Loại hình cốt truyện kinh dịc ủa Poe

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Edgar Allan Poe [full] (Trang 42)

M ỤC LỤC

2.1.2.Loại hình cốt truyện kinh dịc ủa Poe

6. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

2.1.2.Loại hình cốt truyện kinh dịc ủa Poe

Phân loại truyện của Poe là công việc rất khó khăn bởi tính chất đan xen của nhiều thể loại kinh dị, trinh thám, khoa học giả tưởng, tâm lý xã hội v.v… Chúng tôi tạm chia truyện ngắn của Poe thành ba loại: truyện kinh dị, truyện trinh thám và truyện khoa học giả tưởng. Lê Huy Bắc, căn cứ vào ý nghĩa được xác định trong câu chuyện, chia truyện kinh dị của Poe thành hai loại: “loại có thể cắt nghĩa và loại không thể cắt nghĩa”[16,105]. Tiêu biểu cho loại thứ nhất là truyện Thùng rượu Amontillado, trong

đó nguyên nhân hành vi “chôn sống người” của nhân vật là để trả thù; Loại thứ hai phổ

biến hơn, trong đó “cái kinh dị gắn liền với cái kỳ ảo, hoang đường” [16,105]. Các truyện Con mèo đen và S sp đổ ca ngôi nhà Usher… thuộc loại thứ hai này. Căn cứ

vào thủ pháp nghệ thuật tạo hiệu ứng cảm xúc “sợ hãi” ở độc giả, truyện kinh dị của Poe có thể chia thành hai loại chính: truyn kinh d Gothic (trong đó nỗi sợ hãi tạo nên chủ yếu nhờ ngoại cảnh) và truyn kinh d kỳ ảo (trong đó nỗi sợ hãi tạo nên bởi sự xung đột giữa nguyên lý tự nhiên và siêu nhiên).

2.1.2.1. Truyn kinh d Gothic

Trước khi đi sâu tìm hiểu về truyện kinh dị Gothic của Poe, việc tìm hiểu một cách khái quát về văn học Gothic cũng là cần thiết. Văn học Gothic ra đời tại Anh vào thế kỷ 18 với Horace Walpole - được đánh giá là nhà văn đặt nền móng cho thể loại văn học này với tiểu thuyết Lâu đài Otranto (1764). Bị ám ảnh mãnh liệt bởi kiểu kiến trúc Gothic thời trung cổ, tác phẩm của Horace Walpole khơi nguồn cảm hứng cho làn sóng đầu tiên các tiểu thuyết gia Gothic. Nói đến văn học Gothic là nói đến sự kết hợp

yếu tố kinh dị và yếu tố lãng mạn, đôi khi được dùng để ám chỉ “nỗi kinh dị Gothic”. Một trong những cống hiến của văn học Gothic là tác động của nó đối với văn học Hoa Kỳ, tạo nên một nhánh mới – tiểu thuyết Gothic miền Nam (Southern Gothic novel), với những tên tuổi nổi tiếng như Edgar Allan Poe, Nathaniel Hawthorne, Henry James... Tiểu thuyết Gothic Hoa Kỳ, bước sang thế kỷ XX, vẫn tiếp tục khẳng định vị

trí và ảnh hưởng với những tác phẩm gây dư luận: Âm thanh và cung nộ (The Sound and the Fury, 1929), Khi tôi hp hi (As I lay dying, 1930) của William Faulkner (nhà văn được giải Nobel 1949), Để giết con chim nhi (To kill a mocking bird, 1960) của Harper Lee (Giải Pulitzer 1961)… Tiếp thu đặc trưng của văn học Gothic châu Âu, tiểu thuyết Gothic Hoa Kỳ cũng sử dụng các yếu tố kinh dị, ma quái làm nền cho câu chuyện: Bối cảnh thường là những ngôi nhà ma ám, những lâu đài biệt thự, tu viện kiểu kiến trúc Gothic suy tàn, đổ nát, hoang vắng, bóng tối, cái chết, chứng điên, bí mật, và lời nguyền; Nhân vật bao gồm những anh hùng kiểu Byron, thiếu nữ bị ngược đãi, phụ

nữ điên, ma cà rồng, quái vật, ma hiện hình, hay những bộ xương đi dạo… Sử dụng yếu tố siêu nhiên để giải thích các hiện tượng bí ẩn, lý giải nỗi sợ hãi của con người là một đặc trưng của các tác giả Gothic.

Tìm hiểu những truyện ngắn kinh dị của Poe chúng tôi nhận thấy rằng, truyn kinh d ca Poe trước hết đã kế tha đặc trưng ca văn hc Gothic châu Âu truyn thng. Là một đại diện của dòng văn học Gothic miền Nam Hoa Kỳ, Poe tiếp thu những đặc trưng nổi bật của văn học Gothic châu Âu, từ bối cảnh, nhân vật đến sử

dụng chi tiết kinh dị, bí ẩn nhằm tạo cảm giác “sợ hãi”, “khủng khiếp”, bất ngờở người

đọc. Các chi tiết kinh dị Gothic được Poe lựa chọn, sắp xếp một cách có chủ ý, nhằm

đạt tới một ấn tượng thống nhất về sự mới lạ, độc đáo. Đặc điểm loại cốt truyện kinh dị

Gothic này của Poe thể hiện rõ trong bảng Thế gii Gothic trong truyn kinh d ca Poe dưới đây.

BẢNG THẾ GIỚI GOTHIC TRONG TRUYỆN KINH DỊ CỦA POE (khảo sát 9 truyện ngắn kinh dị tiêu biểu)

Truyn Bi cnh Nhân vt Chi tiết kinh d Gothic

Bérénice - Ngôi nhà: có nét

điển hình của kiu dáng lâu đài, trong một “trang viên cũ kỹ đượm nét hoài cổ” [86,75] - nhà mộ: “rộng và tối đen như mực” [86,85] - Berenice: bị bệnh động kinh. - “tôi”: bị bệnh độc tưởng (do nghiện thuốc phiện)

- Berenice đột ngột hiện lên trước mặt “tôi” trong thư phòng vắng lặng, vào chiều đông sương mù... giống hệt một bóng ma.

- Sau khi bị chôn, nhưng “người chết (Berenice) vẫn còn thở, tim vẫn đập” [86,587]

- Chi tiết cuối truyện: chiếc hộp gỗ mun rơi xuống, tung tóe ra “những dụng cụ

của nha sĩ và ba mươi hai vật nhỏ như

ngà” (răng của Berenice) [86,588] Mt n tthn đỏ - một tu vin xa xôi cách biệt, “cửa đóng then cài”... - vũ hội hóa trang đầy vẻ bí ẩn, kỳ lạ giữa lúc nạn dịch hoành hành. - Ông hoàng Prospero:mạnh mẽ, táo bạo; tuy nhiên, “một số kẻ cho rằng ông là một thng điên” [86, 287] - “tử thần đỏ”: mặt nạ che mặt, “có dáng vẻ một xác chết đã cứng đờ...” [86, 289] - Tiếng chuông ca chiếc đồng hồ khổng lồ bằng gỗ mun: mỗi khi chuông điểm giờ lại gây nên cảm xúc khác nhau trong

đám đông, khiến họ “bối rối”, “run rẩy” hoặc “tĩnh tâm”...

- Bí mật về “tử thần đỏ”: đám đông phát hiện ra “tm vi lim màu sm chp ly cái xác ch là mt cái hp hình ch nht thô và rng” [86, 291]

- Ông hoàng Prospero và cả đám đông lần lượt bị “tử thần đỏ” giết chết, bảy căn phòng ngập máu... Con mèo đen - chuyển từ “căn phòng nhỏ bẩn thỉu” - “tôi”: tình trạng ốm yếu (do

- “tôi” khoét một mắt của con mèo thứ

sang hầm rượu trong một biệt thự cũ (nơi “tôi” và gia đình sống)

nghiện rượu) - ngay đêm con mèo bị treo cổ, ngôi nhà của “tôi” bị cháy, tuy nhiên một bức tường in rõ hình một con mèo lớn, có vệt dây thừng ở cổ.

- con mèo thứ hai “tôi” nuôi giống hệt con mèo thứ nhất (bị chột một mắt, và có khoang trắng ở cổ)

- “tôi” vung rìu định chém con mèo thứ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2, thì lại vô tình chém phải người vợ. - tiếng mèo kêu vọng ra sau bức tường giấu xác người vợ đã phơi bày tội ác giết người của “tôi”. Thùng rượu Amontilla do - Chuyển từ không gian buổi vũ hội sang

lâu đài, hầm rượu tối, lạnh, ẩm ướt, đầy khí niter, chất đống xương người...

- Fortunato bị mắc chứng ho.

- Hành động “tôi” rút bay, xây tường,

chôn sng Fortunato, mặc “tiếng khóc rên rỉ”, “tiếng hét kinh hoàng”, “tiếng cười trầm, buồn thảm” của Fortunato vọng ra từ bên trong...

- “...tôi dựng một bức tường bằng xương cũ che kín bức tường ấy”[86, 136].

Ssuy tàn ca ngôi nhà Usher - ngôi nhà rt cũ, từng viên đá mang dấu ấn tàn tạ của thời gian. - căn phòng của Usher “ cao và tối... bầu không khí chết chóc” [86, 194] - Usher: mắc bệnh căng thẳng tinh thần, luôn lo âu sợ hãi. - Madeline (cô em gái sinh đôi): mắc căn bệnh héo hon về thể chất, suy

- những tiếng động, tiếng kêu đau đớn phát ra trong ngôi nhà sau khi Madeline chết.

- dù nắp quan tài đóng chặt, xác

Madeline sng li, hiện ra “run rẩy”, “khe khẽ kêu lên” rồi “nặng nề đổ

xuống” trước mặt Usher-anh và “tôi”. - Usher-anh chết ngay trong giây lát (do

kiệt cơ thể... hoảng hốt tột độ)

- ngôi nhà Usher nổ tung trong đêm, chìm trong “cái hố sâu đầy nước đen kịt...” [86, 204] Ligeia - “một thành phố rộng cổ và đổ nát gần sông Ranh” [86,241]- nơi “tôi” gặp Ligeia. - tu vin “to lớn, tối tăm và ảm đạm, bị bỏ hoang...” [86,248] – nơi “tôi” sống với người vợ thứ hai. - “căn phòng trong cái tháp cao của tu vin...”- căn phòng trăng mật của “tôi” với người vợ mới, Rowena [86, 249] - Ligeia mắc căn bệnh lạ rồi chết. - Rowena (người vợ thứ 2) cũng mắc chứng bệnh lạ, kiểu “rối loạn tâm thần”, rồi chết. - nhân vật “tôi” có “cái tính điên rồ” [86,248],và chứng độc tưởng (hệ quả của thuốc phiện quá liều) - Rowena đã chết nhưng có “dấu hiệu” sống lại tới 4 lần: Ln mt-cặp má “đỏ ửng” trở lại; Ln hai-“đôi môi run run... hơi duỗi ra, để lộ hàm răng sáng như

ngọc trai...”; Ln ba-“cảm giác âm ấm trên thái dương, trên má và cổ xác chết... lan tỏa khắp thân thể” ; và ln bn-“thân thể lại cựa quậy...cái xác lại cựa quậy...mạnh hơn, sinh khí lại tràn ngập một cách hiếm có trên gương mặt...” - Ligeia nhập hồn vào xác người vợ mới, Rowena: “Đôi mắt của con người ấy (Rowena) chầm chậm mở ra trước mặt tôi... đôi mắt tròn man dại của người tôi yêu đã mất. CỦA NÀNG, NÀNG LIGEIA!” [86,256-258]

Bc chân dung hình oval

- tòa lâu đài “khổng lồ với vẻ ảm đạm và huy hoàng” [86, 386] - người phụ nữ trẻ “khô héo thể xác”, “suy sụp thể chất và tinh thần” [86, 390] ngồi làm mẫu cho chàng họa sĩ vẽ.

- bức chân dung được hoàn thành, khi chàng họa sĩ thốt lên “Đây mới thực sự là sự sống” [86,391] cũng chính là lúc chàng nhận ra “người yêu của chàng. Nàng đã chết” [86,391]

Morella - Morella mẹ và Morella con gái giống hệt nhau,

đều mắc căn bệnh bí ẩn, cuối cùng bị

chết.

- Sự đầu thai của Morella-mẹ vào Morella-con gái: “nơi hầm mộ mà tôi gửi xuống tiếp theo (xác Morella-con gái), tôi không mở ra dấu ấn gì của lần thứ nhất – Morella” (xác Morella-mẹ) [86,354] Trái tim mách bo - Bối cảnh không mô tả rõ, nhưng chắc chắn diễn ra trong một ngôi nhà, căn phòng ngủ của ông già.

- ông già có “đôi mắt kền kền” ám

ảnh.

- “tôi” luôn tự

khẳng định mình không bịđiên.

- “tôi” nghe thấy “tiếng rên rỉ kinh hoàng chết chóc” [86,502] tuôn ra từ tâm can mình và “âm thanh đục trầm”- của trái tim ông già.

- “đôi mắt kền kền”, “màu xanh đục với lớp màng gân guốc bao phủ” [86,503] của ông già.

- hành động lật chiếc giường, giết ông lão trong đêm của “tôi”.

- ám ảnh tội lỗi, và nhịp trái tim ông già bị giết buộc “tôi” phải tự thú tội.

(Nguồn: NBT tổng hợp từTuyn tp Edgar Allan Poe, Nxb Văn hc, H: 2002) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng khảo sát trên, có thể rút ra một số nhận xét: (1) Bi cnh, hầu hết truyện có bối cảnh là những lâu đài, tu viện, biệt thự, ngôi nhà cũ, đổ nát, hoang vắng (trừ

truyện Morella không mô tả cụ thể)-kiểu bối cảnh điển hình của văn học Gothic (2)

Nhân vt, tất cả nhân vật chính đều mắc chứng bệnh về tâm thần hoặc thể chất (bệnh

điên, bệnh động kinh, bệnh độc tưởng, rối loạn tâm thần, ho, nghiện rượu, nghiện ma túy…) (3) Chi tiết kinh d: hầu hết tập trung ở phần cuối truyện, gây cho độc giả ấn tượng sợ hãi. Như vậy, truyện kinh dị của Poe kế thừa các yếu tố kinh dị của văn học Gothic châu Âu truyền thống và Poe là một trường hợp điển hình của sự tiếp nhận ảnh hưởng văn học châu Âu đối với văn học Hoa Kỳ.

Mặc dù chịu ảnh hưởng của văn học Gothic châu Âu, nhưng truyn kinh d ca Poe có sựđổi mi so vi văn hc Gothic châu Âu truyn thng, mang dấu ấn sáng tạo cá nhân độc đáo. Lê Đình Cúc nhận định: “Poe không đơn thuần chỉ là một người bắt chước những tiểu thuyết gia theo dòng Gôtic của người Anh” [20,133]. Quá trình tiếp nhận văn học Gothic châu Âu ở Poe nói riêng và các tác gia Hoa Kỳ nói chung đã có sự chọn lọc và đổi mới quan trọng.

Th nht, v cu trúc ct truyn: Nếu như trong văn học Gothic châu Âu truyền thống, yếu tố kinh dị thường xuất hiện và gây ấn tượng mạnh ở ngay phần đầu truyện, sau đó có xu hướng giảm dần ở phần cuối truyện, nhờ vào những lý giải mang tính hiện thực thì truyện của Poe dường như đi theo chiều ngược lại. Một ví dụ điển hình của văn học Gothic châu Âu là tác phẩm The Romance of the Forest (Khúc romance của rừng, 1791) của Ann Radcliffe. Trong lời giới thiệu tác phẩm này, Chloe Chard đã dùng khái niệm "hiệu ứng tích cực của nỗi sợ”. Theo Chloe Chard, kết thúc truyện "có thể chứng minh nỗi khiếp sợ ít hơn so với phần đầu cuốn tiểu thuyết tạo ra" [143].

Trái lại, trong truyện kinh dị của Poe, các chi tiết kinh dị lại được tổ chức và triển khai theo cách trái ngược: mở đầu truyện (khai đoạn) là những chi tiết bình thường; sự

hồi hộp tăng dần ở phần phát triển (cao trào), và đến phần kết thúc truyện (mở nút) xuất hiện dồn dập những chi tiết kinh dị, khủng khiếp, bí hiểm, thậm chí thách đố trí tuệ của độc giả. Đây là điểm khác biệt căn bản giữa truyện kinh dị của Poe với truyện kinh dị Gothic châu Âu truyền thống.

Th hai, v bi cnh: Cũng là những tu viện, lâu đài, biệt thự, tòa nhà cổ kính, cũ

nát, hoang vắng, nhưng bi cnh trong truyn Poe khép kín hơn, cách biệt hơn với thế

giới xung quanh; Đặc biệt, cách sp đặt, bày bin, trang trí ni tht bên trong nhng tòa nhà cổ đó mang phong cách rt riêng ca Poe, và “không phải tất cả những thứ đồđạc này đều mang phong cách Gôtic” [20, 138].

Trong tiểu luận Triết lý ca đồđạc (The Philosophy of Furniture), Poe nêu rõ mối quan tâm của ông đến nghệ thuật trang trí nội thất, cũng như sở thích “sự thanh lịch

đến khoa trương này” [20,139]. Cách trang trí nội thất phong phú, có phần lộn xộn và khoa trương trong truyện kinh dị của Poe rõ ràng có liên quan đến quan niệm thẩm mỹ

riêng của nhà văn, hơn là sao chép đơn thuần phong cách Gothic châu Âu; Ngoài ra, có lẽ, Poe có chủ ý dùng thế giới của những thứ “đồđạc chết” để tác động lên thế giới tinh thần, thể chất của các nhân vật, qua đó phản ánh trạng thái hỗn loạn, bất an, rối loạn tâm thần của các nhân vật.

2.1.2.2. Truyn kinh d kỳảo

Ngoài kiểu cốt truyện kinh dị Gothic trình bày ở phần trên, trong thể loại truyện kinh dị của Poe, chúng tôi nhận thấy có một kiểu cốt truyện nữa – đó là truyn kinh d

kỳ ảo. Để hiểu rõ hơn về tính chất kỳảo trong cốt truyện kinh dị của Poe, chúng ta tìm hiểu khái quát về văn học kỳảo.Pierre-George Castex, trong cuốn Le conte fantastique en France de Nodier à Maupassant (Văn học kỳ ảo Pháp từ Nodier đến Maupassant)

định nghĩa: "Sự kỳ ảo (...) có đặc trưng (...) là sự đột nhập dữ dội của cái huyền bí vào khuôn khổ đời thực" (une intrusion brutale du mystère dans le cadre de la vie réelle) [53,161]. Louis Vax thì viết: "Truyện kỳ ảo, trong khi vẫn trú ngụ trong thế giới của chúng ta, muốn giới thiệu với chúng ta những người cũng giống như chúng ta, nhưng bất ngờ phải chứng kiến những điều không giải thích nổi" [53,161]; Roger Caillois nêu cùng ý đó: "Toàn bộ sự kỳ ảo là ở sự phá vỡ cái trật tự được công nhận, sự xâm nhập của cái không thể chấp nhận vào giữa tính tất yếu hàng ngày vốn không thểđảo ngược" [53,161]. Các định nghĩa trên chỉ ra bản chất của truyện kỳảo: sự xuất hiện của cái bí

ẩn trên nền các hiện tượng thông thường. Văn học kỳ ảo gây nên ở độc giả một cm giác lưỡng lự, phân vân, không biết các sự kiện được mô tả có thực hay không. Tzvetan Todorov cho rằng, phần kết của “cái kỳ ảo” thường hướng s lưỡng lự vào một trong hai quyết định - cái kỳ lạ và cái phi thường [53,161].

Truyn kinh d kỳ ảo ca Poe đã đáp ứng cả ba điều kiện cần thiết của “cái kỳ ảo” theo quan niệm của Todorov: Th nht, thế giới các nhân vật của ông, và bối cảnh trong đó các nhân vật sống, nói cười, đi lại, hay thậm chí phải chết đi, sống lại, đều

sống động, chân thực hệt như thế giới ngoài đời; nó khiến người đọc phải “lưỡng lự” về cách lý giải các sự kiện được mô tả, liệu sự kiện đó xảy ra do tình cờ ngẫu nhiên hay

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Edgar Allan Poe [full] (Trang 42)