Thanh khoản của các ngân hàng căng thẳng:

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ KỶ LUẬT THỊ TRƯỜNG, MINH BẠCH THÔNG TIN (TRỤ CỘT 3) TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM (Trang 32)

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ KỶ LUẬT THỊ TRƯỜNG, MINH BẠCH THÔNG TIN (TRỤ CỘT 3) TRONG

2.1.2.5Thanh khoản của các ngân hàng căng thẳng:

Một vấn đề không thể thiếu đó là tình hình thanh khoản của các ngân hàng chưa thực sự bền vững. Mặc dù cải thiện rõ rệt, song tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2013, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cũng nhìn nhận: tình hình thanh khoản của các TCTD vẫn còn chưa thực sự bền vững. Một vài TCTD vẫn còn gặp khó khăn về thanh khoản, dẫn đến tình trạng chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy định trần lãi suất huy động của NHNN. Tuy tỷ lệ sử dụng vốn cho vay/huy động giảm từ trên 100% xuống 94% – 96%, nhưng vẫn là mức cao. Như vậy, rủi ro thanh khoản vẫn rình

rập. Bởi vậy, ổn định thanh khoản tiếp tục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống ngân hàng đặt ra trong năm 2013.

Do vậy, rõ ràng nguồn tiền duy trì tại các ngân hàng Việt Nam bị chi phối nhiều. “Nhất là trong bối cảnh kinh tế gặp khó khăn, tính không ổn định của nguồn vốn nhàn rỗi ngày càng tăng. Do đó, chỉ khi kinh tế vĩ mô phát triển bền vững thì thanh khoản của ngân hàng mới ổn định vững chắc.

Vì vậy trước hết tự bản thân các TCTD phải tự giác phòng vệ bằng việc quản lý thanh khoản thật tốt, các ngân hàng cần thực hiện đầy đủ quy chuẩn về quản lý rủi ro thanh khoản như chỉ số cho vay trên tổng huy động; quản lý chặt chẽ thanh khoản, tiền vào, tiền ra hàng ngày. Nhất là ngân hàng phải có lực lượng cán bộ có năng lực có thể đánh giá đúng xu hướng thị trường để ra quyết định chuẩn xác.

Các ngân hàng vẫn muốn tăng lãi suất khi khả năng thanh khoản còn yếu. Đây là một rủi ro rất lớn đối với ngân hàng. Như chúng ta đã biết vấn đề lớn nhất và đáng quan ngại nhất trong năm 2012 vẫn là tính thanh khoản của các ngân hàng. Hiện nay, khi xu hướng lạm phát đã giảm và Chính phủ đang muốn kéo lãi suất xuống thấp hơn thì các ngân hàng vẫn tiếp tục nâng lãi suất.

Nguyên nhân là do thanh khoản của các ngân hàng hiện vẫn còn rất yếu, lòng tin của nhân dân chưa ổn định. Điều này rất khó khăn và cần thời gian, hơn thế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lòng tin của nhân dân vào kinh tế quốc nội, kinh tế nước ngoài; khả năng điều hành của Chính phủ, hạ tầng văn hóa xã hội…

Bên cạnh đó tính thanh khoản của các ngân hàng, trong năm nay còn vấn đề làm thế nào cắt giảm đầu tư công nhưng không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ sở hạ tầng cũng rất đáng chú ý. Chính phủ đã bắt đầu có các biện pháp can thiệp như cắt giảm mạnh đầu tư công của Nhà nước, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, ưu tiên các lĩnh vực sản xuất kinh doanh cho khu vực tư nhân đầu tư, Chính phủ dần chuyển sang làm trong lĩnh vực dịch vụ…

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ KỶ LUẬT THỊ TRƯỜNG, MINH BẠCH THÔNG TIN (TRỤ CỘT 3) TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM (Trang 32)