Năm hình mẫu truyện trinh thám của Poe

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Edgar Allan Poe [full] (Trang 90)

M ỤC LỤC

6. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

3.1.2. Năm hình mẫu truyện trinh thám của Poe

So với truyện kinh dị và truyện khoa học giả tưởng, truyện trinh thám của Poe có số lượng ít nhất. Tuy vậy, theo Borges, Poe đã để lại “năm hình mẫu của thể loại trinh thám” [86,702] kinh điển, mở đường cho sự hình thành và phát triển của thể loại văn học trinh thám hiện đại sau này với rất nhiều biến thể đa dạng, phức tạp như: truyện trinh thám – bài toán tâm lý hc kiểu George Simenon (Pháp), truyện trinh thám – bài toán hình sự kiểu Ellery Queen (Mỹ), truyện trinh thám – bài toán kho sát hành vi con người kiểu Dashiell Hammett (Mỹ), truyện trinh thám – bài toán hóc búa và bí

n kiểu Gilbert Keith Chesterton hay Dorothy Sayer (Anh), truyện trinh thám – tn kch trong đời sng gia đình kiểu Stanley Gardner (Mỹ), truyện trinh thám – bài toán ca tc độ, gắn với những cuộc truy đuổi, đột kích ác liệt kiểu Carter Brown (Mỹ) v.v… V.Shklovski cho rằng “cốt truyện (sujet) phải mới, còn chuyện kể (fabula) thì không nhất thiết” [94]. Điều này thật đúng với Poe, bởi năm hình mẫu cốt truyện trinh thám của ông thực sự mới.

Hình mu th nht - “V án đường Morgue” (Murders in the Rue Morgue, 1841) là truyện đầu tiên trong sê-ri ba truyện trinh thám nổi tiếng của Poe, có sự xuất hiện của thám tử tài năng và “kỳ quặc” Dupin. Với truyện ngắn xuất sắc này, chính Poe

cũng không ý thức được rằng, mình đã sáng tạo ra một thể loại văn học mới -truyện trinh thám duy lý.

Truyện mởđầu bằng một án mạng khủng khiếp và bí ẩn: hai phụ nữ là hai mẹ con bị giết chết trong một căn phòng khóa kín, một người có dấu hiệu bị bóp cổ, còn người kia bị cắt cổ bằng dao cạo. Ởđây Poe đã tạo ra loại đề tài“bí n trong căn phòng khóa kín”, sau này được nhiều nhà văn trinh thám khai thác và vận dụng, như Israel Zangwill trong The Big Bow Mystery, Gaston Leroux trong Bí mt căn phòng màu vàng, hayJohn Dicson Car trong loạt tác phẩm Chiếc ci xay b b hoang, Vụ đầu độc

đùa ct, Sân nhà bc cháy v.v… Tiếp đó, ở phần triển khai, Poe sử dụng kỹ thuật “tung hỏa mù”, gây nhiễu thông tin (lời khai của các nhân chứng rất khác nhau, khẳng

định có hai giọng nói, giọng nói thứ nhất được cho là một giọng đàn ông Pháp, nhưng giọng nói thứ hai âm sắc chói tai, rất lạ, thì các ý kiến rất khác nhau, chẳng hạn, nhân chứng người Tây Ban Nha cho đó là giọng Đức, người Đức lại cho đó là giọng Hà Lan, người Hà Lan lại đoán đó là giọng Italia…). Phần mở nút, Dupin bằng khả năng quan sát sắc sảo, suy luận logic, phương pháp loại trừ, cuối cùng đã tìm ra hung th, chính là mt con vt hoang dã - mt con đười ươi khng l ging Boréo, n Độ. Sơ đồ cốt truyện V án đường Morgue, được khái quát như sau:

PHẦN MỞĐẦU PHẦN THẮT NÚT PHẦN MỞ NÚT Sự kiện/vụ án bí ẩn, dữ dội, khủng khiếp: hai mẹ con bị giết hại một cách tàn bạo ở phố Morgue. + tình tiết bí hiểm: căn phòng khóa kín + yếu tố “tung hỏa mù”: giọng nói khó xác định thuộc ngôn ngữ nào. + manh mối của vụ án

Sự kiện/vụ án (bí ẩn)

được giải quyết: hung thủ là một con đười ươi giống Ấn Độ

+ các giả thiết và sự loại trừ

Hình mu th hai - “Bí mt ca Marie Roget” (The Mystery of Marie Roget, 1842), có phụđề là “Phần tiếp theo của V án đường Morgue”, được Poe viết vào năm 1842. Với truyện ngắn này, Poe trở thành người tiên phong hư cấu nên một câu chuyện trinh thám bí ẩn từ một vụ án có thật. Bí mt ca Marie Roget xuất bản lần đầu trên

Snowden's Ladies' Companion trong ba số (tháng 11, 12 năm 1842 và tháng 2 năm 1843).

Bí mt ca Marie RogetV án đường Morgue có một số điểm giống nhau: bối cảnh đều là nước Pháp, nhân vật có tên Pháp, nạn nhân đều là phụ nữ. Ngoài ra, hai truyện đều bộc lộ tư duy duy lý, khả năng phân tích - suy đoán hợp lý của Dupin (Poe gọi là “sự suy luận”), và lối kể chuyện đầy cuốn hút của nhân vật người kể chuyện. Tuy nhiên, mỗi truyện ngắn là một hình mẫu truyện trinh thám khác biệt. Nếu như

phần mởđầu V án đường Morgue là một sự kiện dữ dội, khủng khiếp về cái chết của hai mẹ con trong một căn phòng khóa kín, thì ở Bí mt ca Marie Roget lại là một tình huống đời thường: Marie Roget, nhân viên nữ của một cửa hiệu nước hoa, đến thăm một người bà con, rồi bị mất tích. Cách thức khám phá vụ án cũng khác nhau: Dupin trong V án đường Morgue trực tiếp đến hiện trường, quan sát, phân tích, suy luận, tìm ra hung thủ; còn Dupin trong Bí mt ca Marie Roget không hề tới hiện trường, mà chỉ

ngồi tại tư gia, phân tích, đánh giá các dữ liệu, số liệu trong các bài báo, dùng phép loại suy, “lội qua” những giả định sai lầm của các tác giả, để xác định hung thủ. Với Bí mt ca Marie Roget, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, Poe đã sáng tạo ra hình tượng “nhà thám t ngi xe lăn” (wheel-chair detective) - ngồi tại chỗ và giải mã bí ẩn bằng suy

luận. Với truyện ngắn này, Poe từ chối cung cấp cho khán giả một “bản sao” của V án

đường Morgue.

Ý tưởng truyện n ca Marie Roget bắt nguồn từ một vụ án giết người có thật ở nước Mỹ xảy ra vào năm 1838: Mary Cecilia Rogers, nữ nhân viên của một hiệu thuốc lá, sinh năm 1820 ở Lyme, Connecticut, bị mất tích vào ngày 04 tháng 10 năm 1838, tại thành phố New York. Báo chí bấy giờ gọi cô là "cô gái xì-gà xinh đẹp". Vài ngày sau, báo chí rầm rộ đưa tin sự trở về của cô, viết rằng cô đã bỏ trốn theo một chàng sĩ quan hải quân. Nhưng ba năm sau, vào ngày 25 tháng 7 năm 1841, Rogers lại biến mất một lần nữa. Ngày 28 tháng 7, thi thể của cô được tìm thấy trôi trên sông Hudson, New Jersey. Các tình tiết của vụ án cho thấy Rogers đã bị sát hại. Cái chết của cô gái nổi tiếng này thu hút sự chú ý của báo chí nước Mỹ trong nhiều tuần. Trong khi cuộc điều tra vẫn chưa thu được kết quả, thì một sự cố nữa xảy ra, khiến vụ án càng thêm bí ẩn, phức tạp: vị hôn phu của Rogers được tìm thấy đã chết do tự tử, bên cạnh anh ta có một lá thư tuyệt mệnh và một cái chai rỗng đựng chất độc…

Dựa vào vụ án mạng có thật đó, Poe có một số thay đổi (bối cảnh nước Mỹ

chuyển thành nước Pháp, sông Hudson thành sông Seine, tên nhân vật Mary Cecilia Rogers đổi thành Marie Roget…), và hư cấu nên một câu chuyện trinh thám-vụ án vô cùng bí ẩn. Cái chết của nhân vật Roget trong truyện của Poe trở thành tâm điểm của hàng loạt tờ báo, họ đưa tin, phân tích, nêu giả thuyết về hung thủ của vụ án bí ẩn. Dupin nhận xét, các tờ báo "tạo ra sự chấn động hơn là xác định nguyên nhân của sự

thật". Mặc dù vậy, ông đã sử dụng tin tức, số liệu trên các tờ báo để phân tích, chỉ ra

điểm bất hợp lý, suy luận và xác định, hung thủ là một đối tượng duy nhất (không phải một băng đảng như có báo phán đoán), đã quăng xác nạn nhân từ thuyền ném xuống sông. Ngoài ra, căn cứ vào thư từ của Roget gửi cho người bạn, Poe xác định, hung thủ

là một thủy thủ, có nước da bánh mật, và chính là bạn trai của cô gái xinh đẹp xấu số

Như vậy, với Bí mt ca Marie Roget, Poe đã tạo ra một hình mẫu truyện trinh thám hoàn toàn mới, so với V án đường Morgue: truyện trinh thám đầu tiên trong văn học được hư cấu từ một vụ án có thật; và hình mẫu nhân vật Dupin - nhà thám ttài năng, không cn trc tiếp đến hin trường, vn có th phân tích, phán đoán, suy lun, xác định được hung thủ. Với truyện ngắn này, Poe đã biến truyện trinh thám thực sự trở thành “một sự kiện của tư duy” [86,693].

Trong ba hình mẫu truyện trinh thám có nhân vật thám tử anh tài Dupin của Poe (V án đường Morgue, Lá thư b mt Bí mt ca Marie Roget), Bí mt ca Marie Roget có vẻ ít thành công hơn cả. Một trong những lý do bởi vì cốt truyện của nó rất mỏng (hầu như không có sự kiện, thắt nút, cao trào, mở nút), khác hẳn với quan niệm thông thường về cốt truyện trinh thám. Tuy nhiên, câu chuyện lại là một ví dụ về trí tuệ

sắc sảo của Poe.

Hình mu th ba - Lá thư b mt” (Purloined Letter, 1845). Khác với hai hình mẫu truyện trinh thám trên, trong Lá thư b mt không hề có án mạng giết người nào xảy ra, thay vào đó Poe tạo ra một hình mẫu truyện trinh thám mới - truy tìm mt vt có giá tr b mt trm. Trong hình mẫu này, Poe đã chuyển câu hỏi thông thường của truyện trinh thám - “Ai là thủ phạm?” hay “Thủ phạm hành động như thế nào?” thành câu hỏi trọng tâm “Vật quí giá (bị mất trộm) ở đâu?”. Có ý kiến cho rằng, Anthony Berkeley (1893-1971) là người “khai m cho s vn động mi ca văn hc trinh thám: k phm ti được biết ngay từ đầu” [25,17], nhưng thực ra, Poe mới thực sự là “người khai mở” cho kiểu truyện trinh thám này. Trong hình mẫu truyện Lá thư

b mt, được xuất bản vào năm 1845, thủ phạm lấy trộm lá thư được xác định ngay từ đầu truyện – bộ trưởng D, vấn đề cần giải quyết là: Lá thư đó hiện tại được giấu ở

chỗ nào? Vụ án thực sự là cuộc đấu trí giữa ba nhân vật: Dupin – cảnh sát trưởng – bộ trưởng D.

Với một cốt truyện mỏng, ít sự kiện, Lá thư b mt mô tả một tình huống khác hẳn với bốn truyện còn lại: cảnh sát biết rõ lá thư bị một vị bộ trưởng đánh cắp và hiện

đang giữ nó, vì thế họ hai lần bất ngờ tấn công ngoài phố và khám xét nhà ông ta. Tuy nhiên dù lục soát rất kỹ lưỡng căn phòng vị bộ trưởng D, lật giở từng bài báo, từng trang giấy, đo độ dày của từng bìa sách, lật tung từng tấm thảm, giấy dán tường, xem xét kỹ cả nền nhà bằng gạch, rồi hầm rượu, dùng cả kính lúp và kính hiển vi để soi, không bỏ sót dù chỉ một hạt bụi, nhưng, cảnh sát vẫn hoàn toàn thất bại. Cho đến khi Dupin xuất hiện và khẳng định rằng cảnh sát đã “nhầm đường”, thứ nhất do “lỗi của việc nhận dạng, thứ hai do đánh giá không chính xác, đúng hơn là, đánh giá không có trí tuệ” [86,455]. Lá thư bị mất, cuối cùng, được tìm ra ở ngay trên mặt bàn làm việc của ông D, “ngay trước mũi cảnh sát”, và Dupin, sau khi lấy bức thưđó đi, không quên thay vào đó một lá thư khác được chuẩn bị cẩn thận từ ở nhà, để ông D không phát hiện ra… Ở hình mẫu truyện trinh thám này, Poe nêu lên một ý tưởng thú vị và chính xác: giu mt vt nơi ai cũng có th trông thy, chính là giu nơi bt ng nht.

Ba hình mẫu truyện trinh thám V án đường Morgue, Bí mt ca Marie Roget

Lá thư b mt, thuộc cùng một sê-ri truyện trinh thám có sự tham gia điều tra của thám tử “anh tài trí tuệ” Dupin, nhưng mỗi truyện là một hình mẫu riêng biệt, khác nhau về tính chất vụ án (vụ án giết người và vụ án mất vật có giá trị), phương pháp

điều tra (điều tra trực tiếp tại hiện trường và điều tra gián tiếp), bối cảnh vụ án (không gian khép kín - “căn phòng bị khóa” và không gian mở, ngoài trời). Cả ba truyện trinh thám nói trên của Poe, ở mức độ khác nhau, đều thành công trong việc tạo ra những “mẫu gốc”, làm cơ sở cho sự ra đời những biến thể đa dạng của truyện trinh thám hiện

đại sau này.

Hình muth tư - truyn “Con cánh cam vàng” (The Gold Bug, 1843)

Chủ đề “truy tìm kho báu” và chi tiết “giải mật mã” nhờ năng lực tư duy, phân tích, phán đoán, là yếu tố nổi bật nhất trong truyện Con cánh cam vàng của Poe.

Truyện Con cánh cam vàng có cốt truyện dày dặn, nhiều tình tiết ly kỳ cuốn hút hơn so với truyện Lá thư b mt, và cũng thể hiện rõ hơn quan niệm truyện trinh thám như là “một sự kiện tư duy” của Poe [86,693], thông qua nhân vật William

Legrand, nhà côn trùng học, thám tử nghiệp dư, “người có học vấn trí tuệ khác thường, nhưng lại nhiễm bệnh ghét con người” [86,589]. Cốt truyện như sau: Legrand tình cờ bắt được một con cánh cam vàng kì lạ. Khi dùng bút vẽ phác họa hình con cánh cam đó lên một miếng da nhặt được trên bờ biển, ông vô tình để miếng da gần sát ngọn lửa lò sưởi, do vậy làm hiện lên hình một cái sọ người và hình một con “dê non”. Khi ông lấy nước nóng lau sạch miếng da và hơ trên bếp than nóng, ở khoảng giữa hình cái sọ người và con dê, những dòng ký tự bí mật hiện lên. Bằng tư duy sắc bén, hiểu biết về khoa học tự nhiên, kết hợp với khả năng suy luận, nhân vật chính, cuối cùng, đã giải mã được nội dung bức mật mã và tìm ra được nơi chôn giấu “cả một kho vàng vô giá” mà thuyền trưởng - cướp biển Kit để lại.

Motif “gii mt mã” thc s là mt sáng to độc đáo, đầy trí tu ca Poe.Trong truyện, dòng ký tự bí hiểm hiện lên trên miếng da:

53‡‡†305))6*;4826)4‡.)4‡);806*;48†8,53‡†305))6*;4826)4‡.)4‡);806*;48†8,¶60))85; 1‡(;:‡*8†83(88)5*†;46(;88*96, *?;8)*‡(;485);5*†2:*‡(;4956*2(5*—4)8…

được Legrand bằng phương pháp khoa học, logic, luận giải thành bảng: 5 thay cho a, + thay cho d, 8 thay cho e, 3 thay cho g… Từđó, từng bước giải mã được nội dung văn bản bí ẩn, xác định được vị trí của kho vàng mà thuyền trưởng Kit chôn giấu.

Motif “giải mật mã” của Poe sau này được nhiều nhà văn vận dụng. Thế Lữ, một trong những cây bút viết truyện trinh thám nổi tiếng của Việt Nam đầu thế kỷ 20,

đã chịu ảnh hưởng sâu sắc kỹ thuật viết truyện trinh thám của Poe, trong đó có kỹ

thuật “giải mật mã”. Trong loạt tác phẩm trinh thám, kỹ thuật này được Thế Lữ vận dụng một cách sáng tạo và Việt hóa cho phù hợp với độc giả người Việt. Theo nhà nghiên cứu Hoàng Kim Oanh: Nhng nét ch, Mai Hương và Lê Phong, Gói thuc lá, Vàng và máu của Thế Lữ đều sử dụng motif giải mật mã là những hàng chữ, con số bí

Hình mu th năm - truyn “Mi cũng là mt con người” (Thou Art the Man, 1844)

Hình mẫu truyện trinh thám thứ năm của Poe, theo chúng tôi, là truyện Mi cũng là mt con người (Thou Art the Man). Xét về đề tài, truyện ngắn này có điểm giống với truyện V án đường MorgueBí mt ca Marie Roget - cũng kể về một vụ án giết người bí ẩn và quá trình truy tìm hung thủ. Tuy nhiên, xét về đặc điểm cốt truyện,

Mi cũng là mt con người thực sự là một hình mẫu truyện trinh thám mới, có những

điểm khác biệt nổi bật: 1) Hung thủ gây án:nhân vật Charles-giàlà mt người có mi quan h rt thân thiết, thm chí là người bn tri k, tâm giao vi nn nhân - ông Barnabas Shuttlewrthy (ông S), hơn nữa là mt k có v ngoài rt đáng tin cy, được nhiều người mến mộ, kính trọng đối lập hoàn toàn với sự vô nhân tính, tàn bạo bên trong; 2) Hiện trường vụ án: hin trường v án giảđược to ra mt cách đầy tinh vi, tính toán k lưỡng của hung thủ Charles-già là một sáng tạo mới của Poe, khác bốn hình mẫu truyện trinh thám nói trên. 3) Thám tử “bất đắc dĩ”: dàn dựng một màn kịch có tang chứng vật chứng cụ thể (xác chết của nạn nhân), dùng “ging mũi” giả vờ là giọng nói của xác chết sống lại, khiến hung thủ hoảng sợđến mức tự thú nhận toàn bộ

tội ác của mình – là một “mánh lới”, kỹ thuật độc đáo của Poe, được nhiều nhà văn viết truyện trinh thám sau này học tập.

Trong truyện Mi cũng là mt con người, vấn đề tội ác được Poe nêu lên như “một

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Edgar Allan Poe [full] (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)