Lựa chọn đề tài “Sự đổi mới hướng tiếp cận đời sống và thể hiện con người trong tập truyện Bến quê của Nguyễn Minh Châu” chúng tôi muốn tìm hiểu hai vấn đề: sự đổi mới hướng tiếp cận đ
Trang 1Lời cảm ơn
Khoá luận được hoàn thành dưới sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của cô giáo Th.s Nguyễn Thị Tuyết Minh, em xin gửi tới cô lời cảm ơn chân thành, sâu sắc
Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Tổ Văn học Việt Nam và các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn - Trường ĐHSP
Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình làm khoá luận
Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2007
Sinh viên
Nguyễn Thị Mơ
Trang 2Lêi cam ®oan
T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i C¸c sè liÖu trong kho¸ luËn lµ trung thùc Kho¸ luËn nµy cha tõng ®îc c«ng bè trong bÊt k× c«ng tr×nh nµo NÕu nh÷ng lêi cam ®oan trªn lµ sai t«i xin hoµn toµn chÞu tr¸ch nhiÖm
Hµ Néi, ngµy 8 th¸ng 5 n¨m 2007
Sinh viªn
NguyÔn ThÞ M¬
Trang 31.2 Tiếp cận đời sống từ cái nhìn thế sự và triết luận 18
1.2.2 Tiếp cận đời sống từ cái nhìn triết luận 21
3.1.3 Điểm nhìn có sự luân chuyển từ ngoài vào trong 45
3.2.2 Giọng điệu thâm trầm, thương cảm, da diết 49
Trang 4Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Minh Châu là tấm gương phản chiếu quá trình phát triển của văn xuôi Việt Nam đương đại Trước 1975, những sáng tác mang đậm chất sử thi của ông đã góp phần tạo nên những bức phù điêu hoành tráng về hiện thực anh hùng của dân tộc ta trong chiến tranh
vệ quốc Ngọn lửa kháng chiến đã tôi luyện nên ngòi bút Nguyễn Minh Châu
Với Cửa sông, Dấu chân người lính, Những vùng trời khác nhau, Nguyễn
Minh Châu thuộc số những nhà văn - chiến sĩ hàng đầu của văn học cách mạng Việt Nam
Trang 5Sau 1975, từ cuộc “chiến đấu cho quyền sống của cả dân tộc”, nhà văn cùng đất nước chuyển sang cuộc “chiến đấu cho quyền sống của từng con
người”, (Nguyễn Minh Châu) về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục, tr 390)
Nền văn học mang âm hưởng sử thi với quan niệm có phần giản đơn, phiến diện về con người lúc này không còn đủ sức chuyển tải bao vấn đề bức xúc
Là nhà văn tâm huyết, suốt đời trăn trở, băn khoăn, như ngọn nến tự đốt thân
mình để cháy sáng, Nguyễn Minh Châu đã âm thầm “tự đổi mới trước khi làn
sóng đổi mới dâng lên mạnh mẽ trong đời sống tinh thần dân tộc” (Nguyễn
Minh Châu - Con người và tác phẩm, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 1991, tr 284) Trên hành trình đơn độc và không ít gian nan, nhà văn đau đáu tìm về
cội nguồn đích thực của một nền văn học có nền tảng là “chiều sâu của triết
học nhân bản” (Nguyễn Minh Châu - con người và tác phẩm, Nxb Hội Nhà
văn, Hà Nội 1991, tr 286)
Sự đổi mới trong hành trình sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975
được thể hiện qua rất nhiều tác phẩm, trong đó tập truyện Bến quê xuất bản
1985 tiêu biểu cho ngòi bút tìm tòi đổi mới của ông
Lựa chọn đề tài “Sự đổi mới hướng tiếp cận đời sống và thể hiện con
người trong tập truyện Bến quê của Nguyễn Minh Châu” chúng tôi muốn
tìm hiểu hai vấn đề: sự đổi mới hướng tiếp cận đời sống và sự đổi mới trong
cách thể hiện con người cùng một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của Bến
quê Từ đó, thấy được đóng góp to lớn của Nguyễn Minh Châu trong nền văn
học hiện đại nước nhà Hy vọng đề tài này sẽ góp thêm một tiếng nói trong việc tìm hiểu quá trình chuyển biến trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu ,
đặc biệt là những tác phẩm của ông đang được đưa vào chương trình Ngữ văn
2 Lịch sử vấn đề
Tác phẩm Nguyễn Minh Châu ngay từ khi xuất hiện đã được công chúng hào hứng đón nhận Đến nay đã có hàng trăm bài viết, hàng chục công
Trang 6trình nghiên cứu lớn nhỏ đề cập nhiều khía cạnh về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Viết về đề tài này có rất nhiều tác giả nghiên cứu:
Tác giả Nguyễn Văn Hạnh trong bài viết Nguyễn Minh Châu - đổi
mới chắc chắn từ một sức viết dồi dào (Tập san văn học và tuổi trẻ số 6 -
2001) đã đề cập sự đổi mới của Nguyễn Minh Châu khi viết về số phận người phụ nữ, và nông dân Người viết nhấn mạnh đến sự diễn tả bi kịch nội tâm của những con người có số phận éo le, vất cả nhưng nhẫn nhục, giàu lòng yêu thương và đức hi sinh trong các sáng tác sau 1975 của Nguyễn Minh Châu
Tôn Phương Lan trong cuốn Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh
Châu (Nxb KHXH) đã chỉ ra phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu
trong đó ít nhiều đề cập đến sự đổi mới của nhà văn ở các khía cạnh như: quan niệm nghệ thuật về con người hiện thực và cảm hứng nhân đạo, nhân vật tính cách - số phận, miêu tả tâm lý và sử dụng độc thoại nội tâm, dạng tình huống
tự nhận thức, hay tương phản, giọng điệu, ngôn ngữ
Phạm Quang Long trong bài viết Thái độ của Nguyễn Minh Châu
đối với con người, niềm tin pha lẫn với lo âu đã khẳng định cống hiến lớn
nhất của Nguyễn Minh Châu trong sự đổi mới của văn học Việt Nam là “sự
thức tỉnh một ý thức mới, đúng đắn hơn trong cách nhìn nhận đánh giá về con người về những đổi mới trong phương thức diễn đạt”
Tác giả Lã Nguyên trong bài Nguyễn Minh Châu và những trăn trở
trong đổi mới tư duy nghệ thuật (tạp chí Văn học số 2 - 1989) lại nói về sự
trăn trở và ý thức trách nhiệm lớn lao của Nguyễn Minh Châu để đi đến quyết
định từ bỏ lối sáng tác cũ để đến với những quan niệm, cách biểu hiện mới
Nguyễn Tri Nguyên trong bài Những đổi mới về thi pháp của
Nguyễn Minh Châu sau 1975 đã dành ngòi bút để làm rõ sự đổi mới về thi
pháp của Nguyễn Minh Châu Tác giả tập trung vào vấn đề biểu tượng, điểm nhìn, giọng điệu ngôn ngữ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu
Trang 7 Phạm Duy Nghĩa trong cuốn Nhà văn Nguyễn Minh Châu và cảm
hứng nhân văn (Nxb Hội Nhà văn) ít nhiều đề cập đến sự đổi mới của
Nguyễn Minh Châu ở một số phương diện như: kiểu con người thế sự, cô đơn bất hạnh, nhân vật số phận
Trần Đình Sử trong Bến quê một phong cách trần thuật giàu chất
triết lý (Báo Văn nghệ số 8, 21.2.1987) đã đi sâu khẳng định hướng trần thuật
có chiều sâu của tập truyện Bến quê với ba hướng chính là: chiêm nghiệm
những chân lý đời sống, khái quát những tính cách, phát hiện vấn đề của tồn tại xã hội
Nhìn chung, các công trình trên đều nghiên cứu toàn bộ sáng tác của Nguyễn Minh Châu Do đó, những nhận xét, đánh giá chủ yếu là khái quát
Chưa có công trình nào nghiên cứu sự đổi mới ấy trong tập truyện cụ thể Bến
quê Tiếp thu gợi ý của những người đi trước có tính chất tiền đề làm cơ sở lí
luận, chúng tôi đi vào tìm hiểu một cách cụ thể sự đổi mới trong cách tiếp cận
đời sống và thể hiện con người trong tập truyện ngắn Bến quê của Nguyễn
Từ đó, góp thêm tiếng nói khẳng định vị trí văn học của Nguyễn Minh
Châu, khẳng định tài năng Nguyễn Minh Châu - một trong số “những nhà văn
mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới”
(Nguyên Ngọc) Ông chính là nhịp cầu của hai thời đại văn học
Trang 83.2 ý nghĩa thực tiễn
Đề tài góp phần cung cấp tư liệu để học tập và tìm hiểu sáng tác của Nguyễn Minh Châu
Đặc biệt trong chương trình Ngữ văn, một số tác phẩm trong tập truyện
Bến quê đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình THCS và THPT Vì
vậy, đề tài này sẽ góp thêm một tiếng nói trong việc tìm hiểu, khám phá các tác phẩm đó
4 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Với khuôn khổ của một khoá luận tốt nghiệp và khả năng làm chủ tư liệu
có hạn, chúng tôi không đi sâu nghiên cứu toàn bộ sự đổi mới trong sáng tác Nguyễn Minh Châu sau 1975 mà chỉ tập trung làm rõ hai phương diện: cách
thể hiện đời sống và thể hiện con người trong tập Bến quê
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Khoá luận chỉ tập trung làm rõ sự đổi mới hướng tiếp cận đời sống và thể
hiện con người trong các truyện của tập Bến quê xuất bản 1985 Cụ thể gồm 9 truyện sau: Cơn giông, Hương và Phai, Một người đàn bà tốt bụng, Dấu vết
nghề nghiệp, Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa, Một lần đối chứng, Khách ở quê ra, Sống mãi với cây xanh
Trang 95.2 Phương pháp so sánh văn học
Việc so sánh tập truyện Bến quê với những sáng tác khác đặc biệt là
sáng tác trước 1975 của Nguyễn Minh Châu nhằm làm nổi bật sự chuyển biến cũng như sự đổi mới trong cách nhìn đời, nhìn người của nhà văn
5.3 Phương pháp phân tích tổng hợp
Nhằm miêu tả những biểu hiện về cách tiếp cận đời sống và thể hiện con người từ những căn cứ cụ thể để việc nghiên cứu có tính thuyết phục
Trang 10Phần nội dung
Chương 1
đổi mới hướng tiếp cận đời sống
1.1 Tiếp cận đời sống từ cái nhìn đa chiều
Trong quan niệm nghệ thuật của đa số các nghệ sĩ lớn, việc lấy số phận cá nhân làm gương soi của lịch sử và lấy nội tâm con người làm cuộc sống chung hầu như là cách làm việc thông thường, bởi suy cho cùng như Gorki
từng nói “văn học là nhân học” Những sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau
1975 là sự tìm tòi, thể nghiệm mạnh mẽ theo hướng đó Con người trong các
truyện ngắn của ông không đơn giản một chiều mà là một “khối vuông ru
bích” Theo cách nói của Chế Lan Viên thì:
“Anh là tháp Bay - on bốn mặt Giấu đi ba, còn lại đấy là anh Chỉ mặt đó mà nghìn trò cười khóc Làm đau ba mặt kia trong cõi ẩn hình”
(Tháp Bay - on bốn mặt)
Đôxtôiepxki cũng khẳng định: “Trong chủ nghĩa hiện thực đầy đủ phải
tìm thấy con người trong con người Người ta gọi tôi là nhà tâm lí: không
đúng, tôi chỉ là nhà hiện thực chủ nghĩa trong ý nghĩa cao nhất tức là tôi miêu tả tất cả các chiều sâu của tâm hồn con người”
Như vậy, các nhà văn đều quan niệm: phải nhìn nhận con người từ nhiều phương diện khác nhau Có vậy mới đánh giá thoả đáng về con người Những truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu đều lấy con người làm
đối tượng chính để khám phá Đặc biệt là tập Bến quê - tập truyện có vị trí
quan trọng trong hành trình đổi mới cách viết của nhà văn, ra mắt độc giả năm
Trang 111985 gồm 9 truyện là: Cơn giông, Hương và Phai, Một người đàn bà tốt
bụng, Dấu vết nghề nghiệp, Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa, Một lần đối chứng, Khách ở quê ra, Sống mãi với cây xanh ở Bến quê Nguyễn Minh
Châu đã nhìn nhận con người ở rất nhiều mối quan hệ khác nhau như: giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cách mạng, cá nhân với cộng đồng, cá nhân với thiên nhiên
Cuộc đời nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn Bến quê được nhà văn nhìn
nhận từ nhiều góc độ: xã hội, gia đình, bản thân Trong mối quan hệ với xã hội, Nhĩ là một người hoàn hảo và thành đạt, có đóng góp lớn bởi lẽ anh đã
được cử đi Mỹ La Tinh và “suốt đời Nhĩ đã từng đi không sót một xó xỉnh nào
trên trái đất” Nhưng trong quan hệ với gia đình Nhĩ lại chưa hoàn hảo Đặc
biệt đối với vợ, Nhĩ đã để gánh nặng mưu sinh dồn lên vai Liên và Nhĩ tự nhận thấy: suốt đời anh chỉ làm khổ vợ mà thôi Trong những ngày cuối đời bệnh tật này, trước mắt lũ trẻ hàng xóm, Nhĩ lại nhận thấy hoàn cảnh của mình thật
buồn cười “y như một chú bé mới đẻ đang toe toét miệng cười với tất cả, tận
hưởng sự thích thú được chúng chăm sóc và chơi với”
Chính vì được nhìn từ nhiều góc độ như trên mà nhân vật Nhĩ hiện lên chân thực, sinh động: vừa hoàn thiện trong mối quan hệ với xã hôi, vừa không hoàn thiện trong quan hệ với gia đình, bản thân Đây chính là kiểu con người bất toàn, phi lí tưởng, hoàn toàn khác kiểu con người lí tưởng trong các sáng tác trước đây của Nguyễn Minh Châu
Cũng như Nhĩ, nhân vật cô Hoằng trong Một người đàn bà tốt bụng
được nhìn nhận từ hai mặt: tích và tiêu cực “Cô Hoằng là một người đàn bà
miền Nam đã vào trạc xấp xỉ năm mươi, rất thích ăn mặc và hay khoe” Chiều
chiều bên vòi nước công cộng cô xuất hiện với những bộ quần áo mới “may
bằng kiểu mặc trong nhà, mà thứ hàng nào cũng khiến cho những đứa con gái trẻ ưa thích” Bọn trẻ con thì lại quý cô bởi cô rất hay cho chúng ăn những
loại kẹo ngon mà chỉ có khi tết đến nhà chúng mới dám mua; chúng còn quý
Trang 12cô bởi cô đã đem đến cho chúng con “cún nhị thể” tuyệt đẹp mà không ai có
thể coi đó là một con chó bình thường được Đặc biệt với thiện ý vô tư và thật lòng cô đã giúp Huấn - một thanh niên côn đồ trở thành người lương thiện ở
phần tích cực này, phần bản năng hồn nhiên trong Người đàn bà tốt bụng hiện hữu như “cái phần bản thiện” đầy nguyên sơ của tâm hồn con người
Nhưng khi sự hồn nhiên ấy được đẩy lên mức thái quá lại gây phiền toái cho người thân và cộng đồng Ngay cả ông Thiện - chồng cô cũng phải xấu hổ và khổ sở vì cái tính hồn nhiên con trẻ hồi sinh của người vợ vào tuổi xế chiều
Những cái tin về “con cún nhị thể” do cô hấp tấp thông báo đã làm cho khu tập thể “chết đi, sống lại” trong hoảng loạn, bất ngờ ở đây, rõ ràng, cái bản
năng hồn nhiên vốn có của con người đã được Nguyễn Minh Châu nhìn nhận
ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực, song dù sao nhà văn vẫn luôn đề cao trân trọng sự hồn nhiên vô tư của cô Hoằng Bởi nó, đối lập với lối sống thực dụng
“luôn luôn tính toán đánh mất sạch hết tính nết hồn nhiên của trẻ con khiến
cho tâm hồn trở thành chai cứng - miếng đất cho tội ác trong xã hội tăng lên”
(Một người đàn bà tốt bụng)
Nguyễn Minh Châu đã nhìn nhận con người không chỉ bằng nhãn quan giai cấp, địa vị xã hội mà trước hết đó là nhân cách, tính cách Giải thích sự
phản bội của nhân vật Quang trong Cơn Giông, ông cho rằng tính cách y là
“một con người luôn luôn tìm cách thoả mãn mọi thèm khát của bản thân nên
khi cách mạng gặp khó khăn, y thành kẻ chiêu hồi” đã đành mà ngay trong
suốt đời y, mọi việc làm hành động của y đều nhất quán với tính cách trên Miêu tả hắn là con người đẹp trai, tài hoa, ít nhiều năng lực Nguyễn Minh Châu đã không chủ ý nhuộm đen con người này một cách rạch ròi, đơn giản như trước đây Quang cũng có thể trở thành một người tốt thậm chí hăng hái nữa là khác nếu như cách mạng thoả mãn được những nhu cầu bản thân y Nhưng dù sao, ngay từ lần đầu tiên xuất hiện dưới con mắt của một cô gái trẻ
Trang 13thì “cái vẻ bề ngoài đầy quyến rũ đã không che nổi cảm nhận của cô về một
cái gì đó thật khó nắm bắt, quỵ luỵ nhưng lại tàn ác” Đó là cái “thần” thường
chỉ bộc lộ trong những trường hợp tưởng như tình cờ, ngẫu nhiên vậy thôi nhưng lại được nhà văn biến thành sợi chỉ xuyên suốt trong toàn bộ thiên truyện để triển khai tư tưởng của mình
Cùng một đề tài quen thuộc nhưng thay đổi cách tiếp cận sẽ đem lại hiệu quả nghệ thuật mới Viết về đề tài người nông dân, các sáng tác trước
1975, thường được các nhà văn đề cập đến vai trò lịch sử, biến “sỏi đá thành
cơm”, gánh trên vai cuộc kháng chiến của dân tộc Nhưng sau 1975 Nguyễn
Minh Châu đã có cách nhìn mới: khi đất nước phát triển thì một mặt người nông dân có đóng góp lớn, một mặt họ lại có hạn chế lịch sử nhất định Điều
này được thể hiện rõ trong truyện ngắn Khách ở quê ra Nhà văn đã quan sát
người nông dân từ bản chất, truyền thống, tính cách và nhận ra cả mặt tích và
tiêu cực của họ, mà theo cách nói của Tôn Phương Lan là ở họ tồn tại “con vật
lưỡng thể” ở người nông dân có tư tưởng hạn chế như: ở gia đình thì điều
hành theo lối gia trưởng, ở làng xã thì phân hoá các hệ gia tộc, thích cát cứ
Lão Khúng tự hào đông con hơn lão chắt Hoè và quan niệm “ở nhà quê mình,
nhà nào đông con mới có uy thế được” Rồi lão biến vợ thành cái máy đẻ “dù
vợ không muốn, lão cũng bắt vợ phải đẻ” Lão còn thích cả sự nổi tiếng Chính
vì vậy lão ngang nhiên “dựng nhà ngay trên cái nền đất cao ngất của ngôi đền
làng Khơi” nổi tiếng linh thiêng mà theo cách nói của người chú thì thật là sự
“phỉ báng thần linh” Những tư tưởng hạn chế trên của Khúng cũng là của
người nông dân nói chung Họ tự tạo cho mình ý thức bao giờ cũng cố để mình hơn người, bao giờ cũng thấy mình hơn người và người nhà mình phải quý hơn người nhà khác Với ý thức cá nhân theo kiểu ấy, ít nhiều họ đã gây lực cản cho những bước tiến của xã hội
Tuy nhiên, xuất phát từ cái nhìn đa chiều, Nguyễn Minh Châu không chỉ thấy mặt hạn chế của người nông dân Điều đặc sắc là ở chỗ, đằng sau cái
Trang 14vẻ thô mộc như “toà rễ cây vừa mới đào ở dưới đất lên” của Khúng, là cả bao
nhiêu đức tính tốt đẹp và đóng góp to lớn của người nông dân Khúng vốn là một người cần cù, nhẫn nại, nhận thức đúng đắn về giá trị đất đai, con người, sức lao động và sự sáng tạo Lão đã kéo cả gia đình đi khai hoang lập nghiệp,
từ đó sản xuất ra của cải vật chất nuôi sống xã hội và trở thành người khai
sáng lịch sử: “Như thế là ta đã ra đời trên tấm bản đồ của đất nước tên một
cái xã mới, bắt đầu từ cái bàn tay khai phá đầy gian nan của lão Khúng” Hơn
nữa, Khúng còn là người cha rất mực thương con Đặc biệt là với thằng Dũng -
dù không phải con đẻ của lão nhưng tiễn nó đi bộ đội “mà lão cứ quýnh cả
lên” chỉ lo nó bị khổ, bị rét Thậm chí lão thấy mình “phút chốc trở nên y như một người đàn bà lẩn thẩn nhưng lão vẫn cứ quanh quẩn bên cái toa tàu có
đứa con đang ngồi, hết mua hoa quả lại bánh trái lật đật mang về bắt nó
ăn”
Những người nông dân như Khúng tuy ít nhiều có mặt hạn chế trong tư tưởng song không thể phủ nhận vai trò của họ trong sự phát triển của xã hội Vậy mà khi xã hội phát triển chính họ lại bị lãng quên Ngay cả đứa con mà Khúng yêu quý nhất cũng rời xa lão để lên thành phố tìm cha đẻ của nó Điều
này khiến lão vô cùng đau xót, "toàn thân lão run lẩy bẩy như người lên cơn
sốt và trong tâm hồn lão tự nhiên dâng lên một nỗi niềm cô độc, lão lẩm bẩm gọi tên thằng Dũng, lão lần lượt gọi tên từng đứa con trong nhà Lão cầu xin
đàn con đừng bỏ lão mà đi, mà hãy ở lại với lão, hãy ở lại với đất cát”
Nhân vật Khúng đã được Nguyễn Minh Châu nhìn nhận từ nhiều phía: phía tích cực và tiêu cực Cách tiếp cận này khiến người nông dân và nông thôn hiện lên mới mẻ, độc đáo so với các sáng tác trước đó Bởi vì người nông
dân trong sáng tác của thời kì trước là “con người công dân, con người xã
hội”, nói như cách nói của Trần Đình Sử là “con người chính trị” Con người
nông dân của Nguyễn Minh Châu là con người lao động với những thuộc tính giai cấp, xã hội và bản chất lao động của mình Cách nhìn đó của ông đã trả
Trang 15lại giá trị đích thực cho người nông dân Chân dung của họ sẽ được các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Lê Lựu tiếp tục hoàn thiện thêm với diện mạo
được nhìn trong các “mối tổng hoà những quan hệ xã hội” (C.Mác)
Tiếp cận đời sống từ cái nhìn đa chiều, Nguyễn Minh Châu không chỉ thể hiện ở mối quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội mà nhiều khi ông nhìn con người trong mối quan hệ với loài vật để từ đó khái quát lên những triết lý nhân sinh Trong con người bao giờ cũng có mặt chưa hoàn thiện, nếu không biết giữ mình, không cảnh giác thì rất có thể sẽ bị cái phần chưa hoàn thiện kia lấn lướt, nổi loạn Tư tưởng này được Nguyễn Minh
Châu nói khá trực diện trong Một lần đối chứng Ông muốn “mọi người thử
làm một cuộc đối chứng với loài vật - một cuộc đối chứng giữa thiện và ác, giữa lí trí - trí tuệ và bản năng mù quáng (cũng là một cuộc đối chứng về nhân cách và phi nhân cách, giữa hoàn thiện và chưa hoàn thiện, giữa ánh sáng và những khoảng bóng tối vẫn còn rơi rớt bên trong tâm hồn mỗi con người - miếng đất nương náu và gieo mầm của lỗi lầm và tội ác) Qua mối quan hệ
giữa con người và con mèo , nhà văn cho người đọc nhận ra rằng: “do cuộc
đấu tranh để tồn tại mà người ta chỉ nhớ được vẻn vẹn cái đạo làm người như một cái gì để đời mà tưởng chừng có thể quên đi những quy luật tồn tại của sinh vật hỗn mang đã sa vào quy luật sống giữa người và người” Một lần đối chứng là sự khảo sát cái thế giới bí ẩn khuất lấp đầy bất trắc và bất thường
nằm bên trong con người Qua cuộc đối chứng này, Nguyễn Minh Châu muốn con người hiểu con người và sau đó là để con người hiểu được tự nhiên, lịch
sử
Tiếp cận đời sống từ cái nhìn đa chiều là sự đổi mới độc đáo của
Nguyễn Minh Châu sau 1975 và được thể hiện sâu sắc trong tập truyện Bến
quê Nhờ cách tiếp cận mới này, nhà văn cho người đọc cái nhìn chân thực,
sâu sắc hơn, trước các vấn đề của đời sống Chính cũng từ nguồn cảm hứng này đã quy định hàng loạt sự đổi mới ở phương diện nghệ thuật của tập truyện
Trang 16như: kiểu nhân vật, điểm nhìn nghệ thuật, giọng điệu, ngôn ngữ Tất cả điều
đó trong sức mạnh tổng hợp của nó đã làm nên một Nguyễn Minh Châu với tư cách một trong những nhà văn tiêu biểu của thời kỳ văn học đổi mới
1.2 Tiếp cận đời sống từ cái nhìn thế sự và triết luận
1.2.1 Tiếp cận đời sống từ cái nhìn thế sự
Theo Từ điển Tiếng Việt (Nxb Đà Nẵng 2006) thì “thế sự” tức là việc
đời (nói khái quát) Cái nhìn thế sự ở đây chính là cái nhìn cuộc sống đời
thường Nguyễn Minh Châu là người có khả năng “nhìn đâu cũng ra truyện
ngắn” (Lê Lựu) Khả năng ấy chính là tiếp cận con người trong đời thường Cụ
thể là từ những câu chuyện bình thường không mang tính điển hình, ông vẫn tìm ra được các khía cạnh của thế thái nhân tình - một thứ triết học nhân sinh
ở mảng truyện này con người luôn “vận động” trong trạng thái hồn nhiên và
điều đó lắm khi tạo nên sự bất ngờ Cuộc sống đúng như nó có, có thể bất chợt
rẽ ngang hoặc đứng lại trong cái xô bồ, ồn ào của thường nhật
Tập truyện Bến quê của Nguyễn Minh Châu thuần là bút pháp tả thực những gì rất đỗi đời thường Diện mạo con người trong Bến quê là những con
người bình dị với tình cảm vợ chồng, với những lo toan phai bạc của lòng người, con người với những toan tính, với những ăn năn hối hận Đó là những
đứa trẻ tinh quái, là người đàn bà đồng bóng nhưng tốt bụng, là ông lão thủ
thành khi về già, là người từng đi “không sót một xó xỉnh nào trên trái đất”
nhưng lại chưa từng và không thể đến được vùng đất bến quê, là gia đình làng
chài sống trong đói khổ, tăm tối Thời gian trong Bến quê là thời gian của
cuộc sống đời người Không gian là thứ không gian gần gũi, xác định, thân thuộc Tất cả đều rất đỗi đời thường Nhưng thông qua đó, chúng ta thấy được một Nguyễn Minh Châu nhân hậu, đằm thắm, đầy thương yêu Đây là chỗ Nguyễn Minh Châu đã nối tiếp được với truyền thống của Nam Cao, Thạch Lam trước đây mà một thời gian dài bị đứt quãng ở đây, cảm hứng nhân văn
Trang 17theo phong cách của nhà văn vẫn tiếp tục Con người dù trong nhếch nhác, lầm lụi của đời thường nhưng vẫn vừa cặm cụi, vừa lặng lẽ làm nên các giá trị
mà vẫn nhân hậu, đằm thắm Tiêu biểu cho cảm hứng thế sự này là hai truyện:
Một người đàn bà tốt bụng, Hương và Phai
Một người đàn bà tốt bụng xoay quanh không gian của một khu tập
thể, đó là dãy K với đủ các thứ chuyện đời thường Nào là chuyện nhà cửa,
cây cối chuyện “rãnh nước xây trước hiên bây giờ thụt vào ngay giữa nhà,
được trám lại bằng những tấm phi bờ lô xi măng và để hở một lỗ, mùa hè nóng nực mỗi lúc lau rửa nhà lũ trẻ con thường tháo nước bẩn xuống đấy” Nào là
chuyện sinh con đẻ cái, “hỏi thăm nhau cũng chỉ một câu: Bao giờ đẻ thế hử?” hoặc bằng giọng ái ngại “Sao mãi chưa đẻ đái gì?” Đặc biệt là câu chuyện
về một cô Hoằng hồn nhiên, tốt bụng và “con cún nhị thể” của cô đã từng thu
hút sự quan tâm không chỉ của bọn trẻ mà cả người lớn trong khu tập thể K Xây dựng nhân vật cô Hoằng, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện rõ ngòi bút tiếp cận đời sống từ cảm hứng thế sự của mình bởi cô Hoằng đúng là một con người đời thường Lòng tốt của cô được ban phát hồn nhiên đến tất cả mọi người trong dãy tập thể Cô đúng là một người đàn bà tốt bụng thực sự, cô tốt với tất cả hàng xóm, tốt với loài vật, với trẻ con và với cả người không tốt Trẻ con thích cô vì cô hay cho chúng kẹo và hay chơi với chúng Còn người lớn dù
có những khi khó chịu, họ cũng không thể ghét bỏ cô vì cô chẳng ghét ai, chẳng để bụng gì, thậm chí còn làm vui mắt họ trong những bộ quần áo đẹp, trong những câu trêu đùa thư giãn Với lòng tốt hồn nhiên của mình, cô Hoằng
đã bảo lãnh cho thằng Huấn ra tù Hình ảnh nụ hôn của đứa con thơ ngây lên trán Huấn xoá đi những nét nhăn khắc khổ đã trở thành biểu tượng của lòng tốt, sự bao dung đối với việc giúp đỡ con người, xoá đi những lỗi lầm, mặc
cảm và đau khổ, để trở về với cuộc sống của cộng đồng Một người đàn bà tốt
bụng tái hiện cuộc sống đúng như nó vốn có, cụ thể, sinh động, rất đỗi đời
thường
Trang 18Nếu câu chuyện của Một người đàn bà tốt bụng là câu chuyện về một người lớn mà vẫn còn nét tính cách trẻ con thì Hương và Phai lại kể về hai
con nhóc nhưng lại có nét tính cách của người lớn
Hương và Phai là chuyện về cuộc hôn nhân nghiêm chỉnh bắt đầu từ
tính “tinh quái” của hai đứa bé ngoan thân nhau và giàu trí tưởng tượng Ban
đầu chúng chỉ định gán ghép cho vui Dần dần thấy chuyện đùa được chuyển thành chuyện thật thì hai con nhóc lại vun vào một cách thật lòng theo lối trẻ con Vòng đời cứ nhẩn nha quay, cả đến ngày người chị lên xe hoa, chúng còn mua bún riêu về cho chị để rồi lỡ tay chị đánh đổ cả vào bộ váy cưới của
mình Chị lấy chồng, bố lại “cắm cúi ngồi đạp chiếc máy khâu cổ lỗ”, đứa em
lại hàng ngày ngồi trước bếp dầu đảo mứt khế rồi mang giao cho hàng nước
Cốt truyện Hương và Phai cũng là sự tái hiện những mảnh đời vụn vặt, bình
dị Những câu chuyện tầm phào ở hiệu sách, nơi vòi nước công cộng, bên chảo
ô mai Những chuyện nghiêm túc, bi hài trong đám cưới, những lo toan sinh
kế hằng ngày Tất cả được dựng lại từ góc nhìn của “hai con nhóc” như
những lát cắt ngang dở của cuộc sống Hương và Phai có thể tạo ra điều hệ trọng nhất trong số phận người lớn, những điều mà chúng và anh chị chúng
đều bất lực Dù cái Phai có thương chị đến đâu, dù chị Phấn có ao ước đỡ đần cho gia đình đến mức nào, hoàn cảnh của họ cũng không thể thay đổi Các nhân vật trong truyện hành động theo ý muốn tốt đẹp của họ, nhưng nhà văn vừa khẳng định nhân vật, lại vừa nhìn vào một mặt sâu hơn để nhận ra bao
điều nghịch lí của đời thường: sự tác thành việc lớn đời người lắm khi khởi
đầu từ trò nghịch của trẻ con Nhu cầu trang điểm đã làm cô dâu nhịn đói cả ngày, lòng thương chị của em đã dẫn đến làm hỏng bộ đồ áo cưới đắt tiền cuộc sống dẫu là trong những việc thông thường nhất vẫn hiện ra bao vẻ bất ngờ
Đúng như Lê Lựu từng nói “Nguyễn Minh Châu nhìn đâu cũng ra được
truyện ngắn” Bởi vì, truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu chú ý đến các đề tài
Trang 19của cuộc sống thường nhật Phần lớn các truyện trong Bến quê đều đề cập đến
những vấn đề bình thường của những con người đời thường Từ đó, cho người
đọc một cách nhìn mới đối với hiện thực Dĩ nhiên với ý thức tiếp cận riêng, cách làm của Nguyễn Minh Châu hoàn toàn khác Sêkhôv trong văn học Nga
và Thạch Lam của Việt Nam thời kì 1930 - 1945 Con người bé nhỏ của Sêkhôv đặt trong cái xã hội Nga Hoàng ngột ngạt, lúc nào cũng thấy mình hèn kém, tội nghiệp Con người có thể nói là bé nhỏ của Thạch Lam được đặt trong môi trường tĩnh mịch, buồn tẻ đến hiu hắt và cái mơ ước, niềm vui thường nhật cũng đến tội nghiệp làm sao Còn con người đời thường của Nguyễn Minh Châu thì vui buồn trong cái guồng tình cảm giữa cuộc sống
đạm bạc Nguyễn Minh Châu đã tiếp cận đời sống từ tầng sâu bí ẩn của hiện thực đang tiếp diễn với tất cả cái bề bộn, ngổn ngang của nó, bao hàm cả cái
bi và cái hài, cái cao cả, cái lớn lao lẫn cái nhỏ nhặt tầm thường Đây chính là một điểm mạnh góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật sau 1975 của Nguyễn Minh Châu Song song với cách tiếp cận đời sống từ cảm hứng thế sự nhà văn đồng thời tiếp cận đời sống từ cảm hứng triết luận - cái được sinh ra
và khái quát nên từ chính cuộc sống đời thường, bình dị ấy
1.2.2 Tiếp cận đời sống từ cái nhìn triết luận
Theo Từ điển Tiếng Việt (Nxb Đà Nẵng 2006) định nghĩa: “Triết luận”
là quan niệm chung của con người về những vấn đề nhân sinh và xã hội Hay hiểu một cách chung nhất đó là những kết luận có tính triết học về con người,
về những vấn đề nhân sinh và xã hội Cảm hứng triết luận không phải là mới trong văn học nhưng phải đến Nguyễn Minh Châu nó mới thực sự trở thành
một nét phong cách của ông Trong tập Bến quê mỗi truyện là một triết lí sâu
sắc về cuộc sống, con người, về những quy luật tồn tại vĩnh hằng và cũng có khi là cái ngẫu nhiên bất ngờ trong dòng chảy cuộc sống Những triết lý ấy có thể được rút ra từ sự chiêm nghiệm có tính chất tổng kết một đời người, cũng
có khi đó là sự “bừng ngộ” trong một tình huống cụ thể của các nhân vật
Trang 20Có thể nói thiên hướng muốn nắm bắt hiện thực ở bề sâu là một đặc
điểm nổi bật của ngòi bút Nguyễn Minh Châu Từ cách tư duy đó, nhà văn cố gắng nâng tầm khái quát triết học trong các truyện ngắn của mình Trong một lần nói chuyện, Nguyễn Minh Châu khẳng định: nhà văn không có quyền nhìn
sự vật một cách giản đơn và nhà văn cần phải phấn đấu để đào xới bản chất
con người vào các tầng sâu lịch sử Bến quê và Dấu vết nghề nghiệp là những
chiêm nghiệm có tính chất tổng kết đời người Phải đến khi ốm liệt giường
Nhĩ mới nhận ra “con người ta trên đường đời thật khó tránh những điều vòng
vèo hoặc chùng chình.” Ông lão vốn là thủ môn nổi tiếng phải đến tuổi 80
mới nhận thấy “con người ta thường xuyên không hoàn hảo” vì ngay trong thời kỳ tài năng nở rộ vẫn có những phút “vụng dại, yếu ớt và ngu ngốc” Từ
đó càng thêm biết ơn sự độ lượng của cuộc đời
Chiếc thuyền ngoài xa và Một lần đối chứng lại là những suy nghĩ sâu
sắc về chân lý nghệ thuật và đời sống Chính khát vọng muốn tìm đến cái đẹp hài hoà dễ đưa người ta đến chỗ nhìn hiện thực một cách giản đơn Nói như
Ăng ghen thì đó là một thứ chủ nghĩa lãng mạn, vì lý tưởng mà quên mất hiện
thực Đó là bài học của người nghệ sĩ nhiếp ảnh trong Chiếc thuyền ngoài xa Anh đã nhận thấy “độ chênh” giữa cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh mà anh
vừa hân hoan thu vào ống kính với cuộc đời nhọc nhằn chẳng thi vị chút nào của cái gia đình dân chài trên con thuyền mà anh lấy làm tâm điểm cho bức tranh nghệ thuật Từ đó, anh rút ra một triết lí giản dị mà sâu sắc: văn học và
đời sống có mối quan hệ khăng khít, người nghệ sĩ phải có hiểu biết, có bản lĩnh và trung thực Chủ nghĩa nhân đạo phải gắn với con người và nghệ thuật
không thể xa lạ với con người Nhan đề Chiếc thuyền ngoài xa giống như một
sự gợi ý về khoảng cách, về cự li nhìn ngắm đời sống mà người nghệ sĩ cần coi trọng Nếu chỉ nhìn cuộc sống từ xa thì chỉ toàn thấy tốt đẹp, nhưng muốn hiểu rõ bản chất đời sống thì ta phải nhìn nó ở cự ly ngắn Có như vậy mới
Trang 21thấy được những ngang trái với tất cả tồn tại vốn có của nó Lúc ấy, văn học mới thực hiện được chức năng phản ánh đời sống của mình
Nhân vật nhà văn trong Một lần đối chứng lại rút ra một bài học cảnh
tỉnh Qua quan hệ tình cảm giữa con người và con mèo, nhân vật nhận thấy:
do nhu cầu đấu tranh để tồn tại con người ta chỉ nhớ được vỏn vẹn cái đạo làm
người như một cái gì để đời “mà tưởng chừng có thể quên đi những quy luật
tồn tại của sinh vật hỗn mang đã sa vào quy luật sống giữa người và người”
Cũng như vậy, nhà văn do khát vọng khôn cùng muốn nắm bắt tâm hồn muôn loài, do năng lực nhập thân cố hữu để nhận thức thế giới mà đã lẩn thẩn hình
dung, gán ghép cho con vật những phẩm chất người mà nó không có “Tôi
không muốn viết một câu chuyện mà loài vật được nhân cách hoá, gán ghép cho loài vật những biểu hiện của lòng nhân ái và trí khôn mà nó không có”
Đó là nhận thức về chủ nghĩa hiện thực được rút ra từ thực tế và cũng là suy nghĩ về tính chân thực của văn học Các tác phẩm này sẽ khơi nguồn cho loại chủ đề nhận thức chân lí trong văn học của ta, một loại chủ đề thường bị chìm lấp giữa các chủ đề truyền thống như lẽ sống, ân tình, thương người nghèo khổ
Trong Cơn giông và Khách ở quê ra nhà văn lại có thiên hướng muốn khái quát tổng kết bản chất của những tính cách Cơn giông muốn phơi bày bản chất ích kỉ, cơ hội của một tên phản bội “do luôn luôn tìm cách thoả mãn
mọi thèm khát được sống sung sướng, được ăn ngon, mặc đẹp, được mọi người xung quanh chiều chuộng và tôn kính” Con người đó có thể là người tốt, là
người rất cách mạng khi cách mạng thuận lợi đi lên, nhưng hắn sẽ dễ dàng trở thành phản bội trong cái giờ khắc thử thách ác liệt Qua hình tượng lão Khúng, Nguyễn Minh Châu lại muốn khái quát cái cốt cách tập quán của người nông dân sản xuất nhỏ hình thành tự ngàn đời: lập nghiệp một mình, thích chơi trội, cậy đông con, hám lợi, chịu lép để yên thân, chỉ tin mình, hoài nghi và dè bỉu những cái khác lạ Và quy luật quyết định của môi trường thật
Trang 22khắc nghiệt: Huệ - cô con gái thị thành nhỡ nhàng phải làm vợ Khúng đã trở thành người nông dân thực thụ: ky cóp, chắt bóp, tham việc, tham của, có khi
lắm điều, thậm chí còn có con mắt hoài nghi “nhìn len lén từ trong bóng tối
khi có hàng xóm, láng giềng sang chơi mà trong tay đang san rượu lậu vào cái bong bóng” Nhà văn cố tình lướt qua mối quan hệ giữa Khúng và hợp tác xã
để quan sát quá trình hình thành nên một cá thể - cái cốt cách chủng loại ấy một cách thuần tuý Bởi xét ra ý nghĩa điển hình của nó có mặt còn bao quát sâu xa hơn mối xung đột của nó với hợp tác xã hoặc trong phạm vi sản xuất nông nghiệp Con người ta thoát thai từ nền sản xuất nhỏ hàng nghìn năm, mấy ai đã rũ sạch được mọi cốt cách của Khúng? Tính cách ấy chỉ thực sự
được khắc phục trên cơ sở nền nông nghiệp phát triển trong quá trình đô thị hoá
Cảm hứng triết luận thể hiện đậm đặc trong Bến quê là ở chỗ Nguyễn
Minh Châu nhìn đời sống ở chiều sâu triết học, lịch sử, thể hiện nhu cầu chiêm nghiệm, tự đối thoại với chính mình Cuộc sống trong truyện ngắn của
ông không diễn ra theo quy luật của những động cơ, ý muốn chủ quan mà là
kết quả của những tác động khách quan nhiều mặt Chẳng hạn, Hương và
Phai, chuyện hai em gái lớp 5 thân nhau, chơi trò gán ghép mà tác thành hạnh
phúc cho anh chị chúng vốn là câu chuyện ân tình, vui vẻ, thân rồi lại càng thân hơn Và đám cưới cô Phấn là ngày hội để bày tỏ tình cảm xóm giềng, vun
đắp cho nhau, vui buồn chia sẻ Các nhân vật đã hành động theo tinh thần đó, theo ý muốn tốt đẹp của họ nhưng nhà văn vừa khẳng định nhân vật lại vừa nhìn vào một mặt sâu hơn để nhận ra bao điều nghịch lý của đời thường: sự tác thành việc lớn đời người lắm khi khởi đầu từ trò nghịch của con trẻ Nhu cầu trang điểm đã làm cô dâu nhịn đói cả ngày; lòng thương chị của em đã dẫn đến làm hỏng bộ áo cưới đắt tiền; lòng sốt sắng của người chị đã tự đặt chi vào thế nhỡ nhàng, cuộc hôn nhân làm cho gia đình vốn sướng càng sướng, nhà nghèo thì càng nghèo hơn và em Hương được người chị dâu thì lại mất
Trang 23đứa bạn Cuộc sống dẫu là trong những việc thông thường nhất vẫn hiện ra bao
vẻ bất ngờ và để lại một viễn cảnh không sao bao quát hết Một lần đối chứng
có thể là một cốt truyện về tình yêu loài vật, đã tạo nên một bài học luân lí theo quan niệm thường tình Bất chấp mọi tình cảm trong sáng, cao thượng của con người, con mèo vẫn là con mèo, nghĩa là vẫn cư xử theo quy luật của
loài vật ở đây, cuộc sống vượt ra ngoài phạm vi của không gian “tưởng
tượng”, “liên tưởng”, “nhân cách hoá” thường tình Chiếc thuyền ngoài xa, Dấu vết nghề nghiệp, Bến quê, Một người đàn bà tốt bụng đều là những
truyện về cái nghịch lý của đời thường Một trưởng phòng thông minh muốn
có tờ lịch “tĩnh vật hoàn toàn” nhưng thực tế thì hình ảnh con người không thể
tước bỏ Một nghệ sĩ săn được một cảnh thuyền và biển đẹp toàn bích thì chính từ cảnh đó xuất hiện một hiện tượng cực kì xấu, một người đàn bà bị chồng hành hạ vô lí nhưng không muốn từ bỏ người chồng Những chiến sĩ nhiệt thành trong chiến đấu giải phóng miền Nam khỏi nanh vuốt quân xâm
lược nhưng lại chưa hề giải thoát ngay cho người đàn bà khỏi bất hạnh (Chiếc
thuyền ngoài xa) Một thủ thành tài ba, từng bắt được 17 quả phạt đền 11m
nhưng lại để lọt lưới quả bóng rất tầm thường (Dấu vết nghề nghiệp) Một kẻ
đã từng đi “không sót một xó xỉnh nào trên trái đất” nhưng lại chưa từng và không thể đến bến quê thân thuộc phía trước cửa nhà (Bến quê) Lòng tốt của
người đàn bà thật cảm tính nhưng nếu có lí tính hơn thì có thể bà sẽ không tốt
như vậy (Một người đàn bà tốt bụng) Xét cho cùng mọi nghịch lí trong
truyện Nguyễn Minh Châu đều có lí ở mặt nào đó Nhưng cái lí nằm ở một
tầng sâu hơn, khó thấy hơn Trong Cơn giông tác giả cũng đưa ra một trường
hợp nghịch lí: tên phản bội chạy sang hàng ngũ địch nằm gọn trong vòng ngắm khẩu tiểu liên của Thăng nhưng anh đã không bóp cò là bởi vì cái động tác đầu hàng của nó Đến lượt mình, lại cũng nhờ một cái nghịch lí như thế mà Thăng thoát chết, là vì kẻ địch không ngờ ý chí quyết thắng của người chiến sĩ lại mãnh liệt như vậy Tư duy của nhà văn sắc nhạy lên trước cái hiện thực
Trang 24kiểu đó Trước đây trong Bức tranh tác giả đã nói đến việc cả một ba lô tranh
được hoạ sĩ nâng niu hoá ra vô giá trị, còn cái bức tranh phác vẽ ra trong nửa
tiếng vội vàng lại là “cái đỉnh của một sự nghiệp sáng tác” Trong Dấu vết
nghề nghiệp tác giả còn nhắc đến nhân vật nghệ sĩ xiếc nhào lộn có bề ngoài
rất vụng về hoặc một lần gian lận cá biệt của một trọng tài nổi tiếng công minh tinh tường đã nâng đỡ tinh thần một đời cầu thủ Có thể nói thiên hướng muốn nắm bắt hiện thực ở bề sâu ẩn kín là đặc điểm nổi bật làm nên cảm hứng triết luận - một nét trong phong cách Nguyễn Minh Châu
Triết luận không chỉ được nhận diện thông qua mối quan hệ giữa con người với con người mà còn được nhận diện qua mối quan hệ giữa con người
với thiên nhiên Sống mãi với cây xanh là câu chuyện như thế
Nếu tư tưởng của người phương Tây là chinh phục tự nhiên thì người phương Đông lại hướng tới hoà hợp với tự nhiên, đặt con người trong thế bình
đẳng với trời đất Nét đặc thù này đã in dấu trong nền văn hoá Việt Nam Nguyễn Minh Châu là một trong số các nhà văn rất chú ý tới cảnh sắc thiên nhiên và thể hiện khát vọng về mối giao hoà vĩnh cửu giữa thiên nhiên và con người Khát vọng ấy được thể hiện qua những triết lí bình luận trực tiếp trong
Sống mãi với cây xanh Thiên hồi kí cảm động này là tác phẩm có tính lập
thuyết của Nguyễn Minh Châu về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, trong đó đề cập đến một vấn đề lâu dài hết sức quan trọng: tình yêu thiên nhiên gắn liền với vẻ đẹp tâm hồn con người Mong ước của nhà văn được nói
qua lời thảo mộc: “ thiên chức của các loài cây cối chúng ta trong thế kỉ tới
là làm sao mỗi con người trong xã hội công nghiệp có một nhà thơ trong bản thân” Quả vậy, thành thị hiện đại nâng cao mức sống và trí tuệ nhưng cũng dễ
làm xơ cứng tâm hồn con người khi thiếu một không gian thiên nhiên phong phú Thiên nhiên, với vẻ đẹp nguyên sơ của nó, chính là thứ nghệ thuật kì diệu của tạo hoá góp phần cứu rỗi tâm hồn con người, đem cái tươi mát đầy vô tư, hào phóng của mình và bồi đắp phù sa cho tâm hồn con người
Trang 25Vấn đề Nguyễn Minh Châu đề cập có một cơ sở triết học, thẩm mỹ Con người vốn là sự tổng hoà của bản chất tự nhiên và bản chất xã hội Với bản chất tự nhiên con người cần tìm đến thiên nhiên như một nguồn dinh dưỡng và môi trường sinh thái để tồn tại Với bản chất xã hội, con người tìm
đến thiên nhiên để bồi đắp, hoàn thiện những giá trị người Biết rung động
trước vẻ đẹp thiên nhiên, đó là “mĩ” Biết thương đến từng loài cỏ cây, tạo vật như giáo lí nhà Phật kêu gọi, đó là “thiện” Con người quay lưng lại hoặc tàn
phá, xâm hại thiên nhiên là con người chưa hoàn thiện về tâm hồn và nhân cách; những con người ấy khó có tình yêu đích thực với đồng loại Con người cần thiên nhiên để nuôi dưỡng cả thể chất và tâm hồn, thiên nhiên cũng cần con người bảo vệ, chăm sóc Vì thiên nhiên cũng là vì chính con người Do đó mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người mang tính biện chứng và nhân văn
rõ rệt Trên cơ sở một tình yêu thiên nhiên sâu sắc, tác giả Sống mãi với cây
xanh đưa ra bức thông điệp : “Chinh phục thiên nhiên? Đúng, đời sống loài người là một chuỗi dài quá trình chinh phục thiên nhiên, nhưng cũng thật là thiếu thoả đáng và thậm chí nguy hiểm nếu không nghĩ đến công việc hoà hợp với thiên nhiên” Đây là một bài học triết lí nhân sinh sâu sắc cho tất cả chúng
ta
Tập truyện Bến quê tiêu biểu cho cái nhìn có tính triết luận của Nguyễn
Minh Châu Tính triết luận ấy được thể hiện rất phong phú Đó có thể là những quy luật, nghịch lí, những chiêm nghiệm có tính tổng kết đời người, về quan hệ giữa con người và thiên nhiên Sự đổi mới hướng tiếp cận này đã làm
cho các truyện trong Bến quê có giá trị tư tưởng và nhận thức sâu sắc, đồng
thời cho thấy tài năng của nhà văn
Nếu như trước 1975, sáng tác của Nguyễn Minh Châu thường tiếp cận
đời sống từ cái nhìn một chiều và cảm hứng lịch sử mang âm hưởng hào hùng
ngợi ca là chính, thì sau 1975 đặc biệt sau trong tập truyện Bến quê nhà văn
đã có hướng tiếp cận đời sống mới Đó là, tiếp cận từ cái nhìn đa chiều, cái