Tình hình nợ xấu:

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ KỶ LUẬT THỊ TRƯỜNG, MINH BẠCH THÔNG TIN (TRỤ CỘT 3) TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM (Trang 30)

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ KỶ LUẬT THỊ TRƯỜNG, MINH BẠCH THÔNG TIN (TRỤ CỘT 3) TRONG

2.1.2.3Tình hình nợ xấu:

Tình hình nợ xấu vẫn có xu hướng giảm nhưng chưa chắc chắn, trong đó đáng chú ý là các tổ chức tín dụng nhà nước. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ quá hạn gia tăng tại các ngân hàng thương mại quốc doanh là do: việc cho vay chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, trong khi thị trường bất động sản và thị trường hàng hóa chưa phát triển và còn nhiều biến động phức tạp; tự do hóa lãi suất có xu hướng làm cho mặt bằng lãi suất trong nước tăng lên, tạo điều kiện thu hút thêm tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng.

Nợ xấu tăng cao là vấn đề có thể dễ dàng nhận thấy đối với hoạt động của ngân hàng trong năm 2012 khi khắp các mặt báo thời gian qua luôn nhắc đến bài toán giải quyết vấn đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Nợ xấu tăng mạnh nhất trong năm 2012 là SHB,

tăng từ 2.23% lên 8.53%, ACB cũng tăng mạnh từ 0.87% lên 2.5%; trong đó nợ có khả năng mất vốn của hai ngân hàng chiếm gần phân nửa theo công bố của hai ngân hàng.

Hai ông lớn BIDV và VCB có tỷ lệ nợ xấu ở mức 2.67% và 2.26%. BIDV cũng là ngân hàng có nợ xấu lớn nhất trong các ngân hàng với hơn 9,000 tỷ đồng, nợ có khả năng mất vốn chiếm đến 2,680 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng trong năm 2012

Đặc biệt, nợ có khả năng mất vốn chiếm tỷ trọng cao và cũng tăng mạnh ở các ngân hàng. Sau khi hợp nhất với HBB, nợ nhóm 5 của SHB tăng mạnh hơn 1,900 tỷ đồng lên hơn 2,000 tỷ đồng; nợ có khả năng mất vốn của ACB và CTG cũng tăng đột biến cao gấp 3 lần và 9 lần so với cuối năm 2011.

Tuy nhiên, lãi suất tiền gửi tăng lên làm cho lãi suất cho vay cũng tăng, tạo thêm gánh nặng về chi phí cho các doanh nghiệp phụ thuộc nặng nề vào nguồn vay từ ngân hàng. Hậu quả là, ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay để nuôi nợ, dẫn đến tình trạng mất vốn ngày càng lớn.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ KỶ LUẬT THỊ TRƯỜNG, MINH BẠCH THÔNG TIN (TRỤ CỘT 3) TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM (Trang 30)