Truyện trinh thám và công thức cốt truyện trinh thám của Poe

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Edgar Allan Poe [full] (Trang 85)

M ỤC LỤC

6. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

3.1.1. Truyện trinh thám và công thức cốt truyện trinh thám của Poe

3.1.1.1. Truyn trinh thám

S.S.Van Dine, nhà văn viết truyện trinh thám “đặc biệt ưa thích định lí”, người

đề ra “hai mươi qui tc viết truyn trinh thám” nổi tiếng (American Magazine, 1928),

đã có lý khi cho rằng “Truyện trinh thám là một loại trò chơi trí tuệ” [141]. Thể loại văn học này đòi hỏi rất cao về tư duy lý trí, nhất là trong việc tổ chức các sự kiện nhằm tạo “độ căng” cho câu chuyện.

Về nguồn gốc của thể loại văn học trinh thám có nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng, truyền thuyết về Cain và Abel - hai người con trai của Adam và Eva, trong Kinh Thánh, phần Sáng thế của Cu ước, là câu chuyện có “s kin mang tính hình sự đầu tiên” [25,7]. Truyền thuyết kể rằng: Abel-em làm nghề chăn chiên, còn Cain-anh làm ruộng. Một lần, hai người dâng lễ vật lên Đức Jehovah: Abel-em dâng lên Đức Chúa Trời con chiên đầu lòng, còn Cain-anh dâng các nông sản do mình tự làm ra. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời chỉ quan tâm đến lễ vật của Abel, tỏ ra thờ ơ với lễ vật của Cain, bởi vậy Cain lấy làm buồn phiền và giận dỗi. Đức Jehovah nhận thấy thái độ của Cain, truyền rằng: “Nếu người làm lành thì sao chẳng ngước mặt lên? Còn như chẳng làm lành thì tội lỗi rình đợi trước cửa, thèm ngươi lắm, nhưng ngươi phải chế ngự nó”. Một lần, cả hai anh em cùng ở ngoài đồng, do không “chế ngự” được cơn giận dỗi, ghen tỵ, Cain đã giết chết Abel - người em trai ruột của mình. Biết tin, Đức Jehovah phán truyền cho Cain: “Tiếng của máu em người từ dưới đất đã kêu thấu đến ta. Bây giờ, ngươi sẽ bị đất rủa sả. Khi ngươi trồng tỉa, đất chẳng sinh hoa lợi cho ngươi nữa; ngươi sẽ lưu lạc và trốn tránh trên mặt đất”. Truyền thuyết này trong Kinh Thánhđược cho rằng có “yếu tố hình sự” có lẽ căn cứ vào hành vi gây tội ác của Cain- anh đối với người em trai Abel [25,7]

Một quan điểm khác cho rằng, truyện trinh thám được manh nha từ văn học cổ đại. Trong vở bi kịch Hi Lạp cổđại, Oedipus làm vua của Sophocles, yếu tố trinh thám

phạm tội giết cha lấy mẹ, cuối cùng đã phát hiện ra sự thật về nguồn gốc của mình, nhờ

vào đặt câu hỏi và thu thập câu trả lời từ nhiều nhân chứng khác nhau. Một câu chuyện nổi tiếng khác của Ả Rập, cũng được coi có yếu tố trinh thám là Ba qu táo, được thuật lại bởi nàng Scheherazade trong Mt nghìn l mt đêm: Một ngư dân bắt được một cái rương nặng, khóa kín ở sông Tigris. Ông ta bán lại chiếc rương cho Harun al- Rashid. Người này mở chiếc rương ra và thấy bên trong xác chết của một phụ nữ trẻ bị

cắt thành từng mảnh. Harun ra lệnh cho tể tướng của mình, Ja'far Yahya, phải điều tra và tìm ra kẻ giết người trong vòng ba ngày. Một số tình tiết “gây nhiễu” được tạo ra thông qua kiểu “cốt truyện vặn xoắn” trong suốt quá trình điều tra vụ án. Truyện Ba qu táo có thể được coi là một nguyên mẫu đầu tiên có yếu tố trinh thám. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa Ja'far trong Ba qu táo và các nhân vật thám tử lừng danh sau này như Auguste Dupin, Sherlock Holmes, Hercule Poirot… là ở chỗ Ja'far không hề chủ động điều tra vụ án và tìm ra thủ phạm, mà bí ẩn được giải quyết khi hung thủ tự thú nhận tội ác của mình…

Thế kỷ 19 được coi là dấu mốc cho sự ra đời của truyện trinh thám với tư cách là một thể loại văn học thực sự. Thậm chí, có nhà nghiên cứu còn đưa ra năm sinh chính xác của thể loại: năm 1841, với truyện ngắn nổi tiếng V án đường Morgue

(The Murders in the Rue Morgue) của Poe. Poe đã nghĩ ra một "công thức cốt truyện” trinh thám thành công nhất cho đến lúc bấy giờ, đồng thời, cho ra mắt độc giả nhân vật nhà thám tử đầu tiên của văn học thế giới - C. Auguste Dupin – nhà thám tử hư cấu “lập dị và tài năng". Tiếp đó, là loạt truyện trinh thám - vụ án: Bí mt ca Marie Roger

(The Mystery of Marie Roger), Lá thư b mt (The Purloined Letter), Mi cũng là mt con người (Thou Art the Man) và Con cánh cam vàng (The Gold Bug). Sau Poe, và chịu ảnh hưởng ít hay nhiều từ Poe, là các nhà văn viết truyện trinh thám nổi danh như: Arthur Conan Doyle với Sherlock Holmes, bốn "nữ hoàng truyện vụ án" trong “thời Hoàng Kim” (Golden Age) của truyện trinh thám những năm 1920 và 1930, gồm Agatha Christie, Dorothy L. Sayers, Ngaio Marsh và Margery Allingham, trong đó nổi

tiếng hơn cả là Agatha Christie, với nhân vật thám tử Hercule Poirot và Cô Marple; Ngoài ra, phải kể đến William Wilkie Collins – được đánh giá chịu ảnh hưởng nhiều từ

Poe, tác giả của Người đàn bà bn đồ trng, Không tên, Armadale, Viên đá mt trăng,

với nhân vật “viên thám tử lập dị Cuff” v.v…

Đã có nhiều công trình nghiên cứu và sáng tác hướng tới việc xác định mô hình

đặc trưng ca th loi truyn trinh thám. Todorov trong công trình Thi pháp văn xuôi cho rằng, “đặc trưng tổng quát hay nhất là đặc trưng do Michel Butor đưa ra trong cuốn tiểu thuyết Thi gian biu của ông. Nhân vật George Burton, tác giả của nhiều truyện trinh thám, giải thích cho người kể chuyện rằng: “Mọi cuốn tiểu thuyết trinh thám đều xây dựng trên hai v giết người, vụ thứ nhất do kẻ sát nhân tiến hành chỉ là cơ hội cho vụ thứ hai y là nạn nhân của sát thủ trong sạch và không thể bị trừng phạt, nạn nhân của người thám tử”” [97,10]. Như vậy, nền tảng của truyện trinh thám được xác định có tính chất nhị nguyên. Tzvetan Todorov cũng chỉ ra rằng, tác phm “không cha

đựng mt truyn mà là hai truyn: truyn v ti ác và truyn v cuc điu tra. Truyện thứ nhất, truyện về tội ác, đã kết thúc trước khi bắt đầu truyện thứ hai” [97,11]. Ông đưa ra phân tích cụ thể hơn nữa: “Ta còn có thể xác định đặc trưng của hai truyện bằng cách nói rằng, truyện thứ nhất truyện về tội ác, kể lại “điều đã xảy ra thực sự”, Còn truyện thứ hai, truyện về cuộc điều tra, lý giải “người đọc (hay người kể truyện) biết điều đó như thế nào.” [97,12]. Từ việc chỉ ra đặc trưng của một thể loại văn học cụ

thể - truyện trinh thám, Todorov đã khái quát hóa, đề cập tới những vấn đề cốt lõi của một tác phẩm văn học nói chung, thuộc bất kỳ thể loại nào: “Như vậy, đó không còn là

định nghĩa cho hai truyện trong truyện trinh thám nữa, mà là định nghĩa cho hai phương diện của bất kỳ tác phẩm văn học nào, hai phương diện được các nhà Hình thức chủ nghĩa Nga phát lộ trong những năm 20 của thế kỷ này. Họ phân biệt đề tài và cốt truyện của một truyện kể: Đề tài, đó là những gì đã xảy ra trong đời; cốt truyện, là cách tác giả trình bày đề tài nọ. Khái niệm thứ nhất tương ứng với thực tếđược nói tới, với các sự kiện giống như các sự kiện diễn ra trong đời ta; khái niệm thứ hai tương ứng

với bản thân tác phẩm, với truyện kể, với các thủ pháp văn chương mà tác giả sử dụng. [97,12]. Ở đây, sự phân biệt giữa khái niệm đề tài và cốt truyện đã trở nên sáng rõ, do vậy, có thểđược vận dụng hiệu quả đối với phân tích cốt truyện trinh thám.

Vậy, bản chất của văn học trinh thám là gì? Theo Nguyễn Chiến, “Văn học trinh thám ra đời để phản ánh đề tài tội ác vốn khuấy động tâm trí con người suốt bao thế kỷ

nay. Truyện trinh thám mô tả những biến bí hiểm cùng tội ác, có thể có hoặc vắng mặt kẻ sát nhân, nhưng cốt truyện đều xoay quanh việc tìm cách phanh phui tội ác” [25,8] Nếu như trong truyện vụ án truyền thống, kẻ phạm tội thường được giới thiệu ngay ở

phần đầu truyện, động cơ gây án cũng được giải thích một cách kỹ lưỡng, thì truyện trinh thám của Poe lại “đảo lộn” cấu trúc này, biến nó thành một công việc trí tuệ nhằm giải mã “một câu đố trí tuệ”. Điều này đã được Jorge Luis Borges chỉ ra trong tiểu luận nổi tiếng của ông về truyện trinh thám [10].

3.1.1.2. Công thc ct truyn trinh thám ca Poe

Jorge Luis Borges khẳng định: “Nn văn hc ca chúng ta đang hướng v s hn lon… Trong thi đại cc kì hn lon như thi đại ca chúng ta, có mt th vn còn gi, gi mt cách khiêm tn, nhng giá tr truyn thng: đó là truyn trinh thám” [86,707]. Theo Borges, truyện trinh thám dù truyền thống hay hiện đại, dù cách tân hay không, vẫn giữ một kiểu cấu trúc cốt truyện ba phần truyền thống, bất biến: “ta không thể hình dung một truyện trinh thám không có phn mở đầu, tht nút và ci nút” [86,707]. W.H. Auden khái quát cốt truyện điển hình của truyện trinh thám như sau:

một vụ giết người xảy ra. Nhiều người bị nghi vấn. Tất cả mọi người xung quanh đều có thể bị coi là liên lụy và dần dần bị loại khỏi danh sách nghi ngờ, trừ kẻ phạm tội sát nhân. Cuối cùng, hung thủ bắt buộc bị tiêu diệt” [25,8]. Nguyễn Chiến đưa ra mô hình cốt truyện trinh thám: “…một tam giác nhân vật thống nhất trong truyện trinh thám: sát thủ - nạn nhân - thám tử. Truyện trinh thám cổ điển mô tả hoạt động của ba nhân vật này theo tuyến tính: tội ác, điều tra, sau đó là những nút rối lẫn lộn trắng đen của tình

huống khiến người ta không thể nhận biết được tội phạm đích thực. Thám tử (có thể là cảnh sát ăn lương nhà nước hoặc thám tử nghiệp dư) vào cuộc và những đầu mối chứng cớ dần dần được gỡ và chứng minh. Kẻ tội phạm bị săn lùng và bị phanh phui” [25,8].

Về công thức cốt truyện trinh thám của Poe, Borges có nhận xét: “mt s mở đầu d di, thm chí khng khiếp, sau đó, cui truyn, tt cả được gii quyết n tha” [84,701]. Như vậy, cu trúc ct truyn trinh thám ca Poe gm 3 phn chính:

Phn mở đầu gồm một sự kiện đặc biệt nào đó, chẳng hạn một vụ án bí ẩn (người bị

giết hại hoặc mất tích/đồ vật có giá trị bị mất cắp); Phn tht nút, mâu thuẫn tăng dần,

đẩy tới cao trào, xuất hiện các yếu tố “gây nhiễu”, cảnh sát điều tra (chuyên nghiệp) “bó tay”, thám tử (nghiệp dư) vào cuộc (Dupin hoặc một nhân vật nào đó đóng vai trò thám tử điều tra vụ án). Phn ci nút, nhờ năng lực quan sát, phân tích, suy luận, nắm bắt tâm lý con người, phương pháp diễn dịch kết hợp với phương pháp loại suy, nêu giả thuyết và kiểm chứng giả thuyết, của thám tử (Dupin hoặc nhân vật đóng vai trò thám tử), cuối cùng, bí mật của vụ án được giải quyết, sự thật được phơi bày.

Công thức cốt truyện trinh thám của Poe có thể khái quát như sau:

(1) Phn mở đầu => (2) Phn tht nút => (3) Phn ci nút Sự kiện/vụ án bí ẩn, dữ dội, khủng khiếp (người bị giết hoặc mất tích/ vật quí giá bị mất cắp) Sự kiện phát triển, đẩy tới cao trào (tình tiết bí hiểm, yếu tố

“tung hỏa mù”, giả thuyết sai,

điều tra lạc hướng, vụ án bế tắc) Sự kiện/ vụ án được giải quyết ổn thỏa (chủ yếu bằng quan sát, phân tích - suy luận logic…)

Công thức cốt truyện trinh thám của Poe ngược lại với công thức cốt truyện kinh dị của ông. Nói cách khác, vi Poe - truyn trinh thám có thểđược coi là mt th loi

đối xng vi truyn kinh dị. Nếu như trong truyện trinh thám của Poe, bí ẩn xuất hiện ngay ở phần đầu truyện thì trong truyện kỳảo, bí ẩn lại xuất hiện ở cuối truyện. Trong

truyện trinh thám, bí ẩn thách thức thức lối tư duy theo thói quen và chỉ được giải mã bằng một bộ óc siêu việt có khả năng chỉ ra logic của sự vật từ những điều tưởng chừng rời rạc và không quan trọng. Ngược lại, trong truyện kinh dị, mọi chuyện bắt

đầu một cách tự nhiên, hợp logic nhưng rồi những sự kiện kế tiếp nhau dẫn người đọc

đến những bí ẩn không thể giải thích bằng logic tự nhiên. Truyện trinh thám kết thúc khi bí ẩn được lý giải bằng logic tự nhiên, còn truyện kỳảo kết thúc khi hình thành một bí ẩn mà logic tự nhiên không thể nào lý giải. Tuy nhiên, ở cả hai thể loại truyện trinh thám và truyện kỳảo của Poe, trí tuệđều đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình tạo dựng và giải quyết bí ẩn, tạo ra “độ căng” của tác phẩm, sức cuốn hút đối với

độc giả.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Edgar Allan Poe [full] (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)