Ngôn ngữ và giọng điệu

Một phần của tài liệu Sự đổi mới hướng tiếp cận đời sống và thể hiện con người trong tập truyện ngắn bến quê của nguyễn minh châu (Trang 45)

3.2.1. Ngôn ngữ giàu ý nghĩa biểu tượng

Biểu tượng trong văn học là một phương diện tạo hình và biểu đạt mang tính tượng trưng và đa nghĩa tồn tại ở dạng một hình tượng cụ thể. Đó là cái phần mà hình tượng vượt ra khỏi chính nó, hàm chứa ít nhất một lớp nghĩa vừa

hoà nhập với hình tượng vừa không trùng khít với hình tượng. Trong Bến quê biểu tượng được sử dụng như một “mã” nghệ thuật mang tín hiệu thẩm mĩ dồn

nén tư tưởng, tình cảm của tác giả.

Riết róng, dữ dội và thảm khốc, tiếng xe cút kít trong Khách ở quê ra là

dân, về một thời kỳ vất vả của những con người “khai sáng lịch sử”. Âm thanh

ấy, qua mưa nắng thời gian, cứ bám riết cuộc đời cơ cực của lão Khúng và vợ con lão. Một thứ âm thanh như có khía, có cạnh cứa sâu vào tâm khảm người

đọc. Theo GS. Nguyễn Đăng Mạnh “nó gợi lên một cái gì vừa lạc hậu, hoang

dã, vừa trì trệ, một cái gì buồn nản và dai dẳng đến sốt ruột”.

Biểu tượng Cơn giông được nhắc lại rất nhiều lần trong truyện ngắn

cùng tên lại là sự tích tụ của những dòng điện trái dấu sẽ gây nên sấm chớp, nhưng cũng tạo nên cơn mưa rào mát lạnh. Trong cái cơn giông đang chuyển đó, nhà văn kể về những nhân vật trái chiều nhau về bản chất, khi là đồng đội, khi là kẻ thù, khi là kẻ phản bội lại người cùng chủng tộc giống nòi... ánh chớp cơn giông giúp thấu hiểu tâm can của mỗi người để tự thanh lọc hay được thanh lọc cho tâm hồn trở nên trong sáng hơn.

Bến quê lại là một biểu tượng cho những giá trị đích thực của cuộc

sống. Đó là những giá trị giản dị, gần gũi nhưng sâu sắc, bền vững. Không chỉ

nhân vật Nhĩ mà mỗi chúng ta ai cũng có một Bến quê của đời mình. Song

điều quan trọng là chúng ta có sớm nhận ra những giá trị ấy hay không?...

Chiếc thuyền ngoài xa là biểu tượng ngụ ý về khoảng cách, cự ly nhìn ngắm

đời sống mà người nghệ sĩ cần coi trọng. Nếu chỉ nhìn cuộc sống từ xa như

Chiếc thuyền ngoài xa thì chỉ thấy những tốt đẹp nhưng để hiểu bản chất đời

sống người ta phải nhìn nó với cự ly ngắn. Nghệ thuật phải đi sâu khám phá đời sống. Có như vậy, chúng ta mới nhìn ra được những ngang trái của cuộc đời, nhìn cuộc đời với tất cả tồn tại của nó. Như vậy, văn học mới thực hiện được chức năng phản ánh đời sống.

Suốt hai chặng đường sáng tác, Nguyễn Minh Châu không ngừng tìm tòi những sắc thái mới cho biểu tượng. Theo thời gian, màu sắc lãng mạn phôi pha dần các biểu tượng của ông ngả sang chất thô mộc, thâm trầm của hiện

quê. Nhờ có ngôn ngữ giàu tính biểu tượng này mà các truyện ngắn Nguyễn

Minh Châu thêm phần sâu sắc.

3.2.2. Giọng điệu thâm trầm, thương cảm, da diết

Giọng điệu là “thái độ tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà

văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn, quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân, sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm...” (Từ điển thuật ngữ văn

học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999).

Trước 1975, giọng điệu trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu là

trang trọng ngợi ca bởi nhà văn đã tráng lên hiện thực một “lớp men trữ tình

hơi dày”. Sau 1975 đặc biệt trong tập Bến quê, giọng chủ âm lại là giọng

thâm trầm, da diết, thương cảm. Điều này được thể hiện trong hầu hết các

truyện, tiêu biểu nhất là Khách ở quê ra.

Mở đầu Khách ở quê ra, Nguyễn Minh Châu đưa chúng ta vào cuộc

gặp gỡ ruột thịt giữa hai chú cháu. Qua câu chuyện của Khúng, qua quan sát người cháu của ông chú, tính cách tự tin của một người nông dân cần cù, thành đạt được nhà văn thể hiện bằng giọng thân mật, suồng sã. Nhưng khi thể hiện tâm lý của nhân vật trước cuộc sống đô thị Nguyễn Minh Châu lại dùng

giọng hài hước để chế nhạo một cách cảm thông cái con người “quê ra tỉnh”

ấy. Bề ngoài Khúng tỏ ra không ngờ nghệch nhưng chí ít cũng phải loanh

quanh mất hàng giờ mới đứng được trước cửa căn phòng định tìm vì “cái hộp

sắt tây đậy kín mít” ấy “tìm mãi vẫn chẳng thấy cổng ngõ đâu cả”. Giọng điệu

càng về sau càng có dư vị thương cảm, đặc biệt khi thấy thằng Dũng tìm đến

nhà bố đẻ, lão “sửng sốt, rụng rời cả chân tay”. Nguyễn Minh Châu vừa tả

tâm trạng người nông dân đang muốn che giấu sự lúng túng và cảm giác muốn chạy trốn sự thật quá nghiệt ngã mà bấy lâu nay lão không chịu công nhận, không muốn bày tỏ với chú mình. Giọng điệu của truyện trầm lắng dần. Truyện không khép lại mạch kể. Con người lão Khúng vốn ngang ngạnh, gàn

dở bỗng trở thành thật đáng thương. “Toàn thân lão run lẩy bẩy như lên cơn

sốt và trong tâm hồn lão tự nhiên dâng lên một nỗi niềm cô độc. Lão lẩm bẩm gọi tên thằng Dũng, lão lần lượt gọi tên từng đứa con ở nhà, cầu xin đàn con đừng bỏ lão mà đi”. Sau cơn hoảng loạn hối hả ra tàu để trở về với “đất cát hồn nhiên và hoang dã” lão mới trở lại bình thường khi “nhận ra luồng gió man dại quen thuộc”. Người đọc tiếp tục suy nghĩ về điều Nguyễn Minh Châu

còn bỏ ngỏ: liệu con người ta có thể giấu mãi được sự thật? Và liệu sự chối bỏ việc đô thị hoá của người nông dân có thực hiện được không? Và có nên không?...

Chiếc thuyền ngoài xa, Bến quê, Sống mãi với cây xanh... đều ít

nhiều mang giọng thâm trầm, da diết, thương cảm. Đây chính là giọng điệu

chung của tập Bến quê mà nhờ đó chiều sâu tác phẩm thể hiện rõ nét. Đồng

thời cho chúng ta thấy được nỗi day dứt lớn lao về số phận con người của Nguyễn Minh Châu.

Kết luận

Nhà thơ vĩ đại ấn Độ - Rabindranath Tagore từng nói: “Có thể vượt qua

thế giới lớn lao của loài người không phải bằng cách tự xoá mình đi, mà bằng cách mở rộng bản sắc của chính mình”. Trên lộ trình mấy chục năm văn học

của mình, Nguyễn Minh Châu đã không ngừng suy nghĩ tìm kiếm thể nghiệm về cách tiếp cận đời sống và thể hiện con người, đặc biệt là trong tập truyện

Bến quê.

1. ở phương diện tiếp cận đời sống, Nguyễn Minh Châu đã chuyển từ cái nhìn một chiều, cái nhìn lịch sử chính trị trước 1975 sang cái nhìn đa chiều, cái nhìn thế sự và triết luận. Điều này đã làm cho tác phẩm của ông mang triết lí nhân sinh sâu sắc.

2. ở phương diện đổi mới cách thể hiện con người Nguyễn Minh Châu đã chuyển từ quan niệm lí tưởng hoá con người sang quan niệm về con người phi lí tưởng , phức tạp, lưỡng diện, con người bé nhỏ của những bi kịch đời thường. Điều này đã làm cho chủ nghĩa nhân văn của Nguyễn Minh Châu có thêm những chiều kích mới.

3. Song song với sự đổi mới về nội dung tư tưởng là sự đổi mới về nghệ thuật. Đó là các phương diện: điểm nhìn trần thuật, giọng điệu, ngôn ngữ.

Trước đây nhà văn chủ yếu sử dụng một điểm nhìn, điểm nhìn tác giả. ở Bến

quê Nguyễn Minh Châu tạo ra sự đa dạng hoá của điểm nhìn và chuyển điểm

nhìn từ bên ngoài vào bên trong. Cùng một câu chuyện, một sự việc nhà văn để cho nhiều nhân vật cùng nói lên tiếng nói của mình. Nhà văn không nói

tiếng nói cuối cùng, không độc quyền về chân lý. Ngôn ngữ trong Bến quê

giàu tính biểu tượng, mang tín hiệu thẩm mỹ, dồn nén tư tưởng của tác giả. Giọng điệu có sự thay đổi từ ngợi ca trang trọng sang thâm trầm, thương cảm,

trong số những người mở đường tinh anh và tài năng nhất” của văn học Việt

Nam thời kỳ đổi mới. Ông xứng đáng là nhịp cầu nối giữa hai thời đại văn học.

4. Khoá luận này sẽ góp thêm một tiếng nói khẳng định tài năng và tâm huyết của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Bài viết không tránh khỏi những hạn chế do nhận thức chủ quan, rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn.

Một phần của tài liệu Sự đổi mới hướng tiếp cận đời sống và thể hiện con người trong tập truyện ngắn bến quê của nguyễn minh châu (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)