Trên cơ sở những quan điểm đó, chúng tôi muốn hiểu khái niệm cốt truyện một cách chung nhất: cốt truyện là hệ thống các sự kiện, biến cố cụ thể được trình bày trong tác phẩm với ý đồ ngh
Trang 1Lời cảm ơn
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong Ban
Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, các
thầy cô trong tổ Lí luận văn học và đặc biệt là TS Nguyễn Thị Kiều Anh đã trực
tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này
Do sự hạn hẹp về thời gian và trong khuôn khổ một đề tài, khoá luận này
chắc chắn còn tồn tại nhiều thiếu sót Em rất mong sự quan tâm và đóng góp của
thầy cô và các bạn để khoá luận được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên:
Đỗ Thị Nhiệm
Trang 2
Lời cam đoan
Mặc dù có rất nhiều công trình, bài nghiên cứu, phê bình của các tác giả trong và ngoài nước viết về nhà văn Nguyễn Minh Châu nhưng chúng tôi khẳng
định kết quả mà đề tài này thu được là của riêng người viết, không trùng với bất cứ tác giả nào khác Kết quả này có được từ sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của TS Nguyễn Thị Kiều Anh, sự tham khảo, học hỏi từ các tài liệu và sự cố gắng, nỗ lực của bản thân người thực hiện Khoá luận này được hoàn thành vào ngày 05 tháng
Trang 31 ý nghĩa khoa học của đề tài 5
Phần nội dung 8
Chương 1: Cơ sở lí luận về nghệ thuật xây dựng cốt truyện 1.1 Vấn đề cốt truyện 8 1.1.1 Quan niệm về cốt truyện 8 1.1.2 Thành phần cốt truyện 9 1.1.3 Vai trò của cốt truyện 9 1.2 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện 10
1.2.1 Cốt truyện với các khía cạnh của nội dung 10
1.2.2 Cốt truyện với các khía cạnh của hình thức 12
1.2.3 Cốt truyện với nhân vật 16
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu 2.1 Cốt truyện với các yếu tố thuộc về nội dung 20
2.1.1 Cốt truyện với đề tài và chủ đề 21
2.1.2 Cốt truyện với tư tưởng 26
2.2 Cốt truyện với các yếu tố thuộc về hình thức 30
2.2.1 Cốt truyện với kết cấu 30
2.2.2 Cốt truyện với các biện pháp thể hiện nghệ thuật 39
2.2.3 Cốt truyện với lời văn nghệ thuật 60
2.3 Cốt truyện với nhân vật 65
2.3.1 Nhân vật là những con người trong và sau chiến tranh 65
2.3.2 Nhân vật là những con người trong cuộc sống đời thường 66
Phần kết luận 68
Tài liệu tham khảo 71
Tài liệu tham khảo
Trang 41 Nguyễn Minh Châu (1983), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, NXB Tác
phẩm mới
2 Nguyễn Minh Châu toàn tập (2001), Tập 5, NXB Văn học
3 Nguyễn Minh Châu (2006), Tuyển tập truyện ngắn, NXB Văn học
4 Phan Cự Đệ (chủ biên) (2005), Nhà văn Việt Nam thế kỉ XX, NXB Giáo dục
5 Hà Minh Đức (1997), Văn học Việt Nam 1900- 1945, NXB Giáo dục
6 Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục
7 Phùng Minh Hiến (2002), Tác phẩm văn chương một sinh thể nghệ thuật, NXB
10 Đỗ Văn Khang (1987), Mĩ học đại cương, NXB Giáo dục
11 Khrapchenco.M.B (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, NXB Tác phẩm mới
12 Phương Lựu (chủ biên) (2004), Lí luận văn học, NXB Giáo dục
13 Nắng Mai (2000) "Tính nghệ thuật một đối tượng nghiên cứu riêng và một cách
tiếp cận riêng", Diễn đàn văn nghệ (số 3+4)
14 Nhiều tác giả (1991), Nguyễn Minh Châu con người và tác phẩm, NXB Hội
Trang 5Phần mở đầu
1 ý nghĩa khoa học của đề tài
Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) là một trong số các nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại nửa sau thế kỷ XX Tác phẩm của ông không đồ sộ nhưng đa dạng về thể loại: truyện ngắn, truyện vừa, bút ký, tiểu thuyết… Bằng tài năng, tâm huyết và sự lao
động không ngừng nghỉ, Nguyễn Minh Châu đã tạo cho mình một phong cách sáng tạo riêng
Nguyễn Minh Châu may mắn sinh ra ở mảnh đất Nghệ An- một vùng quê cách mạng và ông đã sớm gắn bó với sự nghiệp cầm bút của người lính Có thể nhận ra mỗi trang viết của nhà văn đều song hành với từng chặng đường lịch sử của dân tộc Đó là những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và giai đoạn cam go nhất của thời kỳ đổi mới Theo đó, sáng tác của ông chia làm hai giai đoạn khá rõ: trước và sau năm 1975
ở giai đoạn thứ hai (sau năm 1975) có thể khẳng định Nguyễn Minh Châu là một trong số các nhà văn đi đầu, là nhịp cầu cho sự nghiệp đổi mới trong văn học Với cảm hứng sử thi, ngợi ca hào hùng con người trong cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc, từ sau năm 1975 ông chủ trương đưa văn học về gần với cuộc sống, coi đó là “miếng đất vĩnh hằng khám phá những quy luật của các giá trị nhân bản” Đối tượng trung tâm mà Nguyễn Minh Châu hướng tới không phải là những người lính, những người trung đội trưởng, anh thanh niên xung phong, chị dân công… mà là những con người thường nhật với số phận, tính cách, tâm hồn riêng của họ trong dòng chảy tự nhiên của cuộc sống Thể hiện sự thay
đổi đó, nhà văn đã sử dụng sự hỗ trợ của nhiều yếu tố, đặc biệt là cốt truyện
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), là tập truyện ngắn khá tiêu biểu thể hiện rõ nét sự đổi mới, sáng tạo của Nguyễn Minh Châu Khảo sát về nghệ thuật xây dựng cốt truyện của tập truyện ngắn này giúp chúng ta thấy được những đổi mới về tư duy, nghệ thuật của nhà văn – dù còn mang tính chất thể nghiệm Qua đó, chúng tôi làm rõ hơn tài năng và sự đóng góp của tác giả
Trang 6Đồng thời, đề tài còn có ý nghĩa lớn với việc học tập và nghiên cứu khoa học về văn chương của một sinh viên Ngữ văn trước ngưỡng cửa nghề nghiệp tương lai
Trên đây là những lí do để chúng tôi chọn đề tài này
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nguyễn Minh Châu là một tác giả lớn có nhiều đóng góp đối với nền văn học Việt Nam hiện đại Bởi vậy, các tác phẩm của ông thu hút được sự chú ý, quan tâm của rất nhiều nhà phê bình lí luận, nhiều công trình nghiên cứu
Dưới đây, chúng tôi chỉ xin nêu ra một số công trình nghiên cứu về Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 và ít nhiều liên quan đến vấn đề cốt truyện
1 Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu – Tôn Phương Lan
2 Những đổi mới về thi pháp sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975 – Nguyễn Tri Nguyên
3 Nguyễn Minh Châu và những trăn trở trong đổi mới tư duy nghệ thuật- Lã Nguyên
4 Nguyễn Minh Châu đổi mới chắc chắn từ một sức viết dồi dào – Nguyên
An
5 Một số cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu – Trịnh Thu Tuyết
6 Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn về con người – Nguyễn Văn Hạnh
7 Đọc “ Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành ” – Huỳnh Như Phương
8 Vấn đề tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu – Bùi Việt Thắng
9 Sự khám phá con người Việt Nam qua truyện ngắn – Ngọc Trai
10 Nguyễn Minh Châu và sáng tác của anh – N.I.Niculin
Mỗi công trình nghiên cứu, mỗi bài viết dù ở mặt này hay mặt khác, mức độ cụ thể hay khái quát thì đều là những cánh cửa giúp chúng ta tiếp cận gần hơn vào thế giới nghệ thuật của nhà văn Với khoá luận này, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp thêm một công trình nhỏ để người đọc hiểu rõ hơn về truyện ngắn của nhà văn hiện đại này
3 Phạm vi nghiên cứu
Trang 7ở góc độ một khoá luận, chúng tôi sẽ giới hạn vấn đề nghiên cứu ở hai phạm vi sau:
3.1 Về nội dung: Chúng tôi sẽ nghiên cứu, khảo sát nghệ thuật xây dựng cốt truyện ở tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành trong mối quan hệ với nội dung và hình thức ở các tác phẩm
3.2 Về tư liệu: Chúng tôi sẽ khảo sát 9 truyện tập Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (xuất bản năm 1983) gồm: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bên đường chiến tranh , Mùa hè năm ấy, Hạng, Bức tranh , Sắm vai, Đứa ăn cắp, Mẹ con chị Hằng, Giao thừa
4 Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ vấn đề nghiên cứu, chúng tôi sử dụng hai phương pháp chính sau:
4.1 Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống: Chia nhỏ đối tượng ra thành nhiều yếu tố có cùng trình độ đi sâu, các yếu tố có chức năng, nhiệm vụ khác nhau và
5 Đóng góp và cấu trúc của khoá luận
5.1 Đóng góp của khoá luận
Đối với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi muốn làm rõ hơn nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu trong tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành Qua đó, chúng tôi muốn khẳng định tài năng, đóng góp của nhà văn trong việc vận dụng các biện pháp để xây dựng cốt truyện
5.2 Cấu trúc của khoá luận
Trang 8Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của khoá luận được chia làm hai chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận về nghệ thuật xây dựng cốt truyện
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tập truyện ngắn Người đàn bà trên
chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu
Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận về nghệ thuật xây dựng cốt truyện
1.1 Vấn đề cốt truyện
1.1.1 Quan niệm về cốt truyện
Cốt truyện là một trong những yếu tố quan trọng của cấu trúc tác phẩm tự sự Cốt truyện được hiểu là cái sườn của tác phẩm, là cái lõi diễn biến của truyện từ khi xảy ra đến khi kết thúc Cốt truyện là cái tóm tắt những điểm chủ yếu, làm thành một câu chuyện rất ngắn với dung lượng ít hơn nhiều bản thân tác phẩm và có thể kể lại được (“truyện” hay
“chuyện” khởi nguyên vốn là để kể hoặc để nghe)
Từ trước tới nay, vấn đề cốt truyện luôn dành được sự quan tâm, thu hút nhất định ở các
từ điển, các công trình lí luận trong và ngoài nước Nhìn chung, cốt truyện được nhìn nhận dưới những quan điểm không hoàn toàn trùng khít
Lê Bá Hán cho cốt truyện là một trong những nội dung quan trọng nhất, lớn nhất và trực tiếp nhất của tác phẩm bao gồm các biến cố, sự kiện cụ thể, diễn biến theo một trật tự nhất
định Cốt truyện là phương tiện bộc lộ tính cách, thể hiện quan hệ giữa các nhân vật
Trang 9Pospelov lại xem cốt truyện là phương diện hình thức của tác phẩm, là tiến trình sự kiện hình thành từ hành vi của nhân vật, nghĩa là sự vận động không – thời gian của cái được miêu tả
Đôbin lại nhìn dưới góc độ khác Theo ông, cốt truyện - đó là quan niệm về hiện tại
Tuy quan niệm khác nhau nhưng nhìn chung các ý kiến đều nhất trí rằng nội hàm của khái niệm cốt truyện bao gồm cái “hệ thống hoàn chỉnh các sự kiện hành động chính trong tác phẩm ”
Trên cơ sở những quan điểm đó, chúng tôi muốn hiểu khái niệm cốt truyện một cách chung nhất: cốt truyện là hệ thống các sự kiện, biến cố cụ thể được trình bày trong tác phẩm với ý đồ nghệ thuật của tác giả như tiến trình và thể hiện qua các phương tiện nghệ thuật Cốt truyện là nội dung quan trọng và trực tiếp, đồng thời cũng là một phương diện nghệ thuật của tác phẩm
1.1.2 Thành phần cốt truyện
Cốt truyện là một hiện tượng phức tạp, trong thực tế văn học cốt truyện các tác phẩm thể hiện hết sức đưa dạng Nhìn một cách chung nhất thì mọi cốt truyện đều phải trải qua một tiến trình vận động có hình thành, phát triển và kết thúc Vì vậy, một cốt truyện truyền thống bao gồm đầy đủ các thành phần: trình bày, thắt nút, phát triển, cao trào và mở nút ở một số cốt truyện còn có phần vĩ thanh (là phần cuối truyện) bổ sung cho mở nút, làm cho bức tranh về số phận nhân vật được hoàn thiện hơn
Tuy nhiên , cốt truyện không nhất thiết bao giờ cũng bao hàm đầy đủ, tách bạch các thành phần nói trên Tuỳ theo ý đồ nghệ thuật mà người nghệ sỹ có thể lược bớt một hoặc một vài thành phần nào đó Vấn đề không phải là xác định một cách hình thức mỗi thành phần mà là thâm nhập sâu vào số phận nhân vật, đặc biệt là nhân vật chính Có như thế việc phân tích các thành phần cốt truyện mới đem lại hiệu quả thiết thực cho nghiên cứu khoa học và cảm thụ nghệ thuật
1.1.3 Vai trò của cốt truyện
Trang 10Tác phẩm văn học từ khi ra đời đã mang trong bản thân nó tính truyện “một cách máu thịt” Vai trò của cốt truyện với tác phẩm tự sự là điều không ai có thể phủ nhận
Ngay từ thời cổ đại, Aristot từng nhấn mạnh điều này khi xem xét cốt truyện là một trong những yếu tố thiết yếu của tác phẩm kịch Người ta quan niệm rằng sáng tác văn học, thưởng thức văn học là sáng tác và thưởng thức cốt truyện
Maughmr có tuyên ngôn rằng “Nhà văn sống bằng cốt truyện như hoạ sỹ sống bằng màu và bút vẽ vậy” Theo ông, cốt truyện là xương sống để nhà văn tạo nên tác phẩm
Đối với tác phẩm tự sự hiện đại, có thể thấy cốt truyện là đặc trưng đầu tiên, cơ bản để tạo ra tính “chuyện” Nó là điều kiện để hiểu tác phẩm , bởi:
- Cốt truyện là phương tiện bộc lộ nhân vật
- Cốt truyện tái hiện những xung đột xã hội
- Cốt truyện thể hiện những tư tưởng, chủ đề qua đó thể hiện phong cách tài năng của nhà văn
Tuy nhiên cốt truyện không phải là yếu tố bắt buộc Thế kỷ XX yếu tố “chuyện” ngày càng co hẹp lại, kết cấu cốt truyện mỗi lúc một lỏng dần ra Từ chỗ truyện là một trục chỉ đạo và thu hút mọi yếu tố trong tác phẩm quanh nó để có một tác phẩm lí tưởng dần dần vai trò cụ thể và tích cực của nó yếu đi, các sự kiện, biến cố dường như muốn thoát ra vòng ngoài làm các “điện tử tự do” ở từng tác phẩm cụ thể, trong những tình huống lịch
sử cụ thể, mỗi tác giả có thể nhào nặn cốt truyện trong sáng tác theo chiều hướng khác nhau theo ý đồ riêng của mình Có tác phẩm không có cốt truyện như Hai đứa trẻ của Thạch Lam (truyện không có biến cố, sự kiện mà chỉ có những khung cảnh, hoàn cảnh hoàn toàn mang tâm trạng) hay Toả nhị kiều của Xuân Diệu (từ đầu đến cuối chỉ xoay quanh các biến cố tâm trạng) Có nhà văn không quan tâm đến cốt truyện, chỉ dựa vào các biến cố, sự kiện rồi sau đó triển khai ra như Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải Rõ ràng
là có một số tác phẩm tự sự hiện đại không có cốt truyện hoặc cốt truyện chỉ để bộc lộ tâm trạng hoặc ý đồ nghệ thuật nào đó
Trang 11Nhưng dù biến hoá thế nào thì nét chủ đạo trong bản thân cốt truyện, tức “chuyện”
sẽ không biến mất một cách tuyệt đối vì nếu không nó không còn là tác phẩm “tự sự” nữa Cốt truyện chính là "cái móc" để nhà văn treo lên đó "cái áo" – tác phẩm của mình
1.2 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện
Cốt truyện vừa là nội dung vừa là hình thức nghệ thuật của tác phẩm Bởi vậy, nghiên cứu nghệ thuật xây dựng cốt truyện phải đặt nó trong mối quan hệ với tất cả các yếu tố của
nó
1.2.1 Cốt truyện với các khía cạnh của nội dung
Nội dung của tác phẩm chính là đề tài, chủ đề, tư tưởng Trong các quan hệ với các yếu tố này, cốt truyện là hình thức, là phương tiện bộc lộ, thể hiện các khía cạnh nội dung
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, đề tài là:"Khái niệm chỉ các hiện tượng trong
đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học" [6,Tr110]
Như vậy, có thể thấy, đề tài chính là hiện thực cuộc sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn gắn liền với dụng ý, thế giới quan, lập trường tư tưởng, quan điểm thẩm mỹ và
được miêu tả trong tác phẩm Đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm
Giá trị của đề tài trong tác phẩm thể hiện ở:
- Đề tài là cơ sở giúp bạn đọc thấy được lập trường tư tưởng và thế giới quan của nhà văn, bởi vì lập trường tư tưởng quyết định cách lựa chọn thế giới quan, phương pháp sáng tác của tác giả
Trang 12- Đề tài là cơ sở để triển khai hợp lí và hấp dẫn chủ đề và giá trị tư tưởng của tác phẩm
1.2.1.2 Chủ đề
Theo nghĩa Hán Việt chủ đề là điều chủ yếu được nêu lên từ toàn bộ cuộc sống
Trong tiếng Hy Lạp cổ đại, chủ đề có nghĩa là cái gì đó được đẩy lên phía trước, tách khỏi các mặt của đời sống
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, chủ đề là: “Vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm
được tác giả nêu lên, đặt ra qua nội dung cụ thể của tác phẩm văn học'' [6, Tr61 ]
Như vậy, chủ đề trong tác phẩm chính là vấn đề trung tâm, vấn đề cốt yếu được
đặt ra từ hiện thực cuộc sống Theo cách diễn đạt hiện đại, chủ đề trong tác phẩm chính là tác phẩm đặt ra những câu hỏi lớn và trả lời cho chúng
Chủ đề quyết định sức sống và sinh mệnh của tác phẩm Một tác phẩm có giá trị hay không phụ thuộc rất lớn vào vấn đề nó đặt ra có ý nghĩa sâu sắc hay không
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa tư tưởng là “nhận thức, lí giải, và thái độ
đối với toàn bộ nội dung cụ thể sống động của tác phẩm văn học, cũng như những vấn đề nhân sinh đặt ra trong đó” [6, Tr382]
Trang 13Như vậy có thể hiểu tư tưởng của tác phẩm chính là sự đánh giá và bộc lộ ý nghĩa của những gì đã được thể hiện, là cách giải quyết vấn đề đặt ra trong tác phẩm theo một khuynh hướng nhất định vốn có ở lập trường, quan điểm, tư tưởng của tác giả
Tư tưởng đóng vai trò chỉ đạo toàn bộ hoạt động sáng tác của tác phẩm Nó được coi là linh hồn của tác phẩm, quyết định việc nhà văn lựa chọn đề tài, triển khai chủ đề, xây dựng cốt truyện và dẫn dắt sự phát triển của cốt truyện
1.2.2 Cốt truyện với các khía cạnh của hình thức
Hình thức tác phẩm bao gồm kết cấu, các biện pháp nghệ thuật và lời văn nghệ thuật Trong mối quan hệ với các yếu tố này, cốt truyện đóng vai trò là nội dung, là khung xương và các yếu tố hình thức chính là da thịt làm cho tác phẩm trở thành một cơ thể khoẻ mạnh, hoàn chỉnh
1.2.2.1 Kết cấu
Theo quan niệm của nhóm tác giả Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam trong cuốn Lí luận văn học, kết cấu là“toàn bộ tổ chức tác phẩm phục tùng đặc trưng nghệ thuật và nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà văn đặt ra cho mình Kết cấu tác phẩm không bao giờ tách rời nội dung cuộc sống, và tư tưởng tác phẩm ” [6,Tr295]
Trong bài Tính nghệ thuật, một đối tượng nghiên cứu riêng và một cách tiếp cận riêng, tác giả Nắng Mai đã có một quan niệm cụ thể hơn về kết cấu: “Kết cấu là việc sắp xếp, lắp ráp chẳng những kiến thức trong chiều sâu mà còn bố cục, bài trí ở bên ngoài, nhằm tổng hợp tương quan các yếu tố của tác phẩm gắn kết lại mọi mảnh vụn rời rạc trong
số đó sao cho thành một sinh thể toàn vẹn Kết cấu là yếu tố không thể hiện trực tiếp trên câu chữ, mà nó là chất kết dính liên kết toàn bộ các chi tiết rời rạc thành dòng chảy thống nhất Trong tác phẩm , kết cấu có vai trò như người đạo diễn thay mặt tác giả tạo nên hệ thống hình tượng như là kết quả tất yếu của sự thống nhất, hoàn thiện các yếu tố hình thức nghệ thuật” [13]
Trang 14Mặc dù có những quan niệm khác nhau nhưng nhìn chung các ý kiến đó đều nói lên nét cơ bản của kết cấu Đó là sự liên kết, lắp ráp, tổ chức các yếu tố hình thức cũng như tư tưởng tác phẩm
Việc xem xét, tìm hiểu nội dung của kết cấu tác phẩm có thể được tiến hành ở những phương diện sau:
- Kết cấu trước hết thể hiện ở việc người nghệ sỹ gắn nhân vật này với nhân vật kia tạo ra quan hệ giữa chúng Từ đó, nhân vật bộc lộ bản chất xã hội – thẩm mỹ của mình
- Kết cấu là việc nhà văn gắn nhân vật với hoàn cảnh, môi trường cụ thể, đặc biệt là trong những tình huống kịch tính, có vấn đề để nhân vật hành động Qua đó, nhân vật sẽ thể hiện phẩm chất, nhân cách, cá tính riêng cũng như chiều hướng con đường đời của nó
- Kết cấu đồng thời còn là việc người nghệ sỹ gắn kết thành dòng chảy thống nhất
điều xảy ra trước với điều xảy ra sau trong cuộc đời nhân vật làm nổi bật vấn đề trung tâm, nội dung tư tưởng chủ yếu của tác phẩm cùng chiều hướng con đường đời của các loại nhân vật
1.2.2.2 Các biện pháp thể hiện nghệ thuật
Để triển khai xây dựng cốt truyện một cách sinh động, hấp dẫn nhà văn phải sử dụng tới các biện pháp nghệ thuật, phối hợp đan xen chúng để tạo ra hiệu quả cao nhất Hệ thống được coi là thường xuyên và đầy đủ nhất là 7 biện pháp nghệ thuật: tả, kể, đối thoại,
độc thoại, tạo xung đột, bàn luận và triết lí, tâm tình
Biện pháp kể
Kể là trần thuật tất cả các sự kiện, các chi tiết, các biến cố, các hành động làm cho tác phẩm thành một dòng chảy thống nhất Khi kể, nhà văn đã hình thành sợi dây vô hình xuyên suốt và sâu chuỗi toàn bộ sự kiện trong tác phẩm thành một chỉnh thể thống nhất, toàn vẹn Nếu tả tạo không gian thì kể tạo thời gian nghệ thuật cho tác phẩm
Trong tác phẩm có nhiều cách kể Có thể theo trình tự thời gian hoặc xáo trộn trật
tự thời gian Có thể nhà văn trực tiếp kể chuyện hoặc để nhân vật tự kể chuyện Kể không
Trang 15chỉ là một biện pháp nghệ thuật đơn thuần mà nó còn được nâng lên thành một phương thức đưa cốt truyện thành một câu chuyện hoàn chỉnh Lúc đó, các biện pháp nghệ thuật khác chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho kể Có thể nói kể chính là biện pháp nghệ thuật chủ đạo của truyện
Biện pháp tả được thể hiện trên nhiều góc độ khác nhau: tả ngoại hình, hành động,
cử chỉ, môi trường… Đồng thời, nó hé mở cả những điều thầm kín sâu xa về bản chất đối tượng
Với mỗi nhà văn, cách miêu tả lại khác nhau tuỳ thuộc vào loại văn, kiểu nhân vật, dụng ý nghệ thuật và tài năng sáng tạo riêng của người nghệ sỹ Tuy vậy, mục đích chung của tả vẫn là “để cho ngoại hình nhân vật, dáng vẻ và hành động, cử chỉ của nó, môi trường
tự nhiên – xã hội bao quanh ”(vừa sinh ra nó, vừa lưu giữ dấu vết của nó) hiện lên cụ thể trước sự hình dung tưởng tượng bằng năm giác quan của bạn đọc” [13]
Biện pháp độc thoại nội tâm
Độc thoại nội tâm là tiếng nói bên trong, là ý nghĩ bên trong của nhân vật Theo tác giả Nắng Mai đó là “tiếng nói thầm thì, ý nghĩ sâu kín chỉ riêng nhân vật với mình ở bên trong Đó là lúc nhân vật thật nhất” [13] Trong tác phẩm, biện pháp này được sử dụng khi nhân vật rơi vào hoàn cảnh éo le, nhiều kịch tính xung đột, hoặc rơi vào trạng thái cô lập
đòi hỏi nhân vật phải băn khoăn trăn trở đưa ra quyết định cuối cùng
Trang 16Độc thoại nội tâm thể hiện ưu thế của văn chương so với các loại hình nghệ thuật khác, bởi các loại hình nghệ thuật khác chỉ có thể miêu tả, khắc hoạ ngoại hình, cử chỉ, hành động… thì độc thoại nội tâm cho thấy chiều sâu tâm hồn nhân vật Qua độc thoại nội tâm, bạn đọc có những phút giây lắng đọng để nhìn vào chiều sâu nhân vật, thấy được nhân vật đang nghĩ gì và tác giả muốn nói điều gì với bạn đọc
Biện pháp đối thoại
Đối thoại là lời trò chuyện đối đáp giữa các nhân vật, là cách tác giả
để cho nhân vật này nói nhân vật kia đáp lại Qua đối thoại, bạn đọc không chỉ biết được nội dung đối thoại mà còn biết được các đặc điểm về nhân vật: giới tính , lứa tuổi, nghề nghiệp, cá tính… Biện pháp này “giúp bạn đọc như nghe thấy nhân vật nói năng với lối tư duy và ứng xử riêng trong những tình huống cụ thể Đôi khi lời đối thoại còn được tác giả giới thiệu kèm theo giọng nói, cách nói” [13]
Tuỳ từng loại văn mà biện pháp này được sử dụng theo mức độ đậm nhạt khác nhau
Biện pháp tạo xung đột
Tạo xung đột là việc nhà văn đặt nhân vật vào hoàn cảnh cụ thể, tình huống có vấn
đề Hoàn cảnh đó có thể là một trạng thái tình cảm cao độ, một nghịch cảnh trái ngang, một tình huống éo le, trớ trêu hay hiểu lầm mà dẫn đến mâu thuẫn Mâu thuẫn, xung đột cũng khá đa dạng: có thể từ trong chính nhân vật, có thể giữa các nhân vật với nhau hoặc giữa các nhân vật với hoàn cảnh Qua cách nhân vật đối diện, giải quyết các tình huống, xung
đột ấy nhân vật ấy sẽ bộc lộ những hành động, những đặc điểm về cá tính
Biện pháp bàn luận và triết lí
Bàn luận là đoạn trữ tình ngoại đề với mục đích giúp bạn đọc thấy rõ tầm quan trọng của một hành động, sự việc nào đó Biện pháp này thể hiện qua lời nhân vật, cũng có khi qua lời tác giả một cách trực tiếp Những ý kiến bàn luận phong phú, đa dạng sẽ cho thấy phần nào thế giới quan của nhà văn
Trang 17Triết lí là hình thức xoáy sâu, nhấn mạnh vào vấn đề nào đó mà tác phẩm đặt ra
Đó là cách diễn đạt ngắn gọn và độc đáo những điều mang tính chân lí của cuộc sống
Triết lí và bàn luận đều có tác dụng nhấn sâu vào nội dung nào đó của tác phẩm, qua đó phần nào thấy được quan điểm, thái độ của nhà văn
Biện pháp tâm tình
Tâm tình là tiếng nói của tác giả hay lời nhân vật xuất hiện dưới dạng có đối tượng nào đó để thể hiện, giãi bày Thường lời tâm tình cũng chính là lời đối thoại nhưng với một sắc điệu khác, một giọng điệu thâm trầm, giàu cảm xúc, suy tư hơn
Qua biện pháp này bạn đọc có cái nhìn sâu hơn vào nhân vật, thấy được niềm say
mê, nỗi vui sướng hay tuyệt vọng, những tâm sự, bức xúc của nhân vật Theo tác giả Nắng Mai :“ Biện pháp tâm tình để nhân vật trung tâm, dù trong thơ trữ tình hay ở kịch và truyện
đều có tác dụng khơi sâu, đồng thời bộc lộ bản chất tâm hồn cũng như đời sống tình cảm riêng tư của nó” [13]
Như vậy, 7 biện pháp nghệ thuật đều có vai trò quan trọng tới việc triển khai hấp dẫn cốt truyện Với mỗi cốt truyện cụ thể, các biện pháp sẽ được vận dụng sử lí theo mức
độ đậm nhạt khác nhau Đối với tác phẩm tự sự thì kể là biện pháp quan trọng nhất có ý nghĩa chủ đạo và chi phối tất cả các biện pháp khác
1.2.2.3 Lời văn nghệ thuật
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Lời văn nghệ thuật là dạng phát ngôn
được tổ chức một cách nghệ thuật tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ thuật, là hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học” [6,Tr187]
Như vậy, lời văn nghệ thuật chính là phương tiện thể hiện cuộc sống, thể hiện hình tượng cũng như tư tưởng tác giả Nó là cái vỏ ngôn ngữ của tác phẩm
Trang 18Lời văn nghệ thuật gồm hai thành phần cơ bản là “lời gián tiếp” của người kể chuyện và “lời trực tiếp” của nhân vật Mỗi yếu tố này trong tác phẩm lại có đặc điểm riêng và vai trò nghệ thuật khác nhau
- Ngôn ngữ người kể chuyện là phương tiện cơ bản để bộc lộ chủ đề tư tưởng của tác phẩm, nêu bật được tính cách nhân vật Nó tạo nên ở độc giả “một thái độ nhất định”
đối với vấn đề được nói tới Ngôn ngữ người kể chuyện đóng vai trò chủ yếu trong việc dẫn dắt quá trình hình thành, phát triển và kết thúc của cốt truyện
- Lời trực tiếp của các nhân vật là phương tiện bộc lộ những đặc điểm riêng của nhân vật về bản chất giai cấp, nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi, cá tính, đặc điểm địa phương…
Như vậy mỗi yếu tố trong lời nói nghệ thuật có vai trò khác nhau, nhưng cùng hỗ trợ bổ sung cho nhau, kết hợp với nhau đem lại tính hoàn chỉnh và thống nhất của “một chỉnh thể nghệ thuật”
Sự kết hợp chặt chẽ hài hoà giữa lời nói nghệ thuật với các yếu tố kết cấu, các biện pháp nghệ thuật thể hiện đem lại tính toàn vẹn, hoàn chỉnh cho hình thức tác phẩm đưa cốt truyện thành một truyện hấp dẫn phong phú
1.2.3 Cốt truyện với nhân vật
Nhân vật là một thuật ngữ xuất phát từ tiếng Latinh chỉ cái mặt nạ để diễn viên đeo khi biểu diễn Trải qua thời gian, dần dần nó được gọi là thuật ngữ “nhân vật” trong tác phẩm
Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học là tiêu điểm để bộc lộ chủ đề
và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc hoạ Nhân vật do đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm văn học
Nhân vật có thể là con người (có tên hoặc không có tên, xuất hiện sâu đậm hoặc thoáng qua…) có thể là đồ vật, loài vật, hoặc một hiện tượng trong đời sống
Trang 19Nhân vật là yếu tố vừa thuộc nội dung vừa thuộc hình thức tác phẩm Trong tác phẩm tự sự, nhân vật là đặc điểm quan trọng nhất Nó là phương tiện để nhà văn sử dụng và phản ánh cuộc sống khách quan Mỗi nhân vật trong tác phẩm tự sự bao giờ cũng được đặt vào các quan hệ: quan hệ với hoàn cảnh, với môi trường, với cộng đồng (với các nhân vật khác) Qua đó, bạn đọc thấy rõ tính cách từng nhân vật
Nhân vật chi phối mạnh mẽ đến cốt truyện vì chiều hướng con đường đời của nhân vật, các biến cố xẩy ra với nhân vật (đặc biệt là nhân vật trung tâm) chính là xương sống, là sườn cốt truyện
Tóm lại, nghiên cứu nghệ thuật xây dựng cốt truyện phải đặt cốt truyện trong tất cả các mối quan hệ với nội dung và hình thức của tác phẩm Bởi vì, các yếu tố đó ở mức độ nhiều hay ít, đậm hay nhạt đều ảnh hưởng đến cốt truyện và trong mối quan hệ đó, cốt truyện có khi là nội dung, có khi là hình thức của tác phẩm Việc vận dụng, kết hợp các yếu
tố để tạo ra một cốt truyện hay, hấp dẫn là thuộc về tài năng, sự sáng tạo của mỗi nghệ sỹ
tố thuộc về nội dung và nghệ thuật của nó Quan niệm này của nhà văn hoàn toàn phù hợp với quan niệm mà lí luận văn học đã chỉ ra Trên cơ sở đó, xem xét nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, chúng tôi sẽ đặt cốt truyện trong mối quan hệ với tất cả các yếu tố thuộc về nội dung và hình thức của tác phẩm
Trang 202.1 Cốt truyện với các yếu tố thuộc về nội dung
Có thể thấy, số phận văn chương của Nguyễn Minh Châu gắn liền với những bước
đi cơ bản của nền văn học Việt Nam ở những giai đoạn lịch sử cụ thể
Trước năm 1975, vấn đề cơ bản mà Nguyễn Minh Châu hướng tới là chiến tranh và cách mạng với nhu cầu đặt lên trên hết vấn đề chúng ta và chúng nó, vấn đề cộng đồng, dân tộc và lịch sử Cửa sông, Dấu chân người lính, Lửa từ những ngôi nhà… là những trang viết hào sảng về những ngày hào hùng nhất của dân tộc
Từ sau năm 1975, đất nước thống nhất và đi vào thời kỳ đổi mới: đổi mới xã hội,
đổi mới con người, đổi mớiđời sống, đổi mới văn học… Một cách lặng lẽ, khiêm nhường
mà cực kỳ dũng cảm Nguyễn Minh Châu đã “kiên định đi vào con đường chông gai và nguy hiểm đó” [15] Nhà văn nhận ra rằng: “Hình như cuộc đấu tranh anh hùng sôi nổi hiện nay được văn xuôi, thơ ca tráng lên một lớp men “trữ tình ” hơi dày, cho nên ngắm nó
ta thấy mỏng manh, bé bỏng và óng chuốt quá khiến người ta ngờ vực” [2, Tr17] Với nhận thức đó, Nguyễn Minh Châu đã làm một cuộc thay đổi lớn về tư duy: thay vì những câu chuyện về chiến tranh và súng đạn là những câu chuyện về tình đời, tình người; từ thế giới
vĩ mô rộng lớn chuyển sang thế giới vi mô bé nhỏ; từ thế giới cộng đồng, dân tộc và lịch sử
được thay bằng những câu chuyện đời tư và số phận mỗi cá nhân cụ thể Người nghệ sỹ chân chính ấy đã “tự thay máu” cho chính mình Con thuyền văn của ông gặp biết bao trở ngại sóng gió nhưng nó đã “nhận đường” và đi đúng hướng
Trên hành trình đổi mới đó, có thể coi tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983) là một sự thể nghiệm mới mẻ, sáng tạo của Nguyễn Minh Châu
2.1.1 Cốt truyện với đề tài và chủ đề
Qua khảo sát, chúng tôi thấy trong tập truyện ngắn này, Nguyễn Minh Châu quan tâm tới hai mảng đề tài lớn là chiến tranh và cuộc sống đời thường ở mỗi mảng đề tài, với lương tâm, trách nhiệm của người cầm bút, với thái độ luôn trăn trở, băn khoăn: “Với tác phẩm đó, anh có đem tới cho xã hội một tiếng nói bổ ích hay không?” [2, Tr27], nhà văn
đã đặt ra được nhiều câu hỏi lớn về những vấn đề mà mọi người cùng quan tâm suy ngẫm
2.1.1.1 Viết về chiến tranh
Trang 21Chiến tranh là đề tài quen thuộc, gần gũi của nhiều cây bút và của chính nhà văn Nhưng nếu ở giai đoạn trước, Nguyễn Minh Châu viết về chiến tranh chủ yếu là nói về những chiến công hào hùng, những con người phi thường với những phẩm chất cách mạng
lí tưởng như những viên ngọc long lanh “không tỳ vết” (Lữ, Kinh, Lượng… trong tiểu thuyết Dấu chân người lính ; Nguyệt, Lãm trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng…) thì ở tập truyện này, Nguyễn Minh Châu lại quan tâm tới số phận, tới tâm hồn, tính cách ở tầng sâu tâm hồn mỗi con người, mỗi cá nhân cụ thể Đối tượng mà ông hướng tới là những người lính và người phụ nữ trong và sau chiến tranh ở mảng đề tài này, Nguyễn Minh Châu
đã đặt ra nhiều câu hỏi lớn
ở những truyện ngắn viết về đề tài người phụ nữ - một đề tài mới lạ, hấp dẫn mà văn học Việt Nam mới bắt đầu chiếm lĩnh, nhà văn đã đặt ra vấn đề: chiến tranh đã đi qua nhưng hậu quả của nó đã chấm dứt hay vẫn còn đeo bám, ám ảnh con người? Thông qua số phận của nhân vật Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành), Hạnh (Bên đường chiến tranh), người đọc nhận ra bộ mặt thật của chiến tranh với hậu quả ghê gớm của nó
và bỗng giật mình: hoá ra chiến tranh đã đi qua nhưng dấu vết, tác hại của nó vẫn in dấu, hằn rõ trên số phận, cuộc đời mỗi con người
Chiến tranh cướp đi của Hạnh (Bên đường chiến tranh) người cha thân yêu nhất, khiến người mẹ hoá điên, đặt lên vai cô gánh nặng gia đình Nhưng đau thương, mất mát hơn cả, nó đã cướp đi tình yêu của cô khi cô phải xa lìa An- mối tình đầu trong sáng, sâu
đậm của cuộc đời mình Để rồi trong hơn 30 năm, Hạnh luôn phải sống trong sự chờ đợi, kiếm tìm mỏi mòn vô vọng trên con đường Trường Sơn máu lửa Ngay cả khi có gia đình, Hạnh vẫn sống trong tâm trạng bồn chồn, khắc khoải không yên Dường như, cô đang phải sống hai cuộc đời: một nửa cho hiện tại và một nửa cho quá khứ, cho kỷ niệm, cho tình yêu
đã mất
Còn với Quỳ – nhân vật trung tâm trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành thì chiến tranh mãi mãi là một chấn động tinh thần, là một vết thương không bao giờ lành miệng ở đó, cô đã đánh mất vĩnh viễn tình yêu thiêng liêng, đích thực của đời mình Giờ
đây, khi đã là một y tá, có chồng là một kỹ sư đầu ngành về chế tạo máy, cô vẫn lang thang kiếm tìm trong tâm tưởng những giá trị đích thực trên những chuyến tàu mộng du, vô định
Trang 22Như vậy, Nguyễn Minh Châu đã dũng cảm, mạnh dạn nhìn vào mặt trái ở phía sau của chiến tranh Chiến tranh đâu phải là chiến công lấp lánh, là chất sử thi lãng mạn, hào hùng mà là đau thương, mất mát, là những ám ảnh tinh thần đeo bám suốt cuộc đời con người và không có gì bù đắp nổi Nó như một “nhát cuốc phạt ngang” vào mỗi cuộc đời, mỗi số phận Có thể nói chưa một nhà văn nào, chưa một tác phẩm nào mà nỗi đau chiến tranh lại được thể hiện một cách đau đớn, dai dẳng như trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu Từ Quỳ, Hạnh và sau này là bi kịch của mẹ Êm trong Miền Cháy; nỗi đau cắt ruột của bà mẹ – vị sư già trong Mùa trái cóc ở Miền Nam; sự chia lìa, xa xót của Thai và Lực trong Cỏ lau… Đó là sự thật mà Nguyễn Minh Châu phải trải qua biết bao trăn trở, chiêm nghiệm mới có thể thẳng thắn nhìn nhận và nói ra được
Với chủ đề này, cốt truyện của Nguyễn Minh Châu có những bước thay đổi: nó không còn là những tình huống kịch tính, những mâu thuần đỉnh điểm, những thắt mở nút
rõ ràng mà triển khai theo số phận, theo những bước thăng trầm, chìm nổi của nhân vật Cốt truyện không dựa vào những tình tiết sự kiện bề nổi mà bình lặng như dòng chảy cuộc sống Trong khuôn khổ thể loại truyện ngắn, nhà văn cố gắng không dừng lại ở một thời
điểm trong cuộc đời nhân vật mà tái hiện nó theo chiều hướng con đường đời của nhân vật trung tâm ở những hoàn cảnh riêng, tính cách riêng
ở những chuyện ngắn viết về đề tài người lính, với khát vọng tìm hiểu, khám phá
“con người bên trong”, “con người bản ngã”, Nguyễn Minh Châu lại muốn đưa người đọc vào tầng sâu tâm hồn, vào cái bản chất đích thực tồn tại trong mỗi con người Với những truyện ngắn như Bức tranh, Hạng, nhà văn cho chúng ta thấy những cuộc đối chứng lại chính mình, âm thầm mà quyết liệt, không khoan nhượng Trong họ “luôn luôn có một cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, lí trí và dục vọng, cái chung và cái riêng.” [2, Tr88] Cuộc
đấu tranh ấy không ồn ào, xô bồ nhưng “xảy ra từng giờ và ở khắp lĩnh vực của đời sống”
[2, Tr89] Từ đó, nhà văn đưa ra lời đề nghị chân thành: Xin mọi người hãy tạm ngừng một
phút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn để tự suy nghĩ về chính mình [3, Bức tranh.Tr134]
Hãy nhìn nhận, đối diện lại cái bản ngã đích thực của mình, đó là điều mà Nguyễn Minh Châu muốn nói với chúng ta
ở những truyện ngắn này, hình thành một dạng cốt truyện tâm lí: trong truyện ít những hành động bề nổi bên ngoài mà tràn vào những mạch suy nghĩ, những dòng độc
Trang 23thoại nội tâm của nhân vật Cốt truyện lỏng và rời với những điểm nút không phải là những hành động, những tình huống kịch tính mà là những suy nghĩ, trăn trở trong tâm hồn nhân vật Càng về cuối, những suy nghĩ càng bị đẩy cao như những nút thắt Có thể thấy rõ điều này trong truyện ngắn Bức tranh– một truyện báo hiệu“bước ngoặt tất yếu”sẽ xảy ra trong
sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu ở đây, cốt truyện được triển khai theo sự chảy trôi của dòng suy nghĩ, tâm trạng theo hướng căng thẳng dần, siết chặt dần: từ cảm giác ân hận bị dìm xuống đến lòng hối hận bị bùng lên rồi thành một niềm ăn năn, day dứt mãi không thôi
Dạng cốt truyện này là một điểm mới lạ, hấp dẫn, một sự đổi mới thực sự trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, đem lại bất ngờ với người đọc và với chính nhà văn Nếu trước 1975, do ảnh hưởng nặng nề của thi pháp truyền thống và thi pháp nghệ thuật thế kỷ XIX, Nguyễn Minh Châu cũng như rất nhiều nhà văn tự sự khác luôn có ý thức cột chặt tác phẩm vào các khung cốt truyện, với nhiều hành động, nhiều sự kiện trong những nút thắt rõ ràng (Cửa sông, Dấu chân người lính …) thì với những truyện ngắn này yếu tố cốt truyện dường như lại không được chú ý đến, không phải là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định
đến tác phẩm Hướng đi này thể hiện sự lao động, tìm tòi, sáng tạo thực sự của nhà văn và
nó tiếp tục được phát huy, hoàn thiện ở những tập truyện sau đó của ông như Bến quê (1985), Cỏ lau (1989)
2.1.1.2 Viết về cuộc sống hàng ngày
Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn có công đầu đưa văn học về với đời sống Hiện thực bề bộn của cuộc sống thời kỳ đổi mới là chất men say cuốn hút mạnh mẽ giúp Nguyễn Minh Châu rời xa chiến trường súng đạn trở về với những vấn đề thế sự của ngày hôm nay: “Thực tế đời sống chính là lọ nước thần, là niêu cơm ăn không bao giờ vơi,
là nguồn tài liệu, là nguồn cảm hứng vô tận mà bất cứ nhà văn nào dù tài năng đến đâu cũng phải rút ra từ đấy chứ không phải trong trí tưởng tượng của mình” [2, Tr24] Có thể thấy, từ sau khi hoà bình lập lại, Nguyễn Minh Châu đã cố gắng đi sâu bám rễ vào “vương quốc tình đời”, vào cuộc sống thường nhật gắn bó xung quanh nhà văn Nhưng nếu như ở
Trang 24Miền cháy (tiểu thuyết 1977), Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết 1977), Những người
đi từ trong rừng ra (tiểu thuyết 1982), Nguyễn Minh Châu chỉ chạm đến nó trong việc khắc hoạ những mối quan hệ trong gia đình, quan hệ trong cùng đơn vị thì ở tập truyện ngắn này, phần lớn đều “đề cập những vấn đề bình thường của những con người bình thường với những khía cạnh phong phú, phức tạp của nó” [18,Tr 402] Trong những truyện
Mẹ con chị Hằng, Đứa ăn cắp, Sắm vai, Giao thừa là cuộc sống dung dị đời thường với những sinh hoạt tự nhiên: chuyện phao tin, chuyện sinh đẻ, kiêng cữ, chuyện ăn cắp vặt, chuyện cắt tóc, mua xe, may quần áo, chuyện đi chơi đêm giao thừa, chuyện xích mích vì nồi xôi khê, vì đứa cháu nghịch ngợm… Mỗi truyện chỉ là những lát cắt của cuộc sống với
sự bộn bề, nhiều chiều, muôn vẻ của nó ở đây, Nguyễn Minh Châu có sự tiếp nối đề tài trong các sáng tác của Nam Cao giai đoạn 1930 – 1945 với cảm hứng thế sự đặt trong dòng chảy tự nhiên của cuộc sống
Thông qua những câu chuyện đời thường nhỏ nhặt, vụn vặt tưởng như tẻ nhạt và nhàm chán ấy, Nguyễn Minh Châu lại khiến người đọc trăn trở với vấn đề: con người phải ứng xử, cư xử sao cho đúng và phù hợp Dường như nhà văn đang làm một cuộc đối chứng giữa các giá trị đạo đức: cái cũ và cái mới, cái gì nên bỏ và cái gì nên tiếp tục phát triển… Qua những truyện ngắn này, ta bàng hoàng nhận ra biết bao khía cạnh, biết bao vấn đề
“không bình thường” trong cái vỏ “bình thường” của nó: “Có những vấn đề hàng ngày ta vẫn tiếp xúc, chứng kiến không biết bao nhiêu lần, hầu như ta vẫn nhìn mà không thấy gì
đáng quan tâm thì nhà văn thấy và chỉ cho chúng ta thấy” [18, Tr 403] Điều ấy khiến chúng ta không thể không quan tâm và lo lắng
Viết Mẹ con chị Hằng, Nguyễn Minh Châu không chủ trương xây dựng hình tượng mẫu mực về sự hy sinh của người mẹ cho con cái Nhà văn không cao giọng chỉ trích hay phóng đại câu chuyện mà chỉ tâm tình kể lể về một người mẹ bình thường với vấn
đề cư xử hằng ngày giữa hai mẹ con Vậy mà, qua lối dẫn dắt câu chuyện của tác giả, chúng ta phải giật mình: hoá ra sự hy sinh quá âm thầm, nhẫn nhục đến mức như bản năng của người mẹ đôi lúc làm cho con cái trở nên ích kỷ Dường như Hằng dành toàn bộ sự quan tâm, săn sóc của mình cho chồng và hai đứa con mà quên mất nghĩa vụ và trách nhiệm của mình với bà mẹ già tận tuỵ Cô cứ điềm nhiên nhận sự chăm lo của mẹ mà không bao giờ biết bà đang cần gì, nghĩ gì Đọc truyện ngắn này, chúng ta nhận ra rằng
Trang 25hằng ngày chúng ta vẫn sống như vậy, vẫn cư xử như vậy mà không thấy sự ích kỷ, vô trách nhiệm của bản thân với cha mẹ mình
ở Giao thừa, nhà văn lại cho chúng ta thấy sự xung đột đấu tranh giữa các giá trị
cũ đã cứng nhắc với các nguyên tắc mới mềm dẻo hơn Ông Thừa vốn mang tính gia trưởng muốn xây dựng theo lối cổ những mối quan hệ, những quy tắc áp đặt với 5 đứa con đã trư- ởng thành Nhưng khi thực hiện điều đó, ông vấp phải sự chống đối của tầng lớp trẻ Những truyền thống xa cũ của gia đình đã không chịu được thử thách của thời gian…
Theo đề tài và chủ đề này, Nguyễn Minh Châu xây dựng được những cốt truyện ngắn gọn, giản dị đầy ắp các chất liệu cuộc sống Truyện không có biến cố nổi bật mà chỉ
là những tình tiết vụn vặt, thậm chí chỉ là những tâm trạng, cảm xúc được lắp ghép với nhau như trong truyện ngắn Đứa ăn cắp ở đây, dường như chẳng có cốt truyện gì trong cái dòng đời quen thuộc ở khu tập thể nọ Tất cả chỉ là tiếng kêu, tiếng thét, sự hả hê, căm phẫn, chút bịn rịn, xót thương trong sự nhàm chán, vô trách nhiệm của mấy người đàn bà Cốt truyện không hề có một biến cố gì nổi bật, ngay cả cái chết của cô cấp dưỡng Thoan–
sự kiện có thể coi là điểm nút trong một cao trào bi kịch nào đó – cũng chỉ là một đề tài trong muôn ngàn đề tài bàn luận của những người đàn bà thóc mách, hay buôn chuyện trong khu tập thể Truyện mà dường như “không có cốt truyện “ vậy
đẹp đẽ, kỳ diệu đến nỗi cả một đời cũng chưa đủ để nhận thức, khám phá tất cả những cái đó” [16, Tr287]
Trang 26Ngay ở sáng tác đầu tay- tiểu thuyết Cửa sông, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca của mình với những người thanh niên, những người lính phục viên tái ngũ đã xông xáo, hăng hái ra trận chống lại chiến tranh không quân của Mỹ Cả cụ Lâm đã 80 tuổi cũng thấy tiếc là mình không thể cầm súng như
đứa cháu Thay thế những người đàn ông ra trận, những người đàn bà lại đảm đang chăm lo đồng áng, gia đình Rồi tới tiểu thuyết Dấu chân người lính, Nguyễn Minh Châu lại xây dựng được cả một tập thể những con người anh hùng dũng cảm sống
có lí tưởng, có trách nhiệm như Kinh, Lượng, Lữ, Nết, Xiêm Đây là cảm hứng chủ
đạo chi phối hầu hết các sáng tác của Nguyễn Minh Châu trước năm 1975
Thống kê tập truyện Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, chúng tôi thấy cảm hứng ngợi ca trân trọng của tác giả thể hiện rõ nét nhất trong hai truyện ngắn Mùa hè năm ấy và Bên đường chiến tranh
Trong Mùa hè năm ấy, tâm hồn những người lính hiện ra vừa bình dị như khoai lúa, vừa lấp lánh ánh sáng rực rỡ lí tưởng cách mạng Họ không chỉ làm tốt nhiệm vụ cảnh giới hay vác băng đạn chạy quanh chân pháo mà còn biết quan tâm tới tất cả những gì cuộc sống xung quanh đang được họ bảo vệ Đó là một cô bé hàng ngày mang cơm đến xưởng máy cho mẹ, là chuyến xe bò đưa mấy đứa trẻ đi sơ tán, là ánh đèn ở các khu phố cổ Họ được các gia đình khu phố giao chìa khoá nhà như một minh chứng cho lòng tin tưởng tuyệt đối của người dân vào những người chiến sỹ Mối quan hệ quân - dân thật chân thành và ấm áp biết bao Truyện còn xây dựng vẻ đẹp hồn hậu của cô bé Phi Tuy mới mời lăm tuổi nhưng Phi tỏ ra vô cùng đảm đang, tháo vát Em có thể lo lắng, quán xuyến mọi việc trong nhà thay
mẹ từ việc nấu nướng, đưa cơm, giặt giũ, đến việc chăm lo cả đàn em nghịch như quỷ sứ… Vất vả, khó khăn nhưng Phi vẫn làm tốt vai trò của mình, đồng thời còn
động viên u không phải lo lắng gì để mẹ yên tâm đi sơ tán Em đã buồn biết bao khi
phải tiếp tục đi học ở nước ngoài, không được xung phong ra ngoài mặt trận đánh
giặc như mọi người: Lại còn đi học mãi, lại còn ra nước ngoài nữa cơ à? Sao không
cho tôi ra ngoài mặt trận như mọi người? [1,Tr8] Có thể nói, truyện ngắn này đã
xây dựng được những hình tượng nhân vật thật đẹp, thật đáng yêu
Trang 27Với Bên đường chiến tranh , tác giả đã làm cho người đọc thực sự khâm phục trước sức sống và khả năng vươn lên của nhân vật Hạnh Chiến tranh với sự tàn phá ghê gớm của nó cũng không thể khuất phục được cô Từ một cô gái mười bốn, mười lăm tuổi lang thang theo mẹ buôn bán, trải qua bao đau thương, mất mát Hạnh vẫn kiên cương vươn lên trở thành người phụ nữ giỏi giang, tháo vát Khi bố hy sinh, mẹ phát điên rồi ốm dai dẳng, Hạnh phải cáng đáng hết mọi việc trong gia
đình Cô vừa phải chăm sóc mẹ, vừa phải nuôi nấng, dạy dỗ một bày em trong hoàn cảnh phải kiếm sống từng ngày Đáng quý hơn cả ở Hạnh là tấm lòng thuỷ chung son sắc với mối tình đầu đời Mặc dù đã có gia đình, nhưng trong hơn ba mươi năm,
ở tầng sâu tâm hồn người đàn bà âý vẫn là sự chờ đợi kiếm tìm, một nỗi day dứt không yên
Còn lại, hầu hết các câu chuyện trong tập truyện ngắn này được Nguyễn Minh Châu viết ra y như là để đối chứng lại - một sự đối chứng đầy ý thức, với một quan niệm một cách nhìn cũ nào đấy Các truyện đều mang tính chất luận đề về những quan niệm bảo thủ, phiến diện, lệch lạc về cuộc đời về con người, về lối sống,
về đạo đức… Trong cái nhìn sắc sảo của Nguyễn Minh Châu rất nhiều lối sống, quan niệm đạo đức đã trở thành thói quen, thành chuẩn mực một thời nay hiện ra với những vết rạn nứt của sự giả dối, phi nhân cách Truy tìm khám phá tới những ngóc ngách sâu kín của bề sâu hiện thực tâm linh, Nguyễn Minh Châu đã thức tỉnh người
đọc bằng những truyện ngắn luận đề sâu sắc mà trong đó, nói như giáo sư Phong Lê: “Mọi cái đang vỡ ra, tạo nên những khoảng trống phải nghi ngờ, phải nghĩ” [14, Tr183] Nó đòi hỏi một sự sắp xếp, điều chỉnh mới xuất phát từ một nền tảng giá trị nhân bản
Có thể nhận ra đằng sau tất cả các câu chuyện sinh hoạt thế sự, Nguyễn Minh Châu đều hướng tới những chiêm nghiệm lẽ đời, hướng tới một sự cảnh tỉnh, răn đe nào đó: “Những cái tưởng như lặt vặt, bình thường trong cuộc sống hàng ngày dưới con mắt và ngòi bút của Nguyễn Minh Châu để trở thành những gợi ý
đáng suy nghĩ và có tầm triết lí''[14, Tr178]
Trang 28Truyện Sắm vai dựa trên một triết lí nhân sinh sâu sắc Đó là vấn đề lựa chọn cách sống- sống sao cho đúng cái bản ngã của mình dù phải chịu thua thiệt hay khổ sở Cuộc sống chứ đâu phải cái sân khấu để nhà văn T“sắm vai’ suốt đời được Câu chuyện bề ngoài nhuốm vẻ hài hước mà không dấu được sự xót xa ,cay đắng bên trong Còn trong Đứa ăn cắp, thông qua biểu hiện của người đàn bà khu tập thể, Nguyễn Minh Châu thể hiện thái độ phê phán nghiêm khắc: “Tôi muốn người đọc lưu ý: con người có thể trở nên một cách hồn nhiên ngoài ý muốn”[2, Tr90] Đằng sau truyện ngắn Mẹ con chị Hằng là sự răn đe về lối ứng xử của con cái với cha mẹ Còn đằng sau Bức tranh, Hạng là sự nhắc nhở: con người cách mạng, con người XHCN phải thường xuyên soi rọi lại chính mình phải tạo dựng bộ mặt tinh thần của mình ngay trong cả điều kiện không có áp lực của xã hội, tác động của dư luận
Cùng là những nhà văn sống trong giai đoạn chuyển mình của dân tộc, Nguyễn Khải cũng giống như Nguyễn Minh Châu đều sớm nhận ra những vết nứt, những kẽ hở trong lối sống, đạo đức của cuộc sống hàng ngày Bởi vậy, tính chất luận đề cũng là nét chủ đạo trong các trang văn của Nguyễn Khải (Gặp gỡ cuối năm, Hai ông già ở Đồng Tháp Mười …) Song với Nguyễn Khải, tính chất luận
đề, chiêm nghiệm thể hiện khá rõ trong câu chữ, trong hình ảnh, trong giọng điêụ nhân vật… (Ngay cả những người nông dân, với nhà văn cũng trở thành những nhà bác học, nhà tri thức) Nhiều khi, tác giả tách ra khỏi nhân vật, tự mình phát biểu cho tư tưởng nào đó nên đôi lúc tạo ra cảm giác hơi nặng nề Còn với Nguyễn Minh Châu, ông không trực tiếp phát biểu như một nhà hùng biện cho tất cả những luận
đề triết lí đạo đức ấy mà khéo léo gửi gắm vào tác phẩm theo một cách riêng trong những cốt truyện riêng Nhà văn quan niệm kỹ thuật viết truyện ngắn cũng như kỹ thuật làm pháo, có thể “dồn nén tư tưởngvào trong một cốt truyện thật ngắn gọn, thật tự nhiên ” [2, Tr303] Bởi thế, dù được viết với cảm hứng nào, các truyện đều có dung lượng ngắn gọn như một lát cắt của cuộc sống, tái hiện hiện thực trong dòng chảy tự nhiên với những buồn vui, bi hài lẫn lộn Tính huống có vấn đề nằm bên ngoài tác phẩm trong sự nhận thức suy ngẫm của tác giả và người đọc, còn nhân vật
cứ mặc nhiên cư xử, hành động theo thói quen, nếp sống của họ
Trang 29Tóm lại, tập truyện Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành thể hiện những
đổi mới trong tư duy, cách nhìn của Nguyễn Minh Châu về con người, đời sống Nguyễn Minh Châu đã lặng lẽ mày mò tự đổi mới mình trước khi làn sóng đổi mới dâng lên mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của dân tộc Trong những điều kiện cực
kỳ khó khăn của đất nước, sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Nguyễn Mạnh Tuấn… đã đốt lên nhiệt tình tìm kiếm chân lí, báo trước khả năng đổi mới của văn học Việt Nam khi nó dám sòng phẳng với quá khứ, bất chấp trở lực cản ngăn Tập truyện hướng tới nhiều đề tài và đặt ra những câu hỏi lớn – những vấn đề trung tâm mà “cuộc sống hôm nay” đòi hỏi Theo đó, cốt truyện không đầy đủ 5 thành phần, không chú trọng đến tiến trình sự kiện Có khi truyện
được xây dựng chỉ là những mảnh đời vụn vặt, những trạng thái tâm lí cảm xúc…
Có thể coi Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành là nhát cuốc mở đầu, mở đường với những thể hiện mới mẻ, độc đáo của Nguyễn Minh Châu đưa văn học về gần với
đời sống, để truyện ngắn có thể khắc phục sự hạn hẹp trong khung thể loại mà vươn tới “một cái gì không cùng” (chữ dùng của V.Xaroyan – nhà văn Mỹ)
2.2 Cốt truyện với các yếu tố thuộc về hình thức
2.2.1 Cốt truyện với kết cấu
2.2.1.1 Kết cấu thể hiện ở việc trong tác phẩm của mình, người nghệ sỹ gắn nhân vật này với nhân vật kia tạo ra quan hệ qua lại giữa chúng Từ đó, các nhân vật bộ lộ bản chất xã hội - thẩm mỹ của mình
Để thể hiện, bộc lộ tính cách của nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhà văn phải đặt nhân vật đó trong mối quan hệ với các nhân vật khác trong sự nhìn ngắm và soi chiếu từ nhiều phía Khảo sát tập truyện ngắn này, chúng tôi thấy Nguyễn Minh Châu tỏ ra rất thận trọng trong việc lựa chọn và gắn kết các nhân vật
ở một số truyện ngắn, Nguyễn Minh Châu dụng công xây dựng nhân vật trong khá nhiều mối quan hệ Chẳng hạn, Quỳ- nhân vật trung tâm trong Người đàn
bà trên chuyến tàu tốc hành được soi ngắm từ nhiều phía bởi các nhân vật khác
Trang 30Thời chiến, trong mối quan hệ với mọi người, chị bộc lộ là một người tận tâm hết
lòng nên ai cũng yêu quý, coi chị là một nàng công chúa ở trong rừng Đối với công
việc, Quỳ thể hiện là người năng động, nhiệt tình không nề hà bất cứ việc gì: diễn viên văn công, đánh máy, cấp dưỡng, in ly tô, giao liên dẫn đường, y tá, chụp ảnh, viết báo, săn lùng biệt kích, gác nghĩa trang liệt sỹ, lái xe Thời bình trong mối quan hệ với các thương binh chị là một y tá tận tụy, chu đáo, được kính trọng Với người trung đoàn trưởng Hoà, chị có một tình yêu mãnh liệt nhưng lại có quá nhiều tham vọng và đòi hỏi Còn với kỹ sư Ph, bác sỹ Thương, Hậu thì Quỳ thể hiện là một con người đầy trách nhiệm và yêu thương Mỗi nhân vật trong tác phẩm đều có tác dụng soi chiếu làm rõ hơn một nét nào đấy về người phụ nữ duyên dáng, thông minh
mà bí hiểm này Có thể nói, Quỳ là một nhân vật có bản lĩnh, có cá tính mạnh và khá phức tạp, có ý thức rõ rệt về mình, có khả năng gây ảnh hưởng tới mọi người và
có thể tự sắp xếp cuộc đời theo ý muốn riêng Trước Nguyễn Minh Châu, trong văn xuôi hiện đại Việt Nam và kể cả trong những tác phẩm của chính nhà văn, chúng ta hầu như chưa gặp một nhân vật phụ nữ nào có cá tính mạnh và rõ đến thế
Trong các truyện ngắn Bên đường chiến tranh, Hạng, Mẹ con chị Hằng, Giao thừa, Mùa hè năm ấy, các nhân vật cũng được đặt trong trong mối quan hệ với các nhân vật khác Đó chủ yếu là mối quan hệ giữa những người trong gia đình (vợ và chồng, cha mẹ và con cái, anh chị em…), giữa những người cùng sống trong tập thể, người làng xóm với nhau Tất cả cho thấy cái nhìn phong phú, nhiều chiều
về nhân vật
Tuy nhiên, ở một số truyện như Bức tranh, Sắm vai Nguyễn Minh Châu lại tập trung đi vào một mối quan hệ nhưng quan hệ ấy đủ khả năng thể hiện tính cách nhân vật ở Bức tranh, đó là mối quan hệ giữa người hoạ sỹ và anh lính tranh Theo
sự chảy trôi của thời gian, sự biến đổi của thời cuộc thỉ bản chất xã hội của nhân vật cũng thay đổi Người hoạ sỹ từ một anh thợ vô danh, không có tiếng tăm nhờ bức chân dung “Chiến sỹ giải phóng” mà trở nên nổi tiếng, được cả xã hội trọng nể, trong và ngoài nước đều biết tới Còn người lính thồ tranh năm xưa nay thành người thợ cắt tóc bình thường phải lăn lộn mưu sinh trong cuộc sống Tuy vậy, phẩm chất
Trang 31thẩm mỹ của nhân vật lại không thay đổi Anh thợ cắt tóc đứng đắn và yêu nghề ngày hôm nay vẫn từ tốn, điềm đạm, cao thượng và vị tha như anh lính 8 năm về
trước Đối với anh, cái luật sống công bằng, cái quan niệm Sống ở đời, cho thế nào
thì nhận thế ấy của người hoạ sỹ thật xa lạ và ích kỷ Còn người hoạ sỹ vẫn mang
bản chất nhỏ nhen và vụ lợi Trước kia, vì “máu tự ái nghề nghiệp” mà ông đã từ
chối vẽ chân dung khi người lính tha thiết thỉnh cầu bởi lý do: Tôi là một hoạ sỹ chứ
đâu phải một anh vẽ truyền thần [3, Tr119].Rồi vì sự quyến rũ của địa vị, tiếng tăm
mà ngày hôm nay, ônglại lờ đi, quên đi lời hứa đinh ninh dạo ấy Nếu trước kia, họ
đều là người cùng lí tưởng và đem hết tài năng, sức lực của mình cống hiến, phục vụ cho cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc thì cuộc sống hoà bình hôm nay, họ lại trở thành những người “xa lạ” như “chưa hề quen biết” Có thể nói, với việc tập trung khắc hoạ mối quan hệ này, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện một cách sâu sắc chân dung người hoạ sỹ trong ý thức đối diện và thức tỉnh của lương tri
ở Sắm vai, Nguyễn Minh Châu lại tập trung đi vào mối quan hệ giữa văn sỹ
T và vợ Trong mối quan hệ này, nhà văn T đã thể hiện bi kịch tự đánh mất mình Từ một người nghệ sỹ thực thụ, say mê sáng tạo, anh đã phải “sắm vai” là một con rối ngoan ngoãn, lố bịch để cô vợ trẻ giật dây, điều khiển từ lời ăn, tiếng nói, nụ cười,
cái bắt tay Để chiều lòng chị, nhà văn T luôn làm ra vẻ trẻ trung, giả vờ hốt hoảng, vội vã cười ngặt nghẽo như một cái máy Anh đã phải tự đóng kịch cho chính mình
Theo dõi những tiểu thuyết trước 1975, có thể thấy Nguyễn Minh Châu thường đặt nhân vật của mình vào hai mối quan hệ: quan hệ hỗ trợ, bổ sung với những người cùng đơn vị, tổ chức và quan hệ đối kháng giữa bên mình - bên địch, chúng ta - chúng nó Tới những sáng tác trước 1980 ( Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà), tác giả đã thu hẹp hơn quan hệ giữa các nhân vật nhưng nó còn khá cồng kềnh, rối rắm, phức tạp Đến Người bà trên chuyến tàu tốc hành, các quan hệ ít hơn, được xây dựng cụ thể hơn, rõ ràng hơn, tập trung hơn Thông qua các mối quan
hệ ấy, Nguyễn Minh Châu đều cố gắng thể hiện và làm nổi bật lên được cái bản chất xã hội- thẩm mỹ vốn có trong từng nhân vật giúp người đọc tiếp cận gần hơn vào tác phẩm
Trang 322.2.1.2 Kết cấu là việc nhà văn gắn nhân vật với hoàn cảnh, môi trường
cụ thể đặc biệt là trong những tình huống kịch tính có vấn đề, qua đó nhân vật bộc lộ phẩm chất tính cách riêng
Gắn nhân vật với môi trường, hoàn cảnh
Khảo sát tập truyện ngắn này, chúng tôi thấy Nguyễn Minh Châu đặt nhân vật của mình vào hai môi trường chủ yếu:
Môi trường chiến tranh với bối cảnh lịch sử là cuộc chiến tranh chống
Mỹ của dân tộc
Với môi trường này, Nguyễn Minh Châu không có ý định khắc hoạ cả một bức tranh hoành tráng, rộng lớn với các bãi chiến trường nóng bỏng, các trận đánh hào hùng in dấu lịch sử như trong các tiểu thuyết trước đó Trong tập truyện này, Nguyễn Minh Châu đặt nhân vật của mình trong những khung cảnh nhỏ hơn, hẹp hơn Đó có thể là nóc cầu Long Biên, là khu phố cổ (Mùa hè năm ấy); là những con
đường như đường số một qua Lạng Sơn, đường Cao Bằng đi Đông Khê, Thất Khê; là
đèo Be le, đèo Gió (Bên đường chiến tranh) Gắn với khung cảnh, môi trường ấy, nhân vật hiện lên với phẩm chất thẩm mỹ chủ yếu là cái đẹp (Thịnh, Phi, Hạnh, An, Phác ) Họ đều là những con người sinh ra và trưởng thành trong chiến tranh, được chiến tranh tôi luyện thành những con người cứng cỏi và giàu nghị lực
Môi trường hoà bình của thời kỳ đổi mới
Đó là bối cảnh sau 1975, đất nước thống nhất và đi lên xây dựng CNXH với biết bao khó khăn trở ngại và cả những sai lầm, lệch lạc Chính thời điểm này được Nguyễn Minh Châu chọn làm môi trường sống cho phần lớn các truyện ngắn như
Mẹ con chị Hằng, Đứa ăn cắp, Sắm vai, Giao thừa ở đó, các nhân vật cứ tự nhiên
Trang 33sống, hoạt động trong dòng chảy bộn bề ngổn ngang của nó Những mâu thuẫn, xích mích nảy sinh khi các nhân vật va chạm với nhau trong sinh hoạt, trong quan niệm Thông qua lối ứng xử, ngôn ngữ, hành động, việc làm (có khi rất nhỏ nhặt như cắt tóc, mua xe, may quần áo, phao tin ) tính cách nhân vật lại thể hiện thật rõ nét Nguyễn Minh Châu đã có lần nói rằng: “Có bao giờ mảnh đất dưới chân những người vừa thắng giặc lại nở sẵn đầy hoa” Và quả thực, qua những truyện ngắn này, người đọc nhận ra rằng môi trường hoà bình thời kỳ đầu đổi mới chẳng khác gì một
“cuộc trở dạ” với biết bao thách đố, biết bao những cái lưới vô hình
ở các truyện Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Hạng, Bức tranh, Nguyễn Minh Châu lại đặt nhân vật của mình vào cả hai môi trường Người hoạ sỹ, Quỳ, Kinh, Hạng đều trải qua những năm tháng chiến tranh và giai đoạn đầu thời
kỳ đổi mới Gắn với hai môi trường cụ thể ấy, số phận, chiều hướng con đường đời của nhân vật hiện lên cụ thể hơn, sắc nét hơn Từ đó, người đọc được nhìn ngắm, soi chiếu nhân vật từ nhiều phía: cả quá khứ và hiện tại, cả bản chất xã hội và phẩm chất thẩm mỹ đa dạng Nó tạo nên bức tranh khá hoàn chỉnh về tính cách nhân vật
Đặc biệt, vì được đặt vào hai môi trường, được theo dõi trong một khoảng thời gian tương đối dài nên các nhân vật đều có tính cách khá phức tạp và chiều sâu nội tâm phong phú
Gắn nhân vật với tính huống có vấn đề
Kết cấu không chỉ là việc nhà văn gắn nhân vật với môi trường cụ thể mà còn ở chỗ nhà văn tạo ra được những tình huống có vấn đề, qua đó thể hiện tính cách nhân vật và bộc lộ chủ đề t tưởng: “Điều quan trọng nhất đối với truyện ngắn là tạo ra một tình huống nào đó Từ tình huống, bật nổi một tính cách nhân vật, bộc lộ một tâm trạng” [18, Tr439]
Khảo sát tập truyện ngắn này, chúng tôi thấy một số tình huống đáng chú ý sau:
Tình huống tương phản
Trang 34Đó là tính huống mà cái bên trong và cái bên ngoài, cái hiện tượng và cái bản chất, cái giả và cái thật hay “lật mặt” nhau Xuất phát từ quan niệm “Con người không bao giờ trùng khít với bản thân nó”, Nguyễn Minh Châu luôn lật đi lật lại vấn
đề, hiện tượng để tìm ra cái hạt nhân cốt lõi, cái bản chất đích thực của nó Do đó, khi kết thúc tác phẩm cho ta cảm giác thú vị tránh được lối cảm, lối nghĩ đời sống giản đơn một chiều
Tình huống này được thể hiện rõ nét trong hai truyện ngắn Hạng, Bức tranh Với Hạng, từ đầu đến cuối truyện, người đọc nhận ra nhân vật trung tâm không bao giờ được là chính mình Với luật sống khoảng cách của một con dím, lối sống giả tạo của một con lươn, Hạng luôn ngụy trang, bao biện cho chính mình Nếu như bên ngoài, Hạng say sưa, vui vẻ kể chuyện về mọi người, về đơn vị thì bên
trong, với Hạng, những chuyện ấy như xảy ra đâu từ kiếp trước Nếu như bên ngoài,
Hạng nhiệt tình đưa Kinh đi thăm gia đình người bạn cũ thì trong lòng Hạng lại là một sự phấp phỏng không yên vì đứa con mới bỏ nhà đi, vì nghĩ tới sự đối mặt với
vợ con Toàn sắp tới Còn ở Bức tranh, sự tương phản ở cả người hoạ sỹ và anh thợ cắt tóc ẩn sau cái vẻ ngoài bình dị, cái công việc bình thường của người thợ cắt tóc
là một tâm hồn vô cùng cao thượng, vị tha, nhân hậu Trong chiến tranh, anh đã đem hết sức mình đóng góp cho kháng chiến và ngày hôm nay anh vẫn là một công dân bình thường, không một chút yêu cầu, đòi hỏi, không một lời trách cứ, lên án Anh
cứ bình dị sống trong cái dòng chảy bộn bề, trong sự đua chen của phố phường Đó
là một sự hy sinh âm thầm, lặng lẽ mà cao quý, đáng trân trọng Còn người hoạ sỹ, bên trong cái vỏ bọc điềm đạm, sang trọng là một tâm hồn đầy bất ổn với những dằn vặt, lo lắng và xấu hổ
Trong hai truyện ngắn này, tình huống tương phản không chỉ xảy ra trong bản thân một cá nhân mà nó còn tương phản giữa các nhân vật: lối sống giả tạo, lươn lẹo, toan tính của Hạng được đặt bên cạnh tâm hồn trong sáng, nhiệt tình, chân thành của thủ trưởng Kinh; tấm lòng cao thượng, vị tha của người thợ cắt tóc chính
là tấm gương soi cho người hoạ sỹ Sự tương phản, đối lập làm chân dung tinh thần các nhân vật hiện lên thật rõ nét
Trang 35ở một số truyện ngắn khác, tình huống này cũng được Nguyễn Minh Châu sử dụng thật hiệu quả Trong Sắm vai, sự tương phản diễn ra ngay trong con người văn
sỹ T: một bên là phong thái, thói quen của người nghệ sỹ chân chính ; một bên là sự
lố bịch, gượng gạo của một con rối được giật dây khiến anh giống như một người
đang còn hoá trang dang dở chưa xong [3,Tr264] Trong truyện ngắn Giao thừa, sự
tương phản lại diễn ra ở hai thế hệ: thế hệ ông Thừa với những nguyên tắc cổ xa, cứng nhắc và thế hệ các con ông với lối sống thoái mái, mềm dẻo hơn Còn trong
Đứa ăn cắp, người đọc cũng nhận ra sự tương phản giữa tâm hồn và biểu hiện bên ngoài của những người đàn bà trong khu tập thể nọ
Như vậy, có thể thấy phần lớn các truyện trong tập Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành đều tồn tại những tình huống tương phản Sự tương phản có thể ở một nhân vật, giữa các nhân vật hoặc các thế hệ Đây là sự tiếp nối truyền thống mà Nguyễn Minh Châu tiếp thu được trong các sáng tác của trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945, đặc biệt là từ Nguyễn Công Hoan - nhà văn xuất sắc trong trào lưu đó Song nếu như Nguyễn Công Hoan với quan niệm tình huống là sự “lật mặt trái đời”, là sự đối chọi gay gắt quyết liệt giữa người giàu
và kẻ nghèo, cái no và cái đói thì đây, Nguyễn Minh Châu cố gắng tạo ra tính chất
tự nhiên cho tình huống Nhà văn luôn cố gắng để sự tương phản đó trong sự chiêm nghiệm và suy ngẫm của độc giả
Trang 36trong đường đời Kết thúc câu chuyện, người đọc càng bị day dứt ám ảnh với rất nhiều câu hỏi xoay quanh người phụ nữ thông minh và bí hiểm này Liệu Quỳ đã tìm được sự yên ổn cho tâm hồn, tìm được bến đỗ cho con tàu tốc hành của chị hay vẫn lang thang đi tìm kiếm nó? Chị sẽ sống cho hiện tại, cho hạnh phúc đang có hay vẫn sống cho quá khứ, cho những gì đã mất? Tất cả vẫn là ẩn số với người đọc
ở truyện ngắn Bức tranh, tình huống thắt nút thể hiện ở chỗ càng về cuối cảm giác ăn năn, day dứt của người hoạ sỹ càng trở nên mãnh liệt, dai dẳng Nếu như người thợ cắt tóc cứ vạch tội và trừng phạt thì hoạ sỹ lại không bị dằn vặt và xấu hổ đến thế Chính sự nhân hậu, độ lượng của anh làm cho bi kịch tinh thần của người hoạ sỹ càng ngày càng bị đẩy cao hơn và đạt tới đỉnh điểm ở cuối truyện Chắc chắn trong suốt quãng đời còn lại của mình, người hoạ sỹ sẽ không bao giờ tìm
được cảm giác thanh thản tuyệt đối trong tâm hồn như trước Nếu như Nguyễn Huy Thiệp tạo ra những tình huống mang “sức nổ” có tính chất bất ngờ, thú vị cho người
đọc thì Nguyễn Minh Châu lại tạo cho tình huống của mình “sức xoáy” tác động mạnh mẽ vào tâm trí người đọc Truyện của ông như một “mũi khoan”, càng về cuối càng tập trung, càng xoáy sâu, ám ảnh
Qua một số tình huống vừa thống kê, chúng tôi thấy trong tập truyện này, Nguyễn Minh Châu không chủ trương tạo ra những tình huống “kịch tính như kịch” nhưng nó phải là “cái cớ chắc chắn hết sức cụ thể và mang tính riêng, ở đó cốt truyện và nhân vật nương tựa vào để thể hiện đắc lực tất cả các ý định của tác giả Ví như một cây cọc vững chắc để cho một cây bí leo lên mà ra hoa trái” [2, Tr291]
Trước 1975, Nguyễn Minh Châu thường sử dụng tình huống có tính chất đối chọi khá gay gắt (Cửa sông, Dấu chân người lính), tính huống có tính chất ngẫu nhiên (Mảnh trăng cuối rừng)… Hạt nhân cốt lõi của những tình huống đó là sự va chạm giữa nhân vật và hoàn cảnh, môi trường Còn ở Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, hạt nhân cốt lõi của các tình huống xuất phát từ trong bản thân nhân vật, tồn tại ở nhân vật như một thuộc tính “cố hữu”