Cốt truyện có yếu tố kỳ ảo

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Edgar Allan Poe [full] (Trang 102)

M ỤC LỤC

6. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

3.2.2. Cốt truyện có yếu tố kỳ ảo

Yếu tố kỳ ảo xuất hiện đậm đặc trong hầu hết các câu chuyện kinh dị của Poe (mục 1.1.3.2.). Vậy, trong truyện trinh thám - vốn chú trọng sự kiện và hành động - liệu yếu tố kỳảo có tồn tại hay không?

Qua năm hình mẫu truyện trinh thám của Poe, chúng tôi nhận thấy, yếu tố kỳ ảo vẫn hiện diện, tuy không ở mức độ dày đặc như trong truyện kinh dị. Yếu tố kỳ ảo

được sử dụng trong truyện trinh thám, có lẽ, trước hết xuất phát từ quan niệm: “Poe không mun rng truyn trinh thám li là mt th loi hin thc, mà phi là… mt th

loi kỳ ảo, ta có th nói như thế, nhưng đó là th loi kỳ ảo có ngun gc t trí tu

ch không phi ch t tưởng tượng.” [86,699]. Quan niệm của Poe về truyện trinh thám rõ ràng rất khác với quan niệm của Van Dine. Nếu như Van Dine đề ra qui tắc - trong truyện trinh thám “cái kỳ ảo không được chấp nhận” [97,17], thì với Poe, ông lại tuân theo những qui tắc riêng, độc đáo - truyện trinh thám là một “thể loại kỳ ảo”. Nhận xét về qui tắc hoàn toàn trái ngược nhau của Van Dine và Poe về việc chấp nhận hay không chấp nhận cái kỳ ảo trong truyện trinh thám, Tzvetan Todorov cho rằng, không phải toàn bộ qui tắc của Van Dine đều đúng với truyện trinh thám, mà chỉ “một bộ

phận quy tắc của Van Dine xem ra thích ứng với tiểu thuyết trinh thám” mà thôi [97,18]. Khi mà mọi qui tắc đều có sự “gò bó” nhất định thì việc các nhà văn viết truyện trinh thám, nhất là một nhà văn cá tính như Poe, muốn “rũ bỏ chúng đi để làm ra cho mình một thể chế mới” [97,21] là điều hoàn toàn có thể lý giải và chấp nhận được. Tính chất “kỳảo có nguồn gốc từ trí tuệ” ấy chính là thứ “thể chế mới” mà Poe muốn và đã tạo ra trong những câu chuyện trinh thám của mình.

Trở lại yếu tố kỳ ảo, xin nhấn mạnh lại quan niệm của Louis Vax: "Truyn kỳ ảo, trong khi vn trú ng trong thế gii ca chúng ta, mun gii thiu vi chúng ta nhng người cũng ging như chúng ta, nhưng bt ng phi chng kiến nhng điu không gii thích ni" [53,161]. Điều này rất đúng với truyện trinh thám của Poe: các nhân vật của ông “bất ngờ phải chứng kiến” những sự kiện bí ẩn, những vụ án phức tạp, tưởng như

không giải thích nổi, và rồi họ “tình cờ” hoặc “hữu ý” phải tham gia vào quá trình làm sáng tỏ những bí ẩn đó.

Truyện trinh thám của Poe không phải là những bản tường trình bằng phương pháp hiện thực những vụ án li kỳ có thật, mà là sản phẩm của trí tưởng tượng. Tuy có truyện Poe cũng dựa vào tình tiết có thật của vụ án có thật, nhưng bằng các thao tác kỹ

thuật, ông đã biến nó thành câu chuyện “kỳ ảo”, với ranh giới rất mơ hồ về cái thật và cái ảo trong cốt truyện. Truyện Bí mt ca Marie Roget là một trường hợp điển hình. Từ một vụ án có thật xảy ra ở nước Mỹ, với nạn nhân là một cô gái Mỹ, Poe phóng tác nên một câu chuyện vụ án đầy bí ẩn với bối cảnh nước Pháp, nhân vật nữ là một cô gái Pháp, và quan trọng hơn, tác phẩm của ông tạo ra một hiệu ứng cảm xúc “phân vân”, “lưỡng lự” ởđộc giả - một hiệu ứng đặc trưng của loại truyện kỳ ảo. Như vậy, ýếu tố

kỳảo trong truyện trinh thám của Poe cần được hiểu là những yếu tố không có thực, do tác giả tưởng tượng ra (bối cảnh, nhân vật, hoặc tình tiết), được đưa vào truyện với một dụng ý có tính toán từ trước của Poe, nhằm tạo ra hiệu ứng cảm xúc “phân vân”, “lưỡng lự” ởđộc giả.

Trong năm hình mẫu truyện trinh thám của Poe, có tới ba trong năm truyện có bối cảnh ở bên ngoài nước Mỹ quê hương của Poe – đó là nước Pháp và thành ph Paris

cổ kính và tráng lệ (V án đường Morgue, Bí mt ca Marie Roget, Lá thư b mt); một truyện có bối cảnh một hòn đảo nhỏ, cách biệt với thế giới bên ngoài (Con cánh cam vàng) và một truyện có bối cảnh một thị trấn cổ xưa (Mi cũng là mt con người).

Khung cnh Paris ca nước Pháp, có l, chính là yếu t kỳ ảo đầu tiên trong truyn trinh thám ca Poe. Lý giải điều này, Borges viết: “Poe có th chn nơi xy ra ti ác địa bàn hot động ca nhà thám tử ở New York, nhưng khi đó người đọc có th t

hi liu mi chuyn có th din ra như thế tht không, liu cnh sát Hoa K có hành

động như thế hay không. Chc chn s d dàng hơn cho Poe và cho trí tưởng tượng ca ông nếu chn khung cnh Paris, ti mt khu ph ít người qua li gn Saint – Germain-des-Prés.” [86,700]

Trong V án đường Morgue - truyện trinh thám đầu tiên của Poe, Paris được chọn làm bối cảnh. Câu chuyện mở đầu: “Tôi sng Paris… - vào mùa xuân và đầu mùa hè năm 18…, ở đó tôi làm quen vi mt người tên là C.Auguste Dupin…” [86,640]. Trong truyện trinh thám thứ hai, Bí mt ca Marie Roget, Paris với sông Seine cũng được Poe lựa chọn thay cho New York và sông Hudson. Tương tự như vậy là truyện trinh thám thứ ba, Lá thư b mt, với phần mở đầu rất giống truyện V án

đường Morgue: “Tôi ở Paris vào năm 18… Sau một buổi tối mùa thu bão táp, tôi đã

được hưởng niềm vui nhân đôi trong sự trầm ngâm ngậm chiếc tẩu bằng đá bọt cùng với bạn tôi, Dupin, tại một thư viện nhỏ…” [86,439]. Như vậy, cả ba truyện thuộc xê-ri truyện trinh thám có nhân vật thám tử Dupin của Poe, thay cho bối cảnh nước Mỹ vào nửa đầu thế kỷ 19, Poe đều chọn Paris làm bối cảnh. Đây có thể coi là yếu tố kỳảo đầu tiên trong truyện trinh thám của Poe. Ngoài chủ định tạo ra tính khó xác định đối với

độc giả người Mỹ, có lẽ, Paris với vẻ đẹp bí ẩn của những con phố vắng vào những buổi chiều muộn, về đêm, hay sáng sớm thực sự là “địa bàn hoạt động” lý tưởng nhất cho những vụ án bí ẩn, cũng là địa điểm lý tưởng nhất cho trí tưởng tượng của Poe thỏa sức vẫy vùng.

Ngoài bối cảnh,Poe cũng thường to dng nhng không gian kỳ ảo, khép kín cho hoạt động của các nhân vật. Chẳng hạn, Dupin và nhân vật “tôi” trong truyện V án

đường Morgue sống trong “một căn nhà cổ, bé nhỏ và kỳ cục, hoang vắng – đang ở

trong một tình trạng gần nhưđổ nát và tọa lạc ở một nơi hẻo lánh của khu ngoại ô Saint – Germain” [86,641]. Nhân vật Legrand trong truyện Con cánh cam vàng, rời thành phố Oócliơnđơđến sống ở một hòn đảo hoang vắng, cách biệt, nơi “chẳng có gì khác ngoài cát biển”, với khu “rừng rậm hầu như không đi xuyên qua được”, “sâu thẳm trong khu rừng, tít phía cực đông của đảo” [86,589]. Thị trấn Rattle của nhân vật Charles-già, ông S và cậu cháu P, trong truyện Mi cũng là mt con người, cũng cổ

xưa, cách biệt với thế giới bên ngoài, ngôi làng tiếp giáp với những cánh rừng (sau này xác ông S được tìm thấy ởđó). Khung cảnh Paris xa xôi và không gian kỳ ảo khép kín

đem lại cho truyện trinh thám của Poe bầu không khí bí ẩn, kích thích óc tưởng tượng của độc giả. Thao tác kỹ thuật đó được Poe sử dụng có chủ ý, nhằm tạo ra một thể loại kỳảo có nguồn gốc từ trí tuệ.

Một đặc trưng nổi bật của truyện kỳảo là tạo nên hiu ng cm xúc “lưỡng l”, “phân vân”ởđộc giả. Trong truyện trinh thám của Poe, cảm giác “lưỡng lự”, “phân vân” ấy vẫn tồn tại, nhưng không nhằm vào ranh giới mơ hồ giữa thực và ảo, mơ và tỉnh, ma và người như trong truyện kinh dị, mà nhn mnh vào các tình tiết bí n ca v án hoc các câu hi liên quan đến v án.

Chẳng hạn, truyện V án đường Morgue khiến độc giả hoang mang với câu hỏi: Vì sao trong một căn phòng khóa kín như vậy, một vụ án mạng khủng khiếp lại có thể

xảy ra? Ai làm việc đó và bằng cách thức nào? Động cơ là gì? Poe tạo ra trạng thái hoang mang đó trong tâm trí độc giả, dẫn dụ họ đi theo diễn biến thắt nút - cao trào - mở nút của câu chuyện, cho đến khi tìm ra được hung thủ. Ở truyện Bí mt ca Marie Roget, những câu hỏi tương tự được lặp lại: Ai giết cô gái? Vì sao? Như thế nào? Nếu như ở V án đường Morgue, tính chất dữ dội, khủng khiếp của vụ án gây ấn tượng mạnh ngay từđầu truyện, thì ở Bí mt ca Marie Roget, câu chuyện lại diễn biến theo chiều hướng trái ngược: một sự khởi đầu có vẻ rất bình thường, nhưng lại dẫn tới một cái kết rất bất bình thường, tính chất phức tạp, bí ẩn của vụ án ngày càng tăng, song hành với trạng thái hoang mang, phân vân ởđộc giả. Với chủ đề “truy tìm vật có giá trị

bị mất”, Lá thư b mt gieo vào tâm trí độc giả những câu hỏi hoàn toàn khác. Ngay ở đầu truyện, thủ phạm đã được xác định-bộ trưởng D, động cơ cũng rất rõ ràng-chiếm

đoạt lá thư “một trong số tài liệu quan trọng nhất trong khu nhà hoàng đế” [86,442], do vậy, băn khoăn của độc giả không nhằm vào các câu hỏi: Ai là hung th? Động cơ gây án là gì? V án được tiến hành ra sao?, mà tập trung vào một câu hỏi duy nhất: Lá thư

b ly trm được ct giu ởđâu? Toàn bộ diễn biến truyện xoay quanh tìm đáp án cho câu hỏi đó.

Với quan niệm và kỹ thuật tạo cốt truyện rất riêng, Poe đã đưa yếu tố kỳ ảo vào những câu truyện trinh thám, tuy rằng so với truyện kinh dị, yếu tố này không xuất hiện “dày đặc” và có thể dễ dàng nhận thấy. Chính yếu tố kỳảo đã tạo ra hiệu ứng cảm xúc đặc biệt, và ột đặc điểm không thể bỏ qua của cốt truyện trinh thám của Poe. Truyện trinh thám của ông, vì vậy, không phải là “một thể loại hiện thực”, mà thực sự

là “một thể loại kỳảo”.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Edgar Allan Poe [full] (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)