Hình thức cốt truyện khoa học giả tưởng của Poe

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Edgar Allan Poe [full] (Trang 129)

M ỤC LỤC

6. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

4.1.3. Hình thức cốt truyện khoa học giả tưởng của Poe

Trong truyện khoa học giả tưởng, Poe sử dụng một số hình thức cốt truyện chủ

yếu sau:

Đối thoại triết luận

Nhật ký hành trình

Chú thích khoa học cuối truyện

Yếu tố khoa học đan cài trong các thể loại truyện khác

Đối thoi triết lun

Khá nhiều truyện khoa học giả tưởng của Poe có hình thức cốt truyện đối thoi triết lun kiu Plato, tiêu biểu như: Cuc bàn lun gia Monos và Una, Cuc nói chuyn gia Eiros và Charmion, Cuc đối thoi ngn ngi vi mt xác ướp, Hiu lc ca li nói, S tht v v án Valdemar…

Đối thoại triết luận là hình thức đối thoại có tính chất tranh luận, luận bàn giữa ít nhất hai nhân vật, dẫn đến làm sáng tỏ về một hoặc một số vấn đề triết học như vũ trụ, trái đất, dân chủ, trính trị, xã hội. Plato (472-347 TCN) được xem là “bậc thầy” về hình thức đối thoại này. Những đối thoại triết học của Plato (Đối thoi Socratic, Cng hòa…) nhằm thách thức, tái khẳng định những lời giáo huấn của người thày của ông- Socrates, phục hồi danh dự của thầy, khẳng định Socrates không hề hủy hoại giới trẻ, trái lại, là một bậc thầy danh giá nhất của họ. Hình thức đối thoại triết học kiểu Plato đã

được nhiều triết gia, nhà văn trên thế giới vận dụng trong tác phẩm: Fontenelle (Pháp) viết Đối thoi v s chết (Dialogues des morts, 1683), Nicolas Malebranche (Pháp) -

Đối thoi v siêu hình và tôn giáo (Dialogues on Metaphysics and Religion, 1688); Berkeley (Anh) - Ba đối thoi gia Hylas and Philonous (Three Dialogues between Hylas and Philonous, 1713), Landor (Anh) - Nhng đối thoi tưởng tượng (Imaginary Conversations, 1883) v.v…

Đối với Poe, sử dụng hình thức cốt truyện đối thoi triết lun kiu Plato, là một phương thức hiệu quả nhằm gây ấn tượng mạnh cho độc giả, bởi tính khúc triết trong lập luận, sâu sắc trong kiến thức, cách nhìn đa chiều về một vấn đề, tính chất khách quan trong đối thoại đồng thời không loại bỏ suy luận riêng mang tính chủ quan, óc tưởng tượng bay bổng phóng khoáng. Poe để các nhân vật tự do đối thoại, tranh luận về các vấn đề khoa học: sự hình thành và hủy diệt của vũ trụ, ngày tận thế của trái

đất (Cuc bàn lun gia Monos và Una, Cuc nói chuyn gia Eiros và Charmion), thành tựu kỳ diệu của khoa học y học hiện đại – thuật thôi miên (S tht v v án Valdemar, Khám phá huyn diu…), bản chất của tạo vật, mối liên hệ giữa cái bộ phận và cái tổng thể, sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần (Hiu lc ca li nói); đối chiếu - so sánh, thậm chí tranh luận quyết liệt về trình độ phát triển của các nền văn minh: văn minh Ai Cập cổđại và văn minh của nước Mỹ hiện đại (Cuc đối thoi ngn ngi vi mt xác ướp), văn minh trên trái đất – mặt trăng – và các ngôi sao (Cuc phiêu lưu độc nht vô nh ca mt ngài Han Phaal nào đó, Mellonta Tauta). Hình thức đối thoại triết luận được Poe áp dụng đối với nhiều đối tượng khác nhau: giữa hai linh hồn (Cuc bàn lun gia Monos và Una, Cuc nói chuyn gia Eiros và Charmion, Hiu lc ca li nói), nhà thôi miên học và bệnh nhân (S tht v v án Valdemar), một xác

ướp cổ đại sống lại và các chuyên gia của nước Mỹ hiện đại (Cuc đối thoi ngn ngi vi mt xác ướp)…

Nht ký hành trình

Một hình thức cốt truyện khác được sử dụng phổ biến trong các truyện chủ đề

khám phá không gian – thời gian của Poe, đó là nht ký hành trình.

Nht ký là một phương pháp mang tính khoa học đặc thù, được các chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học áp dụng trong mọi lĩnh vực, để ghi chép lại các sự kiện hoặc kết quảđạt được trong quá trình tiếp cận với chân lý, theo từng năm, tháng, ngày, thậm chí từng giờ. Hình thức nhật ký hành trình xuất hiện trong một số truyện khoa học giả

tưởng của Poe như, Cuc phiêu lưu độc nht vô nh ca mt ngài Hans Phaal nào đó, Mellonta Tauta, hay truyện có yếu tố khoa học - Bn tho tìm thy trong chai (tuy ngày tháng trong truyện này không được ghi cụ thể như trong hai tác phẩm trên).

Cuc phiêu lưu độc nht vô nh ca mt ngài Hans Phaal nào đó Mellonta Tauta giống nhau ở nhiều điểm, trước hết ở hình thức cốt truyện – nhật ký, ghi lại hành trình chuyến du hành kỳ thú từ trái đất lên mặt trăng. Trong Cuc phiêu lưu độc nht vô nh ca mt ngài Hans Phaal nào đó, công dân “sống trên mặt trăng” đã hoàn thành hành trình từ trái đất lên mặt trăng dài mười chín ngày, khởi hành vào ngày 1 tháng 4, kết thúc vào ngày 19 tháng 4, trang nhật ký đầu tiên viết vào ngày 3 tháng 4, với mục

đích “tôi quyết định viết một bài báo nói về chuyến du hành của tôi, về những ngày dài liên tiếp với những đêm trắng…” [86,91]; Một trùng hợp thú vị, trong truyện Mellonta Tauta, nhật ký chuyến du ngoạn lên mặt trăng bằng khinh khí cầu của nhân vật Pundit cũng được viết bắt đầu vào ngày 1 tháng tư (giống Cuc phiêu lưu độc nht vô nh ca mt ngài Hans Phaal nào đó), tuy nhiên, năm thì được ghi rõ thuộc vào một thời điểm tương lai - năm 2848, hành trình kéo dài trong 8 ngày, kết thúc vào ngày 8 tháng tư

(trước khi quả khinh khí cầu bị xì hơi). Khác với nhân vật Phaal trong Cuc phiêu lưu

độc nht vô nh ca mt ngài Hans Phaal nào đó, mục đích Pundit viết nhật ký chỉ để

“giải khuây”: “dù các bạn có nhận được bức thư này của tôi hay không thì cũng chẳng có gì là quan trọng, vì tôi viết bức thư này chỉ để gii khuây. Tôi sẽ đút bản thảo này trong một cái chai, đóng nắp và quăng xuống biển” [86,314]

Hình thức cốt truyện kiểu nhật ký hành trình của Poe có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với nhiều nhà văn khoa học giả tưởng sau Poe, điển hình là Jules Gabriel Verne (1828-1905), khi nhà văn Pháp này viết những câu chuyện khoa học giả tưởng nổi tiếng như Năm tun trên khinh khí cu, Tám mươi ngày vòng quanh thế gii, T trái

đất đến mt trăng…

Chú thích khoa hc cui truyn

Điển hình cho loại cốt truyện có hình thức chú thích khoa hc cui truyn là truyện Bn tho tìm thy trong chai. Đây là một truyện ngắn đậm chất kỳ ảo, kinh dị, ghi lại “khoảnh khắc” nhân vật “tôi” tình cờ rơi vào một “con tàu ma” kỳ lạ, bí ẩn, đưa “tôi” ngược thời gian từ hiện tại về quá khứ, gặp những thủy thủ già nua – “bóng ma của những thế kỷđã bị chôn vùi” [86,368]. “Khoảnh khắc” khi sự sống và cái chết cận kề, trong một ranh giới mỏng manh nhất, được Poe mô tả trong đoạn kết của truyện: con tàu “phóng điên cuồng vào giữa vòng ôm của vực xoáy, giữa tiếng gầm gừ của đại dương bão tố” [86,370], rồi “rùng mình” chìm xuống.

Một truyện kỳ ảo thuần túy nếu Poe không đưa vào một chú thích “khoa học”

đặc biệt ở cuối truyện: “Ghi chú ca tác gi: Truyn “Bn tho tìm thy trong chai”

được in ln đầu tiên năm 1831. Rt nhiu năm v sau, tôi (Poe) mi biết đến nhng bn đồ do Mecrơtor v, trong đó đại dương được th hin như đổ vào vùng vc Bc cc bng bn ca ri mt hút trong lòng quả đất. Bn thân Bc cc được biu đạt bng mt tng đá đen cao nghu nghn l thường” [86,370].

Chú thích khoa học – bn đồ do Mecrơtor vẽ và giả thuyết trái đất rng Poe chịu ảnh hưởng - đã bổ sung một lớp nghĩa mới cho truyện ngắn kỳảo, tạo ra tính chất khoa học đặc thù của truyện khoa học giả tưởng. Cho dù bản đồđại dương học ấy là tài liệu khoa học có thật hay thuần túy chỉ là sản phẩm của óc tưởng tượng đầy sáng tạo của Poe, thì độc giả cũng bị thuyết phục về tính chất có vẻ khoa học của câu chuyện.

Yếu t khoa hc đan cài trong các th loi truyn khác

Ngoài các hình thức cốt truyện trên (đối thoại triết luận kiểu Plato, nhật ký hành trình, chú thích khoa học cuối truyện), một hình thức cốt truyện nữa của Poe là – đan cài yếu t khoa hc bên trong các th loi khác, như truyện kỳ ảo, truyện kinh dị, truyện ấn tượng, truyện trinh thám. Hình thức cốt truyện “pha trộn” này làm truyện của Poe thêm đa dạng, chất trí tuệ càng thêm nổi bật.

Cách thức đan cài yếu tố khoa học trong truyện của Poe rất đa dạng, chẳng hạn: (1) Lồng vào trong truyện kỳ ảo những chúgii mang tính khoa hc, thut ng, t

ng trong sách khoa hc , “từ đin bách khoa Anh quc”, để giải thích về hiện tượng “các xoáy nước” kỳ lạ trong lòng đại dương (Tt xung xoáy nước Maelstrom), (2) Nêu và kim chng gi thuyết khoa hc về hiện tượng đại dương đổ ra Bắc cực (Bn tho tìm thy trong chai), (3) Ứng dng thành tu “siêu phàm” ca khoa hc công ngh hin đại, biến một người tàn phế thành một người “hoàn hảo” (Người tàn phế), (4) Hoặc đưa vào truyện các nhân vt say mê khoa hc, như chàng “thiên tài” Robert Jones, sở hữu một cái mũi đồ sộ, “nghiên cứu thấu đáo” một “cuốn sách chuyên luận về mũi”, và nhận ra “con đường của mình thiên về khoa học” [86,259] (Thói công t bt), nhân vật “tôi” – “quá say mê triết học vật lý”, “có thói quen luôn liên hệ mọi sự

vật, ngay cả khi ít có khả năng nhất, với những nguyên lý của triết học ấy” [86,356] (Bn tho tìm thy trong chai); (5) Đưa vào truyện những kiến thc, hiu biết v

khoa hc: chỉ ra “sức mạnh vật chất” của lời nói (Hiu lc ca li nói), kiến thức sinh vật học (Nhân sư); (6) Có khi là lối bin lun logic cht ch khoa hc (Tun có ba ch nht); (7) Yếu tố khoa học cũng được sử dụng hiệu quả trong thể loại truyện trinh thám, để xác định “sự thật” của những vụ án bí ẩn: kiến thc v hóa hc, ngôn ng

hc, sinh vt hc… đã giúp Lơgrăng tìm ra kho vàng bí mật (Con cánh cam vàng),

suy lun logic khoa hc giúp Dupin tìm ra lá thư bị mất (Lá thư b mt), hung thủ

Như vậy, hình thức cốt truyện khoa học giả tưởng của Poe thật sự đa dạng, nó là kết quả của tư duy sáng tạo, logic, khoa học của Poe. Lựa chọn được hình thức cốt truyện phù hợp với nội dung cốt truyện (nht ký - phù hợp với truyện kể về những hành trình phiêu lưu, đối thoi triết lun - phù hợp với truyện về các vấn đề triết học, vũ

trụ…), cho thấy năng lực trí tuệ xuất sắc của Poe.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Edgar Allan Poe [full] (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)