M ỤC LỤC
6. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
4.2.1. Tri thức khoa học như làn ền tảng cốt truyện khoa học giả tưởng của Poe
4.2.1.1. Khoa học vũ trụ - trái đất
Đối thoạiEiros và Charmion – giả thuyết về “vụ nổ lớn” trong vũ trụ hay câu chuyện khoa học về lịch sử vũ trụ
Poe luôn bị cuốn hút bởi tất cả những gì thuộc về bí ẩn, mà vũ trụ thì quả thực bí
ẩn. Bởi vậy, Poe suy tư về vũ trụ một cách đầy ý thức và hệ thống.
Hệ thống khái niệm về vũ trụ (gồm 7 điểm) được Poe trình bày bày khái quát trong bức thư gửi George W. Eevleth và George E.Isbell, với một mệnh đề chính - “Vì tất cả
là hư không, mà vạn vật lại hữu hình” [17,177]. Poe đặc biệt chú ý đến lực hấp dẫn của vũ trụ, coi đó là “qui luật cai quản sự phục hồi” [17,178]. Về bản chất của vật chất, của
địa cầu, Poe quan niệm: “Trí tuệ chỉ có thể biết được vật chất trong hai đặc tính của nó là hút vào và đẩy ra; mà chỉ có vật chất là có hai đặc tính đó... Địa cầu là chất liệu không hút vào cũng không đẩy ra, nó phải tan biến…” [17,178] Poe tỏ rõ sự “thận trọng” khi trình bày chủ đề vũ trụ, và ông khẳng định: “những khái niệm của tôi (về vũ
trụ) rất là mới mẻ và quan trọng. Cái mà tôi tiến tới ởđây là cách mạng…” [17,179]
Cuộc nói chuyện giữa Eiros và Charmion là một truyện ngắn điển hình về chủ đề vũ trụ của Poe. Giống như loạt truyện khoa học giả tưởng Cuộc bàn luận giữa Monos và Una, Cuộc đối thoại ngắn ngủi với một xác ướp, Khám phá huyền diệu, trong truyện ngắn này Poe sử dụng hình thức đối thoại triết luận kiểu Platon, cấu trúc
cốt truyện giống như một bài tiểu luận triết học mạch lạc, sáng rõ. Ám ảnh u buồn thường trực về ngày tận thế của trái đất kết hợp với kiến thức sâu sắc về khoa học vũ
trụ, đã đem lại cho câu chuyện khoa học giả tưởng của Poe một hiệu ứng đặc biệt. “Giải quyết cái bí mật của vũ trụ” [17, 116] là khát vọng thường trực trong Poe.
Thông qua cuộc đối thoại hồi tưởng giữa Eiros và Charmion - hai linh hồn đã chết, ngày tận thế của loài người - thảm họa đau buồn nhất của Trái đất, được tái hiện cụ thể, sống động. Một “vụ nổ lớn” do va quệt của trái đất vào một sao chổi lửa trong không gian đen tối, đã thiêu cháy toàn bộ cái thế giới từng tôn sùng Thượng đế, suy tôn lý trí, khoa học và dân chủ. Ở đây kiến thức về khoa học vũ trụ, thiên văn, vật lý và siêu hình, niềm tin vào giả thuyết về sự va chạm của các thiên thể trong vũ trụ, giúp Poe có được những hình dung mang tính triết học về vũ trụ, nhuốm màu sắc bi quan, thể hiện dự cảm đầy âu lo của nhà văn về sự chết chóc thống trị thế giới: “Các đoạn trong Kinh Thánh nói về sự hủy diệt cuối cùng của mọi vật bằng lửa?” [86,139]
Cuộc nói chuyện giữa Eiros và Charmion - một câu chuyện khoa học theo cách riêng của Poe – với dung lượng ngắn gọn, hình thức đối thoại khúc triết, rõ ràng, đã trình bày về lịch sử của vũ trụ và trái đất. Độc giả dường như bị thuyết phục rằng, đây là một hiện tượng khoa học có thật, nhờ vào những số liệu cụ thể, bản mô tả chi tiết về
ngôi sao chổi, nhất là một giả thuyết tồn tại từ lâu trong khoa học thiên văn về những
vụ nổ do va chạm của các thiên thể trong vũ trụ… Poe, có thể, đã chinh phục được lòng tin của đối tượng độc giả yêu thích nhưng lại không chuyên sâu về lĩnh vực thiên văn học. Đây là một truyện khoa học giả tưởng độc đáo, thú vị.
4.2.1.2. Khoa học y học
Đối thoại với xác ướp Ai Cập cổ đại – thành tựu của khoa học y học và những triết lý về thời đại.
Truyện Cuộc đối thoại ngắn ngủi với một xác ướp (Some Words with a Mummy) của Poe là một trường hợp điển hình cho kiểu cốt truyện pha trộn nhiều yếu tố của nhiều thể loại: yếu tố kinh dị (xác chết sống lại trò chuyện với người sống), yếu tố triết
luận (triết lý, luận bàn về thời đại, văn minh của Ai Cập cổ đại và nước Mỹ thế kỷ 19), yếu tố giễu nhại (mặt trái của một nước Mỹ hiện đại) và đặc biệt - yếu tố khoa học (kỹ
thuật ướp xác của người Ai Cập cổ đại, các thí nghiệm khoa học, ứng dụng thành tựu khoa học hiện đại – dùng tác nhân dòng điện làm cho xác chết “sống lại”) Khai thác chủ đề có tính chất kinh dị - xác chết sống lại, trò chuyện với người sống - tuy nhiên, “hiệu quả thống nhất” của truyện không phải nỗi “sợ hãi”, đặc trưng của thể loại truyện kinh dị, mà là ấn tượng về sự “lạ”, “độc đáo” bởi những kiến thức phong phú của các nhân vật.
Poe, thông qua truyện ngắn này, bộc lộ am hiểu sâu sắc về khoa y học thời cổ đại cũng như nghệ thuật ướp xác Ai Cập cổ đại. Lịch sử xác ướp được Poe mô tả rất cụ
thể: xác ướp được lấy từ một ngôi mộ gần Eleithias, vùng núi ở Libye, cách khá xa Thebes trên sông Nile, Ai Cập. Xác ướp của một người có tên Allamistakeo-Bá tước, thuộc dòng họ Scarabée, được 700 tuổi (tuổi đời trung bình của người Ai Cập thời xác
ước sống là 800 tuổi). Xác ướp được bảo quản kỹ lưỡng trong 3 lớp hộp: Lớp hộp thứ
nhất - là “một chiếc rương, chiều dài khoảng bảy bộ, chiều ngang khoảng ba bộ, chiều sâu khoảng hai bộ rưỡi, có hình chữ nhật dài” [86,476], được làm từ bột cây cói giấy, bên ngoài “được trang trí thô sơ bằng những bức tranh tái hiện những cảnh tang tóc và buồn thảm, và có khắc tên của người quá cố bằng một thứ “chữ tượng hình ngoằn ngoèo” [86,476]; Lớp hộp thứ hai - “có hình dạng giống như chiếc quan tài, có kích thước nhỏ hơn nhiều so với chiếc hòm bên ngoài” [86,477], giữa chiếc hộp thứ nhất và thứ hai được đổ một lớp nhựa; Lớp hộp thứ ba - cũng có hình chiếc quan tài (giống chiếc thứ hai), được làm từ cây thông bá hương, có mùi thơm ngào ngạt. Giữa chiếc hộp thứ hai và thứ ba không có khoảng trống mà chồng khít vào nhau. Bên trong chiếc hộp thứ ba là xác ướp, được bọc kín bên ngoài bằng “một lớp vỏ được làm từ cây cói giấy, bọc bằng một lớp thạch” [86,477], có “những bức tranh thể hiện chủ đề liên quan
đến những bổn phận của con người, hình ảnh các vị thần, và những mặt người giống hệt nhau – chân dung của những người được ướp xác. Từđầu đến chân có những dòng
chữ được viết theo hàng dọc hoặc hàng ngang, các chữ tượng hình ghi lại tên tuổi và
địa vị người quá cố cũng như tên tuổi và địa vị của thân sinh người quá cố…” [86,477]. Trải qua một thời kỳ dài (“năm nghìn năm mươi năm có lẻ” [86,486]), nhưng “toàn bộ cơ thể xác ướp được bảo vệ một cách hoàn hảo” [86,478], đặc biệt, xác ướp không hề có dấu vết bị rạch mổ nào (khác với qui trình ướp xác thông thường), nhờ vào kỹ
thuật ướp xác đặc biệt của người Ai Cập cổđại: khoảng hơn năm nghìn năm mươi năm trước, người Ai Cập đã có một kỹ thuật ướp xác hoàn hảo, dựa trên nguyên tắc chính “tạm ngừng hoàn toàn tất cả các chức năng tự nhiên”, và tuân thủ qui trình: trước khi
ướp xác, lấy hết nội tạng và bộ não ra, sau đó sử dụng chất liệu muối thủy ngân đểướp xác… Poe, qua tác phẩm, đã bộc lộ kiến thức hiểu biết về thành tựu y học, nhất là nghệ
thuật ướp xác của Ai Cập cổđại.
4.2.1.3. Khoa học tâm linh, hay, ám ảnh về cái chết
Khoa học tâm linh là lĩnh vực Poe quan tâm đặc biệt. Là một tín đồ của vị pháp sư, nhà khoa học, thần học phương bắc Swedenborg, Poe say mê lĩnh hội tinh thần khoa học thần bí của Swedenborg với một trạng thái bi quan cùng với nỗi ám ảnh dai dẳng về cái chết, sự diệt vong của vũ trụ và loài người, và thể hiện trong nhiều tác phẩm: Sự thật về trường hợp của Ngài Valdermar, Cuộc đối thoại ngắn ngủi với một xác ướp, Cuộc bàn luận giữa Monos và Una, Cuộc nói chuyện giữa Eiros với Charmion v.v… Truyện Cuộc bàn luận giữa Monos và Una và Cuộc nói chuyện giữa Eiros với Charmion không chỉ là khám phá của Poe về khoa học vũ trụ, mà còn là khám phá về khoa học tâm linh, thể hiện nỗi ám ảnh về cái chết, dự cảm đầy âu lo của Poe về sự chết chóc thống trị thế giới.
Qua Cuộc bàn luận giữa Monos và Una - câu chuyện của một “trái tim mệt mỏi vì lo sợ trước sự hỗn loạn và suy tàn của mọi vật” [86,31], Poe bộc lộ cái nhìn triết học về con người, tiến bộ của văn minh loài người, cái chết, sự hồi sinh… - những chủ đề khoa học tâm linh ám ảnh Poe từ rất lâu. Theo Monos và Una – hai linh hồn trong truyện, “thiên hướng của con người là muốn định nghĩa những điều không thể”
[86,27], “con người phải tuân theo các qui luật của thiên nhiên hơn là ham muốn kiểm soát được nó” [86,27], văn minh nhân loại “tiến bộ” nhưng không tránh khỏi hệ lụy, khi mà quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, “các đặc khu công nghiệp” mọc lên lại tạo ra “những căn bệnh cục bộ của trái đất”, khiến “những chiếc lá xanh bị héo dưới hơi nóng phát ra từ những ống khói. Khuôn mặt xinh xắn của thiên nhiên bị biến dạng bởi sự tàn phá của một căn bệnh quái gở nào đó…” [86,29]
Trong câu chuyện khoa học giả tưởng này, người đọc gặp nỗi lo âu về cái chết, sự “chia lìa”, “tàn lụi”, từng ám ảnh trong nhiều truyện ngắn của Poe, như Con mèo
đen, Thùng rượu Amontillado, Sự thật về trường hợp can ngài Valdermar, Ligelia, Morella, Bức chân dung hình ô van v.v…, đúng như nhân vật Monos cảm nhận: “ Hiển nhiên là tôi chia lìa cõi đời này khi trái đất đang dần tàn lụi” [86,31]
Cái chết, theo Poe, không phải là “sự kiện thay đổi đột ngột” [17,109] như nhiều người vẫn tin, mà trải qua một quá trình chuyển hóa dần dần. Chết là trạng thái ngủ - “giấc ngủ dài và sâu, bất động hoàn toàn” [86,32], “giấc ngủ buồn, trang nghiêm cùng với lũ giun” [86,37], và “giấc ngủ và con người trong giấc ngủ là những biểu hiện duy nhất của cái chết…” [86,38]. Những tưởng tượng kỳ lạ kết hợp với kiến thức về khoa học y học, hiện tượng chết lâm sàng… giúp Poe viết nên một câu chuyện khoa học giả
tưởng đầy cuốn hút, khi nhân vật Monos hồi tưởng lại cái chết của chính mình: “Tôi không còn thở nữa. Máu thì ngừng chảy. Trái tim thì ngừng đập. Lí trí vẫn còn nhưng lại không thực hiện được. Mọi giác quan của tôi hoạt động rất khác thường… cứ lẫn lộn với nhau rất ngẫu nhiên” [86,32]
Câu chuyện bộc lộ quan niệm của Poe về sự gắn kết và chuyển hóa giữa cái chết - cái đẹp - tình yêu. Monos dù chết rồi vẫn cảm nhận được mùi nước hoa hay cái đụng chạm của những ngón tay người yêu trên mi mắt bằng rung cảm của “một thú vui nhục dục”: “… Mùi nước hoa của em mà sự dịu dàng của nó đã làm mềm làn môi tôi vào những giây phút cuối cùng. Và chính nó đã khiến tôi có ý nghĩ ngọt ngào về những
bông hoa – những bông hoa thật hư ảo nhưng lại đẹp hơn hết thảy mọi loài hoa trên trái đất già cỗi này…” [86,32]
Trong cái chết có sự hòa nhập kỳ lạ cả nỗi đau và tình yêu cháy bỏng. Poe đã biến cái chết - nỗi ám ánh sợ hãi - thành đối tượng của cái đẹp và tình yêu, trong giây phút cuối, trước khi Monos bước hẳn vào cõi vĩnh hằng. Trong một bức thư trả lời Lowell, người yêu cầu Poe cung cấp một “tự truyện tinh thần” để giới thiệu với độc giả
Tuần báo Graham’s, Poe viết: “Điều mà chúng ta gọi là “chết” chỉ là một cuộc hóa thân mà thôi... Giai đoạn ngắn ngủi trên cõi trần không có gì là quan trọng… Khi con sâu chết đi thì nó hóa thành bướm – nó vẫn còn là vật chất, nhưng là một chất liệu giác quan chúng ta không sao chấp nhận được” [17,142]
Cái chết, đối với Poe, là “điều sợ hãi và khát khao” [17,84]. Poe sợ hơn cả là cái chết trong trạng thái không ổn định, một dạng trạng thái trung gian, nhập nhằng giữa sự
sống và sự chết, “sống trong cái chết” của những người bị chôn sống và “chết trong sự
sống” của nhữug thi thể nguyên hình. Có một sự “lầm lẫn” sau khi chết, vì chính cơ thể
cũng không biết rõ nó thuộc về cái gì. Sự thật về trường hợp của ngài Valdermar là một ví dụ về trạng thái “nhập nhằng” sống - chết này.
Trong truyện, nhân vật Valdermar trước khi chết vài giờ đã đề nghị “tôi”- nhà nghiên cứu về thuật thôi miên, tiến hành thôi miên để giữ ông ta lại trong trạng thái giống như người đang ngủ. Khoa học y học thực nghiệm đã làm nên một điều kỳ diệu: Valdermar giữ nguyên hình thể trong vòng bảy tháng, “trong một trạng thái được thôi miên một cách hoàn hảo, lạ thường” [86,186]. Sau khi nhà thôi miên quyết định đánh thức Valdermar ra khỏi “giấc ngủ lịm do thôi miên”, thì “dấu hiệu đầu tiên của sự phục hồi (tỉnh giấc) của Valdermar xuất hiện - tròng đen (trong mắt) sa xuống một phần (hiện tượng sụt đồng tử). Tiếp đó, một hiện tượng “rùng rợn” xảy ra: “Ngay tức khắc những nốt đỏ căn bệnh phổi xuất hiện trên gò má, cổ họng rung rung và cái miệng ấy hơi méo đi (mặc dù hàm và răng vẫn cắn chặt), rồi một giọng nói vẫn rùng rợn như thế, vỡ tung ra. “Lạy Chúa! Nhanh nhanh lên! Hãy để tôi ngủ! hoặc nhanh lên! Đánh thức
tôi dậy! nhanh! Tôi muốn nói với anh rằng, tôi đang chết!” [86,191] Khi nhà thôi miên tin rằng sắp được chứng kiến một hiện tượng kỳ diệu - bệnh nhân tỉnh lại - thì một “thất bại” ngoài dự đoán xảy ra:“Khi tôi đẩy nhanh tốc độ thôi miên, thì những tiếng “Chết! Chết!” bật tung từ cổ họng, chứ không phải từ miệng bệnh nhân, và trong chừng một phút rung lên, vỡ vụn ra, làm hỏng hoàn toàn kế hoạch thôi miên của tôi. Trên giường, trước mặt tất cả các đồng nghiệp, chỉ còn là một đống lầy nhầy ghê tởm”
[86,192]. Đây là một truyện ngắn độc đáo, bởi việc để nhân vật Valdermar “nói về linh hồn trong giấc ngủ thôi miên, là một sự kiện lạ lùng và sâu sa” [17,115], khiến Théophile Gautier – tiểu thuyết gia, nhà thơ, nhà phê bình nghệ thuật Pháp nổi tiếng, phải thú nhận: “Điều đó làm lung lay những dây thần kinh cứng rắn nhất” [17,115]
Poe đã bộc lộ lý thuyết mỹ học về cái chết: cái chết là “một cuộc hóa thân”, trạng thái chuyển hóa dần dần, trong đó có sự hòa nhập kỳ diệu giữa cái chết - cái đẹp - nỗi đau - tình yêu. Cái chết – nỗi ám ảnh sợ hãi đối với Poe lại được chuyển hóa thành
đối tượng của cái đẹp. Khám phá về khoa học tâm linh, quả thực là một chủ đề thú vị
và bí ẩn trong truyện khoa học giả tưởng của Poe.
4.2.1.4. Khoa học công nghệ - chính trị - xã hội
Cuộc đời Poe như một gạch nối giữa hai thời đại - thế kỷ 18 với tinh thần duy lý của các nhà triết học Khai sáng Montesquieu, Vonte, Rousseau, Diderot, niềm hân hoan trước phát minh vềđiện của Volta, phát minh khí cầu của anh em Mônglfier…và thế kỷ 19 với nền văn minh công nghiệp, những phát minh khoa học rực rỡ: Công trình
Nguồn gốc các giống loài của Darwin - một cuộc cách mạng sinh học, chỉ ra rằng “con người chỉ là một động vật may mắn hơn những động vật khác chứ không phải là một tạo vật có nguồn gốc thần thánh” [8,202], Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Mendeleiev, nguyên lý về cảm ứng điện từ của nhà vật lý Faraday, thuyết tương đối của Einsetein, phát minh về điện báo của Morse, bóng điện của Edison, các phát minh
điện thoại, vô tuyến điện truyền thanh, ngoài ra, xuất hiện nhiều phương tiện giao thông mới (ô-tô, máy bay, tàu điện, tàu ngầm…) [78], lý thuyết phân tâm học của
Freud, chứng minh “cái tôi không phải là chủ nhân trong chính ngôi nhà của nó” [8,202].
Hầu hết các phát minh khoa học trên đều được Poe đề cập trong truyện khoa học