M ỤC LỤC
6. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
4.2.2. Thao tác tư duy và kỹ thuật trong xây dựng cốt truyện khoa học giả tưởng
4.2.2.1. Thao tác tư duy
Đối thoại và phản biện khoa học
Bất kỳ thể loại nào cũng đòi hỏi các thao tác tư duy của tác giả. Nhưng, đối với truyện khoa học giả tưởng thì tư duy khoa học là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Tư duy khoa học đòi hỏi tính khách quan, và điều đó chỉ có thể đạt được thông qua đối thoại và phản biện khoa học. Thao tác tư duy này được Poe áp dụng trong nhiều truyện, như Cuộc bàn luận giữa Monos và Una, Cuộc nói chuyện giữa Eiros và Charmion, Cuộc đối thoại ngắn ngủi với một xác ướp, Hiệu lực của lời nói, Sự thật về
vụ án Valdemar…
Đối thoại giữa Monos và Una (Cuộc bàn luận giữa Monos và Una), Eiros và Charmion (Cuộc nói chuyện giữa Eiros và Charmion) là cuộc đối thoại, biện luận về
lịch sử vũ trụ, giả thuyết về “vụ nổ lớn” trong vũ trụ và “ngày tận thế” của trái đất. Đối thoại giữa Oinos và Agathos (Hiệu lực của lời nói) là đối thoại về bản chất của tạo vật, sức mạnh vật chất của lời nói. Đối thoại giữa Valdermar và chuyên gia thôi miên là đối thoại về bản chất cái chết, quá trình chuyển hóa sự sống – cái chết. Đặc biệt, đối thoại, tranh luận giữa một xác ướp Ai Cập với các chuyên gia người Mỹ (Cuộc đối thoại ngắn ngủi với một xác ướp) - thực chất là cuộc đối thoại và phản biện khoa học giữa hai nền văn minh: văn minh Ai Cập cổ đại rực rỡ (với những công trình Kim tự tháp đồ
sộ, tượng Nhân sư, bí mật lời nguyền của các Pharaon, những xác ướp bí ẩn…) và văn minh nước Mỹ hiện đại thế kỷ 19 (với hàng loạt phát minh về khoa học công nghệ kỹ
thuật, y học…)
Trong cuộc đối thoại kỳ lạ với xác ướp Ai Cập, khi so sánh trình độ phát triển của nền khoa học Ai Cập cổ đại (cách hơn năm nghìn năm) và nước Mỹ thế kỷ 19, các nhà khoa học Mỹ phải thừa nhận: “Chúng tôi đều phát triển kém hơn những người Ai Cập cổ trong tất cả các lĩnh vực khoa học, khi chúng tôi so sánh họ với những người hiện
đại, và đặc biệt với người Hoa Kỳ, chỉ riêng về bề dày đáng kính về trí não của người Ai Cập…” [86,493] Cuộc đối thoại đề cập tới một loạt lĩnh vực khoa học: y học (thuật thôi miên, khoa học tướng sọ), thiên văn học; kiến trúc (kỹ thuật xây dựng cung điện); cơ khí (kỹ thuật khoan nước giếng…); máy hơi nước, đường xe lửa, đến cả lĩnh vực
chính trị-xã hội như chế độ dân chủ (bỏ phiếu tùy ý, không có vua)… Các chuyên gia Mỹ cuối cùng phải thừa nhận, Ai Cập cổ đại đã vượt trước họ (nước Mỹ) và xác ướp cũng tự tin khẳng định “thời ông ta sống, những sáng kiến lớn là chuyện rất bình thường…” [86,497] Tuy nhiên, cuộc “đối thoại – phản biện khoa học” đó được khép lại một cách hài hước: chiến thắng thuộc về các chuyên gia người Mỹ, khi hai bên tranh luận về vấn đề rất “tầm cỡ” - thời trang và các loại thuốc thần dược đang được ưa chuộng ở nước Mỹ lúc bấy giờ (!) Cho dù văn minh Ai Cập cổđại rực rỡđến đâu, cũng phải “chịu thua” trước nước Mỹ hiện đại ở hai lĩnh vực có “tầm quan trọng” như vậy.
Ẩn bên dưới giọng điệu trào lộng, giễu nhại được sử dụng trong cuộc đối thoại, đặc biệt ởđoạn kết, là quan điểm của Poe về thời đại, về nền chính trị - xã hội nước Mỹ thế
kỷ 19, về mặt trái của thời đại công nghệ hiện đại. Cuối cùng, nhân vật “tôi” quyết định “sẽướp xác mình khoảng hai thế kỷ” [86,500], bởi “tôi” đã quá chán chường thế kỷ 19 kinh khủng này và muốn biết “ai sẽ là Tổng thống (Mỹ) năm 2045” [86,500]
Biện luận logic
Biện luận logic là một thao tác tư duy đặc biệt cần thiết trong xây dựng cốt truyện khoa học giả tưởng, bởi vì, khi trình bày về một vấn đề khoa học, tác giả thông qua nhân vật của mình, phải đưa ra một cách lập luận logic, chặt chẽ, theo nguyên tắc nhân – quả, mới có thể thuyết phục độc giả tin vào vấn đề khoa học mình trình bày. Do vậy, đây là một thao tác tư duy không thể thiếu trong xây dựng cốt truyện khoa học giả
tưởng.
Những câu chuyện khoa học giả tưởng bộc lộ năng lực tư biện đặc biệt của Poe.
Poe luôn phát hiện và chỉ ra được một cách rõ ràng, thuyết phục,mối liên hệ logic giữa các sự vật, hiện tượng. Nói cách khác, biện luận logic mà Poe có được là nhờ
vào cách ông nhìn mọi sự vật, hiện tượng trong một tổng thể, không tách rời giữa cái bộ phận và cái toàn thể. Truyện Hiệu lực của lời nói là một ví dụ. Thứ nhất, thông qua các nhân vật, Poe chỉ ra rằng nguồn gốc của mọi tạo vật không do một đấng Thượng đế
nào tạo ra. Nói như một nhân vật trong truyện, “ý tưởng này bị coi như một điều dị
giáo ở mức độ tột đỉnh” [86,415], nhưng thực chất là một quan niệm rất khoa học; Thứ
hai, Poe đã chỉ ra mối liên hệ logic giữa cái bộ phận - cái tổng thể: “Không có một ý niệm nào có thể tự nhiên mất đi, cũng như vậy, không một hành động nào lại không
đem lại hiệu quả vô tận”[86,416]; “Mỗi chuyển động hòa vào trong không khí cuối cùng sẽ tác động lên mỗi cá nhân tồn tại trong giới hạn của vũ trụ” [86,418]; Thứ ba, Poe đã chỉ ra mối liên hệ logic giữa chuyển động - suy nghĩ: “Nguồn gốc của mọi chuyển động đều bắt nguồn từ suy nghĩ [86,419]; Thứ tư, Poe đã chỉ ra mối liên hệ
logic giữa lời nói - sức mạnh “vật chất” của lời nói. Poe đã chứng minh một cách logic rằng, không chỉ có sức mạnh “tinh thần”, lời nói còn có cả sức mạnh “vật chất” bởi khi lời nói cất lên, nó gây nên những “chuyển động trong không khí”. Nhân vật Agathos nói: “Khi ta nói với ngươi (Olnos) như vậy, ngươi không cảm thấy trong đầu thoáng qua một ý nghĩ nào đó có liên quan đến sức mạnh vật chất của lời nói hay sao? Mỗi một lời nói chẳng phải đều tạo nên một chuyển động trong không khí đó sao? [86,419];
Thứ năm, Poe nêu quan niệm về một số hiện tượng tự nhiên (ngôi sao, bông hoa, núi lửa…), các khái niệm trừu tượng (hạnh phúc, thời gian…), câu chuyện kết hợp hài hòa tư duy khoa học – tư duy thơ ca. Chẳng hạn Poe viết: “… Hạnh phúc không nằm bản thân kiến thức mà nó nằm trong sự nắm bắt những kiến thức đó! Luôn luôn học hỏi để
hiểu biết, đó là một niềm hạnh phúc bất diệt; nhưng biết tất cả mọi điều lại là sự trừng phạt của quỷ sứ” [84,414]”; “… Thời gian luôn làm tăng thêm sự hiểu biết của chúng ta, như vậy điều không thể tránh khỏi là cuối cùng thì chúng ta sẽ biết tất cả”
[84,414]; “… Những bông hoa tỏa sáng kia chính là những gì quí báu nhất của những giấc mơ không thể thực hiện được” [86,420]; “… Những miệng núi lửa điên cuồng kia chính là những đam mê cuồng nhiệt và “tội lỗi” của trái tim” [86,420]
Truyện Hiệu lực của lời nói của Poe lôi cuốn độc giả chủ yếu nhờ vào lối biện luận logic, chỉ ra mối liên hệ logic giữa các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ, cho dù độc giả có thểđồng tình hoặc không đồng tình với luận điểm của tác giả.
Nêu và kiểm chứng giả thuyết
Nêu và kiểm chứng giả thuyết là một thao tác đặc thù của tư duy khoa học. Trong truyện khoa học giả tưởng của Poe, rất nhiều giả thuyết khoa học được đề cập, trong
đó, có giả thuyết đã được kiểm chứng, có giả thuyết vẫn là những “ẩn số khoa học”, hoặc thuần túy là sản phẩm của óc tưởng tượng lãng mạn của nhà văn, nói như Hugo Gernsback đó là “chất lãng mạn quyến rũ”[169]. Các giả thuyết khoa học trong truyện của Poe được hệ thống lại trong bảng thống kê dưới đây.
BẢNG THỐNG KÊ CÁC GIẢ THUYẾT KHOA HỌC TRONG TRUYỆN KHOA HỌC GIẢ TƯỞNG CỦA POE TT GIẢ THUYẾT KHOA HỌC TRUYỆN 1 Vũ trụ: + những vụ nổ lớn trong vũ trụ
+ ngày tận thế của trái đất + nền văn minh trên mặt trăng
Cuộc nói chuyện giữa Eiros và Charmion, Mellonta Tauta
2 Trái đất: + Lý thuyết “trái đất rỗng” + Lực hút trái đất
Tụt xuống xoáy nước Maelstrom, Bản thảo tìm thấy trong chai
3 Đại dương: đổ về Bắc cực bằng bốn cửa rồi bị hút vào trong lòng trái đất
Bản thảo tìm thấy trong chai
4 Công nghệ hiện đại “biến hóa” người “tàn phế” thành người “hoàn hảo”
Người tàn phế
5 Y học: + Thôi miên có thể trì hoãn sự chết
+ Tác động của dòng điện làm xác chết sống lại
Sự thật về vụ án Valdemar, Khám phá huyền diệu, Cuộc đối thoại ngắn ngủi với một xác ướp
Charmion, Hiệu lực của lời nói
7 Con người có khả năng chinh phục không gian bằng những “phương tiện thô sơ tự chế” – khinh khí cầu bằng giấy báo cũ…
Cuộc phiêu lưu độc nhất vô nhị của một ngài Han Phaal nào đó, Mellonta Tauta
8 Con người có khả năng “lội ngược dòng” thời gian - có điểm giao nhau giữa thời gian hiện tại và thời gian quá khứ
Bản thảo tìm thấy trong chai
(Nguồn: NBT - Tổng hợp từTuyển tập Edgar Allan Poe, 2002, HN: Nxb Văn học) Từ bảng thống kê trên, ta có thể rút ra một số nhận xét: (1) Trong các giả thuyết khoa học trên của Poe, có giả thuyết đã được kiểm chứng: giả thuyết về những vụ nổ
lớn trong vũ trụ (do va chạm giữa các hành tinh), lực hút trái đất, con người có thể du hành trong không gian ngoài trái đất. (2) Có giả thuyết chưa được kiểm chứng, vẫn là những “câu đố khoa học bí ẩn”: giả thuyết về ngày tận thế của trái đất (do va quệt với một ngôi sao Chổi khổng lồ), lý thuyết “trái đất rỗng”, lý thuyết đại dương-đại dương
đổ ra vùng vực Bắc cực bằng bốn cửa và bị hút vào tâm trái đất… (3) Có giả thuyết là “giấc mơ” lãng mạn không chỉ của riêng Poe, của các nhà văn khoa học giả tưởng, mà của cả loài người tồn tại trên thế giới này: Con người có thể bay lên mặt trăng bằng những quả khinh khí cầu thô sơ tự chế, có thể “lội ngược dòng” thời gian, từ hiện tại về
quá khứ, công nghệ hiện đại có thể tạo ra những bộ phận cơ thể của con người “hoàn hảo” thay thế cho những bộ phận “tàn phế”, cái chết có thể trì hoãn được bằng thuật thôi miên, và sau khi chết, linh hồn con người vẫn tồn tại bất tử…
4.2.2.2. Thao tác kỹ thuật
Để xây dựng thành công một cốt truyện khoa học giả tưởng, đòi hỏi nhà văn không chỉ có tư duy khoa học mà còn phải biết vận dụng hiệu quả một số thao tác kỹ thuật cơ
bản, như: đưa vào truyện các dữ liệu, số liệu, bản đồ, sơđồ, từđiển tra cứu, dụng cụ và phương tiện kỹ thuật, và các thí nghiệm khoa học… Có như vậy, câu chuyện không còn thuần túy “giả tưởng” mà thực sự có tính chất “khoa học”.
Các thao tác kỹ thuật được Poe vận dụng linh hoạt tùy theo từng loại hiện tượng khoa học được đề cập trong cốt truyện.
Số liệu/ Dữ liệu
Số liệu, dữ liệu khoa học xuất hiện nhiều trong truyện khoa học giả tưởng của Poe.
Đặc biệt, trong truyện Cuộc phiêu lưu độc nhất vô nhị của một ngài Han Phaal nào
đó (21,512 từ), các số liệu, dữ liệunghiên cứuđược sử dụng dày đặc (67 lần), mô tả
chi tiết, kỹ lưỡng hành trình từ trái đất lên mặt trăng trên một quả khinh khí cầu tự chế
của nhân vật chính. Chẳng hạn: “Khinh khí cầu được làm từ những tấm vải phin lanh, “mỗi mảnh dài khoảng 12 m” [86,61], quả khí cầu “có thể chứa được 40.000 khối khí”, mang tới “170 cuốn sách” [86,63], khi bắt đầu bay, “khí áp kế chỉ số30 và nhiệt kế chỉ19 độ [86,65], khoảng cách trung bình giữa tâm của mặt trăng và trái đất là 59
lần , lớn hơn một bộ phận bán kính xích đạo trái đất khoảng 237.000 dặm [86,70], “hình dáng quĩđạo mặt trăng có hình elip và độ lệch tâm xấp xỉ0.05484 của trục lớn” [86,70], “con số273.000 dặm đã được tôi khấu trừ đi bán kính trái đất là 4000 và bán kính mặt trăng là 1.080, tất cả là 5.080” [86,71] v.v… Sự xuất hiện “dày đặc” các số
liệu khoa học, các dữ liệu khoa học về mặt trăng, trái đất, áp suất khí quyển, độ cao của khinh khí cầu, các loại dụng cụ thí nghiệm v.v… mà nhân vật chính mang theo, khiến cho truyện có vẻ mang tính chất khoa học và độc giả bị thuyết phục.
Bản đồ/Từđiển/Sách khoa học
Nhiều chi tiết về các thiết bị dụng cụ nghiên cứu như bản đồ, từ điển, sách khoa học, được Poe đưa vào, làm tăng thêm cơ sở khoa học của truyện.
TT TRUYỆN BẢN ĐỒ/TỪĐIỂN/SÁCH KHOA HỌC 1 Bản thảo tìm thấy trong chai -“bản đồ hàng hải đã rách nát” [86,363] trên con
tàu
- bản đồ do Mecrơtor vẽđại dương [86,370] 2 Tụt xuống xoáy nước Maelstrom - từ điển Bách khoa Anh quốc viết về các xoáy
3 Nhân sư - Sách “Lược sử tự nhiên”, mô tả một con nhân sư thuộc họ Crepscularia [86,555]
4 Thói công tử bột - nhân vật “tôi” nghiên cứu thấu đáo “cuốn sách chuyên luận về mũi” [86,259]
5 Khám phá huyền diệu - chuyên gia thôi miên nghiền ngẫm những cuốn sách nghiên cứu tâm linh, như sách của Cousin, cuốn “Charles Elwood” của Brownson… [86,317]
6 Cuộc phiêu lưu độc nhất vô nhị
của một ngài Han Phaall nào đó
- nhân vật “tôi” mang lên khinh khí cầu 170 cuốn sách phục vụ việc nghiên cứu… [86,63]
(Nguồn: NBT - Tổng hợp từTuyển tập Edgar Allan Poe, 2002, HN: Nxb Văn học)
Dụng cụ khoa học
Tính chất khoa học của truyện được Poe nhấn mạnh hơn bằng các chi tiết mô tả các dụng cụ khoa học – kỹ thuật, chẳng hạn truyện Bản thảo tìm thấy trong chai, Cuộc phiêu lưu độc nhất vô nhị của một ngài Han Phaall nào đó…
TRUYỆN DỤNG CỤ KHOA HỌC KỸ THUẬT
Bản thảo tìm thấy trong chai
- trên sàn tàu chứa đầy những dụng cụ toán học kiểu rất cổ… - trong căn phòng của người thuyền trưởng la liệt những dụng cụ khoa học cũ kỹ, những tấm bản đồđã lâu không dùng…
Cuộc phiêu lưu độc nhất vô nhị của một ngài Han Phaall nào đó
- nhân vật “tôi” mang lên khinh khí cầu nhiều dụng cụ khoa học: một cái kính viễn vọng, một cái khí áp kế, một cái nhiệt kế, một cái tĩnh điện kế, một cái la bàn, một cái đồng hồ giây, một cái bầu thủy tinh rỗng, máy tụđiện… [86,65]
(Nguồn: NBT - Tổng hợp từTuyển tập Edgar Allan Poe, 2002, HN: Nxb Văn học)
Thí nghiệm khoa học có vai trò làm gia tăng tính chất khoa học của truyện một cách hiệu quả. Poe đã “tính toán” đúng khi đưa vào các truyện như Cuộc đối thoại ngắn ngủi với một xác ướp, Khám phá huyền diệu, Cuộc phiêu lưu độc nhất vô nhị của một ngài Han Phaall nào đó nhiều thí nghiệm khoa học, tạo hiệu ứng mạnh, thuyết phục
độc giả tin vào hiện tượng khoa học trong truyện.
TRUYỆN THÍ NGHIỆM KHOA HỌC
Cuộc đối thoại ngắn ngủi với một xác ướp
3 thí nghiệm khoa học trên cơ thể của xác ướp Ai Cập:
+ Thí nghiệm thứ nhất: Cho xác ướp tiếp xúc với dòng điện
ở thái dương [86,478]
+ Thí nghiệm thứ hai: cho dòng điện tiếp xúc trên ngón cái bàn chân phải xác ướp [86,481]
+ Thí nghiệm thứ ba: cho dòng điện tiếp xúc chỗ đầu mũi của xác ướp
Khám phá huyền diệu - nhân vật “tôi” “vui lòng làm cuộc thí nghiệm, để nhấn ông Vankirk chìm trong giấc ngủ thôi miên” [86,318]
Cuộc phiêu lưu độc nhất vô nhị của một ngài Hans Phaall nào đó
- nhân vật “tôi” dùng một đôi chim bồ câu, một con mèo, 170 cuốn sách để làm thí nghiệm trên khinh khí cầu [86,65]
Sự thật về trường hợp của ngài Valdermar
- chuyên gia thôi miên tiến hành hang loạt thí nghiệm “thôi miên” thỏa mãn các điều kiện sau:
+ thứ nhất: tìm được bệnh nhân dễ bị ám ảnh. + thứ hai: có thể tăng giảm nỗi ám ảnh ấy
+ thứ ba: “trong toàn bộ quá trình, mọi sự tiếp cận với tử
thần phải bị chặn đứng” [86,180]
Chẳng hạn, trong truyện Cuộc đối thoại ngắn ngủi với một xác ướp, các thí nghiệm