Tuy nhiên trong thực tế, chất lượng dạy - học môn Tiếng Việt Tiểu họcnói chung, ở Nghệ An nói riêng trong những năm qua vẫn còn là điều trăn trở.Hiện tượng học sinh nói, viết không thành
Trang 1XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHÍNH TẢ
PHƯƠNG NGỮ CHO HỌC SINH LỚP 3 Ở NGHỆ AN
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục Tiểu học đã, đang và mãi trở thành mối quan tâm lớn của toàn
xã hội Nó được coi là bậc học "nền móng" của hệ thống giáo dục phổ thông.Chất lượng giáo dục phổ thông tuỳ thuộc rất nhiều vào kết quả đào tạo ở Tiểuhọc Nó phải chuẩn bị tốt cho học sinh tiếp tục học lên Đồng thời Tiểu họccòn có trách nhiệm xây dựng một nền dân trí tối thiểu cho quốc gia theo tinhthần của phổ cập giáo dục Tiểu học
Là một trong các môn học của Tiểu học, môn Tiếng Việt góp phần thựchiện tốt mục tiêu chung của bậc học, trong đó việc hình thành ở trẻ em nănglực thực tiễn hoạt động ngôn ngữ (nghe - nói - đọc - viết đúng tiếng mẹ đẻ) làmột yêu cầu cực kỳ quan trọng
Đánh giá được tầm quan trọng của bậc học, môn học như vậy cho nêntrong những năm qua, các nhà quản lý, chỉ đạo, các nhà nghiên cứu, khoa học,các nhà giáo dục đã không ngừng quan tâm đến việc xây dựng một chươngtrình, nội dung sách giáo khoa cũng như việc đổi mới phương pháp dạy - họcnhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy môn Tiếng Việt trong nhà trườngTiểu học
Tuy nhiên trong thực tế, chất lượng dạy - học môn Tiếng Việt Tiểu họcnói chung, ở Nghệ An nói riêng trong những năm qua vẫn còn là điều trăn trở.Hiện tượng học sinh nói, viết không thành câu, thành chữ và đặc biệt là hiệntượng học sinh viết sai lỗi chính tả còn quá nhiều Đối với học sinh Tiểu họcvùng Nghệ An, do chịu ảnh hưởng bởi sự phát âm không phân biệt giữa thanhhỏi và thanh ngã, thanh ngã và thanh nặng… Cho nên trong bài viết của mìnhnhiều học sinh để lại rất nhiều lỗi Sự khác biệt trong cách phát âm củaphương ngữ Nghệ An so với tiếng phổ thông đã có ảnh hưởng đến khả năngđịnh hướng viết đúng chính tả của học sinh phổ thông, đặc biệt là học sinhTiểu học ở vùng này Mặc dù chương trình, nội dung sách giáo khoa (SGK)
Trang 2Tiếng Việt hiện hành, ngoài hệ thống bài tập bắt buộc (bài tập chung cho tất cảcác vùng phương ngữ), các nhà biên soạn SGK đã chú ý đến việc rèn luyệncách viết đúng chính tả những từ có liên quan đến hiện tượng đó bằng cáchxây dựng hệ thống bài tập lựa chọn dành cho các vùng phương ngữ nhưngchưa thể bao quát hết được các hiện tượng chính tả cho vùng phương ngữNghệ An Nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 3 hiện hành cũng vậy.Trongtổng số 131 bài tập nhỏ của hệ thống bài tập lựa chọn chỉ có 20 bài liên quanđến phương ngữ Nghệ An mà lại chủ yếu mới chỉ tập trung vào phân biệt ’/~
đủ nói lên điều đó.Do vậy có tình trạng cả học sinh và giáo viên phải chạytheo luyện tập những lỗi mà bản thân mình ít phạm phải (thậm chí khôngphạm phải) trong khi đó lỗi mình thường gặp lại không được thực hành, luyệntập thường xuyên
Thực trạng nêu trên đặt ra cho các nhà giáo dục mà đặc biệt trước hết làgiáo viên, những người trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 3 ở Nghệ Annói riêng một vấn đề quan trọng là: Làm thế nào để khắc phục được tình trạngđó? Làm thế nào để giúp học sinh từng bước loại bỏ lỗi chính tả trong bài viếtcủa mình? Làm thế nào để cải thiện chất lượng dạy - học môn Tiếng Việt Tiểuhọc ở Nghệ An?
Để hỗ trợ cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy - học mônTiếng Việt, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã biên soạn và ấn hành sách Tiếng Việt(SGK); SGV; Thiết kế Tiếng Việt; Vở bài tập Tiếng Việt; ngoài ra là các sáchtài liệu tham khảo về môn Tiếng Việt (từ Lớp 1 đến Lớp 5), mà trong đó rảirác có một số bài tập nhỏ có nội dung luyện tập các tình huống "có vấn đề"dành cho phương ngữ Nghệ An Vấn đề là vận dụng và khai thác các bài tập
đó như thế nào cho hiệu quả? Và những bài không có bài tập nhỏ dành chophương ngữ Nghệ An thì lựa chọn thế nào? Nên chăng các bài tập đó cầnđược xây dựng một cách đầy đủ và có hệ thống, khái quát được các loại lỗi màhọc sinh Tiểu học Nghệ An thường vấp, nhằm giúp giáo viên và học sinh vậndụng tiện lợi và có hiệu quả hơn Từ những lý do đó thôi thúc chúng tôi lựachọn, nghiên cứu đề tài : "Xây dựng hệ thống bài tập chính tả phương ngữ cho
Trang 3PHẦN II: NỘI DUNG
I ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG NGỮ NGHỆ AN (XÉT TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ ÂM HỌC) - NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN:
Theo cách quan niệm thông thường, Tiếng Việt gồm 3 phương ngữ:Phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung và phương ngữ Nam - Nghệ An nằmtrong vùng phương ngữ Trung, và trên bình diện ngữ âm nó được nhận ra bởinhững đặc điểm sau đây:
1 Hệ thống phụ âm đầu:
Phương ngữ Nghệ An có 22 phụ âm đầu tương ứng với hệ thống phụ
âm đầu trong tiếng toàn dân
2 Hệ thống vần:
Hầu hết các loại vần có mặt trong ngôn ngữ toàn dân đều có mặt trong
ngôn ngữ Nghệ An Âm đệm và âm cuối trong phương ngữ Nghệ An tươngứng hoàn toàn với hệ thống chữ viết
- Trong phương ngữ Nghệ An có 2 vần khá đặc biệt mà chữ viết ghi là
"ưu", "ươu"
3 Hệ thống thanh điệu:
Hệ thống thanh điệu của phương ngữ Nghệ An thể hiện không đầy đủnhư trong ngôn ngữ văn hoá Do sự phát âm lẫn lộn giữa thanh ngã và thanhnặng, hoặc giữa thanh ngã và thanh hỏi mà hệ thống thanh điệu tiếng địaphương Nghệ An chỉ còn có 5 thanh: ngang; huyền; sắc; hỏi; ngã <-> nặng
Có một số thổ ngữ như Nghi Lộc, hoặc "thổ ngữ" Hưng Dũng(Tp.Vinh) hệ thống thanh điệu chỉ còn có 4 thanh, thậm chí có vùng phát âmchỉ có 3 thanh
Như vậy, xét riêng về mặt ngữ âm, phương ngữ Nghệ An có nhiều đặcđiểm dị biệt Nó vừa là điểm thuận lợi đồng thời cũng lại gây không ít khókhăn cho học sinh ở đây trong quá trình tiếp nhận ngôn ngữ Tiếng Việt chuẩn
Trang 4II LỖI CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH
1 Thực trạng học tập môn Tiếng Việt của học sinh Tiểu học hiện nay:
Mặc dù được đánh giá là môn học quan trọng nhưng chất lượng giảngdạy môn Tiếng Việt vẫn chưa đáp ứng được sự mong mỏi của xã hội Chấtlượng dạy – học môn Tiếng Việt nói chung ở Tiểu học hiện nay chưa thậtđáng mừng Năng lực sử dụng Tiếng Việt của học sinh chưa cao, chưa đápứng được yêu cầu đặt ra trong một xã hội hiện đại Sự non kém ấy biểu hiệntrên các mặt: Vốn từ nghèo nàn, kỹ năng thực hành Tiếng Việt non kém, hiệntượng học sinh viết sai chính tả khá nhiều, cá biệt có những em còn viết khôngthành chữ, thành bài Kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh Tiểu học ởNghệ An cũng nằm trong tình trạng chung ấy
Để tìm hiểu năng lực ngôn ngữ của học sinh Tiểu học Nghệ An (trongmối quan hệ ràng buộc, chi phối của tiếng địa phương), chúng tôi đã tiến hànhđiều tra, khảo sát kết quả học Tiếng Việt của một số học sinh trên địa bàn này
2 Khảo sát năng lực thực hành ngôn ngữ của học sinh (về mặt ngữ âm)
a Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 3
b Phương thức khảo sát: Do chưa có điều kiện, chúng tôi chỉ khảo sát
năng lực Tiếng Việt của học sinh ở bình diện chính tả, cụ thể dựa trên 2 bàiviết: Chính tả (nghe –viết) và Tập làm văn
Cơ sở đánh giá kết quả này là chuẩn mực ngôn ngữ và khối lượng trithức tiếng mẹ đẻ mà chương trình Tiếng Việt đã quy định
c Các bước tiến hành: Để có được những kết luận có căn cứ, chúng
tôi đã tiến hành các bước cụ thể như sau:
- Bước 1: Thăm lớp, dự giờ (chủ yếu các giờ Tập đọc, Chính tả, Tậplàm văn)
- Bước 2: Điều tra, khảo sát, phân loại và thống kê trên văn bản cụ thể
do học sinh viết gồm 740 bài Tập làm văn và Chính tả (mỗi HS 4 bài) của 185học sinh Trường Tiểu Học Hưng Dũng I – TP Vinh
Thời gian khảo sát: Đầu năm học
Trang 5Hỏi Ngã
Ngã Nặng
Sắc Hỏi
Sắc Ngã
Ngang huyền
Ngang sắc
Ngang hỏi
Huyền Sắc
tr ch
d gi
x s
l n
c k q
ng ngh
d đ
m n
iêyê
iiê
eyê
uauô
ưươ
uyaya
uyêtyêt
oeeo
ươnơn
Tổng
3 Tổng: 185 13 11 9 8 9 16 13 16 7 102
Từ những số liệu cụ thể nêu trên, chúng tôi có một số nhận xét sau: Trong
740 bài Chính tả và Tập làm văn của 185 học sinh có 1534 lỗi chính tả Trungbình mỗi bài có trên 2 lỗi, trong đó bài mắc nhiều lỗi chính tả nhất là 27 lỗi
Trang 6Lỗi chính tả chủ yếu tập trung ở hệ thống các thanh điệu Đây là nét đặc trưng,riêng biệt nhất để nhận biết học sinh ở Nghệ An.
Lỗi về thanh điệu thể hiện khá phong phú, nhiều nhất có trên 9 kiểunhầm lẫn, sai sót Tuy vậy, nhìn chung các loại lỗi này chủ yếu tập trung ở cácdạng sau:
* Ngã/nặng; ngã/hỏi: Đây là lỗi chung, lỗi phổ biến Theo cứ liệu điều
tra có tới 418 lỗi thuộc kiểu này
Do ở Nghệ An các từ có thanh ngã khi phát âm thường chuyển sangthanh nặng hoặc thanh hỏi nên trong bài viết của học sinh phản ánh khá rõ
Chẳng hạn như: nhõng nhẽo -> nhỏng nhẻo hoặc nhọng nhẹo; từ ngữ ->từ ngử hoặc từ ngự; những -> nhửng, nhựng vv
* Sắc/hỏi; sắc /ngã: Số lượng lỗi này cũng khá lớn: 380 lỗi Ví dụ về
loại lỗi này khá phong phú Có thể kể ra đây một số trường hợp thường gặp
trong bài viết của học sinh như: buổi học -> buối học; kẻo muộn -> kéo muộn; vận chuyển -> vận chuyến; lững thững -> lứng thứng vv
* Ngang/ huyền; ngang/ sắc; ngang/hỏi:
Đây là loại lỗi mà các tiếng có thanh ngang viết thành tiếng có thanhhuyền, thanh sắc và ngược lại
Ví dụ: rõ ràng-> ró rang; lá cờ-> la cờ; cô chú-> cô chu vv
Sở dĩ trong các bài viết của học sinh xuất hiện loại lỗi trên là do ở đâythường phát âm lẫn lộn giữa một số thanh trong hệ thống thanh điệu TiếngViệt Hơn nữa, phẩm chất và giá trị khu biệt của vài ba thanh điệu đó không rõràng nên học sinh ở đây thường mắc phải mà học sinh các vùng, miền khác ítgặp
Những số liệu cụ thể vừa nêu trên đã phản ánh đúng thực trạng về lỗichính tả ( xét riêng ở hệ thống thanh điệu) của học sinh Điều dễ nhận thấynhất là những loại lỗi cơ bản kể trên mang tính chất cơ bản, đặc trưng, tiêubiểu cho phương ngữ Nghệ An Lỗi kể đầu tiên là lỗi chung, phổ biến cho cảvùng, còn 2 loại lỗi sau lại là đặc trưng riêng biệt của học sinh vùng thổ ngữ
Trang 7Nghi Lộc hay gần giống như thổ ngữ Nghi Lộc là Hưng Dũng Ngoài nhữnglỗi cơ bản kể trên, học sinh còn mắc một số lỗi khác về thanh điệu, song chiếm
tỉ lệ không đáng kể Và có thể nói đó là một trong những sai sót thường gặp ởhọc sinh lứa tuổi này
Bên cạnh các loại lỗi về thanh điệu, hiện tượng viết sai các âm (phụ âmđầu và vần) , ít hơn rất nhiều so với lỗi về thanh điệu Tất cả có 134 lỗi
Một điều đặc biệt là các lỗi như không phân biệt được: tr/ch; s/x; r/d; d/
gi hay l/n mà học sinh các vùng miền khác thường hay vấp phải thì ở đây hầu
như không có hoặc nếu có thì tần số xuất hiện cũng rất thấp.Phải chăng do sự
có mặt của phụ âm quặt lưỡi mà chữ viết ghi là “tr”, “r”, “s” trong phương
ngữ Nghệ An đã giúp học sinh ở đây phân biệt rất rõ các phụ âm này
- Về phần vần: Ngoài các lỗi chung, lỗi phổ biến là các vần khó, học
sinh Tiểu học ở các vùng phương ngữ khác thường hay nhầm lẫn khi nói cũng
như khi viết các tiếng có vần “ưu”, “ươu”, chẳng hạn như: cấp cứu -> cấp kíu; âm mưu -> âm miu; về hưu -> về hiu; hoa lựu -> hoa lịu; con hươu -> con hiêu còn trong tổng số 740 bài viết của học sinh được điều tra không có trường hợp nào mắc lỗi này Điều đó chứng tỏ rằng sự có mặt của cặp vần “ưu –ươu” trong phương ngữ Nghệ An đã giúp các em tránh được loại lỗi này.
Ngoài những lỗi kể trên, học sinh còn mắc phải một số lỗi do nhầm lẫn
hoặc quên không ghi dấu phụ như ư -> u; ă -> a hoặc lỗi viết hoa một cách
tùy tiện và đó cũng là những sai sót thông thường của học sinh Tiểu học
* Giữa hai phân môn, Chính tả và Tập làm văn: Số lượng lỗi giữa
hai phân môn này không tương đương nhau do hoàn cảnh phạm lỗi khác nhau.Hoàn cảnh thứ nhất, lỗi xuất hiện trong giờ viết chính tả Trong hoàn cảnh này
có người đọc (GV), có người nghe và viết lại những điều mình tiếp thu được(HS) Hoàn cảnh thứ hai là lỗi xuất hiện trong giờ viết luận Hoạt động củangười viết chính tả trong hoàn cảnh này là quá trình vừa nghĩ vừa viết, tức làngười viết sử dụng tiếng nói bên trong để tư duy và thể hiện những điều được
tư duy ra ngôn ngữ viết Ở hoàn cảnh này lỗi chính tả xuất hiện nhiều hơn
Trang 8Như vậy, có thể nói những đặc điểm về ngữ âm của phương ngữ Nghệ
An, một mặt là điều kiện thuận lợi, mặt khác lại gây không ít khó khăn chohọc sinh vùng này trong quá trình học Tiếng Việt
Nói tóm lại, qua điều tra, khảo sát và thống kê chúng ta có thể thấyđược thực trạng mắc lỗi chính tả cũng như sự ảnh hưởng phương ngữ Nghệ
An tới quá trình học Tiếng Việt của học sinh lớp 3 nói riêng và học sinh tiểuhọc ở Nghệ An nói chung là rất lớn Và để việc làm ấy có ý nghĩa thiết thựchơn chúng ta phải chỉ ra được những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng
ấy Trên cơ sở đó tìm được những giải pháp thích hợp nhằm giúp học sinh hạnchế đến mức tối đa các lỗi chính tả thường mắc phải, từng bước thanh toándần các loại lỗi, tạo điều kiện cho học sinh ở đây học Tiếng Việt ngày cànghiệu quả hơn
* Các nguyên nhân chính:
Hiện tượng phạm lỗi chính tả đã nêu trên chủ yếu do các nguyên nhânsau:
1 Do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương cho nên học sinh thường
phát âm không chính xác, không chuẩn, đặc biệt là ở hệ thống thanh điệu
2 Do các em chưa thực sự có kiến thức vững chắc về ngữ âm (Chính
âm – chính tả) chỉ đơn thuần dựa vào cách phát âm của thầy cô, chưa biết dựavào yếu tố ngữ nghĩa để viết nên dễ viết sai
3 Học sinh ít được thực hành đọc và viết Tiếng Việt nên không thể
quen tay, quen mắt
4 Chúng ta chưa có một chương trình chính tả riêng, phù hợp với địa
phương SGK Tiếng Việt bậc Tiểu học hiện hành tuy đã cố gắng xây dựngđược một hệ thống bài tập lựa chọn (ngoài những nội dung bắt buộc); trongmỗi bài tập đó có một số bài tập nhỏ (a, b, c) giải quyết được một số trườnghợp có vấn đề của từng địa phương.Song đối với vùng Nghệ An, những bài
tập đó mới chỉ dừng lại ở chỗ phân biệt ngã/ hỏi là chính chứ chưa khái quát
được hết các loại lỗi cơ bản mà học sinh Tiểu học ở vùng này thường mắc
Trang 9phải Do chưa xử lý tốt vấn đề “dạy chính tả theo khu vực” cho nên nội dung
chính tả trong SGK Tiếng Việt Tiểu học vừa thừa lại vừa thiếu Thừa ở chỗcác em phải học, phải luyện tập cả những nội dung mà các em đã biết vàkhông mấy khi mắc phải sai sót; thiếu ở chỗ không đủ thời gian để đi sâu hơn,luyện tập nhiều hơn để tránh những lỗi mà các em thường mắc
5 Về phía giáo viên: Nhiều thầy cô còn quá lệ thuộc, câu nệ ở SGK,
chưa nhận ra hết phần nào là trọng tâm của từng loại chính tả, chưa dám bớt,dám thêm mà mới chỉ làm theo trình tự có sẵn
Ngoài những nguyên nhân cơ bản nói trên còn có một vài nguyên nhânkhác nữa, chẳng hạn như lỗi do sự cẩu thả của người viết, sự không chú ý củathầy cô Sự thờ ơ ở cả phía học sinh lẫn giáo viên đối với vấn đề chính tả nhưhiện nay thì kết quả như đã nêu trên là tất yếu
Để nâng cao năng lực viết đúng chính tả cho học sinh tiểu học ở Nghệ
An thì một trong những vấn đề cơ bản cần giải quyết là khắc phục những lỗi
do phương ngữ tạo ra
Xung quanh vấn đề này đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến
Ví dụ như các nhà biên soạn SGK đã cố gắng tìm đủ cách cho học sinh phát
âm đúng chuẩn Theo họ, để đọc đúng là tự khắc viết đúng Thực tế, phát âmđúng – viết đúng là lẽ đương nhiên Song cũng có nhiều trường hợp phát âmđúng chưa chắc đã viết đúng Và ngược lại, có nhiều người tuy phát âm sainhưng vẫn viết đúng chính tả Vì vậy, nếu cả thầy và trò có thành công trongviệc giúp nhau đọc đúng chuẩn thì các em vẫn chưa thể viết đúng chính tảđược
Nhiều người chủ trương cần rèn luyện chính âm làm cơ sở cho chính tả
Đã có nhiều công trình sửa lỗi chính tả bằng cách “tập phát âm” cho đúng,
nhưng xem ra cách này đòi hỏi nhiều thời gian
Có người lại chủ trương sửa lỗi chính tả bằng cách “ nhớ từng từ một”.
Đối với học sinh Tiểu học, yêu cầu học chữ nào nhớ mặt chữ và viết chữ ấy cóthể thực hiện được vì đây là khả năng nổi bật của lứa tuổi mà đầu óc còn “tươi
Trang 10mới” tiềm tàng khả năng ghi nhớ máy móc cao Tuy nhiên cách này đòi hỏingười học phải thường xuyên cố gắng, tập luyện lâu dài, lại không bao giờđược xem là kết thúc.
Lại có một số nhà nghiên cứu đã nghiên cứu, khái quát ra một số “mẹo
chính tả” như “mẹo hỏi ngã” chẳng hạn Những công trình này thực tế là rất tiện Tuy nhiên chỉ thu hẹp vào một số lỗi “hỏi/ ngã” lại thường thiếu tính
chặt chẽ, khoa học, khó có khả năng bao quát được các trường hợp chính tả cụ thể
Điểm qua một số quan điểm và cách chữa lỗi chính tả cho học sinh nóichung, chúng tôi muốn trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu củanhững công trình đi trước, đồng thời trên cơ sở nắm vững những đặc điểm vềmặt ngữ âm của phương ngữ Nghệ An; kết hợp kết quả điều tra, khảo sát bàiviết học sinh, cộng với kinh nghiệm của những năm tháng trực tiếp giảng dạycủa mình, của đồng nghiệp, chúng tôi xây dựng một hệ thống bài tập chính tảphương ngữ cho học sinh lớp 3 với mong muốn tạo được thuận lợi cho giáoviên và học sinh trong quá trình dạy- học môn Tiếng Việt, giúp học sinh từngbước thanh toán dần các loại lỗi thường gặp
III XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHÍNH TẢ PHƯƠNG NGỮ CHO HỌC SINH LỚP BA Ở NGHỆ AN
Như chúng ta đã biết, học Tiếng Việt nói chung cũng như học Chính tảnói riêng, chủ yếu học bằng con đường thực hành là chính Chỉ có thông quathực hành, bằng hệ thống bài tập mới có thể củng cố, khắc sâu tri thức, hìnhthành được các kỹ năng chính tả cần thiết Thực hành là một trong nhữngnguyên tắc dạy chính tả quan trọng nhất giúp học sinh luyện tập để ghi nhớcác trường hợp viết đúng Dạy Chính tả phải trên cơ sở quy tắc chính tả và lỗichính tả học sinh thường mắc phải chứ không phải luyện tập chung chung Lỗinào nhiều thì luyện tập nhiều, lỗi nào ít thì luyện tập ít Hệ thống bài tập chính
tả phải thể hiện được “tính khu vực", phải tập trung vào những trường hợp
“có vấn đề” của khu vực Nhận thức được điều đó cho nên khi xây dựng hệ
thống bài tập chính tả lựa chọn cho học của mình chúng tôi chú trọng vào việc
phân biệt: ngã/hỏi; ngã/ nặng; ngã/ sắc; hỏi/sắc chứ không mất thời gian