M ỤC LỤC
6. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
2.1.1. Truyện kinh dị và công thức cốt truyện kinh dịc ủa Poe
2.1.1.1. Truyện kinh dị và truyện kinh dị của Poe
Truyện kinh dị là một thể loại văn học có chủ định hoặc có khả năng gây nên ở
người đọc nỗi sợ hãi do các yếu tố siêu nhiên hoặc tự nhiên. Ở Phương Tây, thể loại này xuất hiện từ thời cổđại, phát triển mạnh vào đến thế kỷ 18, nhấn mạnh vào “nỗi sợ
hãi Gothic” và được đánh dấu bởi tác phẩm Lâu đài Otranto (The Castle of Otranto, 1764) của Horace Walpole. Tiếp đó là loạt truyện ấn tượng như Vathek (1786) của William Beckford, Những bí ẩn của Udolpho (The Mysteries of Udolpho,1794), Người Ý (The Italian, 1797) của Ann Radcliffe, và Nhà sư (The Monk, 1796) của Matthew Lewis. Truyền thống Gothic tiếp tục trong thế kỷ 19, với các tác phẩm Frankenstein
(1818) của Mary Shelley, Trường hợp kỳ lạ của bác sĩ Jekyll và Ông Hyde (1886) của Robert Louis Stevenson, Bức chân dung của Dorian Gray (1890) của Oscar Wilde,
Dracula (1897) của Bram Stoker, và nhất là những truyện ngắn kinh dị của Edgar Allan Poe. Trong thế kỷ 20, sáng tác truyện kinh dị là lựa chọn của một số nhà văn nổi tiếng như H.P. Lovecraft, M.R. James, và Stephen King – một trong những nhà văn viết truyện kinh dị hiện đại nổi tiếng nhất.
Đặc trưng nổi bật của truyện kinh dị là gây nên ở người đọc phản ứng tâm lý sợ
hãi mãnh liệt mang tính bản thể, bởi “tình cảm cổ xưa nhất và mạnh mẽ nhất của loài người là nỗi sợ hãi, và nỗi sợ hãi cổ xưa nhất và mạnh mẽ nhất là sợ cái gì không biết” [146] Để tạo phản ứng sợ hãi, nhiều kỹ thuật khác nhau được các nhà văn kinh dị sử
dụng (hồn ma, bóng quỷ, xác ướp sống lại, những tên sát nhân giết người hàng loạt, những bệnh nhân mắc chứng rối loạn tâm thần…).
Trong sự nghiệp sáng tác của Poe, truyện kinh dị so với các thể loại khác như
truyện trinh thám, truyện khoa học giả tưởng, chiếm số lượng nhiều nhất. Trong
Toàn tập truyện và thơ của Edgar Allan Poe (Complete Stories and Poems of Edgar Allan Poe), tác phẩm văn xuôi của Poe được phân loại thành bốn nhóm: 1) Các truyện kể huyền bí và kinh dị; 2) Loại truyện hài hước và giễu nhại; 3) Những chuyến bay và những chuyện hoang đường; 4) Truyện kể của A. Gordon Pym đến từ Nantucket. [157].
Truyện huyền bí và kinh dị của Poe gồm 27 trong tổng số 67 truyện, chiếm 40,2 % tổng số truyện ngắn và vừa của Poe. Có thể nói, với truyện kinh dị huyền bí, Poe cũng gặp hái được nhiều thành công nhất.
Không chỉ sáng tác, Poe còn trình bày hệ thống lý thuyết về truyện ngắn nói chung, truyện kinh dị nói riêng, trong nhiều bài tiểu luận phê bình, tập trung nhất trong
Triết lý về soạn tác và Phê bình cuốn “Những câu chuyện được kể hai lần” của Nathaniel Hawthorne. Poe đặc biệt chú ý vấn đề độ dài hợp lý cho một tác phẩm:
“Chúng tôi nói đến chuyện kể văn xuôi ngắn, đòi hỏi từ nửa giờ đến một hoặc hai giờ để đọc kỹ nó.” [69,75], bởi có như vậy mới duy trì được tính thống nhất thực sự
(the true unity) của tác phẩm. Chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư duy triết học tiền hiện đại,
Poe rất chú trọng tính chất duy lí và nguyên lý nhân-quả trong việc tổ chức cốt truyện. Với quan niệm văn chương như là sản phẩm của trí tuệ, Poe cho rằng quá trình sáng tác một tác phẩm phải được “tiến hành từng bước, từng bước để tới sự hoàn thiện với một sự chính xác và tính hệ quả chặt chẽ của một vấn đề toán học”[90,6]. Những quan niệm trên của Poe về truyện ngắn, đặc biệt chính xác cho truyện ngắn kinh dị của Poe, điều chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn ở mục 1.2.
2.1.1.2. Công thức cốt truyện kinh dị của Poe
Theo quan niệm của Aristotle, cốt truyện (mythos) cần phải có ba phần, phần mở đầu, phần giữa, và phần kết, các sự kiện của cốt truyện phải có mối quan hệ nhân-quả. Một cốt truyện thường kể về sự thay đổi trong số phận xảy ra đối với một nhân vật. Theo ông, có hai loại thay đổi, từ tốt sang xấu, hoặc từ xấu sang tốt. Bi thảm nhất là cốt truyện về một nhân vật đạo đức tốt, nhưng phải chịu số phận chuyển từ tốt sang xấu do một tính toán sai lầm hay mắc lỗi. Quan niệm của Aristotle sau này được các nhà nghiên cứu Pháp diễn tả bằng thuật ngữ hiện đại như là một chỉnh thể bao gồm ba
thành phần: Tình thái đầu => Quá trình biến đổi => Tình thái cuối105].
Cốt truyện kinh dị của Poe, thông thường, mở đầu bằng những sự kiện bình thường, rồi tăng dần mâu thuẫn, đẩy tới cao trào và kết thúc bằng một sự kiện bí ẩn,
thách đố trí tuệ người đọc. Công thức cốt truyện kinh dị của Poe có thể khái quát như sau: (1) Tình thái đầu => (2) Quá trình biến đổi => (3) Tình thái cuối Sự kiện bình thường Sự kiện phát triển, đẩy tới cao trào Sự kiện đặc biệt, bí hiểm /gây ấn tượng dữ dội, mạnh mẽ