Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 196 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
196
Dung lượng
1,25 MB
Nội dung
1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ BÍCH THU NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN CỦA EDGAR ALLAN POE LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Chuyên ngành: Văn học Bắc Mỹ Mã số: 62 22 30 20 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRƯƠNG ĐĂNG DUNG HÀ NỘI - 2014 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án NGÔ BÍCH THU 3 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………………………… 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu …………………………………………………. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ………………………………………………… 3 4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu ……………………………………… 4 5. Cấu trúc luận án …………………………………………………………………… 11 6. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu ……………………………………… 12 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ……………………………………………………………… 13 1.1. Các công trình nghiên cứu bằng tiếng Việt ………………………………………. 13 1.2. Các công trình nghiên cứu bằng tiếng Anh ……………………………………… 25 1.3. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu giải quyết ………………………… 33 CHƯƠNG 2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN KINH DỊ CỦA EDGAR ALLAN POE ………………………………………………………………………………… 34 2.1. Truyện kinh dị và loại hình cốt truyện kinh dị của Poe ………………………. 34 2.1.1. Truyện kinh dị và công thức cốt truyện kinh dị của Poe ………………… 34 2.1.2. Loại hình cốt truyện kinh dị của Poe ………………………………………. 36 2.2. Đặc điểm cốt truyện kinh dị của Poe ………………………………………… 46 2.2.1. Truyện kinh dị có độ dài “giới hạn trong một lần đọc” ………………… 46 2.2.2. Truyện kinh dị tâm lý …………………………….………………………. 48 2.2.3. Truyện kinh dị duy lý …………………………………………………… 55 4 2.2.4. Truyện kinh dị có tính chất biểu tượng ………………………………… 59 2.3. Ảnh hưởng của Poe trong sáng tác của một số nhà văn viết truyện kinh dị tiêu biểu …………………………………………………………………………… 70 2.3.1. D ấu ấn kỹ thuật viết truyện ngắn của Poe trong “Le Horla” của Maupassant. 70 2.3.2. Poe và Stephen King: Từ “Con mèo đen” đến “Con mèo đến từ địa ngục” … 74 2.4. Tiểu kết ………………………………………………………………………………… 77 CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN TRINH THÁM CỦA EDGAR ALLAN POE ……………………………………………………………………………… 79 3.1. Truyện trinh thám và hình mẫu cốt truyện trinh thám của Poe ………………… 79 3.1.1. Truyện trinh thám và công thức cốt truyện trinh thám của Poe ……………… 79 3.1.2. Năm hình mẫu truyện trinh thám của Poe …………………………………… 84 3.2. Đặc điểm cốt truyện trinh thám của Poe ………………………………………… 92 3.2.1. Cốt truyện mỏng, trong suốt ………………………………………………… 92 3.2.2. Cốt truyện có yếu tố kỳ ảo ……………………………………………………. 96 3.2.3. Cốt truyện có yếu tố tâm lý …………………………………………………… 100 3.3. Kỹ thuật giải “bài toán trí tuệ” trong cốt truyện trinh thám của Poe …………… 102 3.3.1. Phương pháp diễn dịch ……………………………………………………… 103 3.3.2. Năng lực trực giác …………………………………………………………… 103 3.3.3. Năng lực tư duy ………………………………………………………………. 106 3.3.4. Tri thức khoa học ……………………………………………………………… 110 3.4. Ảnh hưởng của Poe trong sáng tác của một số nhà văn viết truyện kinh dị tiêu biểu …………………………………………………………………………………… 111 3.4.1. Dấu ấn kỹ thuật xây dựng cốt truyện của Poe trong truyện “Dải băng lốm đ ố của Conan Doy le ……………………………………………………………………… 112 3.4.2. Motif “truy tìm vật quí giá bị mất” qua truyện “Lá thứ bị mất” của Poe và “Xâu chuỗi ngọc trai” của Agatha Christie …………………………………………. 114 3.5. Tiểu kết ……………………………………………………………………………… 116 5 CHƯƠNG 4. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN KHOA HỌC GIẢ TƯỞNG CỦA EDGAR ALLAN POE ……………………………………………………………………. 118 4.1. Truyện khoa học giả tưởng và hình thức cốt truyện khoa học giả tưởng của Poe 118 4.1.1. Truyện khoa học giả tưởng …………………………………………………… 118 4.1.2. Truyện khoa học giả tưởng của Poe ………………………………………… 120 4.1.3. Hình thức cốt truyện khoa học giả tưởng của Poe ……………………………. 123 4.2. Đặc điểm cốt truyện khoa học giả tưởng của Poe …………………………………. 128 4.2.1. Tri thức khoa học như là nền tảng cốt truyện khoa học giả tưởng của Poe …… 128 4.2.2. Thao tác tư duy và kỹ thuật trong xây dựng cốt truyện khoa học giả tưởng của Poe ………………………………………………………………………………. 136 4.3. Ảnh hưởng của Poe trong sáng tác của một số nhà văn viết truyện khoa học giả tưởng tiêu biểu ………………………………………………………………………… 144 4.3.1. Poe và truyện khoa học giả tưởng của Jules Verne …………………………… 144 4.3.2. Poe và truyện khoa học giả tưởng của Herbert George Wells ………………… 149 4.4. Tiểu kết ……………………………………………………………………………… 153 KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………… 155 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ …………………………………………………. 160 TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………………… 161 PHỤ LỤC …………………………………………………………………………………………. 174 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Các ngành khoa học xã hội, trong đó có văn học, đóng một vai trò to lớn trong việc đào tạo những chủ nhân phát triển toàn diện, có hiểu biết không chỉ về Việt Nam mà cả về văn hóa-xã hội thế giới. Trong bối cảnh quá trình toàn cầu hoá trên thế giới diễn ra ngày càng sâu sắc và xu thế hội nhập của đất nước ta vào đời sống kinh tế văn hoá xã hội toàn cầu, nhiệm vụ này càng trở nên quan trọng. Nhu cầu cấp bách này còn có một lý do khác, xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của nước ta. Trong một thời gian dài, vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, việc nghiên cứu văn học thế giới ở Việt Nam còn thiếu cân đối. Trong khi các nền văn học của các nước Xã hội Chủ nghĩa trước đây được chú trọng giới thiệu, thì các nền văn học của các nước phương Tây, nhất là các tác giả, tác phẩm không thuộc 7 trường phái hiện thực, lại chưa được quan tâm thỏa đáng. Những điều nói trên đặc biệt đúng với nền văn học Hoa Kỳ nói chung và Edgar Allan Poe nói riêng. 1.2. Là một đất nước đa chủng tộc, cường quốc số một về kinh tế và hầu hết các lĩnh vực khoa học-kỹ thuật, công nghệ, nghệ thuật…, Hoa Kỳ cũng là một cường quốc về văn học. Đất nước này đã cống hiến cho văn học thế giới tới 11 tác giả đoạt giải Nobel văn chương (chiếm gần 10% tổng số tác giả đoạt giải Nobel văn chương) [151]. Tuy vậy, đến nay, hiểu biết của chúng ta về nền văn học này còn xa mới đầy đủ và hệ thống. Nhiều tác giả lớn, đặc biệt là những tác giả da màu và gốc La tinh, hiện nay vẫn chưa được dịch và giới thiệu tại Việt Nam. Ngay cả với các tác giả đã được dịch, như Edgar Allan Poe, Mark Twain, Jack London, O.Henry, F.Scott Fizgerald, Enest Hemingway v.v…, số công trình nghiên cứu cũng còn hạn chế. 1.3. Edgar Allan Poe là một trong những hiện tượng độc đáo nhất của văn học Hoa Kỳ và thế giới. Khi đã trở thành một huyền thoại văn học ở Pháp, thì tại quê hương, ông vẫn chưa được đánh giá cao… Mất ở độ tuổi 40, nhưng khối lượng tác phẩm và công trình phê bình Poe để lại rất đồ sộ và giá trị. Đặc biệt, ông là một trong những “người khai sinh” ra các thể loại truyện kinh dị, truyện trinh thám và truyện khoa học giả tưởng. Là một trong những nhà văn đầu tiên đem vinh quang về cho nước Mỹ, Poe cũng là một nhà văn có ảnh hưởng to lớn và lâu dài đối với nhiều thế hệ nhà văn khắp thế giới, trong đó có những tên tuổi lớn như Charles Baudelaire, Stephane Mallarmé, Paul Valéry, Guide de Maupassant, Fyodor Mikhailovich Dostoevsky, Conan Doyle, Agartha Christie, Stephen King… Ở Việt Nam, dấu ấn của Poe cũng rất đậm nét trong sáng tác của nhiều nhà văn, từ những tác giả trước 1945 như Thế Lữ, Lan Khai, Bùi Huy Phồn, Hoàng Trọng Miên, Phạm Cao Củng, Khái Hưng đến những nhà văn đương đại như Viết Linh, Thái Bá Tân, Ngô Tự Lập Chắc chắn, danh sách những học trò trực tiếp hoặc gián tiếp của Poe sẽ còn dài thêm nữa trong tương lai. 8 1.4. Ở Việt Nam, Poe được giới thiệu từ đầu thế kỷ 20, nhưng có một giai đoạn việc dịch, nghiên cứu về Poe và tác phẩm của ông vắng bóng hoàn toàn (ở miền Bắc, thập kỉ 50, 60, 70, và hơn nửa thập kỉ 80), hay “đứt quãng” (ở miền Nam, 1967-1987). Poe chỉ thực sự trở lại với độc giả Việt Nam trong vòng mươi năm gần đây (2002- 2013) [85]. Tuy nhiên, việc dịch thuật, nghiên cứu về Poe và tác phẩm của ông tại Việt Nam đến nay vẫn chưa đầy đủ và hệ thống, chưa xứng với tầm vóc của ông. Tuyển tập tác phẩm dày dặn nhất của Poe cho đến nay, Tuyển tập Edgar Allan Poe do Ngô Tự Lập và nhóm Địa cầu văn hóa tuyển dịch (Nhà xuất bản Văn học, 2002), giới thiệu 40 truyện ngắn. Nếu so sánh với Toàn tập truyện ngắn và thơ của Edgar Allan Poe (Complete Stories and Poems of Edgar Allan Poe), do Bantam Doubleday xuất bản (1984), với 66 truyện và 55 bài thơ, thì thấy rõ, công trình dịch thuật tác phẩm của Poe tại Việt Nam vẫn còn chưa hoàn tất. Mảng thơ và tiểu luận của Poe rất phong phú nhưng mới chỉ có một vài tác phẩm được dịch ra tiếng Việt. Các công trình nghiên cứu về Poe cũng còn ít ỏi. 1.5. Là một tác giả độc đáo, có cống hiến lớn cho sự hình thành nhiều thể loại văn học mới, Poe còn là một nhà lí thuyết nghệ văn học. Ông có một hệ thống lý thuyết về nghệ thuật sáng tác chặt chẽ, vẫn còn có ảnh hưởng to lớn cho đến ngày nay. Đó là một khía cạnh nữa trong sự nghiệp văn học của Poe mà chúng ta có thể, và cần thiết, phải nghiên cứu. Công trình của chúng tôi tập trung nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Edgar Allan Poe, nhằm lý giải đặc trưng tư duy sáng tạo của Poe, từ đó giải mã bản chất của nhiều thể loại văn học mà ông là người đặt nền móng như truyện trinh thám, truyện kỳ ảo, truyện khoa học giả tưởng, xác định tầm ảnh hưởng to lớn của ông về phương diện lý thuyết và sáng tác, đồng thời lý giải sức hút kỳ lạ của Poe đối với nền văn hóa đại chúng Hoa Kỳ và thế giới. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9 Trong luận án này, chúng tôi muốn tìm hiểu kỹ thuật viết truyện của Poe, trong đó cốt truyện là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ chính như sau: 1. Phân tích lý thuyết của Poe về cốt truyện, qua đó làm rõ những đặc trưng cơ bản của kỹ thuật xây dựng cốt truyện và đặc trưng tư duy sáng tạo của Poe. 2. Nghiên cứu, phân tích, đánh giá nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Poe ở ba thể loại điển hình (truyện kinh dị, truyện trinh thám và truyện khoa học giả tưởng). 3. Thông qua so sánh, đối chiếu làm rõ ảnh hưởng của kỹ thuật xây dựng cốt truyện của Poe đối với sáng tác của một số nhà văn trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Những công trình, bài nghiên cứu phê bình về truyện ngắn của Poe, và các tiểu luận phê bình của Poe; Những tác phẩm truyện và tiểu luận phê bình của Poe được dịch ra tiếng Việt; Sáng tác của các nhà văn nước ngoài và Việt Nam chịu ảnh hưởng của kỹ thuật viết truyện ngắn, kỹ thuật xây dựng cốt truyện của Poe. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn đề tài nghiên cứu của chúng tôi là nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong truyện ngắn của Poe. Do vậy, chúng tôi tập trung khảo sát thể loại truyện ngắn và lý thuyết về truyện ngắn theo quan niệm của Poe, không đi sâu vào thơ và các thể loại khác. Ngoài ra, chúng tôi cũng tìm hiểu một số tác giả tác phẩm, mà theo chúng tôi, chịu ảnh hưởng lý thuyết và kỹ thuật truyện viết ngắn của Poe để so sánh đối chiếu. Tuy luận án không nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và thời đại của Poe, nhưng chúng tôi ý thức rằng một số điểm quan trọng trong tác phẩm có thể được làm sáng tỏ thêm nhờ những khía cạnh khác nhau trong cuộc đời và thời đại của tác giả. Vì thế, trong quá trình phân tích tác phẩm của Poe, chúng tôi có vận dụng các dữ liệu này để lý giải, nhằm làm sáng tỏ các tầng nghĩa trong truyện ngắn của ông. Trong 10 luận án, chúng tôi chủ yếu sử dụng các công trình, tài liệu nghiên cứu về Poe và tác phẩm của Poe bằng tiếng Việt và tiếng Anh. 4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 4.1 Cơ sở lý thuyết Cơ sở lý thuyết mà luận án sử dụng là 1) lý thuyết về cốt truyện và 2) lý thuyết của Poe về cốt truyện. 4.1.1. Lý thuyết về cốt truyện Cốt truyện là một trong những yếu tố cơ bản, “một mắt xích quan trọng tạo nên kết cấu tác phẩm tự sự” [51]. Từ điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary định nghĩa: cốt truyện là “kế hoạch hay lược đồ các sự kiện trong một cuốn tiểu thuyết hay vở kịch” (a plan or an outline of the events in a play or novel) [54,148]. Định nghĩa này là sự nhắc lại có phần giản lược định nghĩa về cốt truyện của bi kịch mà Aristotle nêu trong công trình Nghệ thuật thi ca, theo đó, cốt truyện được định nghĩa như là “sự tổ chức các sự kiện”, “có phần đầu, phần giữa và phần kết” (has beginning, middle and end), và là yếu tố quan trọng nhất trong số “sáu yếu tố hợp thành” của bi kịch - cốt truyện, nhân vật, biểu đạt ngôn từ, tư tưởng, bài trí mang tính thị giác, và ca nhạc. Quan niệm của Aristotle được trình bày rõ trong đoạn trích sau: “Phần đầu” là cái không cần thiết phải tiếp theo một cái gì khác, nhưng sau nó tự nhiên có một cái gì đó tồn tại hoặc xảy ra; “phần kết” ngược lại, là cái tự nhiên tiếp theo một cái khác, hoặc nhất thiết hoặc hầu như nhất thiết, nhưng sau nó không có gì tiếp theo; và “phần giữa” là cái tự nhiên nối tiếp cái gì đó khác và có cái gì đó khác nữa tiếp theo nó. Vậy, những cốt truyện chặt chẽ không được bắt đầu hay kết thúc tùy tiện, mà phải tuân theo những chỉ dẫn vừa trình bày” [1,40]. Aristotle đặc biệt nhấn mạnh vai trò của việc sắp xếp các hành động trong cốt truyện, nhằm tạo ra hiệu quả thẩm mỹ nhất định. Ông viết: “cốt truyện phải được sắp xếp như thế nào để bất kỳ ai, dù không được xem biểu diễn, mà chỉ nghe qua về những sự việc xảy ra đó cũng phải rùng mình và cảm thấy xót thương theo trình tự phát triển của các sự kiện trong truyện” [1]. Cùng chung quan [...]... l n th ba v Edgar Allan Poe, do H i nghiên c u v Edgar Allan Poe t ch c t i Philadelphia, trong ó t p h p các bài ti u lu n, các bài phê bình c a các chuyên gia trên th gi i gi i thi u t ng quan v Edgar Allan Poe, Poe c bi t có tên tham lu n Edgar Allan Poe in Vietnam (Edgar Allan Viet Nam) c a Hoàng Kim Oanh, nt i h c Sài Gòn, Vi t Nam M t s ý ki n v hư ng ti p c n tác ph m c a Edgar Poe cũng như... v h th ng các chi ti t trong c t truy n kinh d c a Edgar Poe 1.2 Các công trình nghiên c u b ng ti ng Anh Trong quá trình th c hi n lu n án, chúng tôi tìm b ng ti ng Anh 30 c m t s tài li u nghiên c u V tác ph m c a Edgar Allan Poe, chúng tôi tham kh o công trình Complete Stories and Poems of Edgar Allan Poe (Toàn t p truy n và thơ c a Edgar Allan Poe) c a nhà xu t b n Bantam Doubleday, g m 66 truy... Quỳnh Như… [85, 36- n Lu n án Ti n sĩ Edgar Allan Poe v i văn h c Vi t Nam ào Th B ch Tuy t, nghiên c u v cu c vi c ti p nh n Edgar Poe oàn i “ a tài b t h nh” c a Poe, Vi t Nam, và tình hình d ch thu t tác ph m c a Poe Vi t Nam Trong quá trình vi t công trình này, chúng tôi chú ý t i hai lu n án nghiên c u v Edgar Poe g n ây nh t: Lu n án Ti n sĩ Edgar Allan Poe, quan ni m ngh thu t và tác ph m c... n Edgar Allan Poe qua vi c gi i thi u và nghiên c u phê bình; Chương hai: Ti p nh n Edgar Allan Poe trong sáng tác; Chương ba: Ti p nh n Edgar Allan Poe qua d ch thu t và gi ng d y c bi t, các b ng bi u, s li u th ng kê các công trình d ch thu t, nghiên c u v Poe và tác ph m c a ông, ư c tác 25 gi th ng kê, phân lo i c th , là m t ngu n tài li u tham kh o h u ích i v i các công trình nghiên c u v Edgar. .. h p trong vi c nghiên c u v lo i hình c t truy n c a Edgar Poe 1.1.5 Các Các m c trong T i n m c v Edgar Allan Poe trong các t i n ư c tham kh o trong quá trình th c hi n lu n án, như: Edgar Allan Poe c a Lê Huy B c trong T nhà trư ng (2008), Pô c a Nguy n Edgar Allan trong T biên (1982)… Trong T c Nam trong T i n văn h c trong i n văn h c (2004), Poe, i n tác gi văn h c và sân kh u nư c ngoài, do H... t c a Edgar Poe 22 Chúng tôi cũng c lo t bài vi t v truy n trinh thám c a Poe: Edgar Allan Poe – ông t c a văn h c trinh thám (Qu c Anh, 2006), “Cha ” c a văn h c trinh thám hình s (T.Q.Long sưu t m và d ch, 2008), Th i vàng son c a ti u thuy t Vi t Nam và Trinh thám Vi t (Tr n Thanh Hà, 2009)… Trong bài Edgar Allan Poe – ông t c a văn h c trinh thám, tác gi Qu c Anh nêu rõ vai trò c a Edgar Poe v... qu c a Edgar Allan Poe (Edgar A .Poe s golden Bug and Raven), dành 6 trang gi i thi u v hai tác ph m n i ti ng c a Poe Nguy n c àn, trong Hành trình văn h c M (1996) có hai bài nghiên c u v Poe Bài th hai (5 trang) ch y u tìm hi u v thơ Poe áng chú ý là bài th nh t (12 trang) – Poe (18091849), tìm hi u v Poe trong vai trò nhà phê bình, nhà thơ, nhà vi t truy n ng n Tác gi nh n m nh óng góp c a Poe phương... cái ch t c a nh ng ngư i thân yêu” [154,41] 5, ch ra c i m n i b t c a truy n Edgar Poe, căn nguyên s thành công c a “huy n tho i Edgar Poe trong văn h c c a châu Âu c bi t là nư c Pháp: Stevenson drew inspiration for his “Treasure Island” [Edgar Allan Poe – The Fall of the House of Usher and other Tales, pp.13] 4 Edgar Allan Poe, a southerner, shared with Meville a darkly metaphysical vision mixed with... a Edgar Poe M t s công trình nghiên c u có ph n gi i thi u v Edgar Allan Poe và tác ph m c a ông r t h u ích i v i quá trình th c hi n lu n án này, b i vì tuy bài gi i thi u thư ng ng n g n, không i sâu mà nhưng ã nêu lên m t s nh n xét v con ngư i, cu c i c a Poe, m t s khía c nh trong truy n c a Poe, nh t là ã nh v Edgar Poe m t giai o n văn h c c th trong l ch s văn h c M , như ph n gi i thi u Edgar. .. t xung quanh cu c i c a Edgar Allan Poe, S.Marlowe ã dành kho ng 10 trang gi i thi u v Edgar Poe và truy n c a ông, trong ó ông kh ng 32 nh vai trò tiên phong c a Poe: Edgar Poe không ơn thu n là cha c a truy n trinh thám, hay, cũng v i vai trò như v y, c a truy n khoa h c gi tư ng và truy n kinh d ” [152,10] 1, kh ng nh thành công c a nhân v t nhà thám t anh tài Dupin c a Poe – “Dupin ch xu t hi . thuật viết truyện ngắn, kỹ thuật xây dựng cốt truyện của Poe. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn đề tài nghiên cứu của chúng tôi là nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong truyện ngắn của Poe. . thuyết của Poe về cốt truyện, qua đó làm rõ những đặc trưng cơ bản của kỹ thuật xây dựng cốt truyện và đặc trưng tư duy sáng tạo của Poe. 2. Nghiên cứu, phân tích, đánh giá nghệ thuật xây dựng cốt. CHƯƠNG 2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN KINH DỊ CỦA EDGAR ALLAN POE ………………………………………………………………………………… 34 2.1. Truyện kinh dị và loại hình cốt truyện kinh dị của Poe ………………………. 34 2.1.1. Truyện