M ỤC LỤC
6. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
3.2.1. Cốt truyện mỏng, trong suốt
Vềđặc điểm cốt truyện trinh thám của Poe, Borges đưa ra một nhận xét đáng chú ý: “cốt truyện của ông (Poe) quá mỏng, đến mức nó gần như trong suốt” [86,702]. Là những câu chuyện trinh thám đầu tiên theo nghĩa thực sự của thể loại văn học này, khi cả tác giả và độc giảđều chưa hề có kinh nghiệm trong việc sáng tạo và đồng sáng tạo loại truyện kiểu “ô chữ trí tuệ” phức tạp này, thì tính chất cốt truyện “giản đơn và thuần túy” (chữ dùng của nhà văn Anthony Berkeley) của năm hình mẫu truyện trinh thám của Poe cũng là điều dễ hiểu. Ngoài ra, có lẽ, chính “lí thuyết về cái gọi là “truyện ngắn giới hạn trong một lần đọc”, tức kêu gọi sự ngắn gọn, súc tích nhằm gây ấn tượng
mạnh trong tâm trí người đọc, “kiểm soát được tâm trí của họ”” [chữ dùng của nhà nghiên cứu Đào Tuấn Ảnh], đã phần nào chi phối, tạo nên tính chất cốt truyện mỏng, trong suốt của Poe. Quả thật, nếu xét theo quan niệm phổ biến, cốt truyện là hệ thống các sự kiện được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng, nghệ thuật nhất định của nhà văn, trong đó sự kiện là yếu tố đặc biệt quan trọng, thì nhận xét của Borges hoàn toàn đúng với trường hợp của Poe, bởi cốt truyện trinh thám của ông lại có ít hoặc rất ít sự kiện.
Một truyện trinh thám điển hình cho tính chất “mỏng”, “gần như trong suốt” của cốt truyện là Bí mật của Marie Roget. Là truyện dài nhất trong năm hình mẫu truyện trinh thám của Poe (16.147 từ), nhưng cốt truyện Bí mật của Marie Roget lại hầu như
không có sự kiện, thắt nút, mở nút; nhân vật hầu như không có hành động, nói năng gì, khiến cho có người nhận xét: “nó giống như một bài tiểu luận hơn là một câu chuyện” [167]. Cốt truyện tập trung vào phương pháp giải “bài toán bí ẩn” của thám tử Dupin, chủ yếu bằng phân tích, suy luận, đánh giá các bài báo viết về vụ án Roget, và dùng phương pháp loại trừ, xây dựng giả thuyết, xác định thủ phạm gây án. Cốt truyện mỏng, ít sự kiện, là điểm dễ nhận thấy ở hình mẫu truyện trinh thám này của Poe.
Ở một hình mẫu trinh thám khác của Poe, Lá thư bị mất, truyện có dung lượng ngắn thứ hai trong số năm truyện trinh thám của Poe (7.130 từ), có sự kiện nhưng ít và
đơn giản so với các truyện cùng chủ đề của các nhà văn viết truyện trinh thám sau này. Truyện chỉ gồm một vài sự kiện chính: 1/ Các cảnh sát tiến hành “cuộc khám xét toàn bộ”, kỹ lưỡng từng ngóc ngách căn phòng của vị bộ trưởng D, để truy tìm một lá thư
quan trọng, nhưng suốt 18 tháng vẫn chưa có kết quả; 2/ Dupin, bằng khả năng phân tích, phán đoán sắc sảo, chỉ ra rằng: cảnh sát trưởng và nhóm của ông ta, sở dĩ “nhầm” liên tục “trước hết là do lỗi của việc nhận dạng”, “thứ hai là do việc đánh giá không chính xác… với những cái mà họ đã đánh giá”; 3/ Tiếp đó, Dupin đến gặp ngài bộ
trưởng D, phát hiện ra lá thư bị đánh cắp được “vứt một cách cẩu thả”, trong một “vẻ
ngoài của một tài liệu không có giá trị”, bày ra “ngay dưới mũi thiên hạ”; 4/ Sự kiện cuối cùng, Dupin đến nhà vị bộ trưởng D lần thứ hai, lấy đi bức thư thật, và đánh tráo
nó bằng một bức thư giả mà ông đã chuẩn bị trước từở nhà… Như vậy, cốt truyện Lá thư bị mất có thể gọi là “đơn giản”, như phán đoán của Dupin từ lúc đầu: sự bí ẩn có khi lại mang “tính chất đơn giản tuyệt đối” [86,461]. Tính chất “đơn giản” đến “tuyệt
đối” ấy không chỉở cách thủ phạm giấu lá thưở một chỗ rất công khai, ai cũng dễ dàng nhìn thấy, mà còn ở chỗ, thủ phạm lấy trộm lá thư được xác định ngay phần đầu truyện.
Vụ án đường Morgue là một truyện trinh thám xuất sắc, dài thứ hai trong năm truyện trinh thám của Poe (13.940 từ), với cốt truyện có thắt nút, mở nút, “những nút rối lẫn lộn trắng đen của tình huống” [25, 8] - kiểu cốt truyện trinh thám kinh điển. Tuy nhiên, xét về sự kiện thì cốt truyện cũng khá mỏng, chủ yếu gồm một số sự kiện chính: 1) Một án mạng (hay một “tội ác” – chữ dùng của Borges) khủng khiếp xảy ra trên
đường Morgue, nạn nhân là hai phụ nữ - hai mẹ con; 2) Dupin “vào cuộc”, thu thập lời khai của các nhân chứng, quan sát kỹ hiện trường, kết hợp với các thông tin trên báo chí... 3) Cuối cùng, chủ yếu bằng phân tích, suy luận, Dupin tìm ra được lời giải của “bài toán hóc búa” - hung thủ chính là một con đười ươi giống Boreo, Ấn Độ. Vụ án
đường Morgueđiển hình cho loại truyện trinh thám suy luận, sức cuốn hút của truyện chủ yếu nhờ vào cách suy luận duy lý logic của Dupin trong quá trình phá án hơn là nhờ vào các sự kiện phức tạp, li kỳ, do vậy, cốt truyện “mỏng” cũng là điều có thể lý giải được.
Con cánh cam vàng(13.789 từ)-là một câu chuyện lý thú về chủ đề “truy tìm kho báu”. Sức hấp dẫn của cốt truyện chủ yếu tập trung ở phần phát triển của cốt truyện - quá trình “giải bức mật mã” của Legrand: từ thời điểm hơ miếng da lên ngọn lửa, xem
được sơ đồ kho báu, đến khi luận giải được những ký tự bí mật, suy luận ra nội dung bức mật mã, và cuối cùng xác định được vị trí chôn giấu kho vàng. Thành công lớn nhất của Con cánh cam vàng là sự giải mã “bí ẩn” bằng trí tuệ, chứ không phải ở các sự kiện li kỳ, phức tạp. Từ sự kiện Legrand bắt được con cánh cam vàng kỳ lạ cho đến khi tìm ra kho báu, sự kiện cũng không nhiều, cốt truyện không phức tạp.
Cốt truyện mỏng cũng là đặc điểm của Mi cũng là một con người – truyện ngắn nhất trong năm truyện trinh thám của Poe (5.749 từ). Sự kiện trong truyện vừa ít vừa
đơn giản: 1) Phần mở đầu: ông S, một công dân giàu có, đáng kính của thị trấn Rattle, bị mất tích. 2) Phần triển khai: quá trình điều tra bắt đầu, chủ yếu có hai người liên quan đến nạn nhân mất tích được nhắc đến: Charles-già, người bạn tâm giao của ông S và cậu cháu P. 3) Phần kết: bằng phương pháp quan sát, nêu giả thuyết, kiểm chứng giả
thuyết, cuối cùng hung thủđược xác định chính là Charles-già. Với một cốt truyện ít sự
kiện, ít nhân vật (chủ yếu 3 người: ông S-nạn nhân, Charles-già và cậu cháu P), việc
độc giả - bằng suy luận logic - đoán ra được hung thủ gây án không phải quá khó, thậm chí khá đơn giản.
Ở cả năm hình mẫu truyện trinh thám trên của Poe, cốt truyện nhìn chung đều mỏng, sự kiện ít hoặc đơn giản, thậm chí đôi khi khó “đánh lừa” được độc giả trong việc phán đoán thủ phạm. Đây là một đặc điểm nổi bật về cốt truyện trinh thám của Poe, khác với truyện trinh thám của các nhà văn như Conan Doyle, Agatha Christie, Chesterton – cũng là điểm khiến người ta có thể “phê phán” Poe. Tuy nhiên, Borges nhận xét một cách đầy thuyết phục: “Điều đó đúng với chúng ta nhưng không đúng với những độc giả đầu tiên của văn học trinh thám, những người chưa có được những kinh nghiệm của chúng ta về thể loại này, những người chưa được Poe đào tạo như chúng ta đã được ông đào tạo... Họ, những độc giả đầu tiên của truyện này, đã đọc nó và vô cùng thích thú, trước khi tất cả những truyện trinh thám khác dần dần theo nhau xuất hiện” [86,702]. Hơn nữa, theo chúng tôi, chính tính chất mỏng trong suốt của cốt truyện trinh thám của Poe lại bộc lộ tài năng của Poe. Bởi vì viết được một câu chuyện trinh thám cho ra chất trinh thám, với đầy đủ các thành phần của cốt truyện - mở đầu, cao trào, thắt nút, mở nút, lại gói gọn trong một dung lượng ngắn gọn, mà vẫn cuốn hút
được người đọc, thì quả thực là một tài năng lớn. Ở phương diện này, năm hình mẫu truyện trinh thám của Poe thực sự là một sự mở đầu thành công cho một thể loại văn học mới mẻ – văn học trinh thám.