đó là cảnh xã hội thượng lưu với những câu chuyện phù phiếm bàn về hôn nhân, gia đình rồi tác giả lại hướng ngòi bút tới Anna - Vrônxki (với những tình cảm ban đầu trong tình yêu) Chương này kết thúc thì chương mười hai lại bắt đầu kể về Lêvin với công việc của trại ấp
và câu chuyện này kéo dài hết chương mười ba Đến chương mười bốn là cuộc đến thăm Lêvin của Xtêpan (họ tranh luận về việc bán rừng cũng như nhiều vấn đề khác của địa chủ, tư bản) Các chương, các phần còn lại của tác phẩm đều được kể theo mạch tự sự như vậy Xây dựng kết cấu cốt truyện theo kiểu này chứng tỏ nghệ thuật kể chuyện rất tài tình của nhà văn Ở khoảng giữa khi kết thúc câu chuỵện này và bắt đầu câu chuyện khác, người
đọc tưởng chừng như đó chính là "điểm ngừng nghỉ" của tác phẩm, nhưng
"điểm ngừng nghỉ" đó không hề làm cho tác phẩm bị đứt đoạn rời rạc về tư tưởng chủ đề, mà ngược lại người đọc rất khó có thể tìm ra được những "khe
hở" những "vết nứt" hay dấu vết của những “mảnh ghép” đó, bởi tất cả những
"mảnh ghép” ấy đều thống nhất trong việc thể hiện những vấn đề thời sự nóng
bỏng mà bất cứ người Nga nào thời đó ít nhiều biết suy nghĩ về vận mệnh nước nhà, đều phải lo lắng tới: Nhà văn đặt ra vấn đề tình yêu và hôn nhân như một sự việc cá nhân và xã hội, đâu sẽ là nguồn gốc sâu xa quyết định đến tính chất tốt
Trang 33xấu của mối tình trai gái trong chế độ phong kiến và tư bản Cũng nhân dịp này một lần nữa L.Tônxtôi đã phơi trần nhiều mặt xấu xa của đời sống quý phái, từ lối sống xa hoa, lười biếng, vợ chồng lừa dối nhau, bạn bè ghen ghét xảo trá đến thói quen ưa sĩ diện hão, giả nhân giả nghĩa biết bao vấn đề khác của xã hội cũng được đặt ra như chính trị, triết học, con đường đi lên của đất nước Nga Có thể nói đó là một nước Nga đang lên cơn sốt, khủng hoảng trầm trọng
Với kiểu cốt truyện ghép mảnh, thêm một lần nữa tác giả đã chứng minh cho sức lao động miệt mài của mình tạo ra một nét mới trong việc thể hiện những mảng tư tưởng chủ đề lớn của tác phẩm
Tiểu kết: Trong tiểu thuyết Anna Karênina nói riêng và bộ ba tiểu
thuyết nói chung, tác giả đã sử dụng khá nhiều kiểu cốt truyện khác nhau Ở
tác phẩm Anna Karênina một cuốn tiểu thuyết thực sự của L.Tônxtôi đã sử
dụng đan xen nhiều kiểu cốt truyện như: Cốt truyện song hành đa tuyến, cốt truyện tâm lí, cốt truyện ghép mảnh Mỗi kiểu cốt truyện mang những đặc điểm khác nhau và sự hỗ trợ giữa các yếu tố trong mỗi kiểu cốt truyện chính
là một trong những nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của thiên tiểu thuyết này, góp
phần làm rõ chủ đề tư tưởng lớn của tác phẩm Đến với Anna Karênina
người đọc ở mọi thời đại có thể vượt qua thời gian, quay trở về quá khứ để được chứng kiến tận mắt suy ngẫm về một giai đoạn lịch sử Nga sau cải cách nông nô vào giữa những năm bảy mươi của thế kỉ XIX, với mọi mâu thuẫn xã
hội nóng bỏng và phức tạp nhất Đó chính là "Bộ bách khoa toàn thư" về đời
sống xã hội Nga một thời Tìm ra những nét mới trong nghệ thuật xây dựng
cốt truyện Anna Karênina, L.Tônxtôi đã khẳng định được giá trị của một
cuốn sách mà cho đến nay cuốn sách đó vẫn có một cuộc sống riêng hết sức
phong phú và lâu dài không chỉ ở Nga mà còn ở trên khắp thế giới Anna
Karênina xứng đáng là tác phẩm tiêu biểu cho loại tiểu thuyết hiện đại, mở ra
bước ngoặt cho những sáng tác của ông sau này
Trang 34CHƯƠNG 2 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN TRONG TIỂU
THUYẾT ANNA KARÊNINA CỦA L.TÔNXTÔI
Như chúng ta đã biết, không phải ngẫu nhiên mà cuốn tiểu thuyết Anna
Karênina được coi là một trong những tiểu thuyết hay nhất của nền văn học Nga và
thế giới Để đạt tới đỉnh cao vinh quang đó, thì ngoài tài năng nghệ thuật phi thường chúng ta còn phải kể đến quá trình lao động nghệ thuật hết mình của nhà nghệ sĩ vĩ đại này Với sức làm việc trung bình mười hai - mười ba giờ một ngày,
cộng thêm sự say mê nghệ thuật đến nỗi “đã để lại trong bình mực những mảng thịt
của bản thân mình”, tác giả đã làm nên thành công đặc sắc cho tác phẩm này Đúng
như trong lá thư gửi Strakhốp - một bạn văn thân thiết nhất cùng thời (11/ 5/ 1873),
tác giả đã tâm sự : “Tôi viết một cuốn tiểu thuyết không hề có liên quan gì đến Piốt
I Cuốn tiểu thuyết này đúng là tiểu thuyết - tiểu thuyết đầu tiên trong đời tôi đã chiếm toàn bộ tâm hồn tôi” [17,546]
Tác giả có thể khẳng định điều này bởi: Bên cạnh việc khái quát được những
vấn đề rộng lớn, cấp thiết của xã hội thì L.Tônxtôi đã chú ý đến những “thao tác
nghệ thuật” trong quá trình xây dựng cốt truyện Hay nói cách khác đi, đó chính là
những “yếu tố kĩ thuật” mách bảo nhà văn thể hiện những nét đặc sắc về cốt truyện
trong tác phẩm của mình như thế nào? Để sao cho cốt truyện đó có thể khái quát được đến mức cao nhất những giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm, thu hút thị hiếu thẩm mĩ của độc giả ở mọi thế hệ
Qua quá trình khảo sát chúng tôi có thể đưa ra một số vấn đề như sau:
2.1 Cơ sở hiện thực của cốt truyện
Cốt truyện văn học được tạo ra theo những cách khác nhau Và bất cứ một tác giả nào khi sáng tác đều nhằm khám phá, phản ánh sự thật này hay sự thật khác của đời sống xã hội
Trang 35G.N.Pôxpêlốp cũng cho rằng: “Cốt truyện cũng có các “nguyên mẫu”
đời sống của nó được tái hiện một cách xác thực và đầy đặn Trước hết, đó là các tác phẩm mà cơ sở là cái sự kiện lịch sử ( ) Thứ hai, đó là vô vàn tự truyện của tác giả ( ) Thứ ba, đó là các tác phẩm mà cốt truyện được xây dựng theo dấu vết các câu chuyện hình sự Còn có một nguồn sáng tạo cốt truyện nữa, các nhà văn dựa vào cốt truyện văn học đã được biết nhào nặn lại theo các cách mới, bổ sung biến đổi theo phương pháp của mình”
[14,259] Với quan niệm cho rằng: “Cần có cặp mắt đại bàng” để nhìn rõ các
hiện tượng, các quan hệ vừa phong phú, hoàn chỉnh và nhất quán của thế giới khách quan, L.Tônxtôi đã có những quan sát tinh tường về đời sống, thu nhặt
từ đó những nguồn “nguyên liệu” quý hiếm để xây dựng những kiểu cốt
truyện thật đặc sắc Trong tác phẩm Anna Karênina hầu như tác giả đã tìm được những “nguyên mẫu” mà G.N.Pôxpêlốp đã chỉ rõ
Trước hết, đó là hiện tượng lịch sử đất nước Nga từ sau cải cách nông
nô Đó là thời kì mà dấu vết của chế độ nông nô, những di sản trực tiếp của nó thấm sâu vào toàn bộ đời sống kinh tế (nhất là nông thôn) và chính trị của đất nước Nông dân tiến hành một nền kinh tế lạc hậu, nguyên thuỷ trên những lô đất cũ của nông nô, cắt ra vì lợi ích của địa chủ năm 1861 Mặt khác, việc canh tác nằm trong tay địa chủ, những người nông dân lao động hầu như hoàn toàn phụ thuộc vào họ Ngoài ra, chúng ta thấy ở nước Nga lúc bấy giờ là cả một hệ thống kinh tế nông nô cổ lỗ, với sức lao động của nông dân, họ cày ruộng bằng cái cày, bằng con ngựa của nông dân, đó là hình thức lao động với công cụ lao động còn lạc hậu, thô sơ, hình thức quản lí kinh tế vẫn đang còn
là vấn đề lớn của đất nước Nga Bên cạnh đó, sự xuất hiện của tuyến đường sắt từ Matxcơva đến Cuôc - Xcơ chính là sự hiện diện của mầm mống tư bản chủ nghĩa đã bắt đầu hình thành trên đất nước Nga, kinh tế tư bản mang theo
cả mặt tích cực và tiêu cực của nó Trên một đất nước mà cái cũ lạc hậu vẫn
Trang 36chưa mất đi, cái mới thì chưa ổn định, ăn nhập sẽ dẫn đến những tình hình hỗn loạn không biết rồi con đường giải thoát rồi sẽ là đâu Chính vì vậy mà
trong tác phẩm Anna Karênina, tác giả đã xây dựng một địa chủ như Lêvin -
duy trì cách sản xuất cũ; và một Vrônxki đang phô trương cơ nghiệp của mình theo kiểu Châu Âu, hay một Xtêpan đã bán rừng cho lái buôn và tìm chỗ làm trong ngân hàng Những người như Vrônxki, Xtêpan chính là dấu hiệu của lối sống, cách làm ăn tư bản đã xuất hiện thâm nhập vào đời sống Nga đương thời Đó là cơ sở để tác giả triển khai vấn đề ruộng đất và giải phóng nông nô
Từ hiện thực này mà tác giả đã xây dựng nên hình ảnh Lêvin thật đặc sắc - tạo thành một tuyến cốt truyện quan trọng của tác phẩm Lêvin là một ông chủ trại ấp giàu có, quản lí toàn bộ gia sản đồ sộ ba ngàn mẫu ruộng của bố mẹ để lại Chàng say sưa hoà vào cảnh sống và lao động cùng bà con nông dân
Chàng luôn lo lắng: Nước Nga sẽ phát triển theo con đường nào? Giữa “thành
thị” và “công xã nông thôn” ai sẽ thắng ai? Cơ sở kinh tế nào được xây dựng
ở nước Nga? Lêvin tin rằng nước Nga sẽ tránh được nanh vuốt chủ nghĩa tư bản, các tên Riabinin sẽ biến mất nếu địa chủ biết quản lí trại ấp hợp lí Chàng chê trách các quý tộc bán rẻ ruộng đất và cả những người tổ chức lại lối sản xuất theo kiểu tư bản, chàng muốn tìm ra được một hình thức sản xuất kiểu hợp tác giữa địa chủ và nông dân, điều hoà quyền lợi hai bên Như vậy thực tế lịch sử đã cung cấp cho L.Tônxtôi cái nhìn khách quan để xây dựng cốt truyện mang tư tưởng nhân dân
Cuộc sống cứ thay đổi dần theo lịch sử, thành thị và nông thôn đổi thay, xã hội thay đổi đã dẫn đến mối quan hệ giữa con người cũng biến đổi, đạo đức cũ mâu thuẫn với nếp sống sinh hoạt mới Gia đình chính là nền tảng của xã hội cũng đã bị lung lay trước những biến động của thời đại Trong đất nước Nga lúc bấy giờ có không ít những người sống theo chủ nghĩa hư vô, họ sống với người khác hoặc sống với tình nhân, làm đảo lộn mọi giá trị tư tưởng
Trang 37nền tảng của đạo đức xã hội cũ Trong thực tế đời sống L.Tônxtôi thấy có những rạn nứt trong mối quan hệ gia đình: Cuộc sống của gia đình nhà văn không được suôn sẻ, đến năm 1872, tác giả đã chứng kiến cái chết thê thảm đầy bi kịch của Anna Xtêpanôpna Dư - cô - va con gái một trung tá đã nhảy vào đường tàu vì ghen và thất tình L.Tônxtôi đã trông thấy bà ta với hộp sọ
đã lột da, hoàn toàn không có quần áo và người đứt làm mấy mảnh Từ những
sự việc đó ít nhiều vang dội đến tư tưởng nhà văn khi sáng tác mảng cốt truyện về đề tài gia đình, và những vấn đề luân lí đạo đức, xã hội hỗn loạn cũng đã được đề cập đến rất rõ nét trong tác phẩm
Như vậy yếu tố hiện thực lịch sử đã được nhà văn khai thác triệt để, vận dụng sáng tạo vào trong văn của mình viết nên một tiểu thuyết có sức bao chứa được nhiều sự kiện cấp bách của thời đại
Bên cạnh hiện thực lịch sử của đất nước Nga thì khi viết tác phẩm này,
L.Tônxtôi đã có sự “vay mượn” từ A.X.Puskin Theo lời L.Tônxtôi ông đã học tập ở Puskin “Tính chất cân đối hài hoà của việc sắp đặt các sự vật” Đặc biệt từ tác phẩm Khách khứa chuẩn bị đến nhà nghỉ trong Tập truyện Ben -
kin của Puskin Tác phẩm này nhà văn Puskin cũng đi vào khai thác những
vấn đề nóng bỏng của xã hội, cũng viết về cảnh tình yêu tay ba, cãi cọ, ghen tuông, rồi người tình bỏ đi trong thù hận Khi đọc tác phẩm viết dở này của Puskin, L.Tônxtôi đã bắt đầu nghĩ ra các nhân vật và các sự kiện, từ đó biến đổi trang viết của Puskin theo phương pháp của riêng mình Bên cạnh đó, L.Tônxtôi cũng dựa vào con gái Puskin là Mari Alêcxanđrôpan Gáctung làm nguyên mẫu để tả vẻ mặt, dáng người nhân vật Anna
Ngoài các “nguyên mẫu” nói trên, thì tác giả của tiểu thuyết Anna
Karênina còn dựa trên một “nguyên mẫu sống” hết sức sinh động để xây
dựng nên kết cấu với cốt truyện, đó chính là bản thân nhà văn Hay nói cách khác yếu tố tự thuật đã được nhà văn vận dụng rất trau chuốt, sáng tạo
Trang 38Tự thuật, tức là thông qua nhân vật nhà văn đã ngầm đưa vào tác phẩm những vấn đề của chính bản thân mình, khiến cho độc giả như hình dung thấy cuộc đời của chính tác giả được tái hiện trong tác phẩm
Ở tiểu thuyết Anna Karênina thì nhân vật “Lêvin là hình tượng của
một nhà tư tưởng, một nhà hoạt động trong đó tác giả muốn gửi gắm tâm sự
và lí tưởng của mình” [2, 413] Khi tìm hiểu nhân vật Lêvin người đọc nhận
thấy nhiều điểm tương đồng giữa Lêvin với tác giả Đọc tiểu sử ông, ta tưởng như ông căn cứ vào cuộc đời mình để đẻ ra nhân vật, rồi sau đó lại dựa vào nhân vật đó mà suy nghĩ, sống và tiến lên
Sự việc cái chết đau đớn vì bệnh tật của anh trai Lêvin cũng tương tự như sự ra đi của người anh trai của tác giả Hay cách tỏ tình tình thú vị bằng cách viết tắt của Lêvin cũng giống như cách bày tỏ tình cảm của tác giả thời còn sức trai
Song, khi khẳng định điểm giống nhau giữa Lêvin và tác giả, người ta chú ý nhiều hơn đến yếu tố tư tưởng, tinh thần Nhân vật Lêvin trở thành người chuyển tải quan điểm tư tưởng, nỗi niềm nhân tình thế thái của nhà văn trước thời cuộc Những lời Lêvin tranh luận với Xtêpan về tình yêu gia đình, chính là quan điểm của L.Tônxtôi về gia đình Trước thời đại điên loạn đổ vỡ, nhưng Lêvin vẫn đề cao những giá trị tốt đẹp của tình yêu hôn nhân Tình yêu hôn nhân chỉ thật sự hạnh phúc khi có sự hoà hợp của hai tâm hồn - đó là quy luật ngàn đời vẫn đúng Tuy nhiên, Lêvin cũng có lúc băn khoăn giữa hạnh phúc riêng tư với hạnh phúc cộng đồng, cũng giống như tác giả từng tâm sự:
“Tôi vừa vui vừa sợ Tôi nhỏ bé và ti tiện và tôi là con người như thế từ khi tôi
lấy người đàn bà tôi yêu” Đặt hạnh phúc gia đình bên cạnh những khát vọng
những dự định của bản thân, đôi khi nhà văn như thấy rằng: Xã hội còn nhiều vấn đề mà mình cứ vui trong hạnh phúc cá nhân như vậy có tốt hay không?
Và có thể không thiếu những lúc như Lêvin, tác giả cũng đấu tranh nội tâm rất