Ảnh hưởng của Poe trong sáng tác của một số nhà văn viết truyện kinh dị

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Edgar Allan Poe [full] (Trang 76)

M ỤC LỤC

2.3.Ảnh hưởng của Poe trong sáng tác của một số nhà văn viết truyện kinh dị

6. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

2.3.Ảnh hưởng của Poe trong sáng tác của một số nhà văn viết truyện kinh dị

TRUYỆN KINH DỊ TIÊU BIỂU

2.3.1. Du n k thut viết truyn ngn ca Poe trong “Le Horla” ca Maupassant.

Ở vào thời điểm cái tên Edgar Allan Poe vẫn còn xa lạđối với nước Mỹ, quê hương ông thì ông đã trở thành một huyền thoại, “một nhân vật vĩ đại đối với nước Pháp” [17,47]. Baudelaire từng gọi Poe là “nhà ảo thuật trong văn học Hoa Kỳ” [17,41] và nỗ

lực đưa tên tuổi của Poe tới đỉnh cao ở nước Pháp, khiến “những người Anglo-Saxon phải khám phá lại Poe trong thế kỷ 20” [17,47], Paul Valery thì thú nhận, “tìm thấy nơi Poe sự thông minh, quyến rũ vì tính máy móc táo bạo gần như toán học, đưa vào sự

cấu tạo thẩm mỹ” [17,46].

Trong số các nhà văn Pháp bị Poe chinh phục, Maupassant bộc lộ khá rõ ảnh hưởng kỹ thuật viết truyện của Poe. Maupassant viết nhiều về các đề tài như ngôi nhà, cái chết, đêm ti, mt mình, cô đơn, thi gian, ni s hãi... – loại đề tài rất phổ biến trong những câu chuyện kể của Poe. “Các truyn ca Maupassant din t s ngp ngng ca ni s hãi (peur), tính dc (sexualité), ni lo âu (angoisse) có ngun gc t chng điên (folie), ni dung các truyn ca ông thường ging như ác mng (cauchemar) va nhìn thy va vô hình, lây s s hãi sang độc giả” [47], rất giống với đề tài và hiệu ứng cảm xúc mà truyện của Poe gây nên ở độc giả. Sự tương đồng này có thể lý giải từ nhiều nguyên nhân, trong đó có sự giống nhau về trạng thái thể chất và tâm lý (Maupassant cuối đời bị điên, còn Poe mắc chứng nghiện rượu); hoàn cảnh riêng giống nhau, cả hai

với mẹ từ năm 11 tuổi do cha mẹ ông ly thân); và hai người đều có tính cách nổi loạn,

ưa thích tự do…

Le Horla (1886) - một truyện ngắn kỳảo nổi tiếng của Maupassant, khai thác nỗi sợ hãi bản thể của con người trước sức mạnh bí ẩn vô hình, không thể chế ngự. Ở

truyện ngắn này, Maupassant đã sử dụng những kỹ thuật xây dựng cốt truyện giống Poe một cách kỳ lạ. Ngoài cách đặt tên truyện tương đồng: tên Le Horla hàm nghĩa

“sc mnh vô hình”, còn Willam Wilson-tên nhân vật song trùng trong truyện của Poe, cũng toát lên ý nghĩa “sc mnh bí n”, một số mô-tip trong cốt truyện của Poe và Maupassant cũng rất giống nhau: mô-tip nhân vật mắc chứng rối loạn tâm thần, ảo giác, giấc mơ, đặc biệt là mô-tip “cái song trùng”. Dưới đây là một khảo sát ngắn về ảnh hưởng của kỹ thuật viết truyện của Poe qua truyện ngắn Le Horla của Maupassant. Trong truyện Le Horla, Maupassant s dng mô-tip nhân vt mc chng ri lon tâm thn. Nhân vật “tôi” luôn khẳng định mình không bị điên mà hoàn toàn tỉnh táo, giống “tôi” trong Trái tim mách bo của Poe. Bảng so sánh dưới đây thể hiện rõ điểm này:

Le Horla – Maupassant Trái tim mách bo - Poe

- … tôi sẵn sàng kể cho các ngài nghe câu chuyện của mình, như ông bạn tôi, bác sĩ

Marrande, đã yêu cầu. Suốt một thời gian dài

ông ta tin rng tôi bịđiên (...) các ngài sẽ thấy rằng đầu óc tôi cũng lành mnh, tnh táo và sáng sut chẳng kém gì đầu óc các ngài. [71] - … chắc chắn là các ngài đã nghĩ: "Một thằng

điên". Giá như tôi có thểmô tả cho các ngài nghe về cảm xúc của một kẻ tự nhốt mình trong phòng, đầu óc hoàn toàn lành mnh… [71]

anh tưởng tôi điên ư? Những người

điên chẳng biết gì cả. Giá như anh thử quan sát tôi. Anh sẽ thấy lý do tại sao, những toan tính, những ẩn ý gì đã dẫn tôi đến

hành động thông minhđến thế [86, 501]

- Nếu anh vẫn cho là tôi bịđiên, thì anh sẽ

chẳng có căn cứ gì khi tôi mô t mt cách minh mn việc tôi đã chôn giấu xác chết như thế nào [86, 505]

Nhân vật “tôi” trong Le Horla mắc chứng “bất ổn thần kinh”, giống với loạt nhân vật mắc chứng “rối loạn tâm thần” của Poe (xem mục 2.2.2)

Le Horla – Maupassant Truyn ca Poe

… tôi bỗng nhiên mắc một chứng bệnh rất kì quặc, không sao giải thích nổi. Thoạt đầu đó là một dng bt n thn kinh khiến tôi không sao chợp mắt được trong nhiều đêm liền. Trng thái hưng phn quá độ, đến mức chỉ cần một tiếng động nhỏ cũng đủ làm cho tôi rùng mình. Tôi trở nên cáu cẳn. Tôi hay có những cơn gin d vô cớ bất thình lình [71].

- Bị choáng ngợp bởi một cơn điên di đáng s, tôi lao người về phía bông hoa để chụp lấy… [71]

- Căn bệnh quái ác này ăn mòn nghị lực của tôi… Biểu hiện của căn bệnh này là tính khí hay b kích động đến mc bnh hon

[86,578]

- Trí tuệ yếu ớt của tôi… thần kinh tôi bị dằn vặt… sự chậm trễ làm tôi điên gin… [86,349]

- Ligeia (người vợ đầu) mắc căn bệnh lạ, Rowena (người vợ thứ 2) mắc chứng bệnh kiểu “rối loạn tâm thần”; nhân vật “tôi” có “cái tính điên rồ” và chứng độc tưởng (Ligeia)

- Usher: mắc bệnh căng thng tinh thn, luôn lo âu sợ hãi. (S sp đổ ca ngôi nhà Usher)

Nhân vật “tôi” trong Le Horla mắc chứng ảo giác, thường xuyện bị ám ảnh bởi những giấc mơ, hay nhìn thấy những hiện tượng kỳ lạ như, bông hoa tự bay lơ lửng trong không khí, cuốn sách tự lật sang trang, một chiếc cốc Venise tự dưng vỡ... Ảo giác và những giấc mơ cũng xuất hiện thường trực, đậm đặc trong truyện của Poe (Berenice,Ligeia, Nhân sư...) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cũng ging Poe, trong truyn Le Horla, Maupassant s dng mô-tip “cái song trùng” và vt chng “cái gương”. Motif “cái song trùng” - Khái niệm Cái song trùng (the double) được hiểu là sự thể hiện sự vật, con người “theo nguyên lí cặp đôi, thể hiện tính lưỡng diện, sự tồn tại song song không thể thiếu nhau của các đối cực”

[60], “linh hồn là bản trùng của chủ thể sống… hình ảnh con người tự hình dung về

mình là một hình ảnh nhân đôi” [60]. Kẻ song trùng trong truyện của Maupassant, Le Horla, hiện diện ở mọi nơi, mọi lúc, biểu tượng cho một sức mạnh vô hình, một “thực thể mới” vô hình, sẽ “thuần hóa” và chiến thắng con người. Còn trong truyện của Poe, “kẻ song trùng” William Wilson giống hệt tôi, từ tên gọi, ngày sinh, trang phục, tính cách, ngày nhập trường-là biểu tượng cho một sức mạnh bí ẩn, luôn chiến thắng, thậm chí sau khi bị “tôi” đâm chết. Vt chng “cái gương” xuất hiện trong cả hai truyện Le Horla của Maupassant và William Wilson của Poe, đều được sử dụng để khẳng định sự

tồn tại của kẻ song trùng. Trong truyện Le Horla, nhân vật “tôi” đứng trước gương, nhưng hình phản chiếu trong gương lại trống trơn, do bị một “kẻ vô hình” che lấp, chứng tỏ sự hiện diện của kẻ song trùng Horla đứng chắn giữa “tôi” và “cái gương”; Ở

truyện William Wilson, mặc dù “tôi” đã đâm chết kẻ song trùng với mình-Wilson, nhưng giọng nói của Wilson vẫn vang lên từ hình ảnh của “tôi” trong gương.

Truyện Le Horla là một ví dụ điển hình cho ảnh hưởng của kỹ thuật viết truyện ngắn của Poe đối với các nhà văn viết truyện kinh dị của nước Pháp nói chung và Maupassant nói riêng. Nước Pháp là nơi đầu tiên tài năng của Poe được khẳng định, có lẽ, cũng là nơi đầu tiên các kỹ thuật viết truyện tài năng của Poe được nghiên cứu và vận dụng hiệu quả.

2.3.2. Poe và Stephen King: T “Con mèo đen” đến “Con mèo đến từđịa ngc”

Edgar Poe và Stephen King (1949- ) – hai bậc thày của thể loại truyện kinh dị, thuộc hai thời đại cách xa nhau, có phong cách viết khác nhau, Poe - đề cao tư duy duy lý, nguyên lý nhân quả, chịu ảnh hưởng của triết học tiền hiện đại, King có tư duy sáng tạo của thời hiện đại, khi khoa học công nghệ đã rất phát triển (King là người đi tiên phong trong việc xuất bản "sách điện tử"). Tuy nhiên giữa họ cũng có khá nhiều điểm tương đồng. Nếu Poe là một trong những “ông tổ” đặt nền móng cho thể loại truyện kinh dị (thế kỷ 19), thì King là “ông vua” của loại tiểu thuyết kinh dị tâm lí hiện đại (thế kỷ

20). King viết "Mục đích của tôi là làm cho độc giả kinh sợ ngay cả khi phải vào nhà tắm" [50]. Truyện kinh dị của Poe và King đều tràn ngập nỗi ám ảnh về cái chết, nỗi cô

đơn, sợ hãi, nhân vật thường rơi vào trạng thái ảo giác, mộng mị, hoang tưởng. Cuộc đời riêng của hai người phần nào lí giải đặc điểm này (Poe và King từng chứng kiến và bị

ám ảnh nặng nề bởi cái chết của những người thân, cả hai đều mắc chứng nghiện rượu nặng). King không nhắc đến ảnh hưởng của Poe, tuy có thừa nhận thích thú cách viết của Richard Matheson, Ray Bradbury, hay H. P. Lovecraft… Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra “dấu vết” ảnh hưởng đậm nét của Poe trong truyện kinh dị của King, nhất là trong việc tổ chức các sự kiện của cốt truyện. Một số tác phẩm của King thậm chí có thể

coi là những phiên bản hiện đại tác phẩm của Poe. Ví dụ điển hình là sự tái sinh nghệ

thuật của Con mèo đen ma quái của Poe thành Con mèo đến từ địa ngc (The Cat from Hell, 1977) bí hiểm của King.

Cả Poe và King đều rất có ý thức vận dụng các nguyên tắc xây dựng cốt truyện. King nắm vững các kỹ thuật căn bản trong tạo dựng cốt truyện kinh dị của các nhà văn tiền bối như Hoffmann, Hitchcock, Mérimée, Maupassant..., và dĩ nhiên cả Poe. Cũng như Poe, King rất chú ý vấn đề dung lượng truyện – có truyện của King chỉ dài khoảng 50 trang, sử dụng lối viết thiên về liệt kê sự kiện, như truyện Kéo dài và công bng - Cuc hôn nhân êm m… King cũng là người đưa vào truyện những kỹ thuật viết truyện kinh dị hiện đại, điển hình là kỹ thuật “biến đổi những tình huống căng thẳng bình thường thành hiện tượng khiếp đảm” [148], kỹ thuật “thắt nút”, “mở nút”, tạo độ

căng, với hàng loạt sự kiện tăng tiến về mức độ bí ẩn, như truyện Lái xe bự, “gồm nhiều tình huống bình thường nhưng vẫn có khả năng biến thành một nỗi sợ không tưởng cho nhân vật và cho chính độc giả” [91]. Chúng ta sẽ thấy rõ đặc điểm này qua so sánh hai truyện, Con mèo đen của Poe và Con mèo đến từđịa ngccủa King.

Con mèo đen của Poe và Con mèo đến từ địa ngc của King có nhiều điểm tương

thù”, đến cách tổ chức các chi tiết kinh dị trong cốt truyện. (Xem bảng so sánh dưới

đây).

BẢNG SO SÁNH CỐT TRUYỆN “CON MÈO ĐEN” VÀ “CON MÈO ĐẾN TỪĐỊA NGỤC”

Con mèo đen

(The Black Cat)

Con mèo đến từđịa ngc

(The Cat from Hell) Bối cảnh - một ngôi nhà cũ, trong hầm rượu. - một lâu đài lạnh lẽo, yên tĩnh.

Nhân vật chính

- “tôi”, chủ nhân của con mèo, mắc chứng nghiện rượu; mặc dù lúc đầu rất yêu mèo.

- Drogan-một ông già ốm yếu, sợ hãi, ngồi xe lăn, chủ nhân của con mèo. Halston, một sát thủ chuyên nghiệp, nhưng lại rất yêu mèo.

Tên - Pluto (trong thần thoại nghĩa là Diêm Vương)

- Được gọi là Hell Cat (con mèo-địa ngục)

Màu sắc

- Con mèo thứ nhất: màu đen (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Con mèo thứ 2: màu đen có khoang trắng ở cổ - Hell-cat có đầu nửa đen nửa trắng, với một vệt chạy dài như “mũi tên thẳng đứng” từ đỉnh đầu xuống mũi đến tận mồm Vai trò - là thủ phạm (gián tiếp) dẫn đến cái chết của vợ nhân vật “tôi”.

- là thủ phạm làm chết 4 người (gián tiếp và trực tiếp)

Sức sống

- con mèo thứ 2 giống hệt con mèo thứ nhất-Pluto (cũng bị khoét một mắt, có vệt trắng ở cổ giống vết dây thừng) => suy đoán: sự đầu thai của con Pluto vào con mèo thứ hai.

- con mèo-địa ngục (Hell Cat) có tới 4 lần thoát chết

=> suy đoán: giống mèo có thể sống tới 9 kiếp. C on m èo Chi tiết

- sau khi con Pluto bị treo cổ, ngôi nhà của “tôi” bị hỏa hoạn.

- từ khi có con mèo-địa ngục trong nhà, lần lượt có 4 người chết: Bà Amanda (chị

kinh dị

- chỉ có 1 bức tường nhà không bị

cháy, in rõ hình 1 con mèo có vết trắng ở cổ.

- con mèo thứ 2 giống hệt con mèo thứ nhất.

- tiếng mèo kêu từ sau bức tường

đã phơi bày tội ác của “tôi”

=> suy đoán: hành động trả thù của con mèo (bị treo cổ) đối với “tôi”

gái của ông Drogan) chết vì bị trượt chân cầu thang (do vướng con mèo); Bà Carolyn Broadmoor (bạn tri kỷ của bà Amanda) chết có lẽ vì bị ngạt thở (do con mèo trèo lên ngực); Dick Gage (người hầu) chết vì đâm vào trụ cầu (do con mèo trèo lên cào mặt trong khi lái xe); Halston- sát thủ, nguyên nhân chết giống Gage (bị

con mèo tấn công dữ dội)

=> suy đoán; hành động trả thù của con mèo-địa ngục đối với việc loài mèo bị giết chết khoảng 4000 ngàn con mỗi năm để

làm thí nghiệm bào chế thuốc.

(Nguồn: NBT - Tổng hợp từTuyn tp Edgar Allan Poe, Nxb Văn học, H: 2002 và The Cat from the Hell, Stephen King - http://www.slideshare.net/zubiaries/the-cat-

from-hell-stephen-kingfundamentalsofislamblogspotcom)

Qua bảng so sánh trên, có thể rút ra một số nhận xét: (1) Hai truyện có nhiều

điểm tương đồng (bối cảnh, nhân vật, chi tiết kinh dị mang tính nhân-quả) (2) Hai truyện cũng có một số điểm khác biệt (không lớn): Về dung lượng cốt truyện, truyện của Poe (4.002 từ), ngắn hơn so với truyện của King (5.635 từ); Số lượng nhân vật trong Con mèo đen (3 nhân vật) bằng một nửa so với Con mèo đến từđịa ngc (6 nhân vật); Về mức độ bí hiểm, con mèo đen của Poe đầy ấn tượng (do dung lượng ngắn hơn,

ấn tượng dồn nén), tuy nhiên, các đặc tính tự nhiên hoang dã của loài mèo lại được King được mô tả kỹ lưỡng hơn (trực tiếp tấn công người một cách dữ dội, giết chết người). Các sự kiện trong truyện của King nhiều hơn, cốt truyện phức tạp hơn, và mang dấu ấn thời hiện đại (dùng mèo để làm thí nghiệm, bào chế thuốc).

Nhìn chung, từ “con mèo đen” của Poe đến “con mèo-địa ngục” của King có sự

phát triển theo hướng đi lên về dung lượng cốt truyện, số lượng nhân vật, về tính chất hoang dã của loài mèo, nhưng cả hai truyện đều thành công trong tạo hiệu ứng “khiếp sợ”, “phân vân” ở độc giả. Độ căng của truyện được duy trì liên tục từ đầu đến cuối truyện, hướng tới sự “mở nút” bất ngờ. Hai truyện ngắn của Poe và King cho thấy, ảnh hưởng của Poe đối với kỹ thuật viết truyện kinh dị của King rất sâu sắc, thậm chí gần như trở thành vô thức. Và điều này cũng đúng với nhiều nhà văn khác là hậu duệ của Poe trên khắp thế giới.

2.4. Tiu kết

Qua khảo sát, nghiên cứu bước đầu về nghệ thuật xây dựng cốt truyện kinh dị

của Poe, có thể nhận thấy, ở Poe không chỉ có một trí tưởng tượng bay bổng, năng lực sáng tạo dồi dào, cảm hứng thăng hoa mãnh liệt của người nghệ sĩ, mà đặc biệt ở Poe còn bộc lộ một tư duy duy lý, logic, và một trí tuệ sâu sắc. Mỗi truyện kinh dị của ông

đều là một chỉnh thể chặt chẽ, hợp lý, như “một vấn đề toán học” [90]. Căn cứ vào chi tiết nghệ thuật - yếu tố tạo hiệu ứng cảm xúc “sợ hãi”, “khiếp sợ” ở độc giả, bản chất của thể loại truyện kinh dị, có thể chia truyện kinh dị của Poe thành hai tiểu loại: truyện kinh dị Gothic và truyện kinh dị kỳảo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua lí thuyết về cốt truyện và những thao tác cụ thể của Poe trong xây dựng cốt truyện kinh dị (tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng trong việc tổ chức từng chi tiết nghệ thuật sao cho đạt tới “hiệu quả thống nhất”, gây hiệu ứng cảm xúc mạnh mẽ ở độc giả, thường xuyên nhằm vào sự “mở nút”, “độ căng”, cao trào của cốt truyện hay việc đề ra nguyên tắc về độ dài “giới hạn trong một lần đọc” đểtác giả có thể “kiểm soát” được tâm trí của độc giả và việc đọc tác phẩm của độc giả được liền mạch) của Poe cho thấy

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Edgar Allan Poe [full] (Trang 76)