Kiểu con người của những bi kịch

Một phần của tài liệu Sự đổi mới hướng tiếp cận đời sống và thể hiện con người trong tập truyện ngắn bến quê của nguyễn minh châu (Trang 37)

Ngay từ khi cầm bút, những trang viết của Nguyễn Minh Châu đã thể hiện một tinh thần bao dung và ưu ái đối với con người. Trong hoàn cảnh chiến tranh cách mạng, do mục tiêu ngợi ca, cổ vũ kháng chiến, Nguyễn Minh Châu và các nhà văn khác chưa thể đi sâu vào một phần chìm khuất của hiện thực với bao nỗi éo le, bất hạnh của số phận con người. Những năm cuối đời, điều kiện khách quan và chủ quan đã cho phép ông dành trọn sự quan tâm đối với con người bằng loại nhân vật bi kịch. Có thể nói, những nhân vật này tạo

nên sức ảm ảnh lớn trong tập Bến quê. Nó chứng tỏ “tâm hồn sáng tạo đang

độ chín” của Nguyễn Minh Châu: chín trong sự cảm thông yêu thương con

người, chín trong sự từng trải, hiểu biết và chín trong cả bút pháp với một giọng văn nhiều trắc ẩn.

Nhân vật lão Khúng trong Khách ở quê ra là đại diện cho bi kịch của

người nông dân lam lũ, cả đời kham khổ về vật chất và mông muội về tinh thần. Đặc biệt lão Khúng rất yêu quý vợ và những đứa con lão, mặc dù trong số đó có những đứa không phải con đẻ của mình, nhất là thằng Dũng. Khi lão

chắt Hoè thù lão nói thằng Dũng không phải con lão thì lão tức giận “Mẹ nó

chứ, không phải là con tôi là tôi lại nuôi từ lúc mới lọt lòng ra? Mà tôi đã cưới vợ cho nó tốn hết bao của nả? Không phải là con tôi mà trời mưa gió lụt lội thế này, tôi cũng phải bỏ bao nhiêu công việc ở nhà cất công tiễn nó ra tận Hà Nội... để cho nó đi bộ đội”. Rồi “trưa hôm qua, chia tay thằng Dũng rồi lão còn quay lại đoàn tàu hoả đang còn đậu ở trong sân ga một lần nữa, lão khúm núm trước cái anh bộ đội cấp thượng uý: “Đừng để nó phải khổ, đừng để nó phải đói rét, cái thằng Dũng nhà tôi ấy, việc gì làm cũng được nhưng lại khảnh ăn như một đứa con gái nhà thành phố!”. Và “trông thấy thằng Dũng rời tàu bước lên xe, thế là lão Khúng cứ quýnh cả lên”. Thương con là vậy,

quý con là thế nên lão rất sợ con lão bỏ lão mà đi. Và điều đó đã xẩy đến.

Giây phút bắt gặp thằng Dũng tại nhà bố đẻ của nó khiến lão “sửng sốt, rụng

rời cả chân tay” rồi lão chạy trốn như sợ hãi một điều gì đó, lão đi lung tung

trong thành phố và cảm thấy “những bức tường chi chít và những ngõ phố

khúc khuỷu như đang bày trò chơ ú tim với lão, chế nhạo lão. Đèn trong các lùm cây và trong các gian nhà đã bật sáng, mà lão vẫn không sao tìm được lối về nhà ông chú. Toàn thân lão run lẩy bẩy như người lên cơn sốt và trong tâm hồn lão tự nhiên dâng lên một nỗi niềm cô độc, lão lẩm bẩm gọi tên thằng Dũng, lão lần lượt gọi tên từng đứa con đang ở trong nhà. Lão cầu xin đàn con đừng bỏ lão mà đi, mà hãy ở lại với lão, hãy ở lại với đất cát”. Bi kịch của

Khúng chính là bi kịch của một người cha hết lòng thương con nhưng bất lực

không làm sao giữ được con mình. Hơn nữa, qua Khách ở quê ra, Nguyễn

Minh Châu còn thể hiện sự cảm thông sâu sắc với cuộc đời lão Khúng bị nhấn chìm trong bóng đêm ngập ngụa. Nhà văn đã thể hiện sự thức nhận cay đắng về thân phận con người: có những con người chỉ hiện hữu, tồn tại mà chưa phải là sống, chưa bao giờ được sống. Cả một đời vắt kiệt sức cho đất đai, những gì lão Khúng được hưởng chỉ là cuộc sống kham khổ về vật chất, mông muội về tinh thần và một tuổi già hay lú lẫn, hoài nghi, ngớ ngẩn. Điều này

còn được triển khai rõ hơn trong thiên truyện có tính liên hoàn là Phiên chợ

Giát.

Trong Sống mãi với cây xanh, Nguyễn Minh Châu đã sử dụng biện

pháp miêu tả tâm lí và độc thoại nội tâm để thể hiện nỗi đau, bi kịch của bác

Thông khi chứng kiến cảnh người ta chặt cây. Là người “hàng chục năm nay

vẫn lấy việc chuyện trò cùng cây cối làm niềm vui duy nhất” khi nhìn thấy

những người công nhân trong tổ khai thác “làm thịt” cây sấu mà ông nội bác đã trồng thì chân tay bác “run lẩy bẩy” và “thấy đau y như sắp phải đứng để

người ta cưa chân cưa tay mình”. Rồi bác nhìn thấy “người ta xông vào lột da nó như lột da một con bò ở lò sát sinh... ở những khoảng vỏ mới bị lột nom đỏ

như da đứa trẻ sơ sinh”. Sau khi cây sấu bị đốn bác nằm liệt giường và giữa

đêm khuya ra thăm lại cây bác thấy “cây sấu đang như một thi thể bị hành

quyết”. Trở về nhà “nhìn những xúc gỗ đầy mấu mắt” bác “không còn đủ can đảm nhìn cái phần xương thịt đẽo ra từ cơ thể sống của một người thân yêu”.

Cũng như lão Khúng, bác Thông đã “chạy trốn” mình trong tâm trạng hết sức

không bình thường đó. Bi kịch của bác Thông chính là bi kịch của một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng bất lực trước hành động làm đổi thay thiên nhiên của loài người.

Là nạn nhân của đói nghèo, lạc hậu nên bi kịch đã xẩy ra với tất cả các thành viên của gia đình làng chài. Song bi kịch đau đớn nhất là của người đàn

bà. Trong Chiếc thuyền ngoài xa bi kịch của người đàn bà ít nhiều do thói

quen nhịn nhục và sự tàn nhẫn của đồng loại. Nghèo đói và tối tăm là nguyên nhân chính của bi kịch. Đứng trước hai sự lựa chọn: một là ly dị người chồng vũ phu, hai là tiếp tục để hắn hành hạ, đánh đập, nhưng bảo vệ được đàn con, người đàn bà đã chọn cách thứ hai. Đó là sự lựa chọn bất đắc dĩ nhưng được suy nghĩ kĩ lưỡng, sáng suốt của người phụ nữ nếm trải đủ cay đắng cuộc đời.

Bà “thấu hiểu cái lẽ đời” nhưng “chẳng để lộ rõ ra ngoài”. Đó còn là sự lựa

chọn của người vợ hiểu chồng và thương con. ý thức được đau khổ nhưng không làm sao thoát khỏi đau khổ, đó là bi kịch lớn của người đàn bà làng chài. Nghịch lý khi được lí giải bởi hoàn cảnh khiến người đọc suy nghĩ mà xót xa: để duy trì sự sống của con cái, của chính mình, biết bao người phụ nữ phải âm thầm chấp nhận một sự ràng buộc nghiệt ngã. Cảnh ngộ éo le của nhân vật cho thấy những bi kịch đời thường vẫn mặc nhiên tồn tại khi việc kiếm tìm con đường giải thoát cho một công dân vượt ra ngoài khả năng của pháp luật, của chính sách xã hội. Tác giả đã dùng hình ảnh bãi xe tăng hỏng như một ngụ ý: chiến tranh đã kết thúc. Cái xe tăng - vũ khí của chiến tranh giờ đây chỉ là một đống sắt vụn. Nhưng cuộc chiến chống đói nghèo mới chỉ bắt đầu và còn nhiều gian nan.

Nhân vật Nhĩ trong Bến quê cũng là kiểu nhân vật bi kịch. Anh từng đi “không sót một xó xỉnh nào trên trái đất” giờ lại nằm liệt giường vì bệnh tật.

Cuộc sống của anh giờ chỉ gói gọn trên chiếc giường nhỏ, mọi sinh hoạt đều phải nhờ đến vợ con. Chính trong thời gian cuối cùng này, Nhĩ đã nhận ra vẻ đẹp của bến quê - bãi bồi bên kia sông, ngay trước cửa sổ nhà anh, nơi chỉ cách nhà anh một con đò. Anh khao khát được đặt chân để cảm nhận vẻ đẹp

giản dị của bến quê ấy nhưng bất lực. Giờ đây với Nhĩ, không gian Bến quê là một chân trời “gần gũi mà lại xa lắc”.

Lần đầu tiên nhận ra vẻ đẹp thiên nhiên bến quê cũng là lúc Nhĩ nhận ra vẻ đẹp bình dị, đầm ấm của những người xung quanh. Đó là khung cửa sổ

gian nhà, là những bậc cầu thang gỗ “mòn lõm”, là đứa con trai mải mê đọc

sách và chơi cờ, là những đứa trẻ hàng xóm ngây thơ, tận tình, là ông giáo

Khuyến đã về hưu... đặc biệt là Liên - người vợ tần tảo, một Bến quê yên bình

của cuộc đời anh. Tại sao anh không nhận ra điều này sớm hơn? Và bi kịch của đời anh là ở chỗ: khi nhìn ra chân lý thì không còn cơ hội để thực hiện nữa.

Những nhân vật như lão Khúng, bác Thông, người đàn bà làng chài, Nhĩ... tiêu biểu cho kiểu nhân vật bi kịch. Miêu tả những nhân vật này Nguyễn Minh Châu cho thấy quan niệm về con người và cuộc đời: Con người sống giữa những cái đời thường bình dị luôn mang trong mình bi kịch thông thường. Từ đó, nhà văn khái quát lên những triết lí nhân sinh sâu sắc.

Có thể nói Bến quê khẳng định sự đổi mới trong cách thể hiện con

người của Nguyễn Minh Châu giai đoạn sáng tác sau 1975. Khác với con người sử thi trong những sáng tác thời kỳ kháng chiến, con người trong tập truyện này là con người của đời thường. Họ bé nhỏ, vô danh, dễ bị người đời quên lãng. Họ cũng là những con người lưỡng diện, bất toàn, phi lí tưởng. Đó

cũng là con người của những “bi kịch nhỏ” trong đời thường. Chính sự đổi

mới trong quan niệm về con người đã tôn vinh Nguyễn Minh Châu là người

“mở đường tinh anh” đã “đi được xa nhất” của giai đoạn đầu trong quá trình

Chương 3

Đổi mới về phương diện nghệ thuật

Một phần của tài liệu Sự đổi mới hướng tiếp cận đời sống và thể hiện con người trong tập truyện ngắn bến quê của nguyễn minh châu (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)