M ỤC LỤC
6. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
3.3. Kỹ thuật giải “bài toán trí tuệ” trong cốt truyện trinh thám của Poe
những “lát cắt tâm lý”, chưa đào sâu vào những “phức hợp tâm lý”, tuy nhiên, chính yếu tố tâm lý có tính chất vừa manh nha, sơ lược ấy lại là khởi nguồn để truyện trinh thám hiện đại sau này khai thác, phát triển tạo ra một biến thể một nhánh riêng-truyện trinh thám tâm lý.
3.3. KỸ THUẬT GIẢI “BÀI TOÁN TRÍ TUỆ” TRONG CỐT TRUYỆN TRINH THÁM CỦA POE TRINH THÁM CỦA POE
Về bản chất, truyện trinh thám hướng tới việc làm sáng tỏ “bí ẩn” đặt ra ở phần
đầu truyện. Cách thức khám phá một vụ án cũng giống cách người ta “giải một ô chữ”,
đòi hỏi rất nhiều năng lực trí tuệ. Nhiệm vụ của nhà văn viết truyện trinh thám là lựa chọn và trình bày trước độc giả cách “giải ô chữ” hiệu quả và thuyết phục nhất, thông qua một “cầu nối” đặc biệt quan trọng-nhà thám tử (chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư). Trong truyện trinh thám của Poe, đó chính là “anh tài trí tuệ” Dupin, nhà thám tử đầu tiên của văn học trinh thám thế giới.
Ở một số truyện, thay cho việc đi thẳng mô tả tình tiết vụ án, Poe thường đưa vào những đoạn triết lý, luận bàn về “thuật phá án” (Vụ án đường Morgue, Lá thư bị mất), trong đó Dupin được mô tả như là người rất giỏi về “thuật” này, bởi ông sở hữu năng lực đặc biệt: quan sát tinh tường, phân tích sắc sảo, phán đoán chính xác, tìm ra được mối liên hệ giữa những “mắt xích” ở rất xa nhau trong “một dây xích lớn”...
Kỹ thuật giải “trò chơi trí tuệ” trong truyện trinh thám của Poe gồm những điểm chính sau đây:
Phương pháp diễn dịch
Năng lực trực giác: quan sát – nhìn/ nghe
Năng lực tư duy: phân tích-suy luận logic