Nhận thấy tầm quan trọng đó, người viết đã tiến hành nghiên cứu với đề tài: “ Phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu qua nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm là nhân vật số phận” Để hoàn
Trang 1Lời cảm ơn Nghiên cứu khoa học vừa là niềm say mê, vừa là nhiệm vụ của người sinh viên
đang ngồi trên ghế nhà trường Đặc biệt đối với sinh viên cuối khóa thì đây là một cơ hội tốt để vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã lĩnh hội trong quá trình học tập vào thực tế nghiên cứu, nhằm mở rộng kiến thức của bản thân
Nhận thấy tầm quan trọng đó, người viết đã tiến hành nghiên cứu với đề tài: “ Phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu qua nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm
là nhân vật số phận” Để hoàn thành khóa luận này, người thực hiện đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Lí luận văn học cũng như các thầy cô trong khoa Ngữ văn Đặc biệt là sự dẫn dắt, chỉ bảo tận tình của PGS TS Phùng Minh Hiến - giáo viên hướng dẫn Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với các thầy cô - những người đã tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận này
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2007
Người viết khóa luận
Nguyễn Thị Nguyên
Trang 2Lời cAM đoan
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của PGS TS Phùng Minh Hiến Tôi xin cam đoan rằng:
- Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi
- Kết quả này không trùng với kết quả của bất kỳ tác giả nào đã đựoc công bố Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Nguyễn Thị Nguyên
Trang 3Mục lục
Phần mở đầu 6
1 Tầm quan trọng của đề tài 6
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8
3 Giới hạn của đề tài 10
4 Phương pháp nghiên cứu 11
5 Mục tiêu, nhiệm vụ của khoá luận 11
6 Đóng góp của khoá luận 12
Phần nội dung 13
Chương 1: Cơ sở lý luận về phong cách………13
1.1 Về phương diện từ ngữ của phong cách……… 13
1.2 Một số quan niệm và cấu trúc phong cách nghệ thuật của nhà văn trong nghiên cứu lý luận văn học……… 14
1.2.1 ở nước ngoài 14
1.2.2 ở trong nước 19
Chương 2: Những yếu tố biểu hiện phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu qua nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm là nhân vật số phận 22
2.1 Phong cách, một kiểu máy phát năng lượng nghệ thuật riêng 22
2.1.1 Phong cách xen cài yếu tố "tâm linh" trong thể hiện tâm lý nhân vật 23
2.1.2 Thủ pháp sử dụng yếu tố "dị biệt" làm nổi bật tính cách, phẩm chất nhân vật 24
2.1.3 Thủ pháp dùng những hình ảnh "biểu tượng" đặc sắc 25
2.1.4 Thủ pháp dựng truyện theo môtíp "chạy trốn" 26
2.15 Thủ pháp xen cài màu sắc "Cảnh thiên nhiên" để làm nổi bật tâm trạng.27 2.1.6 Thủ pháp dựng truyện theo môtíp" thiên tinh nữ" 28
2.1.7 Tổng hợp các biện pháp nghệ thuật thể hiện như là thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả 29
2.2 Phong cách - tính cấu trúc của một kiểu sinh thể nghệ thuật 35
2.2.1 Cấp độ hành động 36
2.2.2 Cấp độ nhân vật 37
Trang 42.2.3 Cấp độ tác phẩm 39
2.2.4 Cấp độ nhóm tác phẩm 40
2.3 Hệ thống giọng điệu - kết quả của sự biểu hiện nghệ thuật đặc trưng 42 2.3.1 Giọng điệu 42
2.3.2 Sắc điệu 43
2.4 Không gian, thời gian và kiểu kết hợp không gian - thời gian mang màu sắc riêng 44
2.4.1 Không gian nghệ thuật 44
2.4.2 Thời gian nghệ thuật 46
2.5 Tính chất nhiều chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật 47
2.5.1 Ngôn ngữ người kể chuyện 48
2.5.2 Ngôn ngữ nhân vật 48
2.5.3 Sự kết hợp lời tác giả và lời nhân vật 50
2.6 Phong cách - sự lĩnh hội riêng, lĩnh hội cách tân đối với thế giới 50
2.7 Phong cách - kiểu sáng tạo riêng đem lại màu sắc mới cho thể văn 52
Chương 3: Đặc sắc phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu qua nhóm tác phẩm có nhiều nhân vật trung tâm là nhân vật số phận trong tương quan so sánh với nhóm tác phẩm tương ứng Nguyễn Khải 54
3.1 Đặc sắc phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu qua nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm là nhân vật số phận 54
3.1.1 Về yếu tố biểu hiện thứ nhất của phong cách 54
3.1.2 Về yếu tố biểu hiện thứ hai của phong cách 62
3.1.3 Về yếu tố biểu hiện thứ ba của phong cách 66
3.1.4 Về yếu tố biểu hiện thứ bốn của phong cách 68
3.1.5 Về yếu tố biểu hiện thứ năm của phong cách 70
3.1.6 Về yếu tố biểu hiện thứ sáu của phong cách 71
3.1.7 Vềyếu tố biểu hiện thứ bảy của phong cách………72
3.2 Quá trình hình thành và định hình phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (qua sự đố i sánh giữa nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm là
Trang 5nhân vật số phận với nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm là nhân vật sử thi 73
3.2.1 Về việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật đặc trưng trong phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu 73 3.2.2 Về sự hình thành "cấu trúc bên trong" đặc trưng của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu 76 3.2.3 Về sự hình thành hệ thống giọng điệu đặc trưng của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu 78 3.2.4 Về sự hình thành cấu trúc không gian - thời gian mang màu sắc riêng 79 3.2.5 Về sự hình thành hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật đặc trưng của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu 80 3.2.6 Về sự hình thành cái nhìn nghệ thuật mới mẻ của Nguyễn Minh Châu 80 3.2.7 Về những đóng góp mới mẻ của Nguyễn Minh Châu cho thể truyện ngắn sau 1975 81 Phần kết luận 83 Thư mục tham khảo 86
Trang 6Phần: Mở đầu
1 Tầm quan trọng của đề tài
1.1 Sinh thời M.Gorki đã từng khẳng định “Nghệ sĩ là người biết khai thác những
ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy trong những ấn tượng có cái giá trị khái quát
và biết làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng” Có thể nói, tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá một nghệ sĩ là ở chỗ anh ta có đem lại một cái gì mới mẻ, riêng biệt hay nói chính xác, là một phong cách độc đáo cho nền văn học dân tộc hay không?
Không phải ngẫu nhiên nhà thơ vĩ đại của ấn Độ Rabindranath Tagore lại nói:
“Có thể vượt qua thế giới lớn lao của loài người không phải bằng cách tự xóa mình đi mà bằng cách mở rộng bản sắc của chính mình” Cùng với sự đi lên của lịch sử nghiên cứu văn chương, chúng ta nhận thấy rằng: phong cách nghệ thuật là một vấn đề có tính lí luận thực tiễn quan trọng của ngành ngữ văn nói chung và của bộ môn lí luận nói riêng Việc nghiên cứu phong cách nghệ thuật, vì thế sẽ giúp người nghiên cứu có được một hệ thống những luận điểm quan trọng để đánh giá giá trị của tác phẩm, khám phá được những nét
độc đáo trong sáng tác của nhà văn, cũng như sự đi lên của một nền văn học
1.2 Nói đến phong cách là nói đến dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ được in
đậm lên tác phẩm: từ cách tổ chức tác phẩm, cách xử lí đề tài, cách xây dựng nhân vật, tạo tình huống đến giọng điệu, ngôn ngữ Trong đó tư tưởng nghệ thuật như một tiêu chí quan trọng vừa có ý nghĩa mở đầu, vừa có tính chất chỉ đạo “Văn là người”- Câu nói nổi tiếng của Buffon có lẽ cũng là trên tinh thần ấy
Nghiên cứu các lý thuyết về phong cách và soi chiếu vào các văn bản nghệ thuật
cụ thể, chúng tôi hiểu rằng quá trình mỗi người viết tạo nên được cho mình một phong cách, là quá trình đòi hỏi: sự nỗ lực trong sáng tạo, là cuộc hành trình để khẳng định cái bản ngã cá nhân trong nghệ thuật của người cầm bút Phấn đấu để có được một phong cách nghệ thuật cá nhân, đó là sự đóng góp đích thực của mỗi người viết cho sự phát
Trang 7triển chung của cả nền văn học Bởi vì, một nền văn học càng có nhiều phong cách cá nhân thì càng có nhiều khả năng trở thành một nền văn học lớn
Phong cách được xem như là chất lượng nghệ thuật đặc trưng cá nhân của các tác giả lớn Những tác giả tiêu biểu này cùng với các tác phẩm nổi tiếng của họ luôn có vị trí quan trọng trong cả sách giáo khoa phổ thông và giáo trình đại học Việc tiếp cận phong cách nghệ thuật của những tác giả ấy có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
Những hiểu biết về phong cách nghệ thuật nhà văn sẽ giúp cho người giáo viên dạy văn chọn giảng tác phẩm của họ chính xác hơn Mặt khác, khi nắm vững được nét
độc đáo của nghệ sĩ này so với nghệ sĩ kia, tác phẩm này với tác phẩm kia chúng ta sẽ
có hướng dạy chuẩn mực và sáng tạo, tránh được sự đơn điệu nhàm chán trong bài giảng của mình
Trong số những nhà văn trăn trở tìm tòi đổi mới tư duy nghệ thuật, Nguyễn Minh
Châu là một ngòi bút gây nhiều hứng thú “Từ truyện ngắn đầu tay “Sau một buổi tập”
in trên tạp chí Văn nghệ quân đội (1960) đến tuyệt bút “Phiên chợ Giát” – những
trang cuối cùng của sự nghiệp viết văn, Nguyễn Minh Châu đã đi trọn đời văn phát huy
được những thế mạnh của mình để dần dần hình thành nên phong cách nghệ thuật, chiếm một vị trí không thể thay thế trong nền văn học Việt Nam hiện đại Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường THCS, THPT và bậc đại học Cho đến hôm nay, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu vẫn là đề tài trao đổi khá thú vị giữa các nhà văn, giữa các nhà phê bình, giữa các độc giả yêu quý ông
Đã có không ít ý kiến khác nhau xung quanh việc tìm hiểu phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu.Với việc nghiên cứu đề tài “Phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu qua nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm là nhân vật số phận”, người viết khóa luận hy vọng rằng nó sẽ góp phần hữu ích giúp người giáo viên văn học dẫn dắt học sinh khám phá vẻ đẹp kỳ diệu của hạt ngọc ẩn dấu ngay trong sáng tác Nguyễn Minh Châu
Lựa chọn đề tài : “Phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu qua nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm là nhân vật số phận” cho khoá luận của mình,
Trang 8chúng tôi mong muốn góp thêm một tiếng nói vào việc việc khẳng định tài năng và cống hiến to lớn của Nguyễn Minh Châu đối với nền văn học nước nhà
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1.Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu cho hai giai đoạn sáng tác trước và sau 1975, sáng tác của ông đã được bạn đọc và giới phê bình chú ý, nồng nhiệt chào đón
và ghi nhận ngay từ khi tác phẩm đầu tay ra đời và càng về sau cách đáng giá càng thỏa
đáng và toàn diện hơn Cho tới thời điểm này, ở Việt Nam, số lượng những công trình nghiên cứu về Nguyễn Minh Châu khá phong phú, đa dạng Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy có một số ý kiến ít nhiều đã bàn đến truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
2.1.1.Một trong những người đầu tiên viết về truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
chính là GS Trần Đình Sử [8] Trong bài viết“ Bến quê một phong cách trần thuật giàu tính chất triết lý”, Ông đã viết: “ Bắt đầu từ truyện ngắn “ Bức tranh” rồi tập “ Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” và nay là tập Bến quê, truyện ngắn của Nguyễn
Minh Châu xuất hiện như là một hiện tượng văn học mới, một phong cách trần thuật mới” Bài viết này đã chú ý khẳng định sự độc đáo trong phong cách Nguyễn Minh Châu, nhưng mới chỉ dừng lại ở mức nhận xét sơ lược, chung chung chủ yếu đi sâu khám phá phong cách nhà văn từ bình diện điểm nhìn trần thuật mà chưa cụ thể hóa những yếu tố biểu hiện phong cách
2.1.2 GS Phong Lê[13], một trong những tác giả có bài viết về Nguyễn Minh Châu đã đưa ra nhận xét: “Nguyễn Minh Châu là người có giọng điệu riêng, mà nói
đúng hơn, anh là người đa giọng điệu… trong truyện của anh mọi cái đang vỡ ra, tạo nên những khoảng trống phải nghi ngờ, phải nghĩ… Nguyễn Minh Châu dần dần tạo ra thế giới nghệ thuật của anh’’ [13.183]
2.1.3.“Những đổi mới về thi pháp trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau năm 1945” [8] của tác giả Nguyễn Tri Nguyên cũng là một trong những công trình
đáng chú ý Tác giả khẳng định rằng: “Trong sáng tác của Nguyễn minh Châu, đặc biệt
là trong truyện ngắn, thường xuất hiện những ẩn dụ, biểu tượng đa nghĩa dường như thủ
Trang 9pháp nghệ thuật này ổn định trong phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trước và sau năm 1975 Nó tạo nên lời ngầm trong truyện của ông” [8.220] Nhà nghiên cứu Lê Thành Nghị tiếp tục có những khám phá sâu về phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu: “Trong những thiên truyện ngắn gần đây của nhà văn Nguyễn Minh Châu, một phong cách, tưởng đã được định hình đang tự biến đổi Tác giả thay đổi “chất giọng”, thay đổi góc nhìn phần lớn để truy tìm tận cùng những biểu hiện tâm lý phức tạp… đối tượng mới làm văn phong Nguyễn Minh Châu như “hoạt” hẳn lên ” [186] Song nghệ thuật sử dụng hình ảnh biểu tượng, chất giọng, góc nhìn dường như chỉ là một thủ pháp nhằm thuyết phục và thu hút độc giả Nó chưa đem lại một cái nhìn tổng quát về phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu
2.1.4 Đặc biệt, nhà nghiên cứu Tôn Phương Lan – một người tâm huyết với văn
nghiệp Nguyễn Minh châu – trong cuốn “Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu
[12] đã kết luận: “Nguyễn Minh Châu là một trong số nhà văn tiêu biểu của nền văn học đương đại Việt Nam “ [12.13] Và khi nhắc đến thể loại truyện ngắn – sở trường và
điểm mạnh của ông – Tôn Phương Lan có nhận xét: “Nguyễn Minh Châu đã kết hợp nhuần nhuyễn sức khái quát với phong cách trữ tình không thể lẫn, nên những vấn đề của đời thường qua cảm quan văn học của ông vừa đầy ắp chất thơ mà vẫn giữ được tính sâu sắc của một trí tuệ mẫn cảm’’ Đồng thời nhà nghiên cứu còn có những đánh giá, tổng kết hết sức quan trọng về phong cách Nguyễn Minh Châu “Trên lộ trình văn học mấy chục năm của mình, Nguyễn Minh Châu đã không ngừng suy nghĩ, kiếm tìm và thể nghiệm Sự mở rộng bản sắc của chính mình đó đã đem lại kết quả mà không nhiều nhà văn đạt tới được: có một phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu” [12.193]
T.S Tôn Phương Lan đã đưa ra những đóng góp cơ bản của Nguyễn Minh Châu
đối với tư tưởng nghệ thuật, nhân vật, tình huống, điểm nhìn trần thuật và giọng điệu – ngôn ngữ
2.2 Điểm lại lịch sử nghiên cứu vấn đề, tác giả khóa luận đi đến nhận định như sau: Nguyễn Minh Châu được rất nhiều nhà nghiên cứu đi sâu, tìm hiểu và họ đã đưa
ra đựơc những đặc điểm độc đáo về nội dung nghệ thuật, tư tưởng… trong sáng tác của
Trang 10ông Tôn Phương Lan đã có một kết luận chính xác: “ Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu là thành quả của sự đổi mới văn học Ông là một trong những người
mở đầu cho một thời kỳ mới của văn học nước nhà, mà cho đến thời điểm hôm nay sự kiên trì tìm hiểu, sự nỗ lực trong lao động sáng tạo của Nguyễn Minh Châu vẫn là bài học thiết thực”[12.189] Tuy nhiên, hầu như chưa có nhà nghiên cứu nào thực sự đi vào tìm hiểu phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu qua một nhóm tác phẩm nhất
định,đặc biệt là dưới sự soi sáng của lí luận phong cách của Viện sĩ MB Khrapchencô
và ở nhóm tác phẩm nêu trên Vì vậy, việc tìm hiểu: “ Phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu qua nhóm tác phẩm có hình tượng nhân vật số phận”, là một
đề tài cần thiết và có ý nghiã lý luận thực tiễn, người viết sẽ tiếp tục phát triển các ý kiến trên, cố gắng nghiên cứu nó dưới ánh sáng lý luận mới về phong cách, nhằm làm nổi bật nét phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, qua nhóm tác phẩm có hình tượng nhân vật trung tâm là nhân vật số phận
3 Giới hạn của đề tài
Trang 11Phương pháp này chia đối tượng thành nhiều yếu tố có cùng trình độ Mỗi yếu tố
có chức năng nhiệm vụ riêng và sự liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau
4.2 Phương pháp so sánh hệ thống:
Đây là phương pháp nghiên của đặc trưng của nghệ thuật nói chung và văn chương nói riêng giúp người nghiên cứu so sánh cả một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố nhằm tìm ra giá trị độc đáo của hệ thống này so với hệ thống kia
4.3 Phương pháp khảo sát phân tích theo quan điểm loại hình
Phương pháp này giúp người viết nghiên cứu xếp tác phẩm văn chương theo loại văn ( trữ tình, tự sự, kịch) hoặc theo phương pháp sáng tác theo nhóm để từ đó tìm ra
Trang 125.2 Nhiệm vụ:
Nắm vững được quan niệm của Nguyễn Minh Châu
áp dụng lý thuyết phong cách trên vào việc phân tích và gọi tên những dấu hiệu biểu hiện phong cách nghệ thuật của nhà văn
áp dụng lý thuyết phong cách trên vào việc phân tích, và gọi tên những dấu hiệu biểu hiện phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu qua nhóm tác phẩm có hình tượng nhân vật trung tâm là nhân vật số phận
Tìm ra được đặc sắc phong cách nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu qua nhóm tác phẩm đã dẫn
6 Đóng góp của khóa luận:
Trang 13phần nội dung Chương 1
Cơ sở lí luận về phong cách 1.1 Phương diện từ ngữ của phong cách
1.1.1 Trong quá trình phát triển của lịch sử loài người, xuất hiện rất nhiều các thuật ngữ khác nhau với cách hiểu khác nhau như: phong cách Theo tiếng Hy Lạp cổ,
từ phong cách (Stylos) lúc đầu dùng để chỉ chiếc que có một đầu vót nhọn và một đầu
tù, để viết lên các tấm bảng phủ nến Sau đó, “phong cách” trở thành một khái niệm có tính chất ngôn ngữ chỉ cách dùng từ, về sau được sử dụng như một ngôn ngữ của ngành ngôn ngữ học Đến thế kỷ XX, phong cách không chỉ hiểu đơn thuần là một khái niệm
bó hẹp trong ngôn ngữ học, mà đã được coi như là một đặc trưng của nghệ thuật – nền tảng, để xác định những đặc trưng cơ bản của tác phẩm nghệ thuât nói chung và tác phẩm văn học nói riêng
1.1.2 Định nghĩa về phong cách trong đời sống và văn học nghệ thuật
1.1.2.1 Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày phong cách là “những lối, những cung cách sinh hoạt làm việc, hoạt động, xử sự tạo nên cái riêng của một người hay một loại người nào đó [21.782] như: phong cách ăn mặc, phong cách lãnh đạo
1.1.2.2 ở một góc độ khác của ngôn ngữ học, phong cách là “ dạng của ngôn ngữ sử dụng trong những yêu cầu chức năng điển hình nào đó, với những dạng khác về
đặc điểm từ vựng ngữ pháp, ngữ âm [21.782], từ đó xuất hiện khái niệm: phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ chính luận
1.1.2.3 Không giống với khái niệm về phong cách trong ngôn ngữ học, khái niệm
về phong cách trong nghiên cứu văn chương luôn được hiểu một cách rộng rãi đa dạng
và cho đến nay, vẫn chưa có sự thống nhất cao Theo “ Từ điển Tiếng việt”, đó là: “ những đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật, biểu hiện trong sáng tác của người nghệ sĩ hay trong các sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại’[ 21.782
Có thể nói, phong cách ở mỗi loại phương diện lại mang đến cho ta rất nhiều cách
Trang 14hiểu khác nhau, song, trong khi tìm hiểu nghiên cứu cần phân biệt rõ ba phạm trù phong cách: phong cách trong sinh hoạt hàng ngày, phong cách ngôn ngữ, phong cách nghệ thuật 1.2 Một số quan niệm về phong cách và cấu trúc phong cách nghệ thuật của nhà văn trong nghiên cứu lí luận văn học
Hiện nay đang tồn tại một số lượng rất lớn những quan niệm thuật ngữ, định nghĩa khác nhau về phong cách văn học : “Những định nghĩa này xòe ra như cái quạt giữa sự thừa nhận phong cách là một phạm trù lịch sử thẩm mĩ rộng nhất, bao quát và
sự thừa nhận nó như những đặc điểm của những tác phẩm văn học riêng lẻ [ 10 258]
Do thời gian và phạm vi khóa luận, chúng tôi chưa có đầy đủ tư liệu để trình bày tất cả những quan niệm định nghĩa về phong cách nghệ thuật nhà văn, chỉ có thể dẫn một vài quan niệm tiêu biểu, từ đó làm nền tảng để khai thác tìm hiểu một quan niệm
đúng đắn hơn cả về phong cách nghệ thuật
1.2.1 ở nước ngoài
1.2.1.1 Viện sĩ M.B.Kheapchencô đã tập hợp và phân tích khá cụ thể những
định nghĩa khác nhau về phong cách, có thể chia làm bốn nhóm chính như sau:
1.2.1.1.1 Phong cách xét theo nghĩa rộng nhất trong mối quan hệ với phương pháp, thế giới quan có tính sáng tạo của nghệ sĩ, có những quan niệm như sau:
Theo Đ.Likhachev : “ Phong cách nghệ thuật kết hợp trong bản thân nó sự thụ cảm chung về hiện thực vốn có ở nhà văn và phương pháp nghệ thuật được quy định bởi những nhiệm vụ mà nhà văn đặt ra cho mình Với ý nghĩa đó, khái niệm phong cách có thể được áp dụng vào những loại nghệ thuật khác nhau và giữa chúng có thể có những
sự tương ứng đồng loại” [10 258] Với cách hiểu tương tự như vậy A.grôrian cho rằng:
“ phong cách không thể vô can với phương pháp, với thế giới quan với bút pháp với cá nhân nhà nghệ sĩ, với cách hiểu nghệ sĩ về thời đại với vẻ đặc thù dân tộc trong sáng tác của anh ta phong cách là sự thống nhất cao nhất của tất cả những phạm trù đó” [10 258]
Hai quan niệm trên đều hiểu phong cách theo nghĩa rộng bao hàm cả phương pháp sáng tác Song cách hiểu đó lại dẫn đến nhiều quan điểm không rõ ràng, không có
Trang 15sự phân biệt giữa phong cách và phương pháp sáng tác, coi phương pháp sáng tác nằm trong phong cách
Ví dụ như Ar.Grigôrian phát hiện ra sự thống nhất của phong cách và phương pháp, thế giới quan nghệ sĩ, nhưng không chỉ ra được những đặc trưng của phong cách Mặt khác, vì có sự nhầm lẫn giữa phong cách và phương tiện, nên ông cũng không nhấn mạnh được vai trò sáng tạo của phong cách nghệ thuật cá nhân
1.2.1.1.2 Từ bình diện ngôn ngữ học phong cách được lí giải như sau:
Trước hết, theo ý kiến của V Turbin : “phong cách là ngôn từ được xét trong mối quan hệ của nó với hình tượng, đó là tác động qua lại thường xuyên giữa những khái niệm
và ý nghĩa nảy sinh trong ngôn từ vốn đặt vào một văn cảnh nghệ thuật” [10.259]
V Jirmunxky lại nhấn mạnh sự thống nhất của những yếu tố nội dung và những yếu tố tạo hình thức của phong cách ông nhận xét: “ Phong cách nghệ thuật của nhà văn là sự biểu hiện thế giới quan của anh ta, thế giới quan đó được thể hiện trong những hình tượng bằng các phương tiện ngôn ngữ Bởi vậy, không thể nghiên cứu phong cách nghệ thuật của nhà văn trong tính mục đích, chức năng của nó làm tách rời nội dung tư tưởng – hình tượng của tác phẩm” [10.260]
Hạn chế của hai quan niệm trên đây là xem đặc điểm của phong cách bị lược qui vào đặc điểm của ngôn ngữ một cách phiến diện, nhìn vào tác phẩm văn chương chỉ thấy được vai trò của ngôn ngữ mà không thấy được đối tượng miêu tả của nghệ thuật
Mặt khác, bản thân cách hiểu về phong cách như một hiện tượng có tính chất ngôn ngữ không cho phép chúng ta thấy được vai trò bản chất thẩm mĩ của đối tượng, của sự thể hiện nghệ thuật, về mối liên hệ của nó với những cái tạo ra nội dung và ý nghĩa của sáng tạo nghệ thuật; không cho phép khám phá ra vị trí thực tế và vai trò của những hiện tượng phong cách trong sự vận động chung của văn học
1.2.1.1.3 Nghiên cứu phong cách trong sự thống nhất chỉnh thể nghệ thuật của nhà văn
V Kôvalev khẳng định: “ Phong cách đó là một sự thống nhất chỉnh thể của nhà
Trang 16văn … đó là liên hệ qua lại giữa những yếu tố trong hệ thống nghệ thuật của nhà văn, là
sự quy định lẫn nhau của những yếu tố đó [10.260]
quan niệm trên đã khẳng định, phong cách là sự độc đáo trong cả nội dung và hình thức tác phẩm Song hạn chế là ở chỗ, nó đã đồng nhất phong cách với đặc điểm về nội dung và hình thức của tác phẩm, đồng thời, chưa nói được công lao sáng tạo của người nghệ sĩ trong việc sáng tạo những thủ pháp thu hút và thuyết phục độc giả Điều
đó khiến người ta dễ nhầm lẫn, dẫn đến việc đánh đồng giữa phong cách có tiềm năng sáng tạo lớn với phong cách có tiềm năng sáng tạo nhỏ
1.2.1.1.4 Quan niệm của V Đneprôv và Ya.Elxberg về phong cách
Khác với các quan niệm trên, một số nhà nghiên cứu cho rằng, phong cách là sự tổng hợp, là hệ thống các phương tiện miêu tả và biểu đạt, phong cách được coi như hình thức toàn vẹn có tính chất nội dung
V Đneprôv nhận xét: “ Phong cách là có mối liên hệ của những hình thức mối liên hệ đó bộc lộ thống nhất của nội dung nghệ thuật” [ 10.261 ]
Trên cơ sở ý kiến đó, Ya.Elx.berg đã phát triển những ý kiến về phong cách với tư cách hình thức có tính nội dung: “ phong cách biểu hiện sự toàn vẹn của hình thức có tính nội dung được hình thành trong sự phát triển, trong tác động qua lại và trong sự tổng hợp các yếu tố của hình thức nghệ thuật dưới ảnh hưởng của đối tượng và nội dung tác phẩm, của thế giới quan nhà văn và phương pháp của anh ta vốn thống nhất với thế giới quan” [ 10.161]
Có thể thấy, hai quan niệm trên quá nhấn mạnh vai trò của hình thức, đi ngược lại nguyên tắc nội dung quyết định hình thức của triết học duy vật M.B.Khrapchencô
đã chỉ ra :“ Với một ý nghĩa nhất định, hình thức ấy có tính chất nội dung ngay cả khi
nó không truyền đạt một phức hợp tư tưởng và hình tượng nào cả, bởi vì sự coi thường tư tưởng” [10] Như vậy, qua ý kiến của M.B.Khrapchencô chúng ta nhận thấy, khi hình thức có tính nội dung, thì vẫn chưa bao hàm được chất lượng thể hiện phong cách Người nghệ sĩ có phong cách là phải tạo lập được một hình thức đẹp cho tác phẩm nghệ thuật của mình Và không phải hình thức đẹp đơn thuần mà phải sáng tạo, mới mẻ hợp quy luật, nhất
Trang 17là phải chứa một nội dung phong phú Có như vậy, nhà văn mới sáng tác được những tác phẩm hay đi qua trang đời một người để lại đó những tâm trạng triền miên suy nghĩ, và từ suy nghĩ ấp ủ hành động
Trên đây là một số quan niệm về phong cách (dẫn theo M.B.Khrapchencô ) chúng ta dễ thâý, tất cả những quan niệm đó đều có những hạn chế đáng kể Vậy quan niệm đúng đắn về phong cách cần được hiểu như thế nào?
1.2.1.2 Phong cách theo quan niệm của M.B.Khrapchencô:
Sau khi đã phân tích những hạn chế của của các nhà lí luận đi trước, M.B.Khrapchencô đưa ra một định nghĩa mới về phong cách Đây là cách hiểu được
đông đảo các nhà nghiên cứu ủng hộ và công nhận: “ Phong cách cần phải được định nghĩa như phương thức biểu hiện cách chiếm lĩnh hình tượng đối với cuộc sống như phương thức thuyết phục và thu hút độc giả” [10 279]
Vậy phong cách theo quan niệm của M.B.Khrapchencô được nhìn nhận đánh giá trên những phương diện nào? Đó là các phương diện sau:
1 Những yếu tố tạo thành hình thức tác phẩm
2 Những nhân tố qui định phong cách
3 Những yếu tố biểu hiện phong cách
Trước hết, những yếu tố tạo thành hình thức tác phẩm , bản thân chúng không phải là phong cách Chúng ta cần phải hiểu rằng, hình thức ở đây là hình thức của một tác phẩm, nó bao gồm: kết cấu- cốt truyện - các biện pháp nghệ thuật
Thể hiện hình tượng là lời nói nghệ thuật Hình thức thể hiện hoàn thiện phải là hình thức thể hiện rõ, trọn vẹn nội dung biến tác phẩm thành chỉnh thể thống nhất sinh
động, còn phong cách là hiện tượng rộng hơn bao trùm cả nhóm tác phẩm
ở phương diện những nhân tố qui định phong cách, không ít người nhầm lẫn đó chính là phong cách nghệ thuật nhà văn Song thực tế chúng chỉ được xem như là nhân
tố phát sinh dẫn đến sự hình thành phong cách Trong công trình nghiên cứu của mình M.B.Khrapchen cô đã chỉ ra năm nhân tố quy định phong cách
1 Cá tính sáng tạo của nhà văn
Trang 182 Sự phát triển về mặt sáng tác của người nghệ sĩ
3 Thế giới quan của người nghệ sĩ, tính chất của bản thân đối tượng sáng tác, vẻ đặc thù của những xung đột
4 Sự định hướng bên trong của nhà văn nhằm vào nhóm độc giả
5 Sự hình thành tính hoàn chỉnh bên trong của tác phẩm M.B.Khrapchen cô cũng khẳng định có bảy yếu tố biểu hiện phong cách:
1 Phong cách – một kiểu máy phát năng lượng nghệ thuật riêng
2 Tính cấu trúc của một kiểu sinh thể nghệ thuật
3 Hệ thống giọng điêug – kết qủa của sự biểu hiện nghệ thuật đặc trưng
4 Không gian, thời gian và kiểu kết hợp không gian thời gian mang màu sắc riêng
5 Tính chất nhiều chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật
6 Phong cách là sự lĩnh hội riêng – lĩnh hội cách tân đối với thế giới
7 Phong cách - kiểu sáng tạo riêng đem lại màu sắc mới cho thể văn Như vậy, những yếu tố biểu hiện phong cách mới chính là những dấu hiệu của bản thân phong cách
Theo MB.Khrapchencô “ Tác phẩm văn học chỉ trở thành một hình tượng nghệ thuật khi nó chứa đựng năng lượng của sự tác động thẩm mĩ (…) phong cách của một nhà văn thực sự có tài có dung tích bên trong rất lớn có khả năng ảnh hưởng tới những tầng lớp độc giả khác nhau của thời đại lúc bấy giờ cũng như thời đại sau này”
Năng lượng của sự tác động thẩm mĩ được thể hiện cụ thể như sau: Trước hết, năng lượng đó được thể hiện rõ nhất trong sự hình thành tính hoàn chỉnh tác phẩm và cấp độ bên trong của những tác phẩm nghệ thuật ở những cấp độ: nhân vật, cấp độ tác phẩm… Từ đó, có thể giải thích hợp lý chiều hướng con đường đời của nhân vật trung tâm trên cả hai bình diện: đặc tính tự nhiên và đặc tính xã hội
Mặt khác, nó còn được bộc lộ trong khả năng ảnh hưởng tới những tầng lớp độc giả khác nhau - khả năng thu hút và thuyết phục độc giả Theo M.B.Khrapchen cô
Trang 19“Phong cách thuyết phục bằng cách thể hiện những đặc tính sự vật của những quá trình hiện thực, của những tính cách con người” [10.279]
Có thể hiểu, phong cách tổng hợp hữu cơ những thủ pháp mang màu sắc riêng của mỗi nhà văn, nhằm tạo ra hiệu quả khai thác khám phá những quá trình hiện thực, phát hiện những đặc tính của sự vật
Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy định nghĩa của M.B.Khrapchencô về phong cách là hoàn toàn xác đáng
1.2.2 Những quan niệm về phong cách ở trong nước
Phong cách – từ khá lâu đã được giới nghiên cứu và phê bình văn học Việt Nam chú ý Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX Hoài Thanh – Hoài Chân trong cuốn “
Thi nhân Việt Nam” khi khảo sát phong cách nghệ thuật của 46 nhà thơ mới đã đồng
nhất phong cách với sự độc đáo về nội dung sáng tác: “ Hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư …ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính…thiết tha rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu [ 24 34] Và Hoài Thanh – Hoài Chân đã đưa ra kết luận “ Từ người này sang người khác cách biệt rõ ràng” [24 34] Tuy Hoài Thanh cũng nhắc tới hình thức nghệ thuật, nhưng chỉ là yếu tố riêng lẻ như
Trang 20giọng thơ, hay sự cách tân về thể loại chứ chưa đưa ra một caí nhìn thật sự đầy đủ về phong cách nghệ thuật cá nhân
Đến nửa thế kỷ XX, đã xuất hiện khá nhiều công trình nghiên cứu về phong cách
nghệ thuật Chúng ta có thể điểm qua một số công trình đáng chú ý như sau: Từ điển văn học [19] Từ điển thuật ngữ văn học[22], giáo trình lý luận văn học dùng trong các
trường đại học tổng hợp của GS hà Minh Đức [4],và giáo trình lý luận văn học dùng
trong các trường Đại học sư phạm do GS.Phương Lựu và Trần Đình sử chủ biên [14]
đã đưa ra khái niệm cơ bản nhất về phong cách Bên cạnh đó trong những công trình
nghiên cứu cụ thể như: Nhà văn- tư tưởng và phong cách[15],Nhà văn Việt Nam hiện
đại chân dung và phong cách[16] của tác giả Nguyễn Đăng Mạnh, tìm hiểu phong
cách Nguyễn Du trong truyện kiều [17] của Phan Ngọc Các tác giả đó đều có những
cách nhìn nhận, quan điểm riêng về phong cách
Trước hết, chúng tôi xin dẫn quan niệm tiêu biểu được trình bày trong các giáo trình lý luận văn học:“Phong cách được hiểu là chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật phong cách thẩm mĩ thể hiện trong sáng tác của các nhà văn ưu tú” [4.26]
G.S Phan Ngọc – khi tìm hiểu về phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều đưa
ra quan niệm của mình:“ Phong cách là một cấu trúc hữu cơ của tất cả các kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử, và chứa đựng một giá trị lịch sử có thể cho phép
ta nhận diện một thời đại – một thể loại, một tác phẩm hay một tác giả [17.31]
Có thể thấy, mỗi nhà nghiên cứu đều có một cách hiểu riêng, song có điểm chung nhất, đó là coi phong cách là sự thống nhất hữu cơ giữa nội dung và nghệ thuật Tuy nhiên, hầu như các cách định nghĩa đó chỉ là một trong số những đặc trưng cơ bản của phong cách mà M.B.Khrapchen cô đã nêu ra trước đó
2.2.3 tiến bộ hơn những nhà nghiên cứu đi trước, GS Nguyễn Đăng
Mạnh đã khẳng định quan niệm của mình về phong cách trong cuốn“ Nhà văn Việt Nam hiện đại chân dung và phong cách”[16]: “ phong cách là một chỉnh thể nghệ
thuật Mỗi nhà văn có phong cách tạo ra cho mình một thế giới nghệ thuật riêng Thế
Trang 21giới nghệ thuật ấy dù phong phú đa dạng thế nào, vẫn có tính thống nhất … Phong cách bao gồm những đặc điểm độc đáo của các tác phẩm của một nhà văn từ nội dung đến hình thức …Trong quá trình sáng tác của một nhà văn, phong cách nghệ thuật của ông
ta luôn luôn chuyển từ tác phẩm này đến tác phẩm khác Nhưng dù đổi mới thế nào, phong cách vẫn vận động trên cơ sở thống nhất… phong cách một khi đã định hình thì thường có tính bền vững [16.8]
Đồng thời, GS Nguyễn Đăng Mạnh đã chỉ ra các nhân tố quy định phong cách như: Truyền thống gia đình hoàn cảnh sống môi trường thiên nhiên , môi trường văn hóa, thói quen suy nghĩ, cảm xúc… có ảnh hưởng to lớn tới sự hình thành phong cách của một nhà văn thường lại là những ấn tượng của ông ta về môi trường sống của mình từ tuổi ấu thơ [16.9] Như vậy, sự tiến bộ của nhà nghiên cứu là đã khẳng định: phong cách là sự độc đáo
từ nội dung đến hình thức qua hàng loạt các tác phẩm của một tác giả nhất định Tuy nhiên,
ông vẫn chưa xác định cụ thể các yếu tố biểu hiện phong cách- tiêu chí quan trọng để nhận biết phong cách nghệ thuật của một nhà văn
Qua việc tìm hiểu khái quát, chúng ta có thể thấy, các công trình trên mặc dù đã tiếp cận tới khái niệm phong cách, nhưng chưa đưa ra được định nghĩa thống nhất, sự phân chia cấu trúc của nó một cách khoa học.Trên cơ sở hệ thống lý luận đã trình bày, chúng tôi thấy, quan niệm của M.B Khrapchen cô là quan niệm thỏa đáng và hợp lý hơn cả Vì vậy, trong phạm vi khóa luận người viết thừa nhận và đi theo ánh sáng lý luận của M.B Khrapchen cô về phong cách nghệ thuật của nhà văn
Trang 22Chương 2
Những yếu tố biểu hiện phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu qua nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm là
nhân vật số phận
2.1 Phong cách một kiểu máy phát năng lượng nghệ thuật riêng
Môsac đã từng nói : “ Tác phẩm thực ra chỉ là được tạo thành bởi những kí hiệu câm lặng những ngôn ngữ chết… cái quan trọng chính là vai trò của bạn đọc, bạn đọc
sẽ tạo nên giá trị cho tác phẩm nếu không có bạn đọc thì không chỉ là tác phẩm của chúng ta mà cả của Đrome, Đoxtôiepxki cũng chỉ là những đồng giấy trắng chết” Vai trò của độc giả rất quan trọng, vì vậy tác phẩm văn học trở thành một hiện tượng nghệ thuật khi nó chứa đựng sức thu hút và thuyết phục “Phong cách của một nhà văn thật
sự có tài, có dung tích bên trong rất lớn và có khả năng ảnh hưởng tới những tầng lớp
độc giả khác nhau của thời đại lúc bấy giờ cũng như sau này” chính vì thế, có thể khẳng định rằng, mỗi phong cách là một “kiểu máy phát năng lượng thẩm mĩ riêng’’ và: “ Một phong cách thuyết phục bằng cách thể hiện những đặc tính của sự vật, của những quá trình hiện thực, của những tính cách con người Sự tác động thẩm mĩ sâu sắc gắn liền với những phương tiện, những thủ pháp thể hiện, những đặc điểm của đối tượng sáng tác” [10.279.] Xét đến cùng, tìm hiểu phong cách của một nhà văn là chúng
ta phải tìm ra những thủ pháp nghệ thuật độc đáo, thể hiện một cách hấp dẫn tư tưỏng
và nghệ thuật của nhà văn đó Trong nhóm tác phẩm có hình tượng nhân vật trung tâm
là nhân vật số phận, năng lượng nghệ thuật riêng của phong cách Nguyễn Minh Châu chứa đựng trong những thủ pháp nghệ thuật sau:
1 Thủ pháp xen cài “yếu tố tâm linh’’ thể hiện tâm lí nhân vật
2 Thủ pháp thể hiện yếu tố “dị biệt’’
3 Thủ pháp dùng những hình ảnh “biểu tượng’’ đặc sắc
4 Thủ pháp xây dựng ‘môtip chạy trốn’”
Trang 235 Thủ pháp xen cài màu sắc “cảnh thiên nhiên” để làm nổi bật tâm trạng
6 Thủ pháp xây dựng truyện theo mô típ ‘thiên tính nữ”
7 tổng hợp các biện pháp nghệ thuật thể hiện như là thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả
2.1.1 Thủ pháp xen cài “yếu tố tâm linh’’ để thể hiện tâm lí nhân vật
“ Tâm linh là những gì cao quý linh thiêng mà con người tôn thờ” Việc khám phá phương diện đời sống tâm linh của con người trong văn học là một phát hiện một năng lực nhân tính thiêng liêng, phù hợp với cái thiện, cái đẹp nó đem lại sự phong phú trong cấu trúc nhân cách và góp phần xây dựng một quan niệm toàn diện về con người Tiếng nói tâm linh bao giờ cũng là tiếng nói hướng thiện, nhiều khi nhờ vào tâm linh con người ta lấy lại niềm tin để sống
trong “ Cỏ lau”, tâm linh hiển hiện như một nhân vật hữu hình mang bóng dáng người chồng đầu tiên chi phối đời sống Thai: “Lạ thật,lúc nào em cũng cứ tưởng như anh hãy còn sống … suốt bao nhiêu năm rồi như vậy Em vẫn sống với anh”
Với “ Phiên chợ giát”, ánh sáng tâm linh lại cho ta thấy, sự trăn trở day dứt dằn
vặt nơi tâm hồn người cha lúc nào cũng hướng về con, thấy tâm hồn người nông dân còn mang nặng những tư tưỏng bảo thủ cố hữu:“ hay ngôi sao sa vừa rồi là ngôi sao của con lão, đấy là vệt đường đi về cõi trời của một người anh hùng cứu quốc của chính thằng Dũng cầm súng chiến đấu ở bên chiến trường Campuchia hay là điềm trời báo trước cho lão biết lão sắp chết”
Trang 242.1.2 Thủ pháp sử dụng yếu tố “dị biệt”
Con đường tìm tòi của Nguyễn Minh Châu thường diễn ra trong sự khám phá những biểu hiện khác nhau của tính cách và đời sống nhọc nhằn với bao biến cố, mà bản chất con người không dễ dàng bộc lộ Các nhân vật của Nguyễn Minh Châu ít khi được miêu tả chân dung ngoại hình một cách hoàn chỉnh.dường như tác giả muốn đi sâu vào ngóc ngách tâm linh của con người,khám phá những bí ẩn của đời sống nội tâm.nếu phác hoạ cho nhân vật vài ba nét ngoại hình, thì những chi tiết ngoại hình đó đều mang tính nội dung sâu sắc và là những chân dung tâm lí tính cách
Hình ảnh lão Khúng hiện lên trong giấc mơ là “ một lão già thân hình cao vóng lại lủng củng những xương cùng xẩu, mái tóc cắt ngắn như rễ tre… sợi đen sợi trắng loang lổ, mắt mũi thì ghồ ghề, những con mắt thì nhìn gườm gườm với những mảng tiết
bò còn ướt hoặc đã khô dính bết trên các bắp thịt nổi cuộn ở bả vai và bắp tay” Soi rọi tiềm thức sâu kín đó, Nguyễn Minh Châu đã chỉ ra cả bản tính thiện và cái hoang dã u tối đầy bản năng của người nông dân
Người đàn bà trong “ Chiếc thuyền ngoài xa” thì cao lớn với “những đường nét
thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm” Đó là người đàn bà “dị biệt cả về hình thể và tính cách”:
“Đàn bà ở thuỳên chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”, vì thế bà sẵn sàng chấp nhận những trận đòn vũ phu của chồng chứ kiên quyết không chịu bỏ người đàn ông bạc ác đó
* Tiểu kết:
Như vậy, khi đưa các yếu tố dị biệt vào trong tác phẩm của mình, Nguyễn Minh Châu đã khéo léo biến cái dị biệt, khác thường ấy trở thành phương tiện độc đáo để khám phá vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn con người, từ đó đưa đến một cái nhìn vừa rất khái quát, đồng thời cũng không kém phần sâu sắc về số phận con người Nét độc đáo trong phong cách Nguyễn Minh Châu có lẽ được hình thành từ một phần của những yếu
tố dị biệt khác thường ấy
2.1.3 Thủ pháp dùng những hình ảnh “biểu tượng” đặc sắc
Trang 25Theo Phạm Duy Nghĩa[18] “ Biểu tượng trong văn học là một phương tiện tạo hình và biểu đạt mang tính tượng trưng và đa nghĩa tồn tại ở dạng một hình tượng cụ thể”.Biểu tượng xuất hiện với một tần số khá cao trong suốt lộ trình văn học của Nguyễn Minh Châu như một tín hiệu nghệ thuật thẩm mĩ dồn nén tư tưởng, tình cảm của tác giả.Tìm hiểu hệ thống hình ảnh biểu tượng của Nguyễn Minh Châu, có những biểu tượng như được chắt lọc từ nỗi đau, cô lại từ máu và nước mắt, thể hiện sâu đậm nỗi xót thương của nhà văn, trước những bi kịch bất hạnh trong cuộc đời mỗi nhân vậtt
Hiện thực trong “ Cỏ lau” càng trở nên thấm thía hơn thông qua sự miêu tả nỗi
đau vật chất, nỗi đau tinh thần của người lính già và người phụ nữ qua dáng hình dãy núi
Đợi đầy hòn vọng phu ở giữa vùng núi đá ấy, một người đàn bà có chồng đi lính đang gom củi lại và nhóm lên ngọn lửa Đó chính là Thai – một hòn vọng phu mòn mỏi khắc khoải chờ chồng qua bao nhiêu năm dài chinh chiến
ở “ Phiên chợ giát”, hình ảnh bò khoang vừa là biểu tượng của cuộc sống vô cùng lạc hậu, trì trệ, vừa là sự hiện hữu của quan niệm về thân phận con người Biểu tượng ấy lặp đi lặp lại trong thiên truyện thành điệp khúc ám ảnh, nhằm lột tả tận cùng cái lam lũ nhọc nhằn luẩn quẩn của kiếp người Sự trở về của bò khoang với cái nhìn sầu não, đã đánh dấu chấm trước hi vọng giải thoát số phận của lão khúng.song hành cùng với nó là hình ảnh bóng đêm – màu sắc của số phận, tạo nên một không gian tù đọng mang giá trị lớn trong việc diễn tả tâm trạng vô vọng của lão nông nhỏ bé, cô độc giữa
đêm tối mênh mông
Có thể nói, những biểu tượng ấy đã tạo thành một môtíp số phận chủ yếu là những số phận bi kịch của đói nghèo lạc hậu, bi kịch của chiến tranh li tán bi kịch của những mất mát đau khổ… Hệ thống biểu tượng đó trở thành tứ thơ liên kết các sự kiện
và cảm xúc, là nơi dồn nén của tư tưởng, tình cảm, sự kiện và tình huống để tạo nên cái mạch chính cho câu chuyện
* Tiểu kết:
Tất cả những hình ảnh biểu tượng trên đều có tác dụng làm tăng thêm sự nhận thức của chúng ta về số phận nhân vật Những tư tưởng tình cảm nhân văn như quí trọng
Trang 26giá trị con người, tin yêu và cảm thông, thương xót con người … đã được thể hiện khá sâu sắc và ám ảnh trong việc sử dụng hình ảnh biểu tượng của Nguyễn Minh Châu, một biện pháp nghệ thuật, góp phần tô đậm bản sắc của người nghệ sĩ.
2.1.4 Thủ pháp xây dựng “môtip chạy trốn”
Sau những năm 1975, Nguyễn Minh Châu khai thác truyện ngắn ở khía cạnh mới,
đó là để cho nhân vật tự ý thức về bản thân mình trong mối quan hệ với xung quanh, tự mình bộc lộ với mình những cảm xúc và suy nghĩ trung thực nhất Cũng chính trong những khía cạnh ấy, ông mới có điều kiện đi sâu vào tâm lý nhân vật để giải mã các trạng
thái của nó.Môtíp “chạy trốn” đã xuất hiện trong các tác phẩm như “ Bức tranh”, “ Dấu chân người lính”, … Song phải đến khi xây dựng hình tượng nhân vật trung tâm là nhân
vật số phận, môtip này mới được sử dụng thường xuyên và độc đáo hơn
Trong “ Phiên chợ giát”, Nguyễn Minh Châu đã khai thác khá sâu sắc cuộc
chạy trốn trong tâm tưởng lão Khúng Sau khi xua đuổi con bò hàng tiếng đồng hồ, lão
âu yếm chia tay với người bạn đời bằng một trận thật lực “ rồi bỏ đi mất hút vào đêm tối”, những cuộc chạy trốn diễn ra dồn dập trong một khoảng thời gian hẹp “ nửa đêm
về sáng” Phải chăng lão đang chạy trốn chính mình? Khi cuộc chạy trốn không thành, người nông dân bất hạnh ấy đối diện với thực tại chua xót, chấp nhận số phận bằng sự trở về của con bò với cặp mắt “ đầy nhẫn nhục và sầu não”, và lão cũng“ nhìn người bạn
đời làm ăn thân thiết bằng cái nhìn cũng đầy “sầu não và phiền muộn”
Đến với “ Cỏ lau”, ta bát gặp câu chuyện về số phận nghiệt ngã cay đắng của
nhân vật Lực Chiến tranh giống như “ một nhát dao phạt ngang chia đôi cuộc đời Lực làm hai nửa” thật khó gắn liền lại như cũ trở về chứng kiến cuộc sống gia đình của Thai và Quảng, Lực cảm nhận rõ : “Tôi đi làm rối thêm cuộc sống, tôi chỉ quấy rầy số phận đã an bài”
Lần thứ nhất, Lực chạy trốn hiện thực: “ tôi hấp tấp bước ra khỏi ngôi quán ảnh như một kẻ đang chạy trốn” Song tình cảm cùng bổn phận sẽ bắt tôi phải trở lại đây với
ông già tôi “tôi vẫn không thể đi trốn khỏi được số phận, tôi không thể đi trốn khỏi cuộc
đời mình một khi mà tôi đang còn sống” Lần thứ hai, Lực chạy trốn trước Thai để khi
Trang 27gặp lại Thai, Lực hiểu thấm thía hơn nỗi đau: “ chỉ có người đàn bà đang đi bên cạnh mới có thể xoa dịu bao nhiêu vết thương mà chiến tranh để lại trong lòng”, và anh hiểu “ cuộc sống đã an bài, Thai chẳng dễ thay đổi được hoàn cảnh
* tiểu kết:
Đọc tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, ta không thể không khẳng định một điều: bằng việc sử dụng những môtip chạy trốn, nhà văn đã khắc hoạ khá thành công tâm lý nhân vật mình, đồng thời qua đó cho người đọc cảm nhận thấm thía bi kịch số phận của các nhân vật đó Từ cảm nhận, hiểu được bi kịch tác giả đưa người đọc dần đến sự đồng cảm, cảm thông sâu sắc đối với những cuộc đời, những cảnh ngộ đầy bất hạnh
2.1.5 Thủ pháp xen cài màu sắc“cảnh thiên nhiên”:
Qua những trang viết Nguyễn Minh Châu, chúng ta có thể nhận thấy một điều: nhà văn là người có biệt tài trong miêu tả cảnh sắc thiên nhiên nhuốm màu tâm trạng Màu sắc trong truyện của Nguyễn Minh Châu là một thứ ký hiệu tâm trạng con người Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu thường sử dụng màu xanh như một biểu tượng cho tuổi trẻ, cho sự thủy chung, lòng tin và niềm hy vọng: “ Bầu trời không xanh biếc cao
thăm thẳm mà đượm một sắc giữa xanh và xám” ( Chiếc thuyền ngoài xa) , hay như trong “ Cỏ lau”, tác giả viết: “ Hoa lau phất phơ trên nền xanh uyển chuyển của rừng
lau, thân cây” Đó là sắc màu của sự bình yên trước khi chiến tranh xảy ra Và cũng vẫn màu xanh ấy, Nguyễn Minh Châu lại biến nó thành màu của ký ức khi chiến tranh đã đi qua: “ Tất cả phủ trùm kín trong một màu cỏ lau mới mọc xanh mơn mởn nơi nào ngày xưa người lính vô danh đã từng nín thở bấu chặt mười ngón tay vào vách đá leo lên” Với tài năng của mình, nhà văn còn biến màu xanh ấy thành màu của sự hồi sinh: “ Vài vệt cỏ lau mới đốt pha màu đất đen xỉn lởm chởm gốc cây cháy lẫn với màu cỏ mới nhú
lên xanh xanh nhọn hoắt” ( Cỏ lau)
Trong khi đó, màu vàng được ông “ chế tác” kỹ càng như một họa sỹ làm tranh
sơn mài đích thực Màu vàng được điểm xuyết trong “ Cỏ lau” là những cung bậc tình
cảm khác nhau của nhân vật, là màu vàng của sự cô đơn chờ đợi, mòn mỏi: “ giữa hai kẽ tầng mây đen còn xót lại chút ánh sáng mặt trời vàng khé như dính chặt vào giữa cái
Trang 28nền trời nâu nâu vàng quái dị, một hình người đàn bà bằng đá giơ tay trực bắt con chim cắt đập cánh đứng im một chỗ” , hay “ mảnh trăng cuối tháng như chiếc đĩa vàng bị vỡ”
Chúng ta cũng không thể bỏ qua sắc tím trong các tác phẩm của ông, đó là màu của
sự chờ đợi chung thủy: “ Thung lũng mọc độc một thứ cỏ lau đang trổ một trời hoa tím nhạt” , “những triền cỏ lau mới như mang một vẻ hiu hắt, vài đọt hoa hiếm hoi điểm xuyết lên giữa hoàng hôn vùng rừng một sắc tím bâng quơ”
* Tiểu kết
Có thể nói, với thủ pháp xen cài màu sắc “cảnh thiên nhiên”, Nguyễn Minh Châu
đã khám phá một cách sâu sắc đời sống nội tâm của nhân vật, màu sắc tựa như một
điểm nhấn để làm nổi bật tâm trạng buồn vui cùng với những dằn vặt, lo toan trăn trở trong cuộc đời mỗi người Đây chính là một yếu tố góp phần không nhỏ trong việc tạo nên phong cách độc đáo Nguyễn Minh Châu
2.1.6 Thủ pháp dựng truyện theo môtíp “ thiên tính nữ”
Trong hệ thống các nhân vật số phận, Nguyễn Minh Châu không quên đề cập đến hình ảnh những người phụ nữ cùng với số phận đầy cay đắng bất hạnh của họ Có thể nói, Nguyễn Minh Châu đã khá thành công khi khai thác câu chuyện theo môtip “thiên
tính nữ” Trước hết, trong tác phẩm “ Cỏ lau”, nhà văn đã xây dựng được những triết lý
khá sâu sắc về người phụ nữ : “ Đàn bà cũng là đất Phàm cái gì thấm nước phải có nước mới sống được, đều thuộc về thổ mộc hết” Phải chăng nhà văn muốn nói rằng : cuộc sống của người phụ nữ không thể thiếu được người đàn ông, và sự thủy chung son sắt bền chặt của họ là cách lý giải thỏa đáng nhất cho nỗi bất hạnh cho sự đau khổ trong những năm tháng mòn mỏi chờ đợi Thai và Huệ chính là những điển hình cho những người đàn bà có thể chờ chồng đến hóa đá
Với “Mùa trái cóc ở miền Nam”, Nguyễn Minh Châu lại khai thác ở một khía
cạnh khác trong “thiên tính nữ” của người phụ nữ , đấy là tình yêu thương con tha thiết ,
có thể hy sinh tất cả cho con Nhà văn để cho người mẹ bất hạnh cất lên tiếng nói độc thoại âm thầm : “ Cái thế giới này là do cả một đám những người đàn bà mắn đẻ như tôi sinh ra… đấy là những tội lỗi muôn đời mà người đàn bà đã gây ra, và phải trả giá đắt
Trang 29trên cái mặt đất đầy những hằn thù này” Lỗi lầm ấy người mẹ đã phải trả giá bằng cả cuộc đời mình : “lúc nào cũng như đau trong cuống ruột, nghĩ rằng mình là người mẹ hư hỏng, sa đọa đáng bỏ đi ”
*Tiểu kết
Thể hiện số phận người phụ nữ theo môtíp “thiên tính nữ”, thực sự là một nét độc
đáo trong phong cách Nguyễn Minh Châu Dưới ngòi bút nhà văn, “ thiên tính nữ” đã làm nên bản sắc và tâm hồn dân tộc, tác giả đã khám phá ra cội nguồn của cuộc sống chính là “thiên tính nữ” Đồng thời, nhà văn lý giải được bi kịch của nhân vật số phận là xuất phát từ chính “ thiên tính nữ” âm thầm chảy trong huyết quản của người phụ nữ Sức hấp dẫn của ngòi bút Nguyễn Minh Châu chính là ở những trang viết như thế
2.1.7 Sự tổng hợp các biện pháp nghệ thuật thể hiện như là một thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả
Trong một tác phẩm văn chương, “ thứ mang tính hình tượng rõ rệt và đầy đủ hơn cả chỉ là hình tượng nhân vật, nhất là đối với nhân vật trung tâm” [5 59] Những đặc
điểm cơ bản của hình tượng nghệ thuật, cụ thể là hình tượng nhân vật trung tâm được nhà văn tổ chức và cấu thành bởi các biện pháp thể hiện nghệ thuật Từ đó, tạo nên sự hoàn chỉnh và thống nhất bên trong nhân vật, khiến nó hiện lên như một chỉnh thể nhất
định là một nhà văn có phong cách, Nguyễn Minh Châu đặc biệt chú ý sử dụng các biện pháp thể hiện nghệ thuật để xây dựng hình tượng nhân vật trung tâm - nhân vật số
phận
2.1.7.1 Biện pháp tả:
Tả là một biện pháp nghệ thuật – hoạt động sáng tạo của nhà văn kết hợp từ ngữ ( danh từ, tính từ, khơi gợi vào sự hình dung của cả 5 giác quan ), các kiểu câu đoạn để cuối cùng trong tính tổng hợp của chúng, độc giả có thể hình dung ra đối tượng một cách rõ rệt
Với Nguyễn Minh Châu, mặc dù trong quá trình xây dựng nhân vật nhà văn không đi sâu vào tả, song các nhân vật vẫn hiện lên sinh động, tùy theo từng chủ đề và tính cách để chọn lấy một đặc điểm nhằm khai thác khám phá sâu sắc hơn.Ví dụ như
Trang 30trong “ Phiên chợ giát”, Nguyễn Minh Châu không miêu tả ngoại hình bình thường,
mà bằng hai bức hoạ khủng khiếp của mộng mị, ảo giác như hình ảnh của tiềm thức hoang dã nguyên sơ Hai bức chân dung này là tượng trưng cho những giả thuyết về số phận người nông dân: vừa là nạn nhân, vừa là hung thần của cuộc sống
Dấu ấn thời gian, sự từng trải và sự vất vả nghề nghiệp thường đựơc nhà văn quan
sát, thể hiện ngay khi miêu tả ngoại hình nhân vật Trong “Chiếc thuyền ngoài xa”, sự
miêu tả tinh tế ấy không chỉ thể hiện nhà văn phác họa hình ảnh người mẹ mà ngay cả với cô con gái “ có cặp mắt thật đen gợi cho tôi nghĩ đến con mắt người ta vẽ trên mũi thuyền”
Đối với những nhân vật nữ, Nguyễn Minh Châu thường tạo cho họ một vẻ đẹp hài hoà giữa hình thức và nội dung Họ có nét đẹp dịu dàng, đoan trang, nền nã cả về nhan sắc, tính cách Vẻ đẹp đó thường đựơc thể hiện qua một “ điểm sáng của thần thái hay cử chỉ nhân vật được trở đi trở lại trong tác phẩm” Thái độ cam chịu nhẫn nhục,
đau đớn của sư bà Thiện Linh trong “ Mùa trái cóc ở miền Nam” được khai thác chủ
yếu qua đôi mắt Khi thì “ với ánh mắt cầu khẩn” hay với những dòng nước mắt đầy hạnh phúc lẫn cay đắng”, khi thì với “ cái nhìn vỗ về “ “ cái nhìn” biểu lộ một vẻ cam chịu đầy thấu hiểu, lại như một bộc bạch” trên “ khuôn mặt già nua đẫm nước mắt”
* Tiểu kết
Có thể nói, dùng ngoại hình để khắc họa nội tâm nhân vật không phải là mới mẻ, nhưng điều đáng nói là Nguyễn Minh Châu đã biến một số chi tiết ngoại hình của nhân vật thành những bức hoạ về số phận Đó là kết quả của quá trình đổi mới tư duy nghệ thuật tái hiện “ con người trong con người”, và nó trở thành một yếu tố nghệ thuật quan trọng nhằm hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc đi sâu vào khám phá đời sống nội tâm nhân vật
2.1.7.2 Biện pháp kể:
trong sáng tác văn học nghệ thuật, biện pháp tả liên hệ nhiều hơn đến tính không gian, biện pháp kể lại liên quan trực tiếp đến tính thời gian của tác phẩm văn chương
Kể chính là cách mà nhà văn dùng ngôn từ để thuật lại quá trình vận động, biến đổi nào
đó của đối tượng So với các nhà văn cùng thời, Nguyễn Minh Châu đã tạo ra lối kể rất
Trang 31riêng, độc đáo khi dùng lời kể để khắc hoạ nỗi gian khổ, bất hạnh trong số phận của
nhân vật”.Nếu trong “mùa trái cóc ở miền Nam”, hay trong “Chiếc thuyền ngoài xa”,
cuộc đời nhân vật hiện lên thông qua lời kể của một nhân vật thứ ba là:nhân vật nhà báo,
phóng viên; thì đến với “ Cỏ lau” ta lại thấy, cuộc đời và số phận Thai được nhà văn
đặt trong lời kể của Lực ( người chồng cũ của Thai): người đàn bà “ suốt đời chỉ có thể yêu được một người, chờ chồng có thể hoá đá “ Cùng với Thai là cuộc đời lực với những đắng cay của số phận , với gánh nặng ân hận day dứt suốt đời
*Tiểu kết
Không thể phủ nhận rằng, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng cho mình một lối kể khá linh hoạt sáng tạo, điểm nhìn trần thuật đựơc tác giả lựa chọn và xác định rất tinh tế, phù hợp với mỗi kiểu nhân vật, thể tài để thể hiện cụ thể sinh động về số phận nhân vật bằng lời kể Điều đó khiến cho Nguyễn Minh Châu có một phong cách nghệ thuật khá
đặc sắc, đại diện cho một thời kỳ văn học đang chuyển mình
2.1.7.3 Biện pháp đối thoại
Đối thoại có thể hiểu là những tiếng nói, là sự đối đáp giữa các nhân vật Đối thoại không những giúp độc giả biết được nội dung đối đáp, mà thông qua đó nắm bắt
được tính cách của nhân vật qua những lời trao đổi Đọc tác phẩm của Nam Cao ta thấy, những lời đối thoại diễn ra ngắn ngủi; trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, tác giả lại triển khai thành những lời dài nối tiếp nhau nội tâm nhân vật được hình thành khá phong phú và trở thành yếu tố quan trọng
Chẳng hạn như những lời đối thoại giữa Thai và Lực: “Lạ thật, lúc nào em cũng
cứ tưởng như anh hãy còn sống Suốt bao nhiêu chục năm rồi như vậy Em vẫn sống với anh,” Qua đoạn đối thoại trên, chúng ta hiểu thêm tình yêu cùng sự chờ đợi, khắc khoải, xót xa của người đàn bà, từ đó yêu quý trân trọng hơn tâm hồn họ, một tâm hồn mang
Trang 32Qua đó người đọc có thể cảm nhận đựơc số phận con người trước cuộc sống đời thường, đôi khi phải chấp nhận sự đắng cay tủi nhục để duy trì cuộc sống vật chất bình thường
*Tiểu kết
Có thể nói, nếu biện pháp tả chủ yếu tập trung ở việc xây dựng ngoại hình nhân vật, thì biện pháp đối thoại đã giúp Nguyễn Minh Châu thể hiện sâu sắc hơn tính cách nhân vật số phận
2.1.7.4 Biện pháp độc thoại
Độc thoại nội tâm được tăng cường sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu để khắc họa tâm lý, tính cách nhân vật Đó là tiếng nói nói bên trong của tâm hồn nhân vật, là lời nhân vật tự nói với mình, tự bộc lộ những suy tư thầm kín, thể hiện trực tiếp qúa trình tâm lý của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó Qua độc thoại, nội tâm con người được tiếp cận theo một hướng mới với sự vận động của tâm lý trong những diễn biến tâm lý phong phú, phức tạp
Với “ Phiên chợ giát”, việc dùng độc thoại để khắc hoạ tâm lý tính cách dựng lại
cuộc đời và số phận của nhân vật như Lão Khúng đã đưa nghệ thuật truyện ngắn hiện
đại của ta tiến thêm một bước đáng kể Bằng thủ pháp miêu tả sự hoá thân của nhân vật, Nguyễn Minh Châu đã nói đến cảm giác của loài vật, tội ác và sự hoang dã trong từng con người Việc Lão Khúng tự giải thoát cho con bò của mình, là sự “ xua đuổi cái số phận quá đỗi nhọc nhằn của lão ra khỏi đời lão” Hình ảnh “ lão cố đi nhanh về nơi có ngôi trường bình yên mà con gái lão đang học”, thể hiện sự ước ao tự giải phóng vươn tới ánh sáng của con người
Hay như trong “ Mùa trái cóc ở miền Nam”, cảm giác về tội lỗi của nguời mẹ
không làm tròn bổn phận với con được thể hiện qua lời độc thoại xen lẫn đối thoại “ Tôi vẫn thường thấy đau đớn trong lòng lúc nào cũng như đau vào tận trong cuống ruột, nghĩ rằng mình là một người mẹ hư hỏng, sa đọa, đáng bỏ đi”
*Tiểu kết
Đi sâu vào những diễn biến tư tưởng, Nguyễn Minh Châu thể hiện rất rõ tính chất hướng nội của nhân vật với sự mổ xẻ Tâm lý, ý thức và tự phân tích, phán xét nghiêm
Trang 33khắc trung thực Đó có lẽ cũng là một sự thể hiện “nỗi lo âu” của nhà văn Nguyễn Minh Châu về thân phận con người, cụ thể hơn đó là thân phận con người sau chiến tranh
2.1.7.5 Biện pháp tâm tình
Tâm tình có thể hiểu là những dạng ý nghĩ của tác giả hay nhân vật, nó tồn tại dưới dạng có một đối tượng để bộc lộ thể hiện và giãi bày những tâm tư, tình cảm Đi vào khai thác bề sâu tâm hồn con người, Nguyễn Minh Châu đặc biệt chú ý sử dụng triệt để biện pháp này trong các tác phẩm của mình, thể hiện rõ nhất trong nhóm truyện ngắn đã dẫn
Nhân vật Lực trong “ Cỏ lau” được Nguyễn Minh Châu xây dựng bằng biện
pháp tâm tình xác thực Đó là hình mẫu lý tưởng để ta kính trọng và yêu mến Vậy mà, con người từng là nạn nhân của chiến tranh ấy cũng có lúc là con người của chiến tranh Cùng với sự ích kỷ hèn nhát của mình, anh đã gây ra cái chết oan uổng cho một người lính dũng cảm trẻ trung Để rồi khi đối diện với tội lỗi của qúa khứ đang hiện hình trong nắm xương của Phi, với nỗi đau của hiện tại đang tấy lên trong tiếng khóc của Huệ, lương tâm Lực lên tiếng xỉ vả tố cáo mình một cách dữ dội Những dằn vặt trong tâm hồn Lực chính là “ Sự sống đích thực của bản ngã” ( M.Bakhtin) mà Nguyễn Minh Châu đã nắm bắt thể hiện thành công
Số phận của người đàn bà trong tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa” cũng được
hiện lên chân thực đầy cay đắng, qua lời tâm tình nghẹn ngào, đầy chua xót với nhân vật
Đẩu: “ Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông”
* Tiểu kết
Có thể thấy, biện pháp nghệ thuật tâm tình góp phần đắc lực vào việc tái hiện chân dung tinh thần của các nhân vật về cá tính , số phận thông qua sự kết hợp hài hòa các biện pháp độc thoại - đối thoại – tâm tình Mặc dù đây không phải là sáng tạo riêng của Nguyễn Minh Châu, nhưng những lợi thế của thủ pháp này đã khiến ông xây dựng nên những nhân vật tầm cỡ gây nhiều ấn tượng sâu sắc với bạn đọc
2.1.8.6 Biện pháp xung đột kịch tính
Trang 34Xung đột là sự đối lập, mâu thuẫn được dùng như một nguyên tắc để xây dựng những mối quan hệ giữa các nhân vật Xung đột có kịch tính là xung đột chứa đựng những hành động chống đối gay gắt, qua đó thể hiện rõ nét cá tính của nhân vật
Không lập lại dấu chân của người đi trước, cũng không lặp lại chính mình, Nguyễn Minh Châu đã vận dụng biện pháp nghệ thuật trên một cách phong phú đa dạng
trong từng tác phẩm “ Cỏ lau” xoay quanh cuộc đời các nhân vật như Lực – một người
lính đã từng hiến dâng cả tuổi trẻ của mình cho sự nghiệp giải phóng đất nước Sự sống sót sau chiến tranh xưa nay vẫn là điều may mắn, nay bỗng dưng thành nỗi trái ngang bất hạnh đối với anh Cùng với sự hy sinh tuổi trẻ của mình, Lực còn hy sinh cả tình cảm vợ chồng, tình cảm cha con và người em trai duy nhất Từ đó, Nguyễn Minh Châu muốn khẳng định rằng : Chiến tranh thật đáng lên án bởi nó không chỉ gây vết thương
trên da thịt, mà còn gây nên bao vết thương tinh thần nhức nhối Với “Chiếc thuyền ngoài xa”, xung đột chính là cảnh người chồng vũ phu đánh đạp dã man vợ mình, còn
người đàn bà đó hoàn toàn chấp nhận và chịu đựng Đó thực sự là một nghịch cảnh, bởi
lẽ nguyên nhân sâu xa chính vì những ngưòi đàn bà trên thuyền không thể sống thiếu chỗ dựa là đàn ông
* Tiểu kết
Qua những xung đột nội tâm gay gắt, Nguyễn Minh Châu đã khéo léo dẫn dắt người đọc đi sâu khai thác, khám phá chiều sâu vẻ đẹp tâm hồn con người - đó là chiều sâu thăm thẳm của những nỗi mất mát bất hạnh không gì có thể bù đắp nổi Phải chăng,
đó cũng là cách để nhà văn nói lên tiếng nói nhân bản tha thiết nhất, sâu lắng nhất về số phận của con người sau chiến tranh
2.1.8.7 Biện pháp triết lý - bàn luận
Triết lý đó là sự diễn đạt ngắn gọn và độc đáo có tính chân lý Trong các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, triết lý được sử dụng như một điểm nhấn tạo nên sức
cuốn hút với bạn đọc Tiêu biểu như trong “Cỏ lau”, xuất hiện khá nhiều những câu
triết lý về giá trị đất đai: “ người nông dân chúng tôi sống bằng đất”, “ đất đai sống bằng cốt nhục của ông bà tổ tiên cha mẹ” , hay về chiến tranh: “ Chiến tranh làm cho
Trang 35con người ta hư đi hơn là làm cho người ta tốt hơn” Viết về chiến tranh, Nguyễn Minh Châu không phải chỉ làm rung động những người từng đi qua, mà còn làm rung động cả những thế hệ không hề trải qua chiến tranh Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu còn có
những câu triết lý rất hay về thân phận của người phụ nữ như ở “ Chiếc thuyền ngoài xa” ông viết : “Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho
mình như ở trên mặt đất được” Những triết lý ấy đã góp phần tạo nên chiều sâu cho mỗi tác phẩm của Nguyễn Minh Châu
* Tiểu kết
Sử dụng một cách đắc địa các thủ pháp trên, Nguyễn Minh Châu đã đi vào các ngõ ngách của tâm hồn, phát hiện ra những điều sâu xa nhất ẩn trong cái vỏ bình thường của sự đối nhân xử thế, có điều kiện hơn để đi sâu vào con người với những suy tư, chiêm nghiệm, những xúc động của tâm hồn và các cung bậc của tình cảm Đó chính là
“chiếc máy phát năng lượng thẩm mĩ” trong phong cách Nguyễn Minh Châu - một yếu
tố quan trọng góp phần xây dựng hình tượng nghệ thuật, hình thành cấu trúc bên trong yếu tố thứ hai biểu hiện phong cách
2.2 Phong cách - tính cấu trúc của một kiểu sinh thể nghệ thuật
Không chỉ thực hiện chức năng của “ chiếc máy phát năng lượng nghệ thuật”, phong cách còn thực hiện một chức năng quan trọng trong việc hình thành cấu trúc bên trong của những hình tượng văn học Bởi theo M.B.Khrapchenco, “ Đặc trưng của phong cách không phải là bản thân những yếu tố riêng lẻ này hay những yếu tố riêng lẻ khác của hình thức và nội dung mà là tính chất đặc biệt của sự kết hợp giữa chúng” Sự hoàn chỉnh bên trong của những tác phẩm nghệ thuật chính là cấu trúc riêng của nó Người nghệ sĩ có phong cách, là người tìm ra một kiểu cấu trúc bên trong độc đáo, sáng tạo ra một kiểu sinh thể nghệ thuật mới Cấu trúc bên trong biểu hiện ở các khía cạnh sau:
1 Sự gắn kết những khía cạnh khác nhau tạo nên con người bên trong nhân vật
2 Tổ chức các mối quan hệ giữa các nhân vật ( gần nhau hoặc đối lập nhau) theo cách riêng của nhà văn
Trang 36Trong tác phẩm có nhân vật trung tâm là nhân vật số phận của Nguyễn Minh Châu , tính hoàn chỉnh này được cụ thể hóa ở cấp độ chủ yếu sau: cấp độ hành động, cấp độ nhân vât, cấp độ tác phẩm, cấp độ nhóm tác phẩm
2.2.1 Cấp độ hành động
Đọc tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, ta có thể thấy, nhà văn đã thể hiện rất sinh động những hành động của nhân vật, ở mỗi hành động ông còn tạo ra được tính hoàn chỉnh bên trong, khiến người đọc có thể tìm ra được nguyên nhân lý giải đầy đủ cho những hành động ấy
ở tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa”, mọi hành động của người đàn bà làng chài
được lý giải ở đức tính cam chịu nhẫn nhục Không phải ngẫu nhiên mà người đàn bà đó lại có những thái độ lạ lùng là chịu đựng các trận đòn tàn nhẫn của chồng, và vẫn kiên quyết xin tòa tiếp tục được chung sống với người đàn ông ấy Nguyên nhân sâu xa chính vì hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống miền biển, xuất phát từ cuộc sống đó chị ý thức
được nỗi vất vả nhọc nhằn của một người đàn bà trên chiếc thuyền không có đàn ông Mặt khác, tình yêu thương của người mẹ dành cho con luôn thường trực sâu thẳm trái tim, đã trở thành động cơ để người phụ nữ lam lũ ấy chấp nhận hy sinh hạnh phúc của mình Đó còn là sự đồng cảm với chồng trước nỗi lo nghèo khổ, túng quẫn không đủ miếng cơm manh áo để sống và tồn tại trước thực tại cuộc sống đầy vất vả
Vì sao viết “ Cỏ lau ”, Nguyễn Minh Châu lại để cho Lực và Thai gặp nhau rồi
không thể trở về với nhau trong niềm vui trọn vẹn Mặc dù biết rõ rằng: “ Chỉ có người
đàn bà đang đi bên cạnh mới có thể xoa dịu bao nhiêu vết thương mà chiến tranh đã để lại trong lòng”, nhưng rồi anh hiểu: “ Cuộc sống đã an bài Thai chẳng dễ thay đổi hoàn cảnh” và Lực lặng lẽ chấp nhận số phận của mình Hành động âm thầm chấp nhận những thiệt thòi, mất mát cùng với sự trăn trở, dằn vặt, day dứt tự vấn về một lỗi lầm trong quá khứ, một tình yêu duy nhất chung thủy mang theo suốt cuộc đời, chính là vẻ
đẹp tâm hồn tiềm ẩn của người chiến sĩ mà Nguyễn Minh Châu muốn khai thác Đi theo
hướng viết truyện như vậy, trong “ Mùa trái cóc ở miền Nam”, “Phiên chợ Giát” các hành
động của nhân vật cũng đều được lí giải khá rõ ràng và sâu sắc
Trang 37* Tiểu kết
Qua khai thác tác phẩm, chúng ta đều thấy hầu hết hành động của các nhân vật số phận thường diễn ra dưới sự tác động của nhận thức tâm lý Vì vậy có thể nói, Nguyễn Minh Châu bước đầu đạt được sự thành công trong việc xây dựng tính hoàn chỉnh ở cấp độ nhân vật, thông qua xây dựng thành công tính hoàn chỉnh bên trong cấp độ hành động
Với một nhà văn tài năng, mọi hành động suy nghĩ, hướng giải quyết của nhân vật đều có lý do đầy đủ, tức là cả cái bề ngoài và cái bên trong nó đều nhằm giải thích một vấn đề, một điều gì đó sẽ xảy ra Cả tác phẩm vì thế như một dòng chảy ngầm Trước hết, chúng ta phải khẳng định: Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đã đạt tới tính hoàn chỉnh ở cấp độ nhân vật Điều đó thể hiện ở việc nhà văn khắc họa thành công hình tượng nhân vật số phận trên hầu hết các mặt: nhận thức, chiều sâu tâm lý., tính cách và cá tính
Trong “ Cỏ lau”, Thai và Huệ - Phi Phi được khắc họa theo những nét bi kịch
khác nhau của số phận.Cả hai đều là những người đàn bà chỉ có thể yêu được một lần trong đời bằng tấm lòng thủy chung sâu sắc Chính sự thủy chung ấy cùng với chiến tranh đã đem đến cho họ những vết thương suốt đời rỉ máu.Có thể thấy, tác phẩm Nguyễn Minh Châu không chỉ đi sâu khám phá con người từ góc độ đời tư với muôn
Trang 38vàn nỗi lo éo le, mà còn lý giải đầy đủ chiều hướng con đường đời của nhân vật, nguyên nhân đẩy con người tới những đau khổ bất hạnh
Trước hết, bi kịch số phận con người xuất phát từ nguyên nhân sâu xa là chiến tranh với sự nghiệt ngã của nó chiến tranh đã cướp đi đứa con thân yêu của lão Khúng
( Phiên Chợ Giát), đã chia cắt mẹ con bà Thiện Linh, hủy hoại nhân cách và làm cạn kiệt tình máu mủ của Toàn ( Mùa trái cóc ở miền Nam) năm tháng qua đi, vẫn còn đó
những số phận âm thầm rỉ máu, những nỗi niềm khó có thể sẻ chia và vết thương không thể hàn gắn
Bên cạnh chiến tranh, chúng ta cũng không thể không nhắc tới một nguyên nhân
: đó là cuộc sống đói nghèo lạc hậu Qua tác phẩm “ Phiên chợ Giát” có thể cảm nhận
thấm thía nỗi trăn trở xót xa cho cuộc đời một lão Khúng bị cái đói nghèo, túng quẫn ném trở lại thời hồng hoang, vắt kiệt thân mình tưới bón cho đất đai hoang dã vậy mà cuộc đời vẫn không hơn gì kiếp trâu bò Với “ Bản di chúc khắc khoải đẫm máu” ấy, người đọc cay đắng nhận ra rằng, một cuộc sống tối tăm, tù đọng có thể dập tắt mọi niềm vui cuộc sống, chôn vùi khát khao trong tuyệt vọng, vô nghĩa hoá một kiếp người
Trước sự chi phối chung của chiến tranh và nghèo đói, những số phận cá nhân còn bị
xô đẩy bởi sự tàn nhẫn của đồng loại như ở “ chiếc thuyền ngoài xa”, “ Mùa trái cóc ở miền Nam”: khi người đàn bà không nơi nương tựa phải ràng buộc cuộc đời mình vào một
kẻ vũ phu độc ác, khi người mẹ phải khốn khổ lang thang điên dại vì đứa con bất hiếu
* Tiểu kết
Có thể thấy, Nguyễn Minh Châu khi xây dựng nhân vật số phận đã đạt được tính hoàn chỉnh bên trong, khắc hoạ được những cuộc đời, số phận với tâm hồn khá phong phú Tuy nhiên, đây mới chỉ là những khám phá bước đầu về bản thân nhân vật, để hiểu
được rõ hơn cần phải đặt nhân vật trong các mối quan hệ khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, vì con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”
2.2.3 Cấp độ tác phẩm:
2.2.3.1 Mối quan hệ của nhân vật theo tính xã hội và thẩm mĩ:
Trong tác phẩm “ Cỏ lau” mối quan hệ giữa các nhân vật được cụ thể hoá:
Trang 39Các mối quan hệ giữa các nhân vật không chỉ làm nổi bật lên phẩm chất tốt đẹp của
Thai, mà còn làm nổi bật bi kịch của các nhân vật trong tác phẩm
Với Lực là bi kịch không lối thoát, chiến tranh khiến Lực trở thành kẻ trắng tay Phía trước cuộc đời Lực là tuổi già cô đơn và những hoài niệm xót xa cay đắng, những
ân hận day dứt về lỗi lầm quá khứ lực đành chấp nhận sự tàn nhẫn của hoàn cảnh và sự
an bài của số phận
Cũng như Lực, Quảng – người chồng thứ hai của Thai là một nhân chứng sống cho những bất hạnh mà chiến tranh mà số phận đem lại Chiến tranh đã đem đến cho Quảng người vợ thứ hai, người đàn bà mà ông suốt đời tôn thờ và yêu thương, song người đó lại chỉ như một cái bóng thoảng qua ám ảnh cuộc đời ông Sống với nhau gần trọn đời, vậy mà ông chưa bao giờ tìm nổi cách hòa hợp với tâm hồn, chưa sở hữu được trái tim yêu thưong mà Thai đã dành trọn vẹn cho Lực Chúng ta có thể thấy, thật khó
mà diễn tả được cho đầy đủ bi kịch của người đàn ông ấy, khi phải sống suốt đời trong nỗi lo sợ hoài nghi về sự tan vỡ của gia đình.Tương tự, trong các tác phẩm đã dẫn,thông
Trang 40qua mối quan hệ giữa các nhân vật, chúng ta cũng có thể thấy rõ cuộc đời và số phận của nhân vật mà nhà văn muốn khắc hoạ
2.2.3.2 Tính lí do đầy đủ của mọi chuyển biến trong tác phẩm
Đọc : “ Cỏ lau” liệu chúng ta có thể lí giải đựơc sự an phận lặng lẽ chấp nhận
cuộc sống cô đơn của Lực hay không nếu ta không chịu khám phá vẻ đẹp tâm hồn của anh? Và Thai, tại sao trong bao nhiêu năm ấy người phụ nữ này vẫn chờ đợi Lực nếu không phải vì tình yêu thủy chung son sắt?
Đến với “ Chiếc thuyền ngoài xa”, chúng ta không khỏi thảng thốt ngạc nhiên
khi người phụ nữ cam chịu những trận đòn của chồng lại khóc nức nở vái lạy đứa con khi nó chứng kiến cảnh tượng tàn nhẫn vũ phu ấy? Lí do chính là, người đàn bà yêu thương con hết mực ấy đang cảm nhận được những vết thương sâu sắc trong tâm hồn con mình Cái sâu sắc của câu chuyện không phải là đòi thực hiện bằng được công lý thông thường, mà nhà văn đào sâu hơn vào nhân tình thế thái, đằng sau sự việc bị đánh
đổi sự sống tự do của mình để lấy chút hơi ấm của người đàn ông, những mong duy trì
sự sống trên thuyền
*Tiểu kết
Qua khảo sát tính hoàn chỉnh ở cấp độ tác phẩm trong nhóm tác phẩm có nhân vật trung tâm là nhân vật số phận, chúng ta nhận thấy, Nguyễn Minh Châu đã thành công khi xây dựng những cuộc bất hạnh cay đắng, đó là những số phận bi kịch, song không hề phảng phất màu sắc bi quan Đây có thể khẳng định một số dấu hiệu nổi bật ở một nhà văn có phong cách
2.2.4 Tính hoàn chỉnh ở cấp độ nhóm tác phẩm
Thông qua việc khai thác nhóm truyện đã dẫn của Nguyễn Minh Châu, trên các bình diện về tính hoàn chỉnh ở các cấp độ hành động, cấp độ nhân vật và cấp độ tác phẩm, chúng tôi nhận thấy, cả bốn tác phẩm đều có chung một kiểu hoàn chỉnh thể hiện nhân vật trung tâm là nhân vật số phận Mặt khác, giữa các tác phẩm có sự bổ sung cho nhau, nhằm đi sâu vào khám phá những số phận đầy bất hạnh đau khổ cùng với những phẩm chất tốt đẹp của những nhân vật đó Người đọc đó chắc hẳn không quên được bi