Minh bạch thông tin của các ngân hàng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ KỶ LUẬT THỊ TRƯỜNG, MINH BẠCH THÔNG TIN (TRỤ CỘT 3) TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM (Trang 38)

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ KỶ LUẬT THỊ TRƯỜNG, MINH BẠCH THÔNG TIN (TRỤ CỘT 3) TRONG

2.2.2.2Minh bạch thông tin của các ngân hàng

Trong thời gian qua, nhiều ngân hàng đã có những hành động tích cực góp phần minh bạch thông tin hơn, đặc biệt là các ngân hàng đã tham gia niêm yết trên thị trường. Điều có lẽ các ngân hàng làm tốt và gần đáp ứng cột trụ 3 của Basel là quá trình đưa ra các báo cáo bắt buộc với tần suất đảm bảo. Việc công bố thông tin đã được cải thiện rất nhiều thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo, đài, internet, đặc biệt là trên một số website chính thức của các ngân hàng, của các bộ ban ngành như Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cổng giao dịch điện tử của chính phủ, chính quyền thành phố và các tỉnh…

Thông tin công bố được tiến hành trên cơ sở nửa năm. Riêng các báo cáo thường niên cần phải đảm bảo tóm tắt chung về các mục tiêu và chính sách quản trị ngân hàng, hệ thống báo cáo được công bố trên cơ sở hàng năm. Hơn thế nữa, nếu thông tin về mức tổn thất rủi ro hay các loại tin khác có xu hướng thay đổi nhanh, cần truyền tải ra thị trường khi đó ngân hàng cần công bố thông tin trên cơ sở hàng quý. Thông tin càng thực tế càng tốt.

Thế nhưng, các ngân hàng hiện nay vẫn cung cấp thông tin theo hướng tốt khoe xấu che thay vì nhìn nhận thực tế để nỗ lực hơn trong hoạt động của mình. Nhiều ngân hàng còn có nhiều biến tấu số liệu nhằm phục vụ cho mục đích riêng của mình làm méo mó đi tính chính xác của thông tin. Minh bạch thông tin trong ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều điểm cần quan tâm bên dưới:

Thứ nhất, đáng quan tâm trong minh bạch thông tin là tỷ lệ nợ xấu không nhất quán.

Nợ xấu biến động liên tục vì phụ thuộc vào năng lực trả nợ của khách hàng, biến động của nền kinh tế, và phụ thuộc vào chính các ngân hàng trong quá trình xử lý nợ xấu bằng nguồn lực của mình. Thế nhưng điều đáng chú ý nhất là cách tính toán và đánh giá nợ xấu theo các chuẩn mực khác nhau tùy theo các ngân hàng và chỉ các ngân hàng mới biết được các tiêu chuẩn đánh giá của mình. Khi công bố thông tin về nợ xấu, ngân hàng và cả cơ quan quản lý ít khi nói rõ con số này theo tiêu chí nào, khiến cho đôi khi công chúng hoặc những người không có chuyên môn sâu không hiểu được một cách cụ thể.

Thông thường ở các nước đang phát triển, nếu nợ xấu của các ngân hàng được phân loại theo các chỉ tiêu định lượng và định tính phù hợp với thông lệ quốc tế, thì tỷ lệ này dưới 5% cũng là bình thường. Nhưng ở Việt Nam, do khác nhau về năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng, việc sử dụng các chỉ tiêu định tính trong phân loại nợ (chấm điểm, xếp hạng khách hàng, đánh giá khả năng trả nợ...) vừa thiếu chuẩn xác, vừa chưa minh bạch. Vì thế nợ xấu của các TCTD báo cáo thường thấp hơn nhiều số liệu thực tế. Mặt khác, nợ xấu của các ngân hàng còn thể hiện dưới dạng "chuyển vốn cho vay thành vốn góp". Khoản nợ này không chỉ "rất xấu", mà còn nguy hiểm ở chỗ: đôi khi chỉ tồn tại trên sổ sách của con nợ và chủ nợ.

Với những bất cập trong phân loại cũng như chưa minh bạch trong việc hạch toán và công bố thì nợ xấu của các TCTD Việt Nam cho dù là con số nào cũng rất đáng lo ngại, tác động tiêu cực đến điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.

Xử lý nợ xấu có rất nhiều biện pháp. Nhưng biện pháp từ nội tại các NHTM phải được coi là cơ bản, thông qua việc quản trị rủi ro, trích lập, xử lý dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu theo quy định, đi đôi với minh bạch thông tin trong hoạt động của ngân hàng.  Thứ hai, vẫn còn tồn tại các mức lãi suất ngầm

Hai chữ “thỏa thuận” là cơ hội cho các ngân hàng Việt Nam thoải mái ém thông tin về lãi suất hay lãi suất niêm yết chỉ mang tính tham khảo. Công chúng không có cơ sở để ra quyết định chọn lựa ngân hàng nào một cách cụ thể. Và minh bạch về mức lãi suất luôn là vẫn đề nói mãi.

Cuộc chạy đua lãi suất thời gian qua bắt nguồn từ một hoặc một số rất ít các ngân hàng đưa ra lãi suất hoặc lãi suất cộng thưởng/khuyến mãi cực cao so với mặt bằng lãi suất chung của thị trường, bất chấp cả giới hạn trần cho phép với các loại sản phẩm tiền gửi khá “độc đáo”. Lãi suất huy động ngầm có thể lên đến 17% năm trong khi quy định trần 14%.

Ngoài ra, các ngân hàng “lách” lãi suất bằng cách biến khoản tiền lãi thêm thành khoản tiền phạt mà phía ngân hàng phải chịu do vi phạm điều khoản trong hợp đồng. Trong hợp đồng tiền gửi giữa hai bên sẽ có điều khoản phạt vi phạm hợp đồng, phía ngân hàng sẽ tự nguyện đưa điều khoản thật khó vào và tự nguyện chịu phạt. Số tiền lãi thêm

sẽ được tính là khoản tiền mà ngân hàng bị phạt. Theo đó với lãi suất tiền gửi 14%/năm, cộng với phạt hợp đồng 3%/năm, lãi suất thực tế của tiền gửi sẽ là 17%/năm mà ngân hàng không bị xử lý vượt trần lãi suất huy động.

Một số ngân hàng lại có chiêu thức khác để đối phó với quy định về mức lãi suất trần. Phần lãi suất trả thêm từ 1 đến 3%/năm trên danh nghĩa sẽ được tính là khoản trích hoa hồng cho người môi giới. Theo đó, lãi suất đã lên tới 15 đến 17%/năm.

Ngoài việc tăng lãi suất vượt mức trần, để thu hút tiền gửi, nhiều ngân hàng còn liên tục tung ra các khuyến mãi các kiểu lớn nhỏ khác nhau. Trong khi đó, theo quy định tại thông tư số 02 của NHNN Việt Nam, nếu huy động với mức 14%/năm các ngân hàng sẽ không được phép tiến hành bất cứ một chương trình khuyến mại bổ sung nào.

Do cạnh tranh huy động vốn quyết liệt, khi một ngân hàng gian lận thì để đảm bảo lợi ích của mình các ngân hàng khác cũng hành động gian trá.

Hậu quả thì đã rõ, tính an toàn của hệ thống bị đe dọa, giá thành vốn huy động bị đội lên cao, do đó lãi suất cho vay cũng bắt buộc phải cao, tạo ra áp lực chi phí đẩy cho lạm phát, kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế. Lãi suất cho vay có khi lên đến 30% trong khi trần cho vay giai đoạn cuối năm 2011 chỉ ở mức 14%.

Rủi ro đạo đức do thiếu minh bạch thể hiện dưới rất nhiều hình thức, thường thấy nhất là những hành vi nhận hối lộ khách hàng để cấp tín dụng đảo nợ, cho vay dự án nhiều rủi ro; lợi dụng lòng tin khách hàng để vay ké, vay kèm; cố ý gây khó với khách hàng để nhận “bồi dưỡng”… Chuẩn mực đạo đức của nhân viên trong các ngân hàng xuống rất thấp khi điểm lại các vụ việc vi phạm gần đây, hầu hết đều có sự tiếp tay của cán bộ ngân hàng với nhiều thủ đoạn tinh vi. Theo đó là cho vay quá mức, lợi nhuận thấp, dòng tiền hạn chế và kết cục là phát sinh các khoản nợ xấu.

Thứ ba, cần minh bạch thông tin về cơ cấu vốn

Các ngân hàng thường quy chụp thông tin về vốn trên bảng cân đối kế toán làm thông tin công bố nhưng chưa làm rõ các nguồn vốn một cách cụ thể. Rất ít ngân hàng công bố rõ tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các ngân hàng làm tăng rủi ro về sở hữu chéo, hay ai mới là ông chủ thật sự của ngân hàng? Hiện nay chỉ có một số lượng ít các ngân hàng công bố thông tin này, chủ yếu là các ngân hàng lớn như VCB, …

Thứ tư, ngân hàng Việt Nam chưa minh bạch thông tin trong quản trị rủi ro

Việc minh bạch thông tin về các dạng rủi ro và độ nhạy cảm của ngân hàng theo các dạng rủi ro này được đánh giá rất cao trong cột trụ 3. Thế nhưng ở Việt Nam, thông tin này gần như không được thể hiện ra bên ngoài và cũng ít được nhắc đến.

Theo đó các thông tin về rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro lãi suất trong sổ sách ngân hàng được yêu cầu rất chi tiết trong hiệp ước Basel với các công bố về chất lượng và số lượng theo các cách tiếp cận chuẩn hóa. Dựa trên ước lượng rủi ro mà các ngân hàng đưa ra các yêu cầu vốn cần có và các biện pháp khắc phục để công chúng có thể nhìn nhận và đánh giá.

Có thể có những rủi ro về mặt vĩ mô nằm ngoài khả năng dự đoán của ngân hàng, nhưng quản trị tốt là điều rất quan trọng để ngân hàng hoạt động ổn định, lành mạnh.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ KỶ LUẬT THỊ TRƯỜNG, MINH BẠCH THÔNG TIN (TRỤ CỘT 3) TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM (Trang 38)