M ỤC LỤC
6. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
4.3.1. Poe và truyện khoa học giả tưởng của Jules Verne
Poe để lại dấu ấn riêng trong chủ đề du hành khám phá không gian. Truyện
Tauta (1850) của Poe kể về những chuyến du hành không gian vũ trụ trên quả khinh khí cầu, xuất hiện trước tất cả những cuốn tiểu thuyết khoa học giả tưởng lừng danh của H.G.Wells (Cỗ máy thời gian), Herman Melville (Cá voi, 1851), Jules Verne (Hành trình tới tâm trái đất, 1864, Từ trái đất đến mặt trăng, 1865, Hai vạn dặm dưới
đáy biển 1869–1870; Tám mươi ngày vòng quanh thế giới, 1873). Cũng có người nhắc tới Hector Savinien de Cyrano de Bergerac (1619-1655) và hai tác phẩm Một thế giới khác: lịch sử khôi hài về các quốc gia và các đế chế của Mặt trăng và Lịch sử khôi hài về các quốc gia và các đế chế của Mặt trời. Tuy nhiên, hai tác phẩm này của Bergerac thực chất là những câu chuyện “tiền khoa học giả tưởng”, bởi vì mục đích chính của Bergerac không phải khám phá vũ trụ, mà là phê phán luận điểm của “thuyết địa tâm”, phơi bày mặt trái của xã hội Pháp vào thế kỷ 17. Chỉ đến khi tác phẩm Cuộc phiêu lưu
độc nhất vô nhị của một ngài Hans Phaall nào đó (The Unparalleled Adventure of One Hans Pfaall) của Poe in trên tạp chí Southern Literary Messenger vào năm 1835, thì nhiều nhà nghiên cứu công nhận rằng – đây chính là câu chuyện khoa học giả tưởng thực sự đầu tiên.
Cốt truyện Cuộc phiêu lưu độc nhất vô nhị của một ngài Hans Phaall nào đó
của Poe cho thấy đặc trưng cơ bản của loại truyện khoa học giả tưởng, kết hợp yếu tố
khoa học và tưởng tượng, được trình bày giống như một bản tường trình khoa học thiên văn rất khoa học, khiến người đọc cảm thấy như được tận mắt chứng kiến những hiện tượng thiên văn có thật. Chẳng hạn, quang cảnh trái đất nhìn từ trên cao xuống có bề mặt “lồi lõm”, “sáng loáng như một tấm gương” [86,78], đại dương“thay đổi trạng thái… màu trắng xam xám và những vệt sáng có thể làm lóe mắt” [86, 95], những hòn
đảo như “những chấm đen lấm tấm” [86,78], “một ngọn núi lửa đỏ lừ, hung dữ và sâu hút tưởng chừng như vô tận…” [86,79], “những cánh rừng già bàng bạc, những vực thẳmđầy sỏi đá và những dòng thácầm ầm tuôn xuống vực sâu” [86,89], “cánh đồng băng bao la, rộng lớn trải dài về hướng bắc” [86,95], “những cánh đồng thuốc phiện
những vì sao dày đặc và sáng lấp lánh” [86,94]. “Toàn bộ bán cầu Bắc trải ra như một tấm bản đồ” [86,96] Đặc biệt, nổi bật là hình ảnh mặt trăng – đích đến trong hành trình của nhân vật chính: “bề mặt của mặt trăng hiện ra với những chỗ lồi lõm rất rõ nét” [84,103], “mặt trăng có hình dạng của một cái khiên đồng, đường kính khoảng 2
độ, xác định và bất động trong không gian” [86,107]
Cuộc phiêu lưu độc nhất vô nhị của một ngài Hans Phaall nào đó - đúng như tên truyện, quả thật là “độc nhất vô nhị”, bởi nó là sản phẩm của một trí tưởng tượng phóng khoáng, mãnh liệt, hài hước pha chất giễu cợt, đồng thời bộc lộ tư duy khoa học của tác giả. Đây là một câu chuyện khoa học giả tưởng kỳ thú về du hành không gian vũ trụ, ghi lại phán đoán hợp lý của Poe vềđặc điểm của vũ trụ. Trước ý kiến của một số nhà nghiên cứu đương thời cho rằng, ghi chép, mô tả trong truyện khoa học giả
tưởng nói chung thường dựa vào kết quả nghiên cứu của các nhà thiên văn học nổi tiếng thời bấy giờ, như John Herschel với chiếc kính viễn vọng đầy quyền năng đặt tại Nam Phi, Poe khẳng định: quang cảnh quãng đường từ trái đất lên mặt trăng trong truyện của ông hoàn toàn là bản gốc, không mô phỏng bất kỳ công trình nghiên cứu cụ
thể nào, và cái vẻ giống như thật ấy hoàn toàn do ông tưởng tượng nên, trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc khoa học và suy luận lô-gic. Poe - bằng năng lực tưởng tượng dồi dào và tư duy khoa học duy lí - đã hư cấu nên một câu chuyện khoa học “giống như
thật”. Yếu tố khoa học trong truyện thể hiện rõ qua bảng khảo sát dưới đây. BẢNG KHẢO SÁT YẾU TỐ KHOA HỌC TRONG TRUYỆN
Cuộc phiêu lưu độc nhất vô nhị của một ngài Hans Phaall nào đó
TT Yếu tố khoa học
1 Nhân vật Hans Phaall - có kiến thức về kỹ thuật-công nghệ, tự sáng chế ra quả
khinh khí cầu khổng lồ từ loại giấy báo cũ. 2 Hành trình - từ trái đất đến mặt trăng
4 Lĩnh vực khoa học - thiên văn học, khoa học vật lý
5 Hiện tượng khoa học - nghiên cứu: khí quyển, trái đất, đại dương, mặt trăng, con người trên trái đất, con người trên mặt trăng
6 Thí nghiệm khoa học - dùng một đôi chim bồ câu, một con mèo, 170 cuốn sách
để làm thí nghiệm
7 Luận cứ khoa học - không dựa vào kết quả nghiên cứu của một nhà thiên văn học cụ thể nào, mà chủ yếu dựa vào tư duy khoa học, suy luận logic về vũ trụ của Poe.
(Nguồn: NBT - Tổng hợp từTuyển tập Edgar Allan Poe, 2002, HN: Nxb Văn học) Từ Bảng khảo sát trên, ta có thể rút ra một số nhận xét: (1) Mô tả chuyến du hành trên bầu trời bằng một quả khinh khí cầu, Cuộc phiêu lưu độc nhất vô nhị của một ngài Hans Phaall nào đó, có lẽ, lấy cảm hứng từ phát minh thiên văn học, gắn với tên tuổi của anh em Montgolfier, những người đầu tiên bay trên khí cầu khí nóng vào năm 1783, rất giống với một truyện khoa học giả tưởng khác của Poe - Mellonta Tauta. (2) Hành trình từ trái đất lên mặt trăng được ghi lại dưới hình thức nhật kýhành trình. (3) Việc mô tả các hiện tượng khoa học một cách chi tiết, có số liệu cụ thể, giả thuyết khoa học, thí nghiệm khoa học, luận cứ khoa học, đã tạo nên tính chất khoa học của truyện.
Chủđề du hành không gian trong truyện của Poe đã truyền cảm hứng mạnh mẽ
cho nhiều nhà văn viết truyện khoa học giả tưởng sau này như H.G.Wells, Herman Melville, Jules Gabriel Verne… Đặc biệt, Jules Verne là người say mê truyện của Poe từ khi còn rất nhỏ và chịu ảnh hưởng sâu sắc kỹ thuật viết truyện của Poe. Ý tưởng du hành không gian bầu trời bằng khinh khí cầu, kỹ thuật viết đan xenyếu tố thực và yếu tố kỳ ảo của Poe, đã gợi cảm hứng để Verne viết nên cuốn tiểu thuyết phiêu lưu
đầu tiên Năm tuần trên khinh khí cầu hay Hành trình và khám phá Phi châu của ba người đàn ông Anh, được nhà xuất bản Pierre-Jules Hetzel ấn hành vào năm 1863, gặt hái được thành công lớn. Sử dụng kiểu cốt truyện “vặn xoắn”, đầy ắp tình tiết mạo hiểm, bất ngờ, kết hợp mô tả lịch sử, văn hóa, địa lý, kỹ thuật, câu chuyện Năm tuần
trên khinh khí cầu của ba nhà du hành người Anh, thực sự cuốn hút độc giả đương thời trong khát vọng khám phá lục địa châu Phi hoang sơ, đầy bí ẩn trong con mắt phương Tây hiện đại. Trên quả cầu Victoria, phiêu lưu cùng ba nhân vật, độc giả đến với cội nguồn của dòng sông Nile, sa mạc Sahara “tàn nhẫn và uy nghi”, vùng núi lửa nóng bỏng, vùng đất – mỏ vàng, xuyên qua “những cơn giông bão vùng xích đạo” gặp gỡ những bộ tộc châu Phi với vô vàn phong tục kỳ lạ, và cả một thế giới động vật Phi châu hoang dã, với con voi “có bộ da dày”, “lũ khỉ đầu chó”, sư tử và những con la cái… Rất nhiều trải nghiệm thú vị và nhận thức mới câu chuyện đem lại cho độc giả: “Ở châu Phi, thường có những vùng khí hậu rõ ràng tốt lành nằm sát kề ngay bên cạnh một vùng khí hậu độc hại” [128], tình bạn và sự hy sinh, và nhất là “cuộc sống là điều
đẹp đẽ nhất mà chúng ta có” [128].
So sánh hai truyện - Cuộc phiêu lưu độc nhất vô nhị của một ngài Hans Phaall nào đó của Poe và Năm tuần trên khinh khí cầuVerne, có thể nhận thấy một sốđiểm giống nhau về cốt truyện và kỹ thuật xây dựng cốt truyện:
Hai truyện đều mô tả chuyến du hành trên bầu trời bằng khinh khí cầu
Khám phá hành tinh hoặc châu lục mới (mặt trăng và lục địa châu Phi)
Cung cấp bản mô tả cụ thể, chi tiết về lĩnh vực thiên văn học, địa lý, văn hóa, nhân chủng học…
Sử dụng kiểu cốt truyện “vặn xoắn”, kết hợp yếu tố hiện thực - kỳảo, kiến thức khoa học - tưởng tượng phong phú.
Ngoài Cuộc phiêu lưu độc nhất vô nhị của một ngài Hans Phaall nào đó, một truyện nữa của Poe được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có ảnh hưởng sâu sắc đến Verne, đó là Câu chuyện của Arthur Gordon Pym (1838). Verne từng nhận xét, câu chuyện này của Poe chưa được hoàn chỉnh, và ông hi vọng sẽ hoàn thiện nó vào một ngày nào đó. Cuối cùng Verne đã thực hiện được khát vọng của mình, bắt đầu tại đúng “điểm nút” mà Poe “bỏ dở” với cuốn tiểu thuyết Bí mật Nam cực (An Antarctic Mystery, 1897). Cho dù cả Poe và Verne chưa từng đặt chân đến vùng đảo xa xôi
Kerguelen ở Nam Ấn Độ dương, nhưng tác phẩm của hai nhà văn đều đề cập đến vùng
đảo kỳ lạ này như một đối tượng của khát vọng khám phá đại dương.
Mối quan hệ giữa Poe và Verne là một ví dụ tuyệt vời cho sự gắn kết về phương diện phong cách văn học: Poe pha trộn hợp lý yếu tố kỳ ảo - hiện thực, để tạo nên những câu chuyện khoa học giả tưởng, tương tự như vậy, Verne thành công với những câu chuyện phiêu lưu đặt trong những tình huống khoa học. Tuy nhiên, Verne cũng rất khác biệt Poe. Trong một bức thư viết cho cha mình vào năm 1862, chia sẻ suy nghĩ về
truyện của Poe, Verne nhấn mạnh rằng ông sẽ “cố gắng sử dụng nhân vật có thực, yếu tố khoa học hợp lý, tác động vào các câu chuyện của mình hơn là tạo nên những câu chuyện tưởng tượng” [151]. Poe là cảm hứng của Verne, và cả hai nhà văn đã góp phần quan trọng cho sự thành công của thể loại truyện khoa học giả tưởng ngày nay được rất nhiều độc giả yêu thích. Poe và Verne đã kể cho độc giả nghe những câu chuyện khoa học giả tưởng thật kỳ lạ nhưng cũng đầy thuyết phục, những câu chuyện mở ra một tương lai thú vị cho thể loại văn học khoa học giả tưởng.
4.3.2. Poe và truyện khoa học giả tưởng của H.G.Wells
“Con tàu thời gian” trong truyện “Bản thảo tìm thấy trong chai” của Poe.
Khái niệm “du hành thời gian” được nhiều độc giả biết đến qua một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Anh, Herbert George Wells (1866-1946), có tên Cỗ máy thời gian (The Time Machine,1895). Tuy nhiên, ý tưởng về một cỗ máy thời gian đã có trước đó khoảng 64 năm, trong một truyện ngắn của Poe - Bản thảo tìm thấy trong chai (MS. Found in a Bottle). Truyện ngắn xuất sắc này ra mắt độc giả vào năm 1831, lập tức gây tiếng vang lớn, thu hút mạnh mẽ độc giảđương thời và được tạp chí Vị khách ngày thứ
bảy (Saturday Visitor) ở Baltimore trao giải thưởng vào tháng 10 năm 1833.
Với “con tàu ma kỳ ảo”, Poe dẫn dắt độc giả bước vào một chuyến du hành kỳ
lạ trong thời gian, từ hiện tại ngược về quá khứ, gặp những thủy thủ ma câm lặng, lạ
Wells đưa độc giả khám phá thế giới tương lai, gặp gỡ những con người của tương lai,
thì “con tàu ma” kỳ ảo của Poe lại đưa ta ngược về quá khứ, gặp gỡ những bóng ma bí ẩn của quá khứ. Như vậy, về phương diện sáng tạo hình tượng cỗ máy thời gian, Poe
đã thực hiện vai trò tiên phong với tinh thần của một nhà Khai sáng.
Câu chuyện khoa học giả tưởng vềcon tàu thời gian của Poe tưởng chừng có vẻ
“mơ mộng viển vông”, nhưng đã gợi mở, đặt ra những vấn đề thuộc về trí tuệ, thậm chí thách thức trí tuệ loài người: Liệu con người, nhờ vào một phương tiện đặc biệt, có khả
năng ngược dòng thời gian, từ hiện tại trở về quá khứ? Liệu có điểm giao nhau giữa hiện tại – quá khứ? Chúng ta từng biết khái niệm “thế giới phẳng”, xóa bỏ mọi ranh giới không gian, vậy có hay không “thời gian phẳng”- xóa nhòa ranh giới thời gian?
Truyện Bản thảo tìm thấy trong chai của Poe được xếp vào thể loại truyện có yếu tố
khoa học bởi vì các chi tiết khoa học xuất hiện khá nhiều trong câu chuyện (nhân vật trung tâm say mê “triết học vật lý”, con tàu ma với các dụng cụ khoa học, bản đồ trên tàu, giả thuyết khoa học (vùng biển có dòng hải lưu đổ ra cực Bắc), đặc biệt là chú thích khoa học cuối truyện (bản đồ do Mecrơtor vẽ đại dương)… Bảng khảo sát dưới
đây cho thấy rõ đặc điểm này.
BẢNG KHẢO SÁT YẾU TỐ KHOA HỌC TRONG CỐT TRUYỆN “BẢN THẢO TÌM THẤY TRONG CHAI”
TT Yếu tố khoa học
1 Nhân vật “tôi” - cực kỳ say mê triết học vật lý, có thói quen liên hệ mọi sự việc, với những nguyên lý của triết học ấy.
2 Dụng cụ khoa học - trên sàn tàu chứa đầy những dụng cụ toán học kiểu rất cổ… - trong căn phòng của người thuyền trưởng la liệt những dụng cụ
khoa học cũ kỹ, những tấm bản đồ… 3 Suy đoán khoa
học
- “tôi” cho rằng, có lẽ, con tàu đang nằm trong ảnh hưởng của dòng hải lưu hoặc có dòng nước ngầm rất mạnh ngay bên dưới
con tàu. 4 Giả thuyết khoa
học
- con tàu bị cuốn đi bởi một dòng hải lưu, sẽ dẫn đến tận Bắc cực.
5 Luận cứ khoa học - bản đồ do Mecrơtor vẽ đại dương được đổ vào vùng vực Bắc cực bằng bốn cửa, rồi mất hút trong lòng quả đất.
(Nguồn: NBT - Tổng hợp từTuyển tập Edgar Allan Poe, 2002, HN: Nxb Văn học) Từ bảng khảo sát trên, ta có thể rút ra một số nhận xét sau: (1) Poe có lẽ là nhà văn tiên phong ở chủ đề du hành thời gian, với hình tượng “con tàu - cỗ máy thời gian” (2) Truyện có yếu tố khoa học rõ nét, mặc dù các chi tiết mang tính khoa học không xuất hiện dày đặc, mà được tổ chức, phân bố rác rác từ phần đầu đến phần kết truyện. (3) Chú thích khoa học cuối truyện-bản đồ của Mecrơtor-làm tăng sức thuyết phục của giả thuyết khoa học.
Con tàu và sự biến mất đầy bí ẩn được lý giải trong chú thích khoa học cuối truyện - con tàu đã đi tới điểm tận cùng của cuộc hành trình, vùng Bắc cực, và bị hút vào trong lòng trái đất: “Truyện Bản thảo tìm thấy trong chai được in lần đầu tiên năm 1831. Rất nhiều năm về sau, tôi mới biết đến những bản đồ do Mecrơtor vẽ, trong đó
đại dương được thể hiện nhưđổ vào vùng vực Bắc cực bằng bốn cửa rồi mất hút trong lòng quả đất. Bản thân Bắc cực được biểu đạt bằng một tảng đá đen cao nghễu nghện lạ thường” [86,370]
Như vậy, sựđan cài hợp lý các chi tiết kỳ ảo, ấn tượng (con tàu ma, những thủy thủ ma), với suy đoán khoa học, lô-gic (dòng hải lưu đổ ra vùng Bắc cực, rồi hút vào trong lòng quảđất), cứ liệu khoa học (bản đồ đại dương do Mecrơtor vẽ), Bản thảo tìm thấy trong chai đem lại cho độc giả ấn tượng mạnh về một hiện tượng tự nhiên giống như thật, sản phẩm của trí tưởng tượng của Poe. Đây là một truyện khoa học giả tưởng
điển hình theo quan niệm của Hugo Gernsback, có sự hòa trộn giữa vẻ đẹp lãng mạn kỳ lạ với những suy luận có tính khoa học và tầm nhìn tiên tri. Truyện không dài (4.157
từ), tuân thủ nguyên tắc “giới hạn trong một lần đọc” của Poe, nhưng hiệu ứng cảm xúc gây nên ởđộc giả rất lớn.
“Cỗ máy thời gian” (The Time Machine) của H.G.Wells – câu chuyện khoa học giả tưởng mang tính triết lý về xã hội của Herbert George Wells xuất bản vào năm 1895, muộn hơn khoảng 64 năm so với Bản thảo tìm thấy trong chai (MS. Found in a