1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Kinh nghiệm xây dựng, tổ chức hoạt động của ký túc xá cho học sinh bán trú ở trường THPT Cầm Bá Thước

9 713 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 63 KB

Nội dung

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "KINH NGHIỆM XÂY DỰNG, TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA KÝ TÚC XÁ CHO HỌC SINH BÁN TRÚ Ở TRƯỜNG THPT CẦM BÁ THƯỚC" PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ hoàn cảnh , lý do chọn đề tài Thường xuân là huyện miền núi, nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hóa , diện tích 1100 km 2 ( bằng 1/10 diện tích tỉnh Thanh Hóa ) địa hình cao dần về phía Tây Bắc, thấp dần về phía Đông Nam, ở các xã phía Đông độ cao thấp nhất 100 m - 300 m , các xã phía Tây 500m -1000m, cao nhất có đỉnh núi Bù Gió cao 1563m ( cao thứ nhì tỉnh Thanh hóa thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên ), đỉnh Bù Rinh ( Núi Chí Linh ) cao hơn 1200m. Địa hình bị chia cắt bởi nhiều sông suối, vực sâu. Hệ thống giao thông hết sức khó khăn cộng với thời tiết khắc nghiệt, nắng lắm mưa nhiều, không đồng đều giữa các mùa trong năm, Thường Xuân hay xảy ra tình trạng lũ lụt về mùa mưa, hạn hán về mùa khô. Dân số của huyện Thường Xuân khoảng trên 8,7 vạn người ( số liệu thống kê năm 2012 ) có 17 đơn vị hành chính cấp xã và tương đương, với 03 dân tộc chính là TháI chiếm hơn 40% Mường hơn 5% , còn lại là dân tộc Kinh, các dân tộc khác chiếm số ít không đáng kể cùng chung sống hòa đồng. Hệ thống giáo dục Thường Xuân có 65 trường học từ mầm non đến trung học phổ thông, trong đó có 2 trường THPT là Trường THPT Cầm Bá Thước và Trường THPT Thường Xuân 2. Trường THPT Cầm Bá Thước hiện nay đóng ở huyện lỵ - Thị trấn Thường xuân, với vùng tuyển bao gồm 11 xã trảI dài từ phía đông của huyện tới điểm cực Tây là xã biên giới Bát mọt . Năm học 2012-2013 đã tách một bộ phận học sinh của nhà trường về xã Vạn Xuân thành Cơ sở 2 để tiến tới thành lập trường THPT Thường Xuân 3 , song vùng tuyển còn lại của trường vẫn còn 08 xã, là Thị trấn Thường Xuân, các xã Xuân Dương, Thọ Thanh, Ngọc Phụng, Lương Sơn, Xuân Cẩm, Yên Nhân, Bát Mọt. Trường THPT Cầm Bá Thước thành lập từ 1965, qua 3 lần di chuyển địa điểm, từ khu vực Cửa Đạt, xã Xuân Mỹ và từ 1974 đến nay đóng tại Thị trấn Thường Xuân. Thị trấn Thường Xuân năm ở phía đông, gần cuối huyện Thường Xuân , các xã còn lại đều cách xa trường từ 5 đến 60 km , cụ thể có 03 xã cách xa trường từ 5-10 km ( Xuân Dương, Thọ Thanh, Ngọc Phụng), có 12 xã cách trường từ 10 - 40km , đặc biệt , xã biên giới Bát Mọt, với khoảng cách từ Thị trấn Thường Xuân đến trung tâm cụm xã Bát mọt là 60 km, chưa tính đến các thôn bản khác xa trung tâm cụm xã Bát Mọt. Nếu tính tương đối chính xác thì học sinh tại Biên giới - cửa khẩu : thôn Khẹo, các thôn khác như thôn Đục, Vịn, Ruộng … học Tiểu học trường Tiểu học Bát Mọt 2, khi đi học tại trường THPT Cầm Bá Thước, phải vượt qua chặng đường là hơn 70 km, chỉ có 2/3 chặng đường được rải nhựa, còn lại là đường liên thôn, liên bản ( trong khi đó khoảng cách từ trường THPT Cầm Bá Thước - Thị trấn Thường Xuân đến trường Đại Học Hồng Đức – Thành phố Thanh Hóa là 55 km). Do đó trừ học sinh Thị trấn Thường Xuân và một số ít xã lân cận , còn lại học sinh các xã khác muốn theo học ở trường THPT Cầm Bá Thước bắt buộc phải ở trọ lại . Nhằm giảm tải số học sinh ở xa trường phải học trọ, từ 2012 đến nay một bộ phận học sinh của trường đã tách về học tại Cơ sở 2 để tiến tới thành lập THPT Thường Xuân 3. Nhưng vẫn còn một số học sinh ở xã khác là xã Bát Mọt, Yên Nhân, Lương Sơn và một phần học sinh xã Xuân Cẩm vẫ buộc phảI đI học trọ. Theo thống kê của nhà trường, vẫn còn có hơn 400 em phải đi học trọ thuộc các xã nói trên, chiếm đến 30 % học sinh nhà trường. Lịch sử nhà trường hơn 40 năm về trước, khi mới thành lập ( 1965 ), trường Cấp 3 Thường Xuân, tiền thân trường THPT Cầm Bá Thước thời đó, do số học sinh còn ít, chủ yếu ở xa trường, nhà trường cũng đã có ký túc xá. Nhà ở do cha mẹ học sinh và học sinh tự làm dưới sự tổ chức của Nhà trường, bằng tranh tre nứa chặt từ trên rừng, giường nằm, bàn học tất cả cũng bằng nứa, luồng , duy nhất chỉ có bảng bằng gỗ. Cơ sở vật chất , chế độ chính sách, quản lý, sinh hoạt … tất cả đều tự túc, nhà trường chỉ cử có một số thầy giáo trong Ban ký túc quản lý học sinh về nề nếp. Dưới ánh đèn dầu leo lét của thời chống Mỹ, gian khổ là vậy, song các thế hệ học sinh ở ký túc xá thời đó đã trưởng thành Sau Hòa bình lập lại 1975 do số học sinh ở trọ của nhà trường đông quá, cùng với khó khăn kinh tế đất nước, của nhà trường… Ký túc xá không tồn tại nữa. Học sinh ở xa trường phải tự tìm nhà trọ, từ đó đến nay… 2012. Bản thân tôi, may mắn cũng được ở trong khu ký túc xá thời đó, nay trở thành người quản lý, người đứng đầu nhà trường . Nhìn thấy cảnh các em học sinh ở trọ tự do trong các nhà trọ học do một số hộ dân tự phát làm ra theo tính chất kinh doanh, theo cơ chế thị trường ở bên ngoài xã hội khi các em chưa đủ khôn lớn để tự lo cho mình với bao cám dỗ mặt trái của xã hội thôi thúc tôi phải xây dựng Ký túc xá cho học sinh, để phần nào tổ chức được việc ăn, ở, vui chơi, sinh hoạt cho các em sau thời gian học văn hóa ở lớp học, ở nhà trường giúp đỡ thêm để các em trở thành người có ích cho xã hội sau này . Phần thứ hai GiảI quyết vấn đề Các biện pháp Tổ chức cho ký túc xá hoạt động Do đó nhu cầu cần thiết có Ký túc xá quản lý học sinh ở nội trú là nhu cầu hết sức cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên do khó khăn về kinh tế của huyện Thường Xuân, khiến cho huyện không đủ sức đầu tư cơ sở vật chất để có Ký túc xá cho học sinh bán trú được. Nhà trường hiện tại chỉ mới đủ phòng học thường cho học sinh học 1 ca, do đó chưa có thể có ký túc xá. Học sinh phải ở trọ trong nhà dân, giá cả thỏa thuận, không nói chuyện ăn ở không hợp vệ sinh, mà chỉ xét riêng chuyện quản lý các em, tổ chức các em học tập trong thời buổi kinh tế thị trường nhất là các em đang ở lứa tuổi vị thành niên, rất dễ bị sa ngã trước cám dỗ, những thói hư tật xấu trong xã hội đang rình rập các em, trong khi nhà trường chỉ mới quản lý các em 04 tiếng một buổi học văn hóa trên lớp. Ngoài giờ học , ở trường về, các em lại về nhà trọ, tự do không ai quản lý, gặp bác chủ nhà tốt bụng cũng có, nhưng cũng có nhà chủ chỉ chú ý đến việc đông đong học sinh thuê, tháng tháng thu nhiều tiền là được. Vì vậy sự cần thiết phải có một Ký túc xá, để tổ chức quản lý sinh hoạt và học tập cho các em sau giờ học. Thường Xuân là huyện nghèo được hưởng chính sách 30a của Chính phủ, Năm 2011 theo đề nghị của Huyện & nhà Nhà trường. Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam – BIDV ( đơn vị được Chính phủ phân công đỡ đầu xóa nghèo cho huyện Thường Xuân ) đầu tư 01 nhà kiên cố 02 tầng với 12 phòng ở, với hệ thống vệ sinh, nhà tắm khép kín, đủ chỗ cho hơn 90 học sinh. Có nhà ở rồi, tiếp theo , nhà trường đề nghị và đã được UBND huyện đầu tư tiếp hệ thống tường rào cao 3m bao quanh ký túc xá, xây 01 nhà bếp , nhà ăn đủ chỗ cho 90 học sinh ăn ở để đảm bảo an ninh và sinh hoạt hàng ngày. Nhà trường tiếp nhận và trang bị thêm một số công trình phụ trợ khác , như giếng nước, nhà tắm, trang bị thêm bàn ghế, giường chiếu, chăn màn, xô chậu cho các em mượn, dụng cụ Thể dục – Thể thao đầu Video , vô tuyến … Bắt đầu năm học 2012-2013 ký túc xá đi vào hoạt động. Sau một năm học hoạt động với bao khó khăn, trong khi chưa có các văn bản hướng dẫn, điều lệ về trường THPT bán trú. Bản thân tôi tự tìm tòi học hỏi , đọc các văn bản Nhà nước trên các hệ thống thông tin, báo đài, mạng Internet… qua học hỏi kinh nghiệm tổ chức và quản lý của các nhà trường THCS Nội trú huyện, tỉnh. Bản thân tôi đã cùng với tập thể tiến hành chuẩn bị để ký túc xá đi vào hoạt động và đến nay đã thành công , có một chút kinh nghiệm nhỏ , ghi chép lại để báo cáo Hội đồng khoa học các cấp , trao đổi với đồng nghiệp, các trường bạn, có điều kiện hoàn cảnh tương tự. Trước tiên ,nhà trường đã báo cáo với Thường trực Huyện ủy, HĐND, UNND Huyện Thường Xuân, xin chủ trương và được sự đồng ý để tổ chức nhà bán trú. Sau khi được đồng ý về chủ trương, nhà trường lần lượt tiến hành các bước. 1. Họp thống nhất trong Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường, các đoàn thể , cán bộ giáo viên nhà trường. Ra nghị quyết và Quyết định về việc thành lập ký túc xá khu bán trú trường THPT Cầm Bá Thước trong năm học 2012-2013 2. Thông báo về chủ trương, tình hình tổ chức nhà bán trú, số chỗ ở của khu bán trú, cách tổ chức quản lý ở bán trú về các UBND xã và Cha mẹ học sinh nắm được – Học sinh làm đơn tự nguyện, có chữ ký xác nhận của cha mẹ học sinh & có xác nhận của chính quyền thôn xã của học sinh, cuối cùng nhà trường tổng hợp danh sách học sinh đăng ký . 3. Chuẩn bị cơ sở vật chất : Dụng cụ nhà bếp tập đoàn : Nồi niêu, xoong , chảo, rổ , rá , xô , chậu … Bàn ghế ăn của học sinh đủ cho 90 học sinh. Hợp đồng với trung tâm y tế dự phòng huyện Thường Xuân lấy mẫu nước ăn và nước sinh hoạt nhờ cơ quan phân tích, kiểm định chất lượng hệ thống nước ăn và nước sinh hoạt của khu bán trú : Dự kiến phân công phòng ở của học sinh, phòng làm việc của Cán bộ giáo viên 4. Chuẩn bị, xây dựng các văn bản pháp quy, quy định về tổ chức hoạt động của Ký túc xá Bán trú. Chuẩn bị về con người – lực lượng quản lý học sinh. + Dựa vào Điều lệ trường Bán trú dân nuôi, các văn bản pháp quy, quy định về tổ chức hoạt động của Ký túc xá. + Xây dựng Nội quy, quy chế hoạt động của Ký túc xá. + Thời gian biểu của Ký túc xá, cụ thể về thời gian : Sáng , trưa , chiều , tối, lịch tổ chức hội họp giao ban hàng tháng, hàng tuần… + Về tình hình trị an, trật tự an ninh cho Ký túc xá. - Nhà trường làm việc với công an Thị trấn huyện Thường Xuân về thủ tục đăng ký nhân khẩu tạm trú cho các em, ký văn bản thỏa thuận hợp đồng với công an Thị trấn về việc bảo vệ trật tự trị an vòng ngoài ký túc xá cho các em, và đề phòng giải quyết các trường hợp kẻ gian bên ngoài đột nhập ký túc xá trộm cắp, trấn lột và dọa nạt các em. Khi có sự việc đặc biệt trong khu ký túc xá thi thông báo cho Công an Thị trấn có mặt kịp thời qua đường dây nóng. + Về đảm bảo vệ sinh và chăm sóc sức khỏe cho các em. - Nhà trường làm việc với Trung tâm y tế huyện Thường Xuân, hợp đồng với trung tâm về kiểm tra định kỳ và đột xuất vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà bếp. Lập tủ thuốc Y tế dự phòng dùng chung để sơ cấp cứu ban đầu cho các em trong những trường hợp nhẹ. - Đối với công tác chăm sóc sức khỏe hàng ngày : nhà trường hợp đồng với 01 nhân viên có trình độ Cao đẳng Y tế, để tư vấn, chăm sóc, khám bệnh sơ cấp cứu ban đầu cho các em. - Để theo dõi sức khỏe và tạo thủ tục cần thiết khi điều trị, nhà trường lập sổ y bạ, tập hợp thẻ bảo hiểm Y tế của các em , để nhờ cơ quan y tế kiểm tra sức khỏe định kỳ, tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo quyền lợi cho các em được khám chữa bệnh trong các trường hợp bệnh nặng khi chuyển các em sang Bệnh viện Đa khoa huyện Thường Xuân, hoặc bệnh viện tuyến trên để điều trị. - Lập tủ thuốc dùng chung dặt tại phòng trực ban quản lý ký túc xá, để sơ cấp cứu ban đầu, lập sổ sách theo dõi cấp phát thuốc, kiểm kê, bổ sung hàng tháng. - Sử dụng nguồn nước là nguồn nước sạch của trạm nước Thị trấn huyện Thường Xuân cung cấp, nhà trường còn đào thêm 01 giếng khơi , khoan thêm 01 giếng khoan đường ống 80mm để dự phòng cho các em, ( vì đa số các em học sinh ở ký túc xá là người dân tộc Thái, có phong tục thích tắm nước tự nhiên ngoài trời) + Về các chính sách ưu tiên khác Nhà trường làm việc với Trung tâm Điện lực huyện Thường Xuân xin tách công tơ và hệ thống đường dây cung cấp điện riêng, để được hưởng chính sách ưu tiên trong cung cấp điện trong trường hợp , nếu khu vực phải giảm tải. Sau khi tập hợp đơn của học sinh, nhà trường mời Cha mẹ học sinh họp thống nhất chủ trương : Nhà nước và nhân dân cùng làm – Nhà trường, Cha mẹ học sinh cùng tổ chức Ký túc xá cho học sinh - Con em mình. Cha mẹ học sinh đăng ký số điện thoại liên lạc của mình, ghi số điện thoại ban quản lý, thống nhất liên lạc khi cần thiết. Nhà trường thành lập Ban quản lý ký túc xá , Hiệu trưởng nhà trường bổ nhiệm 01 đồng chí Giáo viên phụ trách làm trưởng ban, giảm số giờ dạy, cấp phụ cấp trách nhiệm CBQL cho đồng chí đó. Các thành viên khác trong Ban quản lý ký túc xá gồm : - 01 đồng chí giáo viên phụ trách quản lý kiểm tra giờ tự học của các em. - 01 đồng chí nhân viên hành chính nhà trường hợp đồng làm công tác bảo vệ tài sản chung, trật tự trị an cho khu ký túc xá . - 02 đồng chí nấu ăn hàng ngày 2 bữa chính cho các em, chăm sóc sức khỏe, sơ cấp cứu ban đầu cho các em. - Phân công các em ở từng phòng, các em bầu trưởng phòng để bảo ban quán xuyến, phân công trực nhật, làm vệ sinh, giúp đỡ nhà bếp v.v … Tổ chức hướng dẫn cho các em sử dụng thiết bị điện, nước, học tập về an toàn chống cháy nổ, học tập về nếp sống văn minh hiện đại… Học tập nội quy, thời gian biểu của ký túc xá . Buổi sáng : Dậy theo giờ mùa hè, mùa đông làm vệ sinh các nhân, vệ sinh tập thể Ăn sáng, chuẩn bị bài vở lên lớp học Buổi trưa : Học về , ăn cơm , trực nhật giúp đỡ nhà bếp dọn dẹp , nghỉ trưa Buổi chiều : Học thêm trên lớp nếu có lịch hoặc tự học ở phòng ở Chơi Thể dục - Thể thao ăn tối , trực nhật giúp đỡ nhà bếp dọn dẹp. Xem Ti vi Buổi tối : Học trên lớp từ 19 h 00 đến 22 h 00 Riêng tối thứ sáu sinh hoạt ký túc xá từ 19 h 00 đến 20 h 00 đánh giá lại công tác trong tuần, tuyên dương điển hình tốt,có nhiều cố gắng đồng thời nhắc nhở học sinh thực hiện chưa tốt, thông báo kế hoạch tuần tới, tháng tới. Trưa thứ bảy hàng tuần, học văn hóa xong, ăn cơm xong, các em có thể về nhà , thăm gia đình , chuẩn bị cho tuần học mới. Chiều Chủ nhật các em lại đến trường, về ký túc xá - Gia đình thứ 2 của mình. Tổ chức cho các em lao động tăng gia sản xuất, trồng thêm rau xanh, nuôi gà… không quên lao động và tình yêu trong lao động. Ký túc xá đã giành một khoảnh đất để tăng gia trồng thêm rau xanh , bầu bí, chuối, đu đủ Kết quả sau một năm học, Ký túc xá thực sự là gia đình thứ hai của các em, các em không những lớn khôn về thể chất lẫn tâm hồn mà còn được chăm sóc dạy dỗ trong tình thương yêu của các thầy cô BGH phân công quản lý các em, các cô chú nhân viên hành chính nhà trường nuôi dạy, chăm sóc sức khỏe hàng ngày cho các em, tạo cho các em có thói quen nếp sống sinh hoạt tập thể , giờ giấc làm việc học tập sinh hoạt khoa học, tạo thói quen cho các em bước vào cuộc sống sau này. Cuối năm học 100 % học sinh được xếp loại học lực từ trung bình trở lên, hạnh kiểm từ khá trở lên và được lên lớp thẳng, bữa cơm cuối năm thật là bịn rịn, ngày mai các em về nghỉ hè với gia đình, nhiều em cứ muốn cho năm học dài thêm chút nữa, vì sống ở ký túc xá quen rồi. Phần thứ ba Kết luận Việc tổ chức Ký túc xá học sinh bán trú cho các em học sinh trường THPT Cầm Bá Thước là đúng đắn theo đường lối của Đảng và Nhà nước. Cách tổ chức xây dựng và hoạt động của trường THPT Cầm Bá Thước bước đầu trong năm học 2012-2013 đã đạt được những thành công. Tuy nhiên cần có một cơ chế chính sách, các giải pháp , phương biện pháp kịp thời cho nhà trường, cho thầy và trò Có thể nhân rộng ra cho các trường THPT miền núi có hoàn cảnh tương tự trường THPT Cầm Bá Thước nói chung , cụ thể tôi xin đề xuất các ý kiến sau : 1. Đề nghị Sở Giáo dục& Đào tạo Thanh Hóa cùng các cấp ngành bạn khác nên tham mưu cho Bộ Giáo dục& Đào tạo khẩn trương có Quy chế trường Bán trú áp dụng cho tất cả các cấp học, trong đó có trường THPT như trường THPT Cầm Bá Thước, để các nhà trường có cơ sở lý luận thực tiễn, là kim chỉ nam để thực hiện nhiệm vụ : Cơ chế chính sách, người quản lý , chế độ cho các em được tốt hơn. 2. Ngày 24/01/2013 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 12/2013/ QĐ-TTg quy định về hỗ trợ học sinh THPT ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, Quyết định này có hiệu lực từ ngày 15/03/2013 phạm vi áp dụng cho học sinh bán trú. Hiện tại tỉnh Thanh hóa, huyện Thường Xuân chưa được thực hiện vì vậy từ năm học 2013-2014 Thanh hóa cần phảI thực hiện ngay, chi trả cho các em về hỗ trợ tiền ăn , tiền ở kịp thời là không những tạo điều kiện cho các em mà còn tạo điều kiện tốt cho quản lý của các nhà trường. 3. Hiện nay khu bán trú của trường THPT Cầm Bá Thước mới chỉ có nhà ở, bếp ăn cho học sinh. Các phương tiện vui chơi giải trí khác chỉ mới có Ti vi, 01 sân bóng. Để thêm phong phú nâng cao đời sống tinh thần cho các em, đề nghị Sở tiếp tục đầu tư tiếp cho nhà trường sân chơi, bãi tập, các thiết bị nghe nhìn, âm nhạc hiện đại… để các em vui giải trí , hoạt động ngoài giờ lên lớp, khỏi áp lực học tập. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ và đề xuất của bản thân trong công tác tổ chức, hoạt động Ký túc xá học sinh Bán trú của nhà trường. . SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: " ;KINH NGHIỆM XÂY DỰNG, TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA KÝ TÚC XÁ CHO HỌC SINH BÁN TRÚ Ở TRƯỜNG THPT CẦM BÁ THƯỚC" PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN. nhiều em cứ muốn cho năm học dài thêm chút nữa, vì sống ở ký túc xá quen rồi. Phần thứ ba Kết luận Việc tổ chức Ký túc xá học sinh bán trú cho các em học sinh trường THPT Cầm Bá Thước là đúng. chỗ ở của khu bán trú, cách tổ chức quản lý ở bán trú về các UBND xã và Cha mẹ học sinh nắm được – Học sinh làm đơn tự nguyện, có chữ ký xác nhận của cha mẹ học sinh & có xác nhận của

Ngày đăng: 07/04/2015, 14:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w