SKKN Một số biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của hiệu trường Trường Mầm Non Xuy Xá –Mỹ Đức –Hà Nội

45 3.5K 11
SKKN Một số biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của hiệu trường Trường Mầm Non Xuy Xá –Mỹ Đức –Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của hiệu trường Trường Mầm Non Xuy Xá –Mỹ Đức –Hà Nội A PHẦN: MỞ ĐẦU I.Lý do chọn đề tài: GDMN là một bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam và là bậc học mở đầu có vị trí, tầm quan trọng đặc biệt trong toàn bộ sự nghiệp giáo dục con người. Điều 22 Luật Giáo dục 2005 của nước ta đã ghi rõ: “Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một”. Việc chăm lo phát triển GD là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó lực lượng nòng cốt là đội ngũ GV. GVMN khác với GV các cấp học khác là phải tổ chức cho trẻ làm quen đủ các hoạt động học thông qua việc tổ chức các hoạt động CSGD trẻ ở trường MN. Trong trường MN, GV vừa dạy, vừa dỗ học sinh cho nên mỗi GV không chỉ đóng vai cô giáo mà còn vai trò là người mẹ thứ hai của trẻ. Vì vậy đòi hỏi người GVMN phải am hiểu sâu, rộng về các lĩnh vực tự nhiên, xã hội cũng như tâm lý GD. Bộ Giáo dục và Đào tạo có Quyết định số: 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 1 năm 2008 ban hành Quy định về Chuẩn nghề nghiệp GVMN. Chuẩn nghề nghiệp GVMN vừa là căn cứ để các cấp quản lí xây dựng đội ngũ GVMN trong giai đoạn mới, vừa giúp GVMN tự đánh giá năng lực nghề nghiệp của mình, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân. Trường mầm non Xuy xá –Mỹ Đức đang trong lộ trình xây dựng trường mầm non đạt Chuẩn Quốc gia, chất lượng giáo dục của nhà trường mấy năm gần đây đã được nâng lên. Song thực tế, đội ngũ giáo viên vẫn còn nhiều bất cập. Hiện nay, vẫn còn GV có năng lực, nghiệp vụ kỹ năng sư phạm hạn chế, khả năng tiếp cận với chương trình giáo dục mầm non mới còn chậm, một số GV có tuổi đời cao khó thay đổi trong nếp nghĩ, cách làm nên hiệu quả công việc chưa cao. Công tác quản lý và xây dựng đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp còn lúng túng, chưa xác định đầy đủ nội dung của công việc này Những điều này đã làm hạn chế chất lượng và hiệu quả đội ngũ GVMN của nhà trường. Là một hiệu trưởng, tôi đã tìm tòi nghiên cứu vận dụng “ Một số biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của hiệu trưởng trường mầm non ” tại trường mầm non Xuy Xá với mong muốn nâng cao được chất lượng đội ngũ GV của nhà trường đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. II. Mục đích và thời gian nghiên cứu Mục đích: Đề tài nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý của hiệu trưởng trường Mầm Non Xuy Xá để xây dựng đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay Thời gian: Năm học 2013 -2014 (Từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 5 năm 2014 ) III. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về việc xây dựng đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp. - Đánh giá thực trạng đội ngũ GV của nhà trường và các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đã thực hiện để xây dựng đội ngũ GVMN ở trường MN Xuy Xá - Đề xuất một số biện pháp xây dựng đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp của hiệu trưởng trường MN Xuy Xá IV.Đối tượng nghiên cứu: Một số Biện pháp xây dựng đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp của hiệu trưởng trường MN Xuy Xá V. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu : Thu thập thông tin khoa học qua đọc sách, báo, tài liệu, trên cơ sở phân tích, tổng hợp, phân loại nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm, những tư tưởng cơ bản làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài ( đây cũng là 1 trong 2 phương pháp chính của đề tài) - Phương pháp chuyên gia: Trưng cầu ý kiến của cán bộ có trình độ cao trong quá trình nghiên cứu đề tài; xây dựng đề cương, lựa chọn phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, khảo sát, thu thập thông tin từ thực tiễn nhà trường như; đặc điểm tình hình chung; về đội ngũ, chất lượng CSGD, cơ sở vật chất của nhà trường và công tác xây dựng đội ngũ GV của nhà trường ( đây là phương pháp chính của đề tài). - Phương pháp xử lý số liệu, thống kê. VI. phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp để xây dựng đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trưởng tại trường MN Xuy Xá - Thời gian: Đề tài được thực hiện từ cuối năm học 2012 - 2013 đến năm học 2013 - 2014. B . NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm về Biện pháp quản lý. * Biện pháp quản lýchung Biện pháp là nội dung, cách thức, cách giải quyết một vấn đề nào đó của chủ thể quản lý về lĩnh vực riêng, kiến thức riêng mà chủ thể quản lý chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhằm đạt mục tiêu đề ra. Biện pháp quản lý là cách làm, cách giải quyết những công việc cụ thể của công tác quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Một biện pháp giải quyết vấn đề nào đó phải thể hiện được trong nó về mục đích, về nội dung và cách thực hiện, đồng thời là những điều kiện để thực hiện. * Biện pháp quản lý của hiệu trưởng: là sự lựa chọn cách thức, con đường, phương hướng để quản lý, lãnh đạo và phát triển nhà trường một cách toàn diện, đó là tổ chức các hoạt động CSGD trẻ trong nhà trường; xây dựng và phát triển đội ngũ GV, nhân viên; tổ chức bộ máy; sử dụng bảo quản, nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị, quản lý, sử dụng ngân sách GD một cách hiệu quả, hợp lý; tổ chức nghiên cứu khoa học trong GD. Trên cơ sở các biện pháp chung, còn tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của mỗi nhà trường để vận dụng và phối hợp các biện pháp cụ thể sao cho đạt được hiệu quả một cách cao nhất. 2. Xây dựng đội ngũ Là hoạt động cơ bản nhất của nhà trường. Biện pháp xây dựng đội ngũ GV là công việc đặc biệt quan trọng của hiệu trưởng. Chất lượng GD cao hay thấp phụ thuộc phần lớn vào năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GV, người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ GD trong nhà trường. Chính vì vậy trong mỗi nhà trường, việc xây dựng đội ngũ GV nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GV là việc làm thường xuyên và quan trọng bậc nhất. 3. Những nội dung cơ bản của chuẩn nghề nghiệp GVMN. Mục đích ban hành Chuẩn nghề nghiệp GVMN: - Là cơ sở để xây dựng, đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo, bồi dưỡng GVMN ở các cơ sở đào tạo GVMN. - Giúp GVMN tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. - Là cơ sở đánh giá GVMN hàng năm theo quy chế đánh giá xếp loại GVMN và giáo viên phổ thông công lập ban hành kèm theo quyết định số 06/2006/QĐ - BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, phục vụ công tác quản lý, bồi dưỡng và quy hoạch đội ngũ GVMN. - Làm cơ sở để đề xuất chế độ, chính sách đối với GVMN được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp. Chuẩn nghề nghiệp GVMN là một hệ thống các yêu cầu cơ bản với những tiêu chí về 3 lĩnh vực: phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm mà GVMN cần đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của GDMN. Yêu cầu của chuẩn là nội dung cơ bản, đặc trưng thuộc mỗi lĩnh vực của chuẩn đòi hỏi người GV phải đạt được để đáp ứng mục tiêu GDMN ở từng giai đoạn. Tiêu chí của chuẩn là nội dung cụ thể thuộc mỗi yêu cầu của chuẩn thể hiện một khía cạnh về năng lực nghề nghiệp GVMN . + Nội dung của chuẩn nghề nghiệp GVMN: Nội dung của chuẩn nghề nghiệp GVMN bao gồm 3 phần: phẩm chất đạo đức lối sống; kiến thức của người GV; kỹ năng sư phạm. Mỗi lĩnh vực có 5 yêu cầu và các tiêu chí cụ thể kèm theo. Theo đó người GVMN không chỉ là người chăm sóc trẻ an toàn mà cần có kiến thức, nghiệp vụ sư phạm, dinh dưỡng, y tế Đồng thời người GV phải biết lập kế hoạch chăm sóc trẻ phù hợp, phải biết cách tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng tích hợp, tổ chức cho trẻ hoạt động nhóm, sử dụng hiệu quả hồ sơ nhóm lớp phụ trách 4. Đội ngũ giáo viên mầm non GVMN trong các cơ sở GDMN là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. (Điều 34- Điều lệ trường MN - 2008). *Nhiệm vụ của giáo viên: (Điều 35 chương V- Điều lệ trường MN - 2008). + Thực hiện chương trình và kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo lứa tuổi, thực hiện đúng quy chế chuyên môn và chấp hành nội quy của nhà trường. + Gương mẫu, yêu thương, tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ. + Chủ động phối hợp với gia đình trẻ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ khoa học cho các bậc cha mẹ. + Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ. + Thực hiện các quy định của hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra của hiệu trưởng và của các cấp quản lý giáo dục. + Thực hiện các quy định khác của pháp luật. *Quyền của GVMN: (Điều 37- Điều lệ trường MN - 2008). + Được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. + Được hưởng mọi quyền lợi về cật chất và tinh thần, được chăm sóc sức khoẻ theo chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo. + Được trực tiếp hoặc thông qua tổ chức của mình để tham gia quản lý nhà trường. + Được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. + Được hưởng các quyền lợi khác theo quy đinh của pháp luật. 5. Hiệu trưởng trường mầm non Luật Giáo dục 2005 khoản 1, Điều 54 ghi rõ: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận với nhiệm kỳ 5 năm. Hiệu trưởng phải có trình độ từ trung học sư phạm trở lên và có thời gian công tác GDMN ít nhất là 5 năm, được tín nhiệm về chính trị, đạo đức, chuyên môn, có năng lực tổ chức và quản lý trường học”. Hiệu trưởng trường MN là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ. (Điều 16- Điều lệ trường mầm non - 2008). * Vị trí vai trò của hiệu trưởng. Hiệu trưởng là chủ thể quản lý, có thẩm quyền cao nhất về hoạt động chuyên môn và hành chính trong nhà trường. Trong công tác điều hành, Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chỉ đạo tập trung và thống nhất mọi công việc trong nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ năm học, cũng như kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn mà tập thể đó vạch ra. Hiệu trưởng là người định hướng trí tuệ vào tất cả các vấn đề của nhà trường, xác định được những công việc quan trọng và xung yếu theo từng thời điểm, qua bảng kế hoạch năm học với những mục tiêu nhiệm vụ cụ thể, vừa hợp lý, vừa khoa học đồng thời có những bước tổ chức triển khai thực hiện kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm để từng bước nâng dần chất lượng GD. *Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường mầm non: - Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch GD từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền. - Thành lập các tổ chuyên môn; tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường, bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định. - Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại, tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển, khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định. - Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường - Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ; quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. - Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn ,nghiệp vụ quản lý ; tham gia các hoạt động GD 2 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định. - Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị, xã hội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chất lượng CSGD trẻ. - Thực hiện xã hội hoá GD, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng. (Mục 4, Điều 16- Điều lệ trường MN - 2008). 6. Khái niệm quản lý trường mầm non Quản lý trường MN là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý (hiệu trưởng) đến tập thể cán bộ, giáo viên nhằm thực hiện có chất lượng mục tiêu, kế hoạch giáo dục của nhà trường, trên cơ sở tận dụng các tiềm lực vật chất và tinh thần của xã hội, nhà trường và gia đình. Quản lý trường MN bao gồm các chức năng sau: + Chức năng lập kế hoạch: Đây là chức năng hạt nhân, quan trọng nhất của quá trình quản lý. Lập kế hoạch tức là phải đặt ra mục tiêu, bước đi và các biện pháp cụ thể để đạt tới mục tiêu. Muốn có được bản kế hoạch phù hợp khoa học và mang tính khả thi phải thực hiện tốt chức năng dự báo. Có như vậy bản kế hoạch đề ra mới có thể áp dụng được vào thực tiễn quản lý và đem lại kết quả khả thi. + Chức năng tổ chức: Đây là một chức năng quan trọng, đảm bảo tạo nên sức mạnh của tổ chức để thực hiện thành công kế hoạch. + Chức năng chỉ đạo (điều hành): Chức năng này có tính chất tác nghiệp, điều chỉnh, điều hành hoạt động của hệ thống nhằm thực hiện đúng kế hoạch đã định, để biến mục tiêu trong dự kiến thành kết quả thực hiện. Điều khiển bộ máy thực chất là điều khiển con người. điều khiển phải căn cứ vào kế hoạch. Để chỉ đạo, điều hành có hiệu quả chủ thể ngoài việc khuyến khích vật chất phải biết khuyến khích, động viên tinh thần đối tượng. + Chức năng kiểm tra: Là thu thập những thông tin ngược từ phía bộ máy. Tức là nắm tình hình từ dưới bộ máy lên để biết được; bộ máy đang hoạt động như thế nào để có kế hoạch điều chỉnh nhằm đạt tới mục tiêu đã định; việc thực hiện quyết định đến đâu, ở mức độ nào, để kịp thời điều chỉnh, sửa chữa. + Quản lý về mục tiêu của GDMN: Xác định rõ mục tiêu phát triển số lượng, qui mô mạng lưới trường lớp, học sinh là việc làm đầu tiên của nhà quản lý. Vì số lượng cũng là yếu tố cần thiết để duy trì sự phát triển của nhà trường. + Quản lí quá trình chăm sóc- nuôi dưỡng: khác với các bậc học khác, GDMN thu hút trẻ từ 16 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi là độ tuổi mà đòi hỏi sự chăm sóc tỉ mỉ, nuôi dưỡng khoa học, sự kết hợp hài hoà giữa sự chăm sóc ở nhà trường và sự chăm sóc ở gia đình. + Quản lý tổ chức thực hiện chương trình dạy trẻ theo các độ tuổi: Tổ chức tốt các hoạt động GD giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, đạo đức để chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp một, tạo nền móng vững chắc cho việc tiếp thu có hiệu quả của các bậc học tiếp theo. Do đó, việc quản lý công tác GD trẻ trong trường MN là hết sức quan trọng. [...]... luận về quản lý trường MN, căn cứ thực trạng các biện pháp xây dựng đội ngũ GV của hiệu trưởng trường Mầm Non Xuy Xá, từ những mặt mạnh và những điểm còn hạn chế của thực trạng tôi nghiên cứu vận dụng một số biện pháp của hiệu trưởng nhằm xây dựng đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp tại trường Mầm Non Xuy Xá Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP I Những... đánh giá, xây dựng đội ngũ GV của Hiệu trưởng có nhiều chuyển biến, song chưa có biện pháp xây dựng đội ngũ GV cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường nên chất lượng đội ngũ GV của trường chưa thật cao và bền vững 7.3 Những khó khăn của Hiệu trưởng trong việc thực hiện các biện pháp xây dựng đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp Thứ nhất: Hiện nay cơ sở vật chất của trường MN Xuy Xá chưa đáp... Giáo viên giỏi cấp trường: 12/ 39 = 51,2 % - GVG, NVG cấp huyện 1/3 = 33,3 % Nhìn chung đội ngũ giáo viên của trường Mầm Non Xuy Xá cơ bản đảm bảo về số lượng và chất lượng Tuy nhiên số giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện vẫn còn thấp và chưa có giáo viên giỏi cấp Thành phố 5 Đánh giá đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp Việc đánh giá đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp được nhà trường triển khai quán... hiện các biện pháp xây dựng đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp 1 Biện pháp phải đảm bảo nguyên tắc mục tiêu Biện pháp xây dựng đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp của hiệu trưởng tuân thủ và dựa trên cơ sở: Các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của Bộ GD & ĐT, của địa phương cũng như Luật giáo dục, Điều lệ trường MN và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan…Và đặc biệt tuân thủ theo mục... ích của biện pháp II Một số biện pháp xây dựng đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp 1 Biện pháp tuyên truyền GD, nâng cao nhận thức của GV, yêu cầu và tính cấp thiết của chuẩn nghề nghiệp GVMN Việc hướng dẫn rõ ràng cụ thể về chuẩn nghề nghiệp đối với GV có ý nghĩa quan trọng Nắm vững về chuẩn sẽ giúp cho GV tự đánh giá về phẩm chất đạo đức, kiến thức, kỹ năng sư phạm của mình một cách cụ thể, chính xác,... những biện pháp quản lý phù hợp để xây dựng được đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với GDMN Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN: I Khái quát đặc điểm tình hình của trường Mầm Non Xuy Xá Trường Mầm non Xuy Xá được thành lập tháng 9/1975 1 Về quy mô phát triển trường lớp : Quy mô trường lớp không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng - Năm học 2012-2013 trường. .. GVMN theo chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trưởng cho thấy có sự chênh lệnh với sự đánh giá của giáo viên và tổ chuyên môn cụ thể: GV xếp được xếp lọai xuất sắc:11 đạt 34,3 % thấp hơn tự đánh giá của GV 19 %, xếp loại khá 56,2% cao hơn kết quả của giáo viên tự đánh giá 12,5% Qua kết quả trên cho thấy việc đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp tại trường Mầm Non Xuy Xá chưa thật chính xác theo. .. giới thiệu về chuẩn nghề nghiệp, tổ chức thảo luận về chuẩn nghề nghiệp ở tổ chuyên môn, khối lớp giúp cho cán bộ, GV: Hiểu được bản chất của chuẩn; biết được quy trình đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp theo 3 bước: giúp giáo viên hiểu được tác dụng của chuẩn và xác định được mục tiêu để học tập, rèn luyện, bồi dưỡng để phát triển theo chuẩn và xây dựng kế hoạch để phấn đấu theo chuẩn cho chính... định của Chuẩn, mà đánh giá còn mang nặng tính hình thức cảm tính thiếu định lượng, dẫn đến sự chênh lệch với tự đánh giá xếp loại của giáo viên và của Hiệu trưởng, mâu thuẫn với chất lượng thực tế của đội ngũ giáo viên Chưa tạo được động lực để giáo viên rèn luyện phấn đấu theo Chuẩn * Những khó khăn gặp phải trong việc đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp: Đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp là một quy... động và xây dựng môi trường học tập cho trẻ, chưa tạo điều kiện cho trẻ tích cực hoạt động 4 Về đội ngũ giáo viên: Năm học 2013- 2014 trường Mầm Non Xuy Xá có tổng số giáo viên: 61 Đ/ c Trong đó : Ban giám hiệu : 02 đ /c Giáo viên : 39 đ /c; Nhân viên : 07 đ /c ; Cô nuôi : 13 đ /c Trình độ : Đạt chuẩn 100% Trên chuẩn : 16 đ /c ; Đang đi học để nâng trên chuẩn : 20 đ /c Đảng viên: 14 đ /c Giáo viên giỏi . xuất một số biện pháp xây dựng đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp của hiệu trưởng trường MN Xuy Xá IV.Đối tượng nghiên cứu: Một số Biện pháp xây dựng đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp của hiệu. Một số biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của hiệu trường Trường Mầm Non Xuy Xá –Mỹ Đức –Hà Nội A PHẦN: MỞ ĐẦU I.Lý do chọn đề tài: GDMN là một bậc học. và hiệu quả đội ngũ GVMN của nhà trường. Là một hiệu trưởng, tôi đã tìm tòi nghiên cứu vận dụng “ Một số biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của hiệu trưởng trường mầm non

Ngày đăng: 14/04/2015, 20:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan