Dấu ấn kỹ thuật xây dựng cốt truyện của Poe trong truyện “Dải băng lốm đố

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Edgar Allan Poe [full] (Trang 118)

M ỤC LỤC

6. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

3.4.1. Dấu ấn kỹ thuật xây dựng cốt truyện của Poe trong truyện “Dải băng lốm đố

băng lm đốm” ca Conan Doyle

Một trong những cây bút nổi tiếng nhất của văn học trinh thám thế giới, người làm say mê nhiều thế hệ độc giả bằng các tác phẩm Bn phác tho mang sc đỏ, Con chó ca dòng h Baskerviles, Thung lũng kinh hoàng, Di băng lm đốm, với nhân vật thám tử Sherlock Holmes lừng danh đó là nhà văn Anh-Arthur Conan Doyle. Dấu ấn của Conan Doyle trong văn học trinh thám là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, Conan Doyle cũng thừa nhận, ông vô cùng yêu thích truyện trinh thám của các nhà văn tiền bối như Gaboriau và Edgar Poe. Đặc biệt là Edgar Poe. Trong tác phẩm Nhng hi tưởng và phiêu lưu, Conan Doyle viết: “Gaboriau đã thu hút tôi bằng nét tinh tế của những âm mưu được ông khéo léo đan kết, còn vị thám tử trác tuyệt Dupin của Poe đã từng là một trong những nhân vật tôi yêu quí nhất hồi còn nhỏ...” [25,11 ]. Có lẽ vì quá say mê “thám tử trác tuyệt Dupin” của Poe mà sau này Sherlock Holmes của Conan Doyle có nhiều điểm giống Dupin của Poe, nhất là trong kỹ thuật giải những vụ án hóc búa.

Một trường hợp điển hình cho sự giống nhau về kỹ thuật xây dựng cốt truyện trinh thám giữa Poe và Conan Doile đó là truyện V án đường Morgue của Poe và Di băng lm đốm của Conan Doyle, thể hiện trong bảng so sánh dưới đây.

BẢNG SO SÁNH TRUYỆN “DẢI BĂNG LỐM ĐỐM” CỦA CONAN DOYLE VÀ TRUYỆN “VỤ ÁN ĐƯỜNG MORGUE” CỦA POE

Yếu t ct truyn V án đường Morgue Di băng lm đốm 1. Hiện trường vụ án - căn phòng đóng kín có chìa khóa cắm bên trong, trên đường Morgue.

- tòa nhà cũ kỹ, đổ nát

- căn phòng khóa kỹ (cửa vào và cửa sổ)

2. Yếu tố tung hỏa mù (thông tin gẫy nhiễu)

- Lời khai nhân chứng khẳng định có giọng hai người cãi nhau: một giọng Pháp và một giọng Tây Ban Nha/hoặc giọng Ý/hoặc giọng Đức. - đám người Digan - khỉđầu chó - con báo - tiếng một vật bằng sắt đổ trong đêm mưa gió to

3. Nạn nhân - Hai người: hai mẹ con - Hai người: cô con gái lớn và ông bố dượng

4. Nguyên nhân - Không phải do hám lợi (bốn ngàn francs vẫn còn vương vãi trong phòng)

- Số tiền bà mẹ để lại 75 nghìn bảng

5. Manh mối - túm lông màu vàng hung

- vết ngón tay to hơn ngón tay người

- tiếng huýt sáo nhỏ và rõ - dải băng lốm đốm 6. Kỹ thuật phá

án

- Quan sát, kiểm tra mọi nơi xung quanh nhà; trật tự hỗn loạn của căn phòng… - Phân tích tỉ mỉ mọi thứ, thi thể nạn nhân…

- Phương pháp loại suy: nạn nhân chết không do tự tử, mà do kẻ thứ 3 gây nên. - Phán đoán: đó là một giọng lạ, không thuộc nước nào, cách gây án “tàn bạo,

đầy thú tính” (nạn nhân bà mẹ: bị cắt cổ,

đầu gần lìa khỏi thân, cô con gái bị bóp cổ chết, nhét vào ống khói…)

- Quan sát bằng mắt và các giác quan:

+ Nhìn: cái dây chuông (nhưng không có chuông), lỗ thông hơi nhỏ

giữa hai phòng, cái giường bị gắn chặt vào sàn nhà v.v…

+ Nghe: huýt sáo, tiếng + Ngửi: luồng hơi nước phụt - Phán đoán chính xác:

cô gái bị bố dượng vũ lực (cánh tay có vết bầm).

7. Cởi nút - Giải mã vụ án mạng

- Hung thủ gây án là con đười ươi khổng lồ họ Boréo, giống Ấn Độ.

Hung thủ gây án là con rắn độc giống Ấn Độ, màu vàng lốm đốm. (Nguồn: NBT - Tổng hợp từTuyn tp Edgar Allan Poe, 2002. H: Nxb.Văn học và

Bảng khảo sát-so sánh trên cho thấy: hầu hết các yếu tố trong truyện Di băng lm đốm của Conan Doyle tương tự như các yếu tố trong truyện V án đường Morgue

của Poe: (1) Địa điểm: Án mạng đều xảy ra trong ngôi nhà (căn phòng) khóa kín (motif “bí mật trong căn phòng khóa kín), nạn nhân có hai người, hung thủ gây án đều là những con thú hoang dã (con đười ươi và con rắn nguồn gốc Ấn Độ); (2) Hai truyện

đều sử dụng kỹ thuật phá án mang tính chất duy lý, phân tích, suy luận, phương pháp loại trừ. (3) Tuy nhiên, về động cơ gây án thì khác nhau: ở truyện V án đường Morgue, nguyên nhân cái chết của hai mẹ con là do ngẫu nhiên (con đười ươi sổng khỏi chủ nhân, gây nên án mạng), còn nguyên nhân cái chết của cô con gái lớn trong truyện Di băng lm đốm là do ông bố dượng chủ mưu, nhằm chiếm đoạt tiền thừa kế

của hai cô con gái riêng của vợ. Từ đó, có thể rút ra nhận xét rằng kỹ thuật xây dựng cốt truyện của Conan Doyle chịu ảnh hưởng đậm nét của Poe, rằng thám tử trác tuyệt Dupin của Poe đã truyền cảm hứng cho thám tử lừng danh Sherlock Holmes của Conan Doyle.

3.4.2. Motif “truy tìm vt có giá tr b mt” qua truyn “Lá th b mt” ca Poe và “Xâu chui ngc trai” ca Agatha Christie

Agatha Christie, “nữ hoàng truyện trinh thám Anh quốc”, là một trong những tiểu thuyết gia viết truyện trinh thám nổi tiếng nhất thế kỷ 20, tác giả của hơn tám mươi tác phẩm trinh thám xuất sắc, với nhiều nhân vật thám tử như cô Marple, ông Tommy, ngài Queen, ông Parker Pin, sĩ quan cảnh sát Battle, nhưng nổi tiếng và thành công hơn cả là hai nhân vật, thám tử tư người Bỉ Hercule Poirot, xuất hiện lần đầu trong tác phẩm V án bí n Styles (1920) và cô Marple, xuất hiện lần đầu trong tác phẩm V

giết người Vicarage (1930)

Dù phần nào đáp ứng được thị hiếu độc giả của truyện trinh thám hiện đại bằng lối viết biến hóa, lôi cuốn, buộc người đọc phải liên tục thay đổi giả thuyết về kẻ sát nhân, “phơi bày sự thật cuộc sống” trong một cách thức tự nhiên hoàn hảo, khiến cho “truyn ca bà ging như nhng chuyn thóc mách và tâm s vn vn hàng ngày lưu

truyn trong gii tư sn thượng lưu” [25,15], hay thu hút độc giả bằng một lối viết tinh tế đặc thù của nữ giới “truyn ca bà êm, nh và thong mùi hương ca thư phòng đàn ” [25,15], nhưng Christie vẫn kế thừa những thủ pháp của truyện trinh thám truyền thống, đặc biệt ở một số truyện, cấu trúc cốt truyện trinh thám của bà có nhiều điểm rất giống với truyện trinh thám của “cha đẻ” của thể loại văn học này – Edgar Poe.

Chủ đề “truy tìm vật có giá trị bị mất” trong hình mẫu thứ ba truyện trinh thám của Poe - Lá thư b mt, được Christie khai thác và vận dụng trong một số tác phẩm, như Xâu chui ngc trai, Chuyến tàu tc hành đi Stambul… Bảng khảo sát - so sánh các yếu tố cốt truyện trong truyện Lá thư b mt của Poe và truyện Xâu chui ngc trai của Christie dưới đây cho ta thấy nhiều điểm giống nhau đáng chú ý giữa hai tác phẩm.

BẢNG SO SÁNH YẾU TỐ CỐT TRUYỆN TRONG “LÁ THƯ BỊ MẤT” CỦA POE VÀ “XÂU CHUỖI NGỌC TRAI” CỦA CHRISTIE

Yếu t ct truyn Lá thư b mt Xâu chui ngc trai

1. Vt giá tr b mt - Lá thư - Chuỗi ngọc trai

2. Cnh sát chuyên nghip “lc đường”

- không tìm ra lá thư - không tìm ra chuỗi ngọc trai thật

3. Yếu t “vn xon” ca ct truyn

- Bộ trưởng D giả vờ đi công tác vắng, để cảnh sát Paris thoải mái lục tung phòng khách sạn - không tìm thấy lá thư => cảnh sát cho rằng: lá thư không để ở khách sạn. - Marie-cô hầu phòng và tình nhân-anh bồi phòng để chuỗi ngọc trai giả vào phòng của Ce lestine-cô giúp việc, sau khi lấy trộm chuỗi ngọc trai thật

=> cảnh sát bắt nhầm thủ phạm

4. Thám t nghip dư

tìm ra vt b mt

- Dupin bằng phân tích, suy luận,

đã tìm ra lá thư.

- Poirot bằng phân tích, suy luận,

đã tìm ra chuỗi ngọc trai thật và xác định được thủ phạm.

Xâu chui ngc trai của Agatha Christie

Bảng so sánh trên cho thấy: 1) Hai truyện có cốt truyện khá mỏng, yếu tố vặn xoắn không nhiều, không phức tạp. 2) Hai truyện có cấu trúc cốt truyện giống nhau: cảnh sát chuyên nghiệp không tìm ra vật có giá trị bị mất, cuối cùng vật bị mất được tìm ra bởi một thám tử tư tài năng (Dupin và Poirot) 3) Vật bị mất ở hai truyện đều rất có giá trị (lá thư có nội dung liên quan đến sự vụ quốc gia; chuỗi ngọc trai rất quí giá) 4) Hai thám tử Dupin và Poirot đều có khả năng đặc biệt về quan sát, phân tích, suy luận, do vậy tìm ra vật bị mất. 5) Một điểm khác nhau giữa hai truyện: ở truyện Lá thư

b mt, thủ phạm lấy trộm lá thư - bộ trưởng D - được xác định ngay từđầu truyện; còn

ở truyện Xâu chui ngc trai, thủ phạm bị phát hiện ở cuối truyện.

Có thể nói, truyện Xâu chui ngc trai của Christie là sự phát triển hình mẫu truyện trinh thám thứ ba của Poe - Lá thư b mt. Sự giống nhau giữa hai tác phẩm không chỉ ở các yếu tố cốt truyện, mà cả ở cách xây dựng nhân vật thám tử (Dupin và Poirot). Ảnh hưởng về kỹ thuật xây dựng cốt truyện của Poe rất rõ nét trong truyện của Christie. Tuy nhiên, do thay đổi của thời đại (Poe - thế kỷ 19, Christie - thế kỷ 20), của thị hiếu độc giả (độc giả truyện trinh thám thế kỷ 20, có lẽ, có nhiều kinh nghiệm, “sành sỏi hơn, có lựa chọn hơn, có trình độ cao hơn” [37,137] so với độc giả truyện trinh thám thế kỷ 19), và do đặc thù tư duy sáng tạo của mỗi nhà văn, cốt truyện trinh thám của Christie có phần phức tạp, lắt léo hơn so với truyện trinh thám của Poe.

3.5. Tiu kết

Một cống hiến quan trọng của Poe đối với quá trình hiện đại hóa nền văn học Hoa Kỳ và văn học thế giới là tạo ra một thể loại văn học mới - truyện trinh thám, và hơn thế, khẳng định vị trí xứng đáng của thể loại văn học này trong nền văn học thế giới. Năm hình mẫu truyện trinh thám của Poe là những hình mẫu gốc, để từđó các nhà văn viết truyện trinh thám sau này vận dụng, sáng tạo nên những biến thể đa dạng của thể

Chính quan niệm độc đáo - truyện trinh thám phải trở thành một thể loại kỳảo, có tính trí tuệ, đã chi phối cách thức tổ chức, xâu chuỗi mọi “mắt xích” trong quá trình soạn tác của ông, từ nhân vật, phương pháp, đến bút pháp… Nhân vật thám tử anh tài trí tuệ Dupin – nhà thám tử đầu tiên của văn học trinh thám thế giới, đã khơi nguồn cảm hứng và có ảnh hưởng sâu sắc đến những nhân vật thám tử lừng danh trong văn học trinh thám thế giới sau Poe như Sherlock Holmes, Hercule Poirot, Cô Marple, Cha Brown. Phương pháp diễn dịch, kết hợp năng lực trực giác và năng lực tư duy, khả

năng quan sát – phân tích – suy lun mt cách logic, nguyên tắc cơ bản mà Dupin và các nhân vật thám tử khác của Poe vận dụng để phá án, giải mã “bí ẩn”, chiến thắng trong “trò chơi trí tuệ”, cũng là những nguyên tắc quan trọng nhất được các nhà văn viết truyện trinh thám sau này học tập, vận dụng trong các sáng tác của mình như

Conan Doyle, Agatha Christie, Wilkie Collins, George Simenon, hay Gilbert Keith Chesterton... Poe cũng đã sử dụng bút pháp phù hợp với đặc trưng của thể loại truyện trinh thám mà ông say mê – thứ “bút pháp trung tính và đơn giản” đến mức “làm cho bút pháp thành không thể nhận thấy” [97,14].

Từ quan niệm đến thực tiễn sáng tác, Poe đã chứng minh thành công rằng, truyện trinh thám không đơn thuần là một thể loại văn học giải trí, thể loại “cận văn chương” (paraliterature) như nhiều người quan niệm trước đó, mà thực sự là một thể loại văn học trí tuệ, là một “sự kiện của tư duy”.

CHƯƠNG 4. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN KHOA HỌC GIẢ TƯỞNG CỦA

EDGAR ALLAN POE

4.1. TRUYỆN KHOA HỌC GIẢ TƯỞNG VÀ HÌNH THỨC CỐT TRUYỆN KHOA HỌC GIẢ TƯỞNG CỦA POE

4.1.1. Truyn khoa hc gi tưởng

Truyện khoa học giả tưởng, ở vào thời đại của Poe - thế kỷ 19, là một khái niệm rất mới. Poe chính là “người tiên phong” phác thảo nên những đường nét căn bản của thể loại văn học đầy ắp tính sáng tạo, trí tuệ, mở ra thế giới tri thức kỳ diệu, giấc mơ

lãng mạn về khoa học tương lai.

Có nhiều quan niệm khác nhau về truyện khoa học giả tưởng. Benjamin Appel cho rằng: Khoa hc vin tưởng phn ánh tư duy khoa hc, mt kiu hư cu v nhng

điu-s-đến da trên nhng điu-trong-tm tay [139].Terry Carr định nghĩa: Khoa hc vin tưởng là th văn hc v tương lai, nó k nhng câu chuyn v nhng vt k diu mà chúng ta hi vng nhìn thy, hoc là để cho con cháu chúng ta được nhìn mai sau, trong thế k ti, hoc trong khong thi gian bt tn [139]. Hugo Gernsback quan niệm: Khi nói đến “truyn khoa hc vin tưởng”, tôi mun nói đến Jules Verne, H. G. Wells, và Edgar Allan Poe, mt kiu truyn – cht lãng mn quyến rũ hòa trn vi thc tế khoa hc và tm nhìn mang tính tiên tri...[169]; Robert A.Heinlein nêu rõ: “Mt định nghĩa đơn gin cho “khoa hc vin tưởng” có thể đưa ra là: thông qua s quan sát thc ti đểđưa ra nhng dự đoán v tương lai, da trên nhng hiu biết vng chc và thu đáo v thế gii t quá khứ đến hin ti, cũng như v bn cht và tm quan trng ca các phương pháp khoa học” [80]. Từ điển Thut ng Văn hc định nghĩa: Vin tưởng là mt phương pháp miêu tả đặc thù, s dng nhng dng hình tượng (nhng

khách th, nhng tình hung, nhng thế gii), trong đó nhng yếu t ca thc ti được kết hp vi nhau theo li siêu t nhiên, k l, khó tin... Kiu vin tưởng chủ đạo thế

k XX là vin tưởng khoa hc. Nó kế tha yếu t duy lý ca vin tưởng lãng mn, to ra nhng hình tượng da trên các gi thiết và quan nim khoa hc [100,288-289].

Các quan niệm trên làm sáng tỏ phần nào các khía cạnh khác nhau của đặc trưng thể loại văn học này: truyện khoa học giả tưởng gồm hai yếu tố khoa hc (science) và

hư cu (fiction), hai yếu tố này kết hợp, tạo ra hiệu quả nghệ thuật đặc biệt, khiến người đọc như được trải nghiệm một hin tượng khoa hc ging như tht. Yếu tố khoa hc có nghĩa tác phẩm phải đặt ra những vấn đề hoặc hiện tượng, giả thuyết có tính khoa học, mặt khác, những vấn đề, hiện tượng, giả thuyết khoa học đó lại không phải là bản sao chép rập khuôn các kết quả nghiên cứu thực nghiệm mà phải được tác giả xử lý theo cách thức riêng, được “nghệ thuật hóa”, thể hiện tầm nhìn tiên tri về tương lai. Các tác phẩm như Utopia (1516) của Sir Thomas More, Tân Atlantis (1627) của Francis Bacon, Juliver du ký (1726) của Taylor Swift, Micromega (1752) của Voltaire… đã xuất hiện yếu tố khoa học và tưởng tượng, nhưng ý tưởng chính của các tác giả, đôi khi, không nhằm đề cao phát minh khoa học, mà thông qua đó đặt ra những vấn đề triết học như nguồn gốc sự sống, bản chất con người... Chỉ đến Edgar Poe, sự

gắn kết giữa yếu tố khoa học và tưởng tượng mới có được vẻ đẹp hài hòa, chặt chẽ, và như vậy, những đường nét căn bản của một thể loại văn học mới được hình thành – truyện khoa học giả tưởng. Một số truyện khoa học giả tưởng tiêu biểu của Poe là Cuc phiêu lưu độc nht vô nh ca mt ngài Hans Phaan nào đó (1835), Cuc đối thoi ca Eiros và Charmion (1839), Cuc bàn lun gia Monos và Una (1841), Tt xung xoáy nước Maelstrom (1841), Khám phá huyn diu (1844), Hiu lc ca li nói (1845) v.v... Sau Poe và chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Poe là Jules Verne với loạt tiểu thuyết khoa học giả tưởng nổi tiếng Năm tun trên khinh khí cu (1863), T trái đất đến mt trăng

(1865), Hai vn dm dưới đáy bin (1869-1870), Tám mươi ngày vòng quanh thế gii

Truyện khoa học giả tưởng có điểm tương đồng với truyện kỳ ảo ở chỗ, trong

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Edgar Allan Poe [full] (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)