Truyện kinh dị tâm lý

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Edgar Allan Poe [full] (Trang 53)

M ỤC LỤC

6. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

2.2.2. Truyện kinh dị tâm lý

Đặc điểm thứ hai của cốt truyện kinh dị của Poe đó là - truyn kinh d tâm lý. Poe không chỉ sáng tạo ra những “không gian (vật lý) Gothic” khác lạ (kế thừa đặc trưng

truyện Gothic châu Âu truyền thống), mà hơn thế, Poe đã chuyn trng tâm t không gian (vt lý) Gothic sang khám phá thế gii tâm lý Gothic đầy bí n ca con người.

“Nỗi khiếp sợ của các tâm hồn" [143] được Poe diễn tả một cách tài tình. Truyện kinh dị của Poe hầu hết xoáy vào những ngóc ngách thế giới nội tâm phức tạp, bí ẩn của các nhân vật, mô tả nỗi sợ hãi mang tính bản thể của con người. Truyện kinh dị tâm lý của Poe cho thấy rõ mối liên hệ gắn kết chặt chẽ giữa cốt truyện và nhân vật, bởi chính “kiểu nhân vật sống nội tâm đã tạo nên cốt truyện tâm lí” [49]

Thế giới tâm lý Gothic trong truyện của Poe phức tạp, bí ẩn, được diễn tả kỹ

lưỡng tỉ mỉ thông qua những ám nh dai dẳng bên trong nội tâm các nhân vật. Theo lý thuyết phân tâm hc của S.Freud thì Poe đã phản ánh “cơ chế phức tạp của các xung năng, các phương thức của sự dồn nén, những mưu mẹo của ham muốn tình dục” [8, 207].

Ám nh v giác quan, đặc bit là cơ quan th giác (sense of looking) và thính giác (sense of hearing) đậm đặc trong truyện kinh dị của Poe. Nhân vật của Poe bị ám

ảnh rất nhiều về đôi mắt, đôi môi, cái miệng, hàm răng, nụ cười, mái tóc, làn da, vầng trán… “Đôi mắt kền kền” ám ảnh đến mức đẩy nhân vật “tôi” phạm tội giết người (Trái tim mách bảo), “một đôi mắt biết nói và đầy trí thức, trí tuệ” khiến “tôi” luôn phải hồi tưởng (Berenice), “đôi mắt tròn man dại của người tôi yêu đã mất” (Ligeia). “Những chiếc răng trắng nhởn như răng ma” có một ma lực, ám ảnh mãnh liệt khiến nhân vật “tôi” thèm muốn sở hữu đến mức đã mở quan tài, nhổ đi 32 chiếc răng trắng ngà của cô em họ-người yêu đã chết (Berenice); Âm thanh “rên rỉ, kinh hoàng chết chóc” phát từ trái tim đầy sợ hãi của nhân vật “tôi”, “âm thanh đục trầm và nhanh” từ

trái tim ông già khiến “tôi” điên tiết đến mức quyết tâm giết hại (Trái tim mách bảo); âm thanh “trầm bổng du dương nhưng buồn buồn – một sự hồi tưởng kéo dài không muốn dứt” (Berenice), những tiếng động ma quái và bóng ma hiện hình của Ligeia (Ligeia), tiếng chuông của chiếc đồng hồ gỗ mun khổng lồ như một điềm báo chết chóc (Mặt nạ tử thần đỏ), tiếng mèo kêu ma quái vọng ra sau bức tường, tố cáo tội ác giết vợ

của “tôi” (Con mèo đen), “tiếng khóc rên rỉ”, “tiếng hét kinh hoàng”, “tiếng cười trầm, buồn thảm” của “gã ngốc” Fortunato khi bị chôn sống trong hầm rượu (Thùng rượu Amontillado), tiếng kêu đau đớn của cô em gái của Usher-nàng Madeline bị chôn sống trong cỗ quan tài (Sự sụp đổ của ngôi nhà Usher) v.v...

Ám nh vcái chết cũng trở thành nỗi ám ảnh của độc giả khi đọc những câu chuyện kinh dị tâm lý của Poe.Poe đưa vào truyện nhiều mô-tip liên quan đến cái chết như: Mô-tip b chôn sng (Thùng rượu Amontillado, Bị chôn sống, Sự sụp đổ của ngôi nhà Usher...); Mô-tip “s sng trong cái chết” hay hồi sinh sau khi chết –"Life in Death" (Bức chân dung hình oval, Cuộc đối thoại ngắn ngủi với một xác ướp…); Mô- tip cái chết - nghch lý ca cái đẹp (Berenice, Ligeia, Morella…); Mô-tip cái chết - nghch lý ca ngh thut (Bức chân dung hình Oval…); Hiện tượng phân thân hn - xác, mô-tip “bản ngã song trùng” (William Wilson). Đặc biệt, đem lại cảm hứng mãnh liệt nhất cho Poe, chính là cái chết của những người con gái đẹp. Poe quan niệm: “cái chết của một người đàn bà đẹp, đương nhiên, sẽ là chủ đề đậm thi hứng nhất trên đời này” [90,6]; Vì thế, một trong những chủ đề nổi bật nhất trong truyện kinh dị của Poe

đó là chủđề“người đẹp chết yu”. Ám ảnh về cái chết gắn với những “người đẹp chết yểu” trong truyện kinh dị tâm lý của Poe thể hiện rõ qua bảng khảo sát ngắn dưới đây.

Truyn Nhân vt (n)

Vẻđẹp (ngoi hình/ tinh thn) Cái chết

1. Ligeia Ligeia …Không có vẻ đẹp trinh nguyên ca khuôn mt nào có th sánh được vi nàng. Đó là vẻ đẹp huy hoàng, mê sng ca mt gic mơ thuc phin, vẻ đẹp lay động tâm can…[86, 241-242]

Khi cô vợ mới của người chồng qua đời, anh ta nhận thấy hiện tượng hồn của Ligeia nhập vào, sống lại trong thân xác người vợ

mới 2.Morella Morella … Tài năng ca nàng không phi bc

trung, sc mnh tinh thn ca nàng

Morella mẹ đầu thai trong Morella con, (Morella con được

tht vĩ đại…nhng ngón tay xanh xao ca nàng, nhng âm sc sâu lng ca ging nói du dương…[86,346, 349]

đặt tên giống mẹ, và cũng bị

chết yểu, giống mẹ)

3.Bérénice Bérénice … Mt vẻ đẹp tuyt diu mà cũng tht l thường. Ôi! Mt thiên thn trong s

nhng v thn sc đẹp ca Arnheim! Ôi! Mt ph nữ đẹp đang tm mình trong làn nước sui… [86,577]

Cái hộp gỗ mun bị trượt rơi xuống vỡ tan và tung tóe xuống sàn nhà những dụng cụ của nha sĩ và ba mươi hai vật nhỏ như ngà… (răng của Bérénice) [86,588] 4.Bc chân dung hình ôval Người thiếu phụ trẻ trong bức chân dung … Nàng là mt trinh n có vẻ đẹp hiếm hoi nht. Mt cái đẹp không hiu là s kiu dim hay nim hân hoan…

[12,389]

Khi chàng họa sĩ hoàn thành xong bức chân dung, hân hoan hét lên: Đây mi thc là s

sng, thì đồng thời nhận ra người yêu của chàng đã chết.

(NBT tổng hợp từ Tuyn tp Edgar Allan Poe, 2002. H: Nxb. Văn học) Bảng khảo sát trên cho thấy: (1) Nhân vật chính trong truyện đều là những phụ

nữ đẹp (diện mạo, tinh thần, trí tuệ), nhưng như một nghịch lý có thể lý giải được theo quan niệm mỹ học của Poe, đều bị chết trẻ. (2) Nhiều người trong số họ có hiện tượng “hồi sinh” (Berenice), “đầu thai” vào một thể xác khác (Ligeia, Morella), hoặc “sống trong sự chết” (nhân vật nữ trong Bc chân dung hình oval). Có thể nói, việc mô tả cái chết trẻ của những nhân vật nữ xinh đẹp trong truyện của Poe không phải là một kiểu “cởi nút truyền thống làm mất ý nghĩa của quá trình thắt nút” (94) như Lev Nikolayevich Tolstoy quan niệm, trái lại, thực sự có ý nghĩa bởi nó thể hiện quan điểm mỹ học riêng của Poe, đồng thời tạo hiệu ứng cảm xúc mạnh mẽở người đọc.

Người đọc còn gặp những ám nh vbóng ma, bóng ti, gic mơ trong truyện kinh dị của Poe. Bóng ma của Ligeia hiện về, “một cái bóng mơ hồ và bất định như

một thiên thần, một cái bóng có hình thù rõ ràng” [86, 253], nhập vào trong cái xác của cô vợ mới cưới Rowena (Ligeia), “Tử thần đỏ” với chiếc mặt nạ che mặt là một thứ ma quỷ hiện hình (Mặt nạ tử thần đỏ); Bóng ti tràn ngập trong truyện kinh dị của Poe, là nhân vật đồng hành với những xác chết, bóng ma, những con người yếu đuối, tâm thần rối loạn: Bóng đêm bao phủ căn phòng trong tháp cao của tu viện, phòng trăng mật của “tôi” với cô vợ mới cưới Rowena (Ligeia), bóng đêm buông xuống “nhà mộ rộng và tối

đen như mực” [86,585], nơi chôn xác Berenice (Berenice); bóng tối dày đặc trong hầm rượu Amontillado, nơi chỉ còn “ánh sáng lờ mờ của ngọn đuốc sắp tắt” (Thùng rượu Amontillado) [86,133]; “bóng đêm trong căn phòng” nơi Usher và “tôi” nhìn thấy Madeline từ trong quan tài đậy kín nắp, bước ra sống lại (Sự suy tàn của ngôi nhà Usher); Và “Giấc mơ trở thành hình ảnh thường trực xuất hiện với một mật độ đậm

đặc” [81,1] trong tác phẩm của Poe. Gắn với giấc mơ là trạng thái vô thc, bởi “giấc mơ là con đường hoàng đạo dẫn đến vô thức” [8,213]. Giống như thế giới kỳ ảo của Kafka sau này, nhân vật của Poe sống trong “hình ảnh của cõi mộng, của những cơn ác mộng có nguồn gốc từ nỗi hoang mang, lo sợ trước thế giới” [31,249]. Trong Mt n t

thn đỏ, Poe nói nhiều đến “giấc mơ”, khi mô tả căn phòng vũ hội: “bảy căn phòng tràn ngập những giấc mơ có cánh. Những giấc mơ ấy quằn quại nhuốm màu phòng” [86,287]; Hay khi mô tả hiệu ứng của tiếng chuông đồng hồ khổng lồ bằng gỗ mun mỗi khi cất tiếng hay ngừng tiếng: “những giấc mơ thật rồ dại khi người ta dừng lại… những giấc mơ sống lại, quằn quại hơn trước, chúng nhuốm màu của những ô cửa kính chập chờn phản chiếu ánh lửa trên bếp lò…” [86,288]

Ngoài ra, trong truyện của Poe có rất nhiều ám nh thc - o, mơ - tnh. Truyện

Berenice là một thí dụ điển hình: nhân vật “tôi” “xuất hiện giữa cuộc đời như một tia sáng lóe lên giữa đêm trường, nhưng cuộc sống của tôi không có nghĩa là sự không tồn tại mà là… sống trong một thế giới thần tiên, lâu đài tưởng tượng…[86,576]; “Tôi quay lại thư phòng ngồi một mình. Tôi có cảm giác mình vừa thoát khỏi một gic mng hãi hùng” [86,586]; Ngay trong thư phòng, “tôi” đã nhìn thấy Berenice hiện ra

trước mặt giống như một bóng ma hay một ảo ảnh không có thật “Đó có phải là một sự

tưởng tượng được kích động cao độ của tôi hay là sự ảnh hưởng của bầu không khí sương mù hay hoàng hôn trong căn phòng hoặc bộ quần áo tối màu che khuất hình dáng cô ấy, sự tưởng tượngđể cho những đường viền uốn khúc run rẩy và vô tận như

vậy?” [86,582]; Khuôn mặt Berenice được mô tả: “bao trùm lên khuôn mặt ấy là nỗi buồn man mác và một cái gì hư hư thc thc” [86,583]. Những ám ảnh thực-ảo, mơ- tỉnh và những giấc mơ tạo nên bầu không khí đặc biệt trong truyện kinh dị của Poe, cho thấy đặc điểm thể chất tinh thần đặc biệt của chính tác giả-người sinh ra nó, cũng qua đó người đọc cảm nhận rõ hơn bản chất của cái thế giới đầy bí ẩn này. Bởi vì, “thế

giới không chỉ bao gồm có các sự vật và hiện tượng, mà cả các giấc mơ và ảo giác, không có gì đáng ngạc nhiên khi các yếu tố siêu nhiên xuất hiện thường xuyên trong văn chương (...) Theo nghĩa này, ngay cảảo giác cũng thực” [54,160]

Thế gii tâm lý Gothic trong truyn ca Poe tràn ngp ni lo âu, s hãi, bt an, kit qu v tinh thn, m yếu v th xác ca các nhân vt. Những từ ngữ chỉ

trạng thái tâm lý này xuất hiện trong tất cả các truyện kinh dị của Poe với tần xuất cao. Poe dùng nhiều từ đồng nghĩa để diễn tả trạng thái s hãi mang tính bản thể này của con người, như: khiếp đảm, ghê s, khiếp s, sợ đến tái nht, rùng mình, dng tóc gáy

v.v…

Trong truyện Berenice, trạng thái s hãi của nhân vật được mô tả bằng nhiều từ đồng nghĩa, trong nhiều tình huống khác nhau: “Một cơn giá lạnh chạy dọc sống lưng của tôi. Một ni khiếp đảm làm tôi tức thở, tính tò mò xâm nhập vào tâm hồn tôi…” [86,583]. “Sựghê sợ đã choán lấy tôi – sựs hãi mạnh mẽ như những cơn sóng – một sự khiếp sợ mà chỉ sự khó hiểu của nó thôi cũng đã đủ hãi hùng rồi. Đó là một trang

khiếp đảm trong quyển sách cuộc đời tôi, quyển sách hoàn toàn được viết bằng những kỷ niệm tồi tệ, xấu xa và khó hiểu [86,586]. “Tôi rùng mình trước sự xuất hiện của cô

ấy, sợđến tái nht khi cô ấy tiến lại gần [84,582]. “Nguyên nhân nào làm cho tôi dng tóc gáy và máu lạnh chảy trong tĩnh mạch khi đọc những từ này (Những từ của nhà thơ

Ebn Zuiat: Bạn bè của tôi đã nói với tôi rằng nếu đi thăm mộ của một người bạn thì nỗi

đau đớn của tôi nhẹ đi được phần nào) [86,587]. Quả thực, “Poe đã thả một cá nhân

đầy lo sợ vào một thế giới bình thường”, thay cho việc “lia một cá nhân bình thường vào một vũ trụ đầy lo âu” [17,54].

Poe cũng đào sâu mô tả những ngóc ngách của thế giới nội tâm đầy phức tạp, khó lý giải của các nhân vật. Nhân vt trong truyn ca Poe thường xuyên trong trng thái “ri lon tâm thn” hoc suy đồi về đạo đức. Điển hình cho loại nhân vật này là nhân vật “tôi”-người kể chuyện trong Trái tim mách bo, Thùng rượu Amontillado, Con mèo đen

Lý do khiến nhân vật “tôi” trong truyện Trái tim mách bo có ý định và thực hiện hành vi giết ông già, về thực chất, không có gì cụ thể, rõ ràng, đúng hơn là nằm ngoài tầm kiểm soát của lý trí: “tôi” bị ám ảnh dữ dội bởi “đôi mắt kền kền” tội lỗi của ông già - đôi mắt “màu xanh nhạt”, trong đó như có cả “một bộ phim đang trôi qua” [86, 500]. Nỗi ám ảnh vô nguyên cớ ấy khiến “tôi” phải rình rập ông già suốt nhiều đêm, cho đến đêm thứ tám, khi đôi mắt ấy bất ngờ mở to - “một màu xanh đục với một lớp màng gân guốc bao phủ làm tôi ớn lạnh xương sống” [86,503]. Nỗi ám ảnh được giải tỏa, khi “tôi” gạt bỏ sợ hãi, đẩy chiếc giường nặng, thực hiện hành vi giết chết ông già.

Để biện minh cho hành vi giết người của mình, “tôi” ngầm so sánh mình như một sinh vật đầy bất lực bị đe dọa bởi một kẻ gớm guốc, với một “trái tim gân guốc” [86,507]. Trong truyện Thùng rượu Amontillado, hành vi giết Fortunato của Montresor được giải thích có vẻ rõ ràng hơn so với trong truyện Trái tim mách bo - mục đích để “trả thù”:

“Hàng ngàn ln tôi (Montresor) đã phi gng hết sc mình để chu đựng nhng gì Fortunato gây tn thương cho tôi, nhưng khi hn chuyn sang ranh gii ca s s nhc thì tôi th là tôi s tr thù…” [86,126]. Tuy nhiên, cái lý do “bị tổn thương” hay “bị sỉ

nhục” vẫn chưa đủ sức nặng để lý giải thấu đáo hành động lấy đi sự sống của một con người. Ởđây, những ẩn ức bị dồn nén, sự suy đồi vềđạo đức, trạng thái rối loạn về tâm lý, là lý do chính thúc đẩy nhân vật của Poe lạnh lùng rút chiếc bay, xây bức tường cao,

chôn sng ông bạn ngốc nghếch Fortunato. Trạng thái vô cảm của Montresor khi xây bức tường, bất chấp những tiếng rên rỉ, kêu khóc của ông bạn bị chôn sống bên trong, khiến cho ngay cả những độc giả thần kinh vững vàng của Poe cũng cảm thấy bất ngờ, bất an và sợ hãi.

Như vậy, Poe không chỉ chú trọng tạo dựng không gian Gothic mà còn đào sâu khám phá thế giới tâm lý Gothicđầy ắp nỗi sợ hãi, lo âu, bí ẩn của con người, từ đó tạo ra “hiệu ứng tích cực” của truyện, sự hồi hộp được duy trì liên tục trong suốt quá trình phát triển của cốt truyện. Đây cũng là yếu tố quan trọng kích thích trí tưởng tượng, năng lực “đồng sáng tạo” của độc giả, “khiến độc giả tốn không ít công sức để tái hiện hiện thực và nắm bắt điều tác giả muốn gửi gắm” [16,113]. Poe đã nắm vững cái bản chất của thể loại truyện kinh dị, đào sâu vào trạng thái “sợ hãi” - “lực hút khủng khiếp

đối với bất kỳ một độc giả nào” [16,105]. Truyện kinh dị, do vậy, đã cụ thể hóa quan niệm của Poe về nguyên tắc “tạo độ căng” và “đọc liền mạch” của thể loại truyện ngắn nói chung truyện kinh dị nói riêng.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Edgar Allan Poe [full] (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)