Truyện khoa học giả tưởng của Poe

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Edgar Allan Poe [full] (Trang 126)

M ỤC LỤC

6. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

4.1.2. Truyện khoa học giả tưởng của Poe

Truyện khoa học giả tưởng chiếm số lượng không nhiều trong tổng số tác phẩm của Poe. Trong Tng tp truyn và thơ ca Edgar Allan Poe (Complete Stories and Poems of Edgar Allan Poe), hầu hết truyện khoa học giả tưởng của Poe nằm ở

phần 3, Nhng chuyến bay và nhng chuyn k quc (Flights and Fantasies), gồm 14 trong tổng số 67 truyện ngắn và vừa của Poe, chiếm 20,8 % (ít hơn nhiều so với truyện kinh dị - gồm 27 truyện, chiếm 40,2 %).

Tâm đắc và trung thành với quan niệm “văn học là sản phẩm của trí tuệ”, việc Poe trở thành người khai phá loại truyện khoa học giả tưởng hoàn toàn có thể lý giải

được. Thể loại này cho phép Poe có thể bộc lộ trọn vẹn vốn hiểu biết khoa học phong phú, tư duy duy lí mà ông luôn đề cao, đồng thời vẫn có thể thả cho trí tưởng tượng bay bổng theo những con tàu kỳ ảo ngược về những thời đại cổ xưa, hay chu du trên những quả khinh khí cu khổng lồ cầu bay tới tương lai. Derek Walcott nhận xét rất

đúng: Logic của Poe đơn thuần là “lập luận theo cách của ông” [20,150]. Chính những câu chuyện khoa học lập luận theo cách riêng đó của Poe đã đặt nền móng cho sự ra

Xác định truyện khoa học giả tưởng của Poe không đơn giản bởi lẽ, trong một tác phẩm, Poe thường kết hợp, pha trộn nhiều yếu tố (kinh dị, kỳ ảo, trinh thám, khoa học…) Tuy nhiên, căn cứ vào hàm lượng khoa học (các vấn đề, hiện tượng, phát minh khoa học, giả thuyết khoa học, kiến giải có tính khoa học, thí nghiệm khoa học…), có thể xếp một số truyện sau của Poe vào thể loại truyện khoa học giả tưởng: Cuc đối thoi ca Eiros và Charmion (The Conversation of Eiros and Charmion, 1839), Cuc bàn lun gia Monos và Una (The Colloquy of Monos and Una), Cuc phiêu lưu độc nht vô nh ca mt ngài Hans Phaan nào đó (The Unparalleled Adventure of One Hans Pfaall), Mellonta Tauta, Tt xung xoáy nước Maelstrom (A Descent into the Maelstrom), Khám phá huyn diu (Mesmeric Revelation), S tht v v án Valdemar

(The Fact in the case of M. Valdermar), Hiu lc ca li nói (The Power of Words),

Tun có ba ch nht (Three Sunday in a Week)… Ngoài ra, yếu t khoa hc cũng xuất hiện trong một số truyện ngắn thuộc thể loại khác (truyện kinh dị, truyện kỳ ảo) như

Bn tho tìm thy trong chai (MS Found in a Bottle, 1833), Cuc đối thoi ngn ngi vi mt xác ướp (Some Words with a Mummy, 1845), William Wilson (1839), Nhân sư

(The Sphinx, 1846)…

Chủ đề phổ biến trong truyện khoa học giả tưởng của Poe là các hin tượng phát minh khoa hc ở mọi lĩnh vực như: khoa học vũ trụ - trái đất, khoa học y học, khoa học tâm linh, khoa học công nghệ - kỹ thuật và khoa học chính trị-xã hội. Bối cảnh truyện khoa học giả tưởng của Poe thường đa dạng, biến hóa, không chỉ giới hạn trong phạm vi nước Mỹ thế kỷ 19, mà mở ra cả một thế giới rộng lớn, đầy ắp điều mới lạ. Độc giả đồng hành cùng nhân vật của ông trong những chuyến du hành kỳ thú xuyên không gian và thời gian: du hành từ trái đất đến mặt trăng (Cuc phiêu lưu độc nht vô nh

ca mt ngài Hans Phaall nào đó), từ hiện tại trở về những nền văn minh cổđại rực rỡ

(Bn tho tìm thy trong chai, Cuc đối thoi ngn ngi vi mt xác ướp); Lịch sử của vũ trụ - trái đất, hiện tượng big-bang, những vụ nổ lớn trong vũ trụ, chuyển động của các thiên thể, hành tinh, hiện tượng lực hút của trái đất, và cả dự cảm đau buồn về ngày

tận thế của trái đất, loài người, điều mà không ít người ở thế kỷ 21 vẫn tin tưởng, tất cả được Poe mô tả một cách chi tiết và sống động (Cuc nói chuyn gia Eiros và Charmion, Mellonta Tauta, Tt xung xoáy nước Maelstrom). Hiện tượng huyền bí mà khoa y học hiện đại vẫn dày công nghiên cứu - thôi miên – với những khả năng kỳ lạ đến khó tin của nó cũng được Poe đề cập (Trường hp ca Ngài Valdermar, Khám phá huyn diu); Đầy bí ẩn hoang đường mà vẫn hợp lý khoa học, xen lẫn chất giễu nhại hài hước là ấn tượng mà Trò chuyn cùng xác ướp đem lại, câu chuyện khám phá về

nghệ thuật ướp xác của người Ai Cập cổ đại, giả thuyết về sự sống lại của xác ướp do tác nhân dòng điện; Ngoài ra, một chủ đề nữa mà Poe trăn trở trong nhiều tác phẩm, đó là sự phân thân hồn – xác, sự tồn tại bất tử của linh hồn, sự tái sinh kỳ diệu, phảng phất triết lý Phật giáo về luân hồi (William Wilson, Cuc bàn lun gia Monos và Una); Yếu tố khoa học, đôi khi, được Poe bộc lộ qua cách lập luận thú vị, lô-gic, áp dụng nguyên tắc khoa học để giải thích những điều tưởng chừng trái với qui luật tự nhiên (Tun có ba ch nht); Ở một số truyện, Poe ghi lại tỉ mỉ, chi tiết những dấu ấn của thời đại - nước Mỹ thế kỷ 19 - thế kỷ của những phát minh khoa học công nghệ kỹ

thuật hiện đại như máy điện báo, khí đốt, đường sắt, tàu hỏa, máy in, thủy tinh, thấu kính, kính hiển vi, cơ khí, máy hơi nước…, và cả những “phát minh” về chính trị - xã hội, như nền dân chủ, tiến bộ… (Mellonta Tauta, Cuc đối thoi ngn ngi vi mt xác

ướp). Tuy nhiên, Poe cũng không ngần ngại bộc lộ quan điểm riêng, châm biếm, giễu nhại về mặt trái của cái gọi là tiến bộ và những giá trị ảo mà thời đại công nghệ hiện

đại tạo ra, có khả năng biến một “người tàn phế” trở thành một “người hoàn hảo” (Người tàn phế). Đây cũng là một đặc trưng của thể loại truyện khoa học giả tưởng bởi, việc khám phá những hệ quả, hệ lụy của các phát minh khoa học cũng là một mục đích của khoa học giả tưởng, khiến nó trở thành một dạng “văn học của ý tưởng” [159].

Bng thng kê các hin tượng khoa hc trong loi truyn khoa hc gi tưởng ca Poe cho thấy các chủ đề liên quan đến khoa học mà Poe đã đề cập trong sáng tác của mình (xem Phụ lục 4)

Dù viết về hiện tượng khoa học nào, cốt truyện đơn giản hay phức tạp, Poe đều thiết kế truyện một cách có chủ đích, nhằm tạo ra một ấn tượng thống nhất, một hiệu quả mạnh mẽ về phương diện trí tuệ, tiếp nối tinh thần “thuần lý” của thế kỷ Ánh Sáng và đề cao tri thức, hành động của thế kỷ 19, như Jacques Cabau nhận xét: “Triết lý ca Poe tt cả đều tiêm nhim thuyết thun lý ca thế k 18; Vi ông vn đề hành động và tri thc đều dn đến s làm ch tuyt đối tinh thn ca mình. Lý trí là s gii thoát…” [17,57]

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Edgar Allan Poe [full] (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)