Truyện kinh dị có độ dài “giới hạn trong một lần đọc”

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Edgar Allan Poe [full] (Trang 52)

M ỤC LỤC

2.2.1.Truyện kinh dị có độ dài “giới hạn trong một lần đọc”

6. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

2.2.1.Truyện kinh dị có độ dài “giới hạn trong một lần đọc”

Đặc điểm nổi bật đầu tiên của truyện kinh dị của Poe đó là - truyện có dung lượng rất ngắn gọn. Nguyên tắc vềđộ dài “giới hạn trong một lần đọc” hay “đọc một lèo” mà Poe đề ra đã được ông vận dụng một cách hiệu quả trong thực tiễn sáng tác. Với một truyện ngắn, độ dài tối ưu theo Poe, “đòi hỏi từ nửa giờđến một hoặc hai giờđểđọc kỹ

[69,75], bởi vì, “trong một truyện kể ngắn, tác giả có thể thực hiện sự toàn vẹn ý

định của anh ta, như những gì nó vốn có. Trong suốt một tiếng đồng hồ thưởng thức, tâm hồn của người đọc ở trong tầm kiểm soát của nhà văn” [69, 97], có như vậy mới duy trì được tính thống nhất thực sự (the true unity) của tác phẩm. Theo Poe, đây là một ưu thế nổi bật của truyện ngắn so với tiểu thuyết. Nguyên tắc “giới hạn trong một lần đọc” đã thể hiện quan điểm độc đáo của Poe trong việc tổ chức không gian văn bản,

đồng thời qua đó nêu lên một đặc trưng nổi bật của cốt truyện, điều mà các nhà phê bình văn học hiện đại sau Poe đã nhận ra – đó là “cốt truyện là một hiện tượng có tính

thời gian”, “nó vận hành qua thời gian” (chữ dùng của J.Arthur Honeywell) [54,149- 150]. Chính tính thời gian của cốt truyện chi phối hiệu quả của quá trình tiếp nhận tác phẩm của độc giả. Theo Poe, tính thời gian trong cốt truyện càng ngắn thì hiệu quả của việc tiếp nhận tác phẩm của độc giả càng cao. Như vậy, Poe - bằng lý thuyết về truyện ngắn nói chung, lý thuyết về dung lượng cốt truyện nói riêng, đã bước đầu đặt ra, gợi mở những vấn đề thuộc lý thuyết tiếp nhận văn học mà chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện

đại sau này sẽđi sâu khám phá.

Trong số các “chuyện kể văn xuôi ngắn” (chữ dùng của Poe), so với truyện trinh thám và truyện khoa học giả tưởng, thì truyện kinh dị của Poe là loại truyện có dung lượng ngắn gọn nhất. Lý giải về đặc điểm ngắn gọn này của cốt truyện, có lẽ, trực tiếp nhất xuất phát từ lý thuyết của Poe về dung lượng tác phẩm, cho rằng một tác phẩm muốn gây được ấn tượng mạnh trong tâm trí độc giả trước hết phải ngắn gọn. Truyện có ngắn gọn, “giới hạn trong một lần đọc” thì nhà văn mới có khả năng “kiểm soát”

được tâm trí của độc giả, đồng thời về phía độc giả cũng không để “những công việc trên đời này xen vào” [90,2]. Hơn nữa, Poe còn là một nhà thơ, phải chăng tính chất “tiết chế, tinh giản, tối ưu của thơ” đã chi phối cách Poe viết truyện ngắn, tạo nên “những áng văn xuôi giống một bài thơ” (chữ dùng của nhà nghiên cứu Đào Tuấn

Ảnh). Ngoài ra, với kinh nghiệm của một người làm báo, một biên tập viên văn học lâu năm cho các tạp chí văn học, Poe chắc chắn hiểu rõ tính chất đặc thù của tác phẩm báo chí là ngắn gọn, khúc chiết. Truyện kinh dị của Poe ngắn ngọn, ấn tượng, có lẽ cũng bởi những lý do như vậy.

Nguyên tắc độ dài “giới hạn trong một lần đọc” thể hiện rõ trong bảng Kho sát

độ dài truyn kinh dtiêu biu ca Poe (So sánh với truyện trinh thám và truyện khoa học giả tưởng của Poe) [xem Phụ lục 3]

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Edgar Allan Poe [full] (Trang 52)