Minh bạch thông tin của cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ KỶ LUẬT THỊ TRƯỜNG, MINH BẠCH THÔNG TIN (TRỤ CỘT 3) TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM (Trang 35)

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ KỶ LUẬT THỊ TRƯỜNG, MINH BẠCH THÔNG TIN (TRỤ CỘT 3) TRONG

2.2.2.1 Minh bạch thông tin của cơ quan quản lý

Về phía các cơ quan quản lý, nếu chính sách được ban hành và vận hành một cách minh bạch, có thể lường trước, không gây “sốc” cho các ngân hàng thì sẽ tạo môi trường tốt hơn cho hệ thống trong quá trình quản trị rủi ro. Ở Việt Nam, cơ quan quản lý chính là NHNN. Có thể nói, đường dây nóng của Ngân hàng Nhà nước là kênh thông tin chính thức để doanh nghiệp và người dân phản ánh trực tiếp với cơ quan quản lý nhà nước những thắc mắc, kiến nghị, đề xuất liên quan đến hoạt động tiền tệ, ngân hàng. Từ đó giúp người dân hiểu rõ hơn, đầy đủ hơn chủ trương, chính sách và các quy định về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, góp phần tích cực bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên trong quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Mặt khác, đây là kênh thông tin hữu ích giúp Ngân hàng Nhà nước nhanh chóng nắm bắt tình hình hoạt động thực tế của thị

trường tiền tệ, ngân hàng, từ đó có những chỉ đạo, điều hành kịp thời, nhằm giữ ổn định và phát triển lành mạnh hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục cải tiến cách thức tuyên truyền, cung cấp thông tin cho công chúng, đáp ứng kịp thời hơn nhu cầu trao đổi, tìm hiểu thông tin về tiền tệ, ngân hàng của người dân và doanh nghiệp với Ngân hàng Nhà nước, bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, người dân trong quan hệ với tổ chức tín dụng, góp phần tích cực hơn vào mục tiêu phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, thông tin phản ánh các hành vi sai phạm của tổ chức tín dụng tập trung chủ yếu vào một số vấn đề như cho vay với lãi suất cao hơn mức lãi suất tối đa do Ngân hàng Nhà nước quy định; thu phí hoạt động tín dụng; yêu cầu khách hàng vay ký quỹ hoặc trích một phần tiền vay để gửi lại ngân hàng dưới hình thức tiết kiệm; bán ngoại tệ với tỷ giá cao hơn quy định của Ngân hàng Nhà nước; thu phí bán ngoại tệ, v.v. Hiện đường dây nóng của Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp nhận một số thông tin phản ánh việc tổ chức tín dụng chưa chấp hành nghiêm túc các quy định và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, như điều chỉnh lãi suất cho vay của các hợp đồng đã ký cao hơn quy định của Ngân hàng Nhà nước (phần lớn là khách hàng của Ngân hàng TMCP Kỹ thương), thu phí ngoài lãi suất cho vay... Ngân hàng Nhà nước cho biết, những phản ánh này tiếp tục được xử lý nhằm nâng cao ý thức chấp hành kỷ cương, pháp luật của tổ chức tín dụng.

Ngày 11 tháng 11 năm 2011, thông tư 35/2011/TT-NHNN quy định việc công bố và cung cấp thông tin của NHNN chính thức có hiệu lực từ ngày 01/4/2012.

Điểm đổi mới quan trọng nhất của Thông tư là đã ban hành Phụ lục quy định danh mục các thông tin Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố trên Website Ngân hàng Nhà nước với định kỳ và thời hạn công bố cụ thể. Đồng thời bổ sung thêm gần 20 loại thông tin về diễn biến tiền tệ và hoạt động của hệ thống ngân hàng, trong đó có 5/12 chỉ số cốt lõi trong Bộ chỉ số lành mạnh tài chính của mỗi quốc gia theo tiêu chuẩn của IMF, gồm: tỷ

lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, dư nợ của từng lĩnh vực trong tổng dư nợ, ROA và ROE của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đây là một bước tiến quan trọng

của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình minh bạch hoá thông tin về hoạt động ngân hàng và được cộng đồng các tổ chức tài chính, các nhà tài trợ quốc tế đánh giá rất cao.

Điểm mới thứ hai của Thông tư là thẩm quyền công bố thông tin được mở rộng hơn so với quy chế phát ngôn trước đây của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, các Phó Thống đốc và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước sẽ có quyền và nghĩa vụ cao hơn trong việc công bố các thông tin về tiền tệ và ngân hàng thuộc lĩnh vực được giao phụ trách, quản lý.

Điểm mới căn bản thứ ba của Thông tư là tạo sự thống nhất trong việc cung cấp thông tin của Ngân hàng Nhà nước cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Việc xây dựng và ban hành Thông tư quy định việc công bố và cung cấp thông tin của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đạt được 4 mục tiêu cơ bản:

Thứ nhất, góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn Luật NHNN và Luật

Các TCTD năm 2010, tạo hành lang pháp lý thống nhất cho việc công bố và cung cấp thông tin của NHNN.

Thứ hai, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc thực hiện mục tiêu nâng cao tính

công khai, minh bạch trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng ở Việt Nam, tiến dần tới thông lệ và chuẩn mực quốc tế về công bố thông tin của các Ngân hàng Trung ương.

Thứ ba, giúp nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền về hoạt động tiền tệ,

ngân hàng trong điều kiện mới, góp phần định hướng dư luận và hạn chế những thông tin thiếu chính xác, sai lệch gây ảnh hưởng bất lợi đến tâm lý thị trường.

Thứ tư, với vai trò là một trong các hành động chính sách của Ngân hàng Nhà

nước trong khuôn khổ Chương trình Tín dụng Hỗ trợ giảm nghèo lần thứ 10 (PRSC 10), tiến độ ban hành và nội dung của Thông tư được Ngân hàng Thế gới (WB) và các nhà tài trợ đánh giá cao, góp phần tích cực vào quá trình khởi động và đàm phán của Việt Nam với WB đối với Chương trình này.

Thông tư này mang lại kì vọng trong tiến trình minh bạch hóa thông tin trong ngành tài chính ngân hàng. Thế nhưng cho đến nay, rất nhiều nội dung thông tin không được công bố như kì vọng và việc tìm kiếm rất khó khăn.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ KỶ LUẬT THỊ TRƯỜNG, MINH BẠCH THÔNG TIN (TRỤ CỘT 3) TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w