CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ KỶ LUẬT THỊ TRƯỜNG, MINH BẠCH THÔNG TIN (TRỤ CỘT

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ KỶ LUẬT THỊ TRƯỜNG, MINH BẠCH THÔNG TIN (TRỤ CỘT 3) TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM (Trang 45)

ĐỊNH VỀ KỶ LUẬT THỊ TRƯỜNG, MINH BẠCH THÔNG TIN (TRỤ CỘT 3) TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM.

3.1. Thực hiện minh bạch, công khai hóa thông tin, hiện đại hóa công nghệ ngânhàng hàng

Các NHTM cần rà soát, chỉnh sửa và hoàn chỉnh quy trình nội bộ về hoạt động tín dụng, kinh doanh tiền tệ, ngoại hối, thanh toán, chuyển tiền, ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan. Đánh giá rủi ro có thể xảy ra trong từng quy trình nghiệp vụ để triển khai ngay các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro. Báo cáo kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kinh doanh cho NHNN để xem xét giải quyết; thực hiện việc cung cấp thông tin, báo cáo về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng theo đúng thời hạn, đảm bảo chính xác theo quy định của NHNN.

Trong nền kinh tế thị trường, với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, khi mà nó trở thành nhân tố không thể thiếu, chi phối hoạt động của ngân hàng thì tính phức tạp trong xử lí nghiệp vụ được giải quyết một cách nhanh chóng mang tính hệ thống và tính toàn cầu. Vì vậy áp dụng công nghệ tiên tiến để hiện đại hóa hoạt động là một yêu cầu tất yếu trong quá trình hội nhập của các NHTM Việt Nam.

3.2. Minh bạch thông tin trong xử lý nợ xấu

Hiện có nhiều con số đưa ra về nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Theo quy định hiện hành về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (TCTD), nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Trong đó nợ nhóm 3 (nợ dưới chuẩn) là các khoản nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi; nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) là các khoản nợ có khả năng tổn thất rất cao và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) là các khoản nợ được coi là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Thông thường ở các nước đang phát triển, nếu nợ xấu của các TCTD được phân loại theo các chỉ tiêu định lượng và định tính phù hợp với thông lệ quốc tế, thì tỷ lệ này dưới 5% cũng là bình thường. Nhưng ở Việt Nam, do khác nhau về năng lực quản trị rủi

ro của các TCTD, việc sử dụng các chỉ tiêu định tính trong phân loại nợ (chấm điểm, xếp hạng khách hàng, đánh giá khả năng trả nợ...) vừa thiếu chuẩn xác, vừa chưa minh bạch. Vì thế nợ xấu của các TCTD báo cáo thường thấp hơn nhiều số liệu thực tế. Mặt khác, nợ xấu của các ngân hàng còn thể hiện dưới dạng "chuyển vốn cho vay thành vốn góp". Khoản nợ này không chỉ "rất xấu", mà còn nguy hiểm ở chỗ: đôi khi chỉ tồn tại trên sổ sách của con nợ và chủ nợ.

Với những bất cập trong phân loại cũng như chưa minh bạch trong việc hạch toán và công bố thì nợ xấu của các TCTD Việt Nam cho dù là con số nào cũng rất đáng lo ngại. Nợ xấu tại các TCTD ngày càng lớn và có chiều hướng gia tăng đã tác động tiêu cực đến điều hành chính sách tiền tệ của NHNN trong việc lưu thông dòng vốn vào nền kinh tế và tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính các TCTD. Chừng nào chưa xử lý được vấn đề này thì việc tái cơ cấu hệ thống NHNN sẽ không đạt hiệu quả.

Xử lý nợ xấu có rất nhiều biện pháp. Nhưng biện pháp từ nội tại các NHTM phải được coi là cơ bản, thông qua việc quản trị rủi ro, trích lập, xử lý dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu theo quy định, đi đôi với minh bạch thông tin trong hoạt động của ngân hàng.

Để xử lý vấn đề nợ xấu, Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) đã ban hành nhiều văn bản, đồng thời các ngân hàng thương mại cũng đã chủ động xử lý nợ xấu bằng trích lập dự phòng, hỗ trợ doanh nghiệp và tăng cường quản trị rủi ro tín dụng, mua bán nợ thông qua công ty mua bán nợ của các ngân hàng và công ty mua bán nợ của Bộ Tài chính…

3.3. Giám sát hoạt động và minh bạch hóa việc cho vay

Có thể thấy, rủi ro hệ thống ngân hàng không chỉ xuất phát từ việc các ngân hàng có quy mô nhỏ, quản trị yếu, mà còn xuất phát từ vấn đề đạo đức. Vì vậy, để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng một cách có hiệu quả không thể bỏ qua yếu tố này.

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định, một cổ đông là cá nhân không được sở hữu quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, còn cổ đông tổ chức cũng không được sở hữu quá 15% vốn điều lệ… Những quy định này được xem là khá chặt chẽ đối với hoạt động ngân hàng, đặc biệt là nhằm ngăn chặn sự lũng đoạn, thao túng của nhóm cá nhân, tổ chức gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng.

Để giảm thiểu rủi ro đạo đức từ hoạt động cho vay, cần phải có những giải pháp tổng thể trong việc quản lý hệ thống ngân hàng. Trong đó, minh bạch hóa thông tin tín dụng và hoạt động của các ngân hàng là phương sách tốt để giảm thiểu rủi ro đạo đức.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cam kết trừng phạt những ngân hàng có các hoạt động cho vay rủi ro. Những biện pháp trừng phạt có thể là hạn chế tái cấp vốn, áp dụng các hệ số an toàn cao hơn bình thường… Ngoài ra, để thông tin minh bạch, NHNN có thể thành lập tổ chức định mức tín nhiệm độc lập nhằm đưa ra đánh giá khách quan về rủi ro của mỗi ngân hàng. Chính phủ cần hạn chế việc sử dụng vốn tín dụng như là công cụ chính sách; cân nhắc kỹ lưỡng khi ưu đãi tín dụng cho DNNN và các dự án nhà nước.

Cuối cùng, NHNN cũng cần phải tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ, áp dụng công nghệ hiện đại và các chuẩn mực quốc tế để quản lý hệ thống ngân hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢOwww.cafef.vn www.cafef.vn www.economy.vn www.vietstock.vn www.thoibaonganhang.vn www.sbv.gov www.tapchicongsan.org.vn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ KỶ LUẬT THỊ TRƯỜNG, MINH BẠCH THÔNG TIN (TRỤ CỘT 3) TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM (Trang 45)