1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biểu tượng nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn minh châu

64 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 645,37 KB

Nội dung

Với sự trân trọng tài năng nghệ thuật của ông và nhận thấy tính chất mới mẻ hấp dẫn của đề tài, sự cần thiết trong việc tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ biểu tượng, chúng tôi muốn vận

Trang 1

NGUYỄN MINH CHÂU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lý luận văn học

Người hướng dẫn khoa học

ThS, GV HOÀNG THỊ DUYÊN

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô khoa Ngữ văn, trường Đại học

Sư phạm Hà Nội 2 đã đào tạo tôi trong suốt 4 năm học Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới ThS, GV Hoàng Thị Duyên, người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ trong suốt quá trình tôi làm khóa luận

Qua đây, tôi cũng gửi lời cảm ơn tới các cán bộ Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp tôi trong quá trình thu thập tư liệu Tôi cũng xin cảm ơn sự quan tâm của gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này

Do hạn chế về thời gian và khả năng của bản thân, khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để khóa luận hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2013

Tác giả khóa luận

Đỗ Thị Tốt

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận Biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong

truyện ngắn Nguyễn Minh Châu là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới

sự hướng dẫn của ThS, GV Hoàng Thị Duyên, những kết quả nghiên cứu của khóa luận này chưa từng được công bố ở bất kỳ một công trình nghiên cứu nào, đó là những kết quả đúng, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2013

Tác giả khóa luận

Đỗ Thị Tốt

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài 6

2 Lịch sử vấn đề 7

3 Mục đích nghiên cứu 10

4 Phạm vi nghiên cứu 10

5 Phương pháp nghiên cứu 11

6 Đóng góp của khóa luận 11

7 Cấu trúc của khóa luận 11

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỂU TƯỢNG VÀ BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG VĂN HỌC 1.1 Biểu tượng dưới nhiều góc nhìn 12

1.2 Biểu tượng trong văn học 15

1.2.1 Quan niệm về biểu tượng trong văn học 15

1.2.2 Đặc điểm, tính chất của biểu tượng 17

1.2.3 Ý nghĩa của biểu tượng văn học 21

CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU TRƯỚC NĂM 1975 2.1 Biểu tượng dòng suối trong Nguồn suối 25

2.1.1 Dòng suối – dòng chảy bền bỉ, mạnh mẽ của cách mạng 25

2.1.2 Dòng suối – tấm lòng trong trẻo của con người 27

2.2 Biểu tượng Nhành mai 28

2.2.1 Nhành mai – cái đẹp, tình yêu bừng nở 28

2.2.2 Nhành mai – nhân chứng bất diệt trong chiến tranh 30

2.3 Biểu tượng Mảnh trăng trong Mảnh trăng cuối rừng 31

2.3.1 Mảnh trăng – vẻ đẹp khuất lấp khiêm nhường mà hiện hữu 31

Trang 5

2.3.2 Mảnh trăng – sự gợi cảm đầy chất thơ 34

2.3.3 Mảnh trăng – vẻ đẹp lung linh trong tâm hồn con người thời chống Mỹ 35

2.4 Biểu tượng cái giếng trong Bên đường chiến tranh 37

2.4.1 Cái giếng – không gian linh thiêng trong cuộc sống con người 37

2.4.2 Cái giếng – chứng nhân lịch sử 39

2.4.3 Cái giếng – chứng nhân của tình yêu trong sáng, thủy chung 40

CHƯƠNG 3: NHỮNG BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU NĂM 1975 3.1 Biểu tượng Cơn giông 44

3.1.1 Cơn giông – điềm báo sự bất thường trong cuộc sống 44

3.1.2 Cơn giông – thay đổi mạnh mẽ của số phận con người 45

3.2 Biểu tượng Chiếc thuyền ngoài xa 46

3.2.1 Con thuyền – cuộc đời lênh đênh 47

3.2.2 Chiếc thuyền ngoài xa và nhãn quan nghệ thuật 48

3.3 Biểu tượng Bến quê 51

3.3.1 Bến quê – nơi bình yên, bến đỗ tâm hồn 51

3.3.2 Bến quê – nơi gột rửa tâm hồn con người 53

3.4 Biểu tượng Cỏ lau 55

3.4.1 Cỏ lau – sức sống mãnh liệt 55

3.4.2 Cỏ lau – sự bội bạc, lãng quên 57 KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Trong văn hóa, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi thời đại đều tìm

đến những biểu tượng để khẳng định hình ảnh, nét riêng và thông điệp muốn gửi gắm của mình Đã từ lâu, nhân loại biết đến hoa anh đào là biểu tượng của đất nước Nhật Bản, cây thánh giá là biểu tượng của Thiên chúa giáo, hoa sen

là biểu tượng của đạo Phật Và trong sáng tạo văn học, biểu tượng là hình thức tư duy nghệ thuật của nhà văn Tài năng của người nghệ sĩ thể hiện khá

rõ trong việc sáng tạo những hình ảnh biểu tượng Nghiên cứu, khám phá những biểu tượng nghệ thuật được nhà văn thể hiện sẽ giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về bản chất của hoạt động sáng tạo nghệ thuật

1.2 Nguyễn Minh Châu là một nhà văn suốt đời khao khát, khám phá

cái đẹp và sự phức tạp chứa đựng trong tâm hồn con người và cuộc sống Với

sự cống hiến hết mình cho nghệ thuật, ông được đánh giá là tiền trạm đổi mới cho văn học Việt Nam hiện đại Trước năm 1975, các sáng tác của ông chủ yếu theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn cách mạng, ông mê mải tìm kiếm hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người Sau năm 1975, bắt nhịp với công cuộc đổi mới và cuộc sống thời bình đầy những vấn đề phức tạp, các sáng tác của ông - đặc biệt là truyện ngắn - chủ yếu đề cập đến những vấn đề thế sự mang chiều sâu nhân bản

Có chiều sâu về nội dung phản ánh, hấp dẫn bởi bút pháp thể hiện độc đáo, các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu thu hút sự quan tâm của đông đảo giới nghiên cứu và phê bình văn học Tuy nhiên, với số lượng sáng tác rất đồ

sộ của ông, chúng tôi nhận thấy nhiều vấn đề trong các sáng tác ấy vẫn còn có thể là những gợi ý để chúng ta nghiên cứu và tìm tòi một cách chuyên sâu Và đến nay, qua khảo sát, chúng tôi chưa thấy một công trình nào nghiên cứu

Trang 7

chuyên sâu về biểu tượng nghệ thuật trong các sáng tác của ông Công trình

này xin được nghiên cứu một cách có hệ thống về Biểu tượng nghệ thuật tiêu

biểu trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu

Với sự trân trọng tài năng nghệ thuật của ông và nhận thấy tính chất mới mẻ hấp dẫn của đề tài, sự cần thiết trong việc tiếp cận tác phẩm văn học

từ góc độ biểu tượng, chúng tôi muốn vận dụng lý luận về biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật vào khám phá những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong một số truyện ngắn đặc sắc của ông, để từ đó góp thêm cái nhìn về tài năng sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu Đồng thời, chúng tôi cũng hi vọng vấn đề này sẽ góp phần thiết thực vào việc dạy và học các sáng tác của ông trong trường phổ thông

2 Lịch sử vấn đề

Ba mươi năm miệt mài đóng góp cho nền văn học dân tộc, Nguyễn Minh Châu đã để lại cho đời một sự nghiệp sáng tác đồ sộ với những tác phẩm có nội dung nhân văn cao cả và độc đáo về bút pháp Dường như cả cuộc đời người nghệ sĩ cách mạng này là cuộc kiếm tìm mê mải với hiện thực cuộc sống và tâm hồn con người Ông vừa là cây bút văn xuôi có những đóng góp xuất sắc cho văn học thời kì kháng chiến chống Mỹ lại vừa là một trong những người “mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc) cho công cuộc đổi mới văn học Việt Nam từ sau năm 1975 Từ phong cách sáng tác mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn cách mạng sang cảm hứng thế sự, đời

tư với những đề tài độc đáo và và giàu tính triết lý, Nguyễn Minh Châu là một trong số nhà văn mà sự nghiệp sáng tác phản ánh tương đối trung thành quá trình vận động phát triển của văn xuôi Việt Nam đương đại Các tác phẩm của ông được lựa chọn giảng dạy trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và Đại học

Trang 8

Ông cũng là một tác giả được giới nghiên cứu hết sức chú ý, cũng như mọi nhà văn lớn, lịch sử sáng tác của Nguyễn Minh Châu còn ngắn hơn nhiều lịch sử quá trình nghiên cứu về ông Nhà văn Nguyên Ngọc đã từng dự đoán

và mong mỏi: “Nhất định rồi sẽ cần có cả một khoa nghiên cứu về nhà văn hết sức đặc sắc này của một giai đoạn đặc sắc như giai đoạn mấy mươi năm nay của văn học ta” [10; 10] Và đúng như Nguyên Ngọc dự đoán, trong khoảng mấy thập kỉ gần đây, Nguyễn Minh Châu cùng những sáng tác của ông được sự quan tâm rất nhiều của giới phê bình và nghiên cứu văn học Trong lĩnh vực nghiên cứu các sáng tác của Nguyễn Minh Châu, chúng tôi

có thể kể đến các công trình nghiên cứu có tầm vóc như công trình nghiên

cứu của Trần Đình Sử Trong bài viết Bến quê một phong cách trần thuật

giàu tính triết lí, ông cho rằng bắt đầu từ truyện ngắn Bức tranh rồi tập Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành và nay là tập Bến quê, truyện ngắn Nguyễn

Minh Châu xuất hiện như một hiện tượng văn học mới, một phong cách trần thuật mới Bài viết này đã chú ý khẳng định sự độc đáo trong phong cách của Nguyễn Minh Châu nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ sơ lược chủ yếu đi sâu khám phá phong cách nhà văn từ điểm nhìn trần thuật

Bên cạnh đó, Những đổi mới về thi pháp trong sáng tác của Nguyễn

Minh Châu sau năm 1975 của tác giả Nguyễn Tri Nguyên cũng là một trong

những công trình đáng chú ý Tác giả khẳng định: “Trong sáng tác Nguyễn Minh Châu, đặc biệt là trong tryện ngắn, thường xuất hiện những ẩn dụ, biểu tượng đa nghĩa, dường như thủ pháp này ổn định trong phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trước và sau năm 1975 Nó tạo nên lời ngầm trong truyện của ông” [4; 220]

Đặc biệt, công trình nghiên cứu của Tôn Phương Lan với nhan đề

Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu Đây như một hệ thống nghệ thuật

riêng biệt, “cuốn sách như một sự khẳng định có sức nặng về tài năng và tấm

Trang 9

lòng của nhà văn tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học, là người góp phần quan trọng chuẩn bị kết thúc nền văn học hiện đại Việt Nam thế kỉ XX đầy sôi động và thành tựu” (Phong Lê) Khi nhắc đến thể loại truyện ngắn –

sở trường và điểm mạnh của ông – Tôn Phương Lan nhận xét: “Nguyễn Minh Châu đã kết hợp nhuần nhuyễn sức khái quát với phong cách trữ tình không thể nhầm lẫn, nên những vấn đề đời thường qua cảm quan văn học của ông vừa đầy ắp chất thơ và vẫn giữ được tính sâu sắc của một trí tuệ mẫn cán” Và Tôn Phương Lan cũng đã đưa ra một tổng kết hết sức quan trọng về phong cách Nguyễn Minh Châu: “Trên lộ trình mấy chục năm của mình, Nguyễn Minh Châu đã không ngừng suy ngẫm kiếm tìm và thể nghiệm Sự mở rộng bản sắc của chính mình đã đem lại kết quả mà không nhiều nhà văn đạt tới: Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu” [8; 193] Như vậy, Tôn Phương Lan đã đưa ra những đóng góp cơ bản của Nguyễn Minh Châu đối với tư tưởng nghệ thuật, nhân vật, tình huống, điểm nhìn trần thuật và giọng điệu ngôn ngữ

Ngoài ra, công trình nghiên cứu của Nguyễn văn Long và Trịnh Thu

Tuyết với nhan đề Nguyễn Minh Châu và công cuộc đổi mới văn học Việt

Nam sau 1975 Đây là công trình đặt vấn đề nghiên cứu sự nghiệp sáng tác

của Nguyễn Minh Châu trong sự vận động của văn xuôi đương đại chủ yếu từ năm 1975 trở đi Cuốn sách này đã tập trung nghiên cứu vào các bình diện cơ bản như quá trình vận động và đổi mới ý thức nghệ thuật, thế giới nhân vật, kết cấu và nghệ thuật trần thuật

Qua khảo sát, chúng tôi thấy các công trình nghiên cứu về Nguyễn Minh Châu ngày càng được làm dày thêm bởi nhiều luận văn tốt nghiệp, luận

án Thạc sĩ và Tiến sĩ Gần đây nhất là luận án Tiến sĩ của Phạm Thị Thanh

Nga với đề tài: Lời văn nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã

nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết việc sử dụng ngôn ngữ, lời văn trong sáng

Trang 10

tác của ông Công trình này đã cũng đã góp thêm tiếng nói khẳng định tài năng nghệ thuật của nhà văn

Như vậy, qua khảo sát và tìm hiểu tài liệu, chúng tôi nhận thấy trong lĩnh vực nghiên cứu, các sáng tác của Nguyễn Minh Châu được tìm hiểu ở một số bình diện cụ thể như: Tư duy nghệ thuật, ngôn từ nghệ thuật, thế giới nhân vật… Hoặc trở thành những đề tài, chương mục, một vấn đề trong chuyên mục nghiên cứu mang tính khái quát Có thể khẳng định với số lượng sáng tác phong phú của mình, Nguyễn Minh Châu và các sáng tác của ông vẫn còn là những mảnh đất màu mỡ để chúng ta nghiên cứu Do đó, việc tìm

hiểu Biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu là

một đề tài khá mới mẻ Chúng tôi hi vọng khoá luận này sẽ góp thêm một cái nhìn khá độc đáo hấp dẫn về truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu

3 Mục đích nghiên cứu

Qua việc tìm hiểu đề tài Biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong truyện

ngắn Nguyễn Minh Châu, chúng tôi muốn đưa ra một nhận thức mang tính cá

nhân về biểu tượng, biểu tượng trong văn học, đồng thời từ đó đi sâu tìm hiểu

về ý nghĩa các biểu tượng nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu Qua đó thấy được những giá trị về nội dung cũng như tư tưởng nghệ thuật mà nhà văn muốn gửi gắm thông qua các biểu tượng nghệ thuật của mình Từ đó, chúng tôi thêm một lần khẳng định vai trò, vị trí và những đổi mới của nhà văn trong sự vận động của tiến trình văn học dân tộc

Trang 11

Nguồn suối, Nhành mai, Mảnh trăng cuối rừng, Bên đường chiến tranh, Cơn giông, Chiếc thuyền ngoài xa, Bến quê, Cỏ lau… trong Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu của Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội in năm

2009

5 Phương pháp nghiên cứu

Triển khai đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp chủ yếu sau:

- Phương pháp hệ thống

- Phương pháp so sánh hệ thống

- Phương pháp thống kê, phân loại

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

6 Đóng góp của khóa luận

Với khóa luận này, chúng tôi mong muốn đóng góp một cách nhìn (mang tính cá nhân) về biểu tượng và biểu tượng trong văn học Và từ đó, chúng tôi góp phần làm sáng tỏ những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trên phương diện tạo dựng hệ thống biểu tượng nghệ thuật sinh động

7 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật trong văn học

Chương 2: Những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trước năm 1975

Chương 3: Những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975

Trang 12

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỂU TƯỢNG

VÀ BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG VĂN HỌC

1.1 Biểu tượng dưới nhiều góc nhìn

Từ xa xưa, khi con người bắt đầu thoát thai khỏi loài vượn nguyên thủy, thì biểu tượng nghệ thuật đã tồn tại như bộ phận cấu thành trong đời sống tinh thần của họ Và biểu tượng dường như ngày càng phát triển phong phú Ch Baudelaire – chủ soái của thi ca tượng trưng Pháp từng khẳng định con người sống giữa một “rừng biểu tượng” Nhưng thực tế lại chứng minh một “rừng biểu tượng” sống trong đời sống con người

Sự tạo thành biểu tượng trong đời sống con người thực chất là quá trình

vô thức, nhưng tự bản thân chúng lại thể hiện quá trình nỗ lực của con người muốn xuyên qua bức màn của hiện thực, vượt lên những kinh nghiệm cảm tính của cá nhân để nhận thức một thực tại ưu việt vốn bị che lấp

Thực chất khái niệm biểu tượng chỉ xuất hiện khi tri thức nhân loại đạt đến một trình độ nhất định Thuật ngữ “biểu tượng” vốn có xuất xứ từ thuật ngữ “symbol” trong tiếng Anh Còn tiếng Pháp là “symbole” Hai thuật ngữ

đó dịch sang tiếng Việt thành biểu tượng hoặc biểu trưng Cách dịch thành biểu tượng được chấp nhận rộng rãi hơn Khởi nguyên, biểu tượng vốn là một vật bị cắt đôi như mảnh gỗ, mảnh sứ hay kim loại Hai người mỗi bên giữ một phần sau này khi ráp hai mảnh với nhau họ sẽ nhận ra mối dây thâm tình xưa

Theo nghĩa rộng nhất, khái niệm biểu tượng là một loại kí hiệu mà mối quan hệ giữa mặt hình thức cảm tính (tồn tại trong hiện thực khách quan hoặc trong tưởng tượng của con người đó là cái biểu trưng) và mặt ý nghĩa (cái được biểu trưng) mang tính có lí do, tất yếu

Trang 13

Trong quá trình phát triển, biểu tượng còn được nhìn nhận dưới nhiều góc độ Ở mỗi một góc độ, chúng ta lại thấy một phương diện thú vị riêng

Dưới góc nhìn triết học, biểu tượng là “hình ảnh cảm tính, cụ thể về những hiện tượng của thế giới bên ngoài” Biểu tượng cùng với cảm giác và tri giác và tri giác tạo nên nhận thức cảm tính, hay theo thuật ngữ của Paplop,

tạo nên hệ thống tín hiệu thứ nhất của hiện thực Trong cuốn Giáo trình triết

học Mác – Lênin, biểu tượng cũng được coi là giai đoạn cao nhất của nhận

thức cảm tính: “Đó là hình ảnh cảm tính và tương đối hoàn chỉnh còn lưu lại trong bộ óc người về sự vật khi sự vật đó không còn trực tiếp tác động vào các giác quan” Như vậy, hiểu theo nghĩa triết học, thì tất cả các sự vật trong thế giới khách quan khi được con người tiếp nhận đều sẽ trở thành biểu tượng Thế giới khách quan có bao nhiêu sự vật, hiện tượng thì có bấy nhiêu biểu tượng được hình thành trong nhận thức con người Ở đây, biểu tượng không chỉ ra một nghĩa nào khác ở bên ngoài nó Nó không có một hệ thống ý nghĩa được dồn chứa bên trong như cách nhìn văn học

Dưới góc nhìn tâm lí học, biểu tượng là hình thức cao nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính trực quan Trên cơ sở cảm giác, tri giác, trong đầu óc con người xuất hiện một hình thức cao hơn, đó là biểu tượng, bởi bộ não của con người có khả năng tái sinh ra trong ý thức hình ảnh của con người được tri giác, phản ánh trước đây Biểu tượng là hình ảnh được tái hiện, được hình dung lại với những thuộc tính nổi bật của sự vật Nhưng biểu tượng trong nhận thức mới là biểu tượng ở cấp độ thấp, giản đơn, do tư duy trực quan hình ảnh đem lại Còn một loại biểu tượng cao hơn hẳn, đó là biểu tượng của biểu tượng Biểu tượng trực quan cảm tính và biểu tượng của tưởng tượng mới chỉ

là biểu tượng của nhận thức, chưa thể trở thành biểu tượng nghệ thuật Biểu tượng nghệ thuật, biểu tượng thơ ca là sự chuyển hóa, sáng tạo lại biểu tượng

Trang 14

trong nhận thức trong đời sống tâm lí thành biểu tượng biểu đạt trong phạm vi nghệ thuật

Dưới góc độ văn hóa, người ta thấy, biểu tượng là những thực thể vật chất hoặc tinh thần có khả năng biểu hiện những ý nghĩa rộng hơn chính hình thức cảm tính của nó, tồn tại trong một tập hợp, một hệ thống đặc trưng cho những nền văn hóa nhất định: Nghi lễ, hành vi kiêng kỵ, thần linh, trang phục… Biểu tượng văn hóa là sự tồn tại ở bình diện xã hội, mang tính phổ quát của các biểu tượng phi trực quan Nó có các biến thể loại hình như: Tín ngưỡng, phong tục, lễ hội, nghệ thuật… Biểu tượng văn hóa và biểu tượng văn học có mối quan hệ rất chặt chẽ Rất nhiều biểu tượng văn học được xây dựng trên kho vốn biểu tượng văn hóa nhân loại của dân tộc Để nhận thấy các dòng chảy sâu kín của biểu tượng và sự phân nhánh của chúng trong vỉa tầng ý thức, chúng ta phải hiểu được sự chuyển hóa từ mẫu gốc đến biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật Đó chính là sự chuyển hóa từ phạm vi tâm thức cộng đồng, từ bình diện văn hóa chung của cộng đồng đến bình diện riêng của chủ thể, cá thể

Dưới góc độ ngôn ngữ, các biểu tượng tâm lí, biểu tượng văn hóa đều được chuyển thành các từ - biểu tượng Về mặt chất liệu, biểu tượng ngôn từ

là tín hiệu hóa các hình thức vật chất cụ thể và các ý niệm trừu tượng trong đời sống tinh thần của con người qua hệ thống âm thanh ngôn ngữ Và nếu coi cấu trúc ngôn từ của tác phẩm là một tổng thể các kí hiệu thẩm mỹ thì trong đó vai trò quan trọng thuộc về các từ - biểu tượng với tư cách là điểm nhấn trong tổng thể đó Thực ra, phạm vi đối tượng trở thành biểu tượng đa dạng và phong phú hơn nhiều Jean Chevalier cho rằng: “Lịch sử của biểu tượng xác nhận rằng mọi vật đều có thể mang giá trị biểu tượng, dù là vật tự nhiên (đá, kim loại, cây cối, hoa quả, thú vật, suối, sông và đại dương, núi và

Trang 15

thung lũng, hành tinh, lửa, sấm sét…) hay là trừu tượng (hình hình học, con

số, nhịp điệu, ý tưởng…) [7; XXIV]

1.2 Biểu tượng trong văn học

1.2.1 Quan niệm về biểu tượng trong văn học

Biểu tượng không chỉ tồn tại trong tâm linh mỗi con người, trong nền văn hóa mỗi dân tộc mà còn là hạt giống chắc mẩy được các nhà văn, nhà thơ gieo trên địa hạt văn chương màu mỡ Sau khi đã tổng hợp thành tựu của các

chuyên ngành mỹ học, lý luận văn học Macxit, các tác giả Từ điển thuật ngữ

văn học đã có những kiến giải xác đáng về biểu tượng dưới góc độ văn học

Biểu tượng có thể được hiểu theo cả hai nghĩa:

Theo nghĩa rộng: “Biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ thuật” [18; 24]

Theo nghĩa hẹp: “Biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện được một quan niệm, một tư tưởng hay triết lý sâu xa về con người và cuộc đời” [18; 24]

Các tác giả cũng dành hơn một trang viết cho thấy những điểm khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ Những khái niệm này đều “được hình thành trên

cơ sở đối chiếu, so sánh các hiện tượng, đối tượng có những phương diện, khía cạnh, những đặc điểm gần gũi trong mối quan hệ tượng đồng nhằm làm nổi bật bản chất, tạo ra một ý niệm cụ thể, sáng tỏ về hiện tượng hay đối tượng đó” [18; 24]

Tuy nhiên, xét một cách toàn diện thì ẩn dụ và hoán dụ khác biểu tượng

về ba điểm:

Thứ nhất, ẩn dụ và hoán dụ đều mang ít nhiều ý nghĩa biểu tượng nhưng biểu tượng không phải bao giờ cũng là hoán dụ, ẩn dụ… [18; 25]

Trang 16

Thứ hai, biểu tượng không loại bỏ ý nghĩa cụ thể, cảm tính của vật tượng trưng hoặc hình tượng nghệ thuật Trong khi đó, ẩn dụ và hoán dụ nhiều khi làm mờ đi ý nghĩa biểu vật, trực quan của lời nói… [18,25]

Thứ ba, do một ẩn dụ có thể làm nhiều đối tượng khác nhau và một đối tượng cũng có thể diễn đạt bằng nhiều ẩn dụ, hoán dụ khác nhau nên người đọc phải tìm hiểu ý nghĩa của chúng trong ngữ cảnh cụ thể của từng văn bản Khác với ẩn dụ, ý nghĩa biểu tượng tồn tại ở ngoài văn bản mà chúng ta đang tiếp xúc [18; 25]

Bên cạnh đó, các tác giả cũng đề cập đến một phương diện khác nhau của biểu tượng như “ý nghĩa biểu tượng không ngừng được bổ sung” [18; 26] trong lịch sử tồn tại lâu dài Đặc biệt, các tác giả còn nhấn mạnh đến phương diện khác của biểu tượng đó là: “Bên cạnh những biểu tượng thể hiện ý thức chung của xã hội, trong văn học nghệ thuật có rất nhiều biểu tượng in đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà văn, nhà thơ” [18; 26]

PGS, TS Lê Lưu Oanh trong Thơ trữ tình Việt Nam 1975-1990 khi bàn

về những đặc trưng của biểu tượng, nhà nghiên cứu này cho rằng: Biểu tượng

có khả năng tái sinh liên hồi từ cái biểu đạt đến cái được biểu đạt Biểu tượng nghệ thuật là tín hiệu thẩm mĩ mới mẻ, đa chức năng Biểu tượng vừa mang tính kế thừa vừa mang tính sáng tạo Giải mã biểu tượng là con đường tư duy nghệ thuật…

Tổng hợp những quan điểm trên chúng tôi cho rằng: Biểu tượng thường

là những hình ảnh cụ thể cảm tính, giàu cảm xúc, chứa đựng những tầng ý nghĩa sâu sắc Biểu tượng không phải là hiện tượng khép kín mà là một cấu trúc mở có khả năng gợi liên tưởng lớn và khả năng tái sinh đến vô tận Nhìn một cách khái quát dưới góc độ văn hóa, biểu tượng được xem là những hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan bộc lộ quan điểm thẩm mĩ của một tác giả một thời đại, một dân tộc, một nền văn hóa và thường biểu hiện bằng các

Trang 17

ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng Từ lâu, biểu tượng đã được xem như một phương thức tư duy nghệ thuật của các nhà văn, nhà thơ, mang đến những hình tượng cụ thể, cảm tính, đa nghĩa, được lặp đi, lặp lại và giàu giá trị nghệ thuật Biểu tượng được các nhà văn, nhà thơ sáng tạo và tham gia vào việc biểu hiện cấu trúc, ý nghĩa tác phẩm Bởi thế, nó có một vai trò quan trọng trong việc lập mã và giải mã ý nghĩa tác phẩm Với công việc tiếp nhận văn học, việc nghiên cứu và giải mã biểu tượng chính là chìa khóa để đi sâu vào hành trình khám phá thế giới nghệ thuật Không những thế, việc tìm hiểu về biểu tượng còn giúp ta giải thích thấu triệt những hiện tượng văn học phức tạp

từ ngọn nguồn văn hóa, đồng thời thấy được tài năng, bản lĩnh, phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn cũng như mỗi trào lưu, giai đoạn văn học nhất định Với việc điểm qua một số quan niệm về biểu tượng cùng những lí giải

sự thể hiện của nó dưới góc độ văn học, chúng tôi đã tổng kết và đưa ra cách hiểu về biểu tượng văn học Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi không tránh khỏi sự sơ lược so với thực tế đầy phức tạp, song những luận giải trên giúp ích rất nhiều cho chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này

1.2.2 Đặc điểm, tính chất của biểu tượng văn học

Các nhà nghiên cứu đều thống nhất khi cho rằng, biểu tượng dù đa dạng đến đâu vẫn mang tính ổn định tương đối, nghĩa là trong mối quan hệ giữa cái biểu trưng và cái được biểu trưng vẫn có những quan hệ gần gũi ở mức độ nhất định Ý nghĩa của biểu tượng hiển nhiên không phải là một cấu trúc khép kín mà là một khả năng gợi ra nhiều chiều liên tưởng trong thực tại tinh thần của con người, những chiều hướng này rất khác nhau thậm chí trái ngược nhau Mỗi con người đều có thể tìm thấy trong biểu tượng những ý nghĩa khác nhau những trải nghiệm tinh thần mang tính cá nhân nhưng vẫn không tách rời bản chất xã hội, cái trung tâm tinh thần chi phối toàn bộ sự vận động của chúng Đó là một mối quan hệ thuộc bản chất, chứ không phải là sự

Trang 18

tưởng tượng hỗn loạn, vô hướng Các biểu tượng đã tỏ rõ một tính ổn định nào đó trong lịch sử các tôn giáo, các xã hội và lịch sử tâm thức mỗi cá nhân Cũng chính vì tính ổn định nên có những biểu tượng được khắp nơi trên thế giới dùng và cùng có nét nghĩa chung thống nhất Chẳng hạn, khi nhắc đến chim bồ câu, người ta thường nhắc đến biểu tượng hòa bình vì đây là loài chim có đặc tính hiền lành, không hay đánh chọi nhau Hay con rùa là biểu tượng cho người nông dân chăm chỉ, nhẫn nhịn… Bắt nguồn từ ý nghĩa đó, biểu tượng nghệ thuật thường có những hạt nhân bảo lưu cho đời sau và được các thi sĩ đời sau tiếp nối nhau bên cạnh việc bồi đắp thêm ý nghĩa mới Vì thế, khi nhắc đến cây cầu trong văn học dân gian Việt Nam thì người ta nghĩ đến khát khao nối kết, khát khao gặp mặt và mong ước cả hai bên đều vượt qua những cản trở, khó khăn trong tình yêu… Cũng với ý nghĩa đó, khi nhắc đến cây tùng trong văn học trung đại thì chúng luôn khởi nguồn cho bạn đọc những cảm xúc về bản lĩnh cứng cỏi và hiên ngang của những đấng nam nhi những bậc quân tử Hay khi nhắc đến thuyền và bến trong văn học Việt Nam thì dù giai đoạn văn học nào, dù mang nhiều tầng ý nghĩa khác nhau nhưng bao giờ cũng bảo lưu một ý nghĩa hạt nhân cốt lõi là biểu tượng cho sự hẹn

hò, chờ đợi thủy chung… Tính ổn định của biểu tượng nghệ thuật thường bắt nguồn từ việc bảo lưu nét nghĩa của biểu tượng mẫu gốc đã ăn sâu vào “vô thức tập thể” và “chảy tràn” trong kí ức nhân loại để lưu truyền cho những đời sau Việc dừng lại ở đời sau không có nghĩa là sự sao chép máy móc mà đòi hỏi nghệ sĩ vẫn phải có những tìm tòi, những khám phá mới mẻ để nhận thức

về cuộc sống Việc liên tục bồi đắp và tái sinh các ý nghĩa mới là tiền đề tạo

ra tính đa nghĩa cho biểu tượng văn học

Bên cạnh tính ổn định tương đối, biểu tượng nổi bật nhất ở bản chất sống động khó nắm bắt, khó xác định Khác với dấu hiệu, người ta dễ dàng có thể nhận ra ý nghĩa biểu hiện bên trong, biểu tượng thì khác, nó ẩn tàng những

Trang 19

vỉa tầng ý nghĩa mơ hồ, khó nắm bắt bên cạnh những cái hiển nhiên lộ diện

Nó vừa bộc lộ vừa che giấu, vừa định hình, vừa biến ảo khôn lường S Freud nhận định: “Biểu tượng diễn đạt một cách gián tiếp, bóng gió và ít nhiều khó nhận ra niềm ham muốn hay xung đột Biểu tượng là mối dây liên kết thống nhất nội dung rõ rệt của một hành vi, một tư tưởng, một lời nói với ý nghĩa tiềm ẩn của chúng…” [7; XXIV] Cũng đồng ý với ý kiến này, C Jung cho rằng: “Biểu tượng là một hình ảnh thích hợp để chỉ ra đúng hơn cái bản chất

mơ hồ, nghi hoặc của Tâm linh”, “biểu tượng không bó chặt gì hết, nó không cắt nghĩa nó đưa ra bên ngoài chính nó đến một ý nghĩa tận phía ngoài kia không thể nắm bắt, không thể được dự cảm một cách mơ hồ, và không có từ nào trong ngôn ngữ của chúng ta có thể diễn đạt một cách thỏa đáng” [7; XXIV] Mỗi một biểu tượng không chỉ mang trong mình một hình tượng đời sống cụ thể mà còn khái quát những kinh nghiệm nghệ thuật trong mạch nguồn truyền thống, và đồng thời kết hợp với sự cách tân làm mới theo năng lực tư duy và tưởng tượng của từng chủ thể khiến cho biểu tượng ngày càng được làm đầy hơn những giá trị và ý nghĩa mới Việc bồi đắp thêm những nét mới cho biểu tượng sẽ tạo cơ sở cho việc lưu lại dấu ấn nhà văn Biểu tượng luôn chứa đựng trong mình những giá trị đã được vĩnh hằng hóa, song không phải vì thế mà nó trở thành nơi tồn đọng những giá trị cũ mòn, nơi giam giữ các tầng ý nghĩa trong sự xơ cứng Biểu tượng thực chất là một thực thể vô cùng sống động, luôn có sự luân chuyển và đắp đổi ý nghĩa Sinh thể ấy được nuôi dưỡng bằng những lối tư duy, những tượng trưng phong phú của con người

Khi xem xét biểu tượng, không thể bỏ qua một đặc tính nổi bật của nó

là tính đa nghĩa Không ai phủ nhận tính ổn định, hạt nhân cốt lõi là tâm điểm của mọi chu vi trong biểu tượng, song ổn định ở đây không đồng nhất với cố định Bởi thế nên không thể gói gọn làm đông cứng ý nghĩa của biểu tượng

Trang 20

trong một khuôn khổ chật hẹp mà biểu tượng luôn sản sinh những ý nghĩa mới trên vỉa tầng ý nghĩa là cái đã ăn sâu vào vô thức của con người Tính chất sống động của biểu tượng cũng là tiền đề để tạo ra tính đa trị của nó Tính đa trị ở đây có thể hiểu là biểu tượng không tồn tại với một vài nét nghĩa thuần túy, cố định mà nó luôn bao chứa trong mình những thái cực khác nhau

Nó luôn luôn đa chiều

Thuyết Phản ánh luận của triết học Mácxít đã từng chứng minh văn

học nghệ thuật với tư cách là một hình thái thẩm mĩ nên hiển nhiên nó phải phản ánh tồn tại xã hội Bởi thế, mỗi thời đại, bộ mặt xã hội lại đi vào văn học với một hệ thống biểu tượng khác nhau Chính sự khác nhau này đã tạo nên tính lịch sử của biểu tượng văn học Tính lịch sử của biểu tượng văn học được thể hiện trước hết ở chỗ: Mỗi thời đại văn học đề cập đến một hệ thống những biểu tượng khác nhau Chẳng hạn, trong văn học Việt Nam, ta thấy sự đổi thay của hệ thống biểu tượng qua từng thời kì lịch sử Chẳng hạn, trong thơ ca dân gian, ta thường thấy xuất hiện những biểu tượng nguyên sơ, khởi phát bắt nguồn từ thế giới tự nhiên của bao quanh con người như: Mặt trăng, mặt trời, cái cò, cái bống, quả cau, gừng… Đến văn học Trung đại với tính quy phạm chặt chẽ tư tưởng Nho giáo chi phối nên hệ thống biểu tượng nghệ thuật thường xoay quanh những biểu tượng cao quý như tùng, cúc, trúc, mai, long,

ly, quy, phượng Đến Thơ mới với sự bùng phát của cái tôi cá nhân và sự giải phóng về tư tưởng, người ta thường thấy xuất hiện biểu tượng lạc thú và tình yêu nam nữ, sự cô đơn… Trong thơ ca cách mạng, ta lại bắt gặp nhiều biểu tượng hào hùng như Đảng, lãnh tụ, chiến sĩ, con người mới, màu đỏ, lá

cờ Tổ quốc… Trong thơ đương đại, ta thường bắt gặp nhiều biểu tượng mới như tòa cao ốc, computer… Như thế, hệ thống biểu tượng nghệ thuật còn lưu dấu ấn của mỗi thời kì lịch sử Tuy nhiên, tính lịch sử của biểu tượng văn học còn thể hiện ở một khía cạnh khác Có những biểu tượng nghệ thuật tồn tại

Trang 21

xuyên suốt nhiều thời kì văn học nhưng tùy theo thời kì mà nó mang những nét nghĩa khác nhau Biểu tượng văn học không phải là một cấu trúc khép kín

mà nó là một hiện tượng mở bởi vậy nó thường xuyên mất đi những nét nghĩa lỗi thời và được đắp đổi những nét nghĩa mới

1.2.3 Ý nghĩa của biểu tượng văn học

Trong đời sống, mỗi dân tộc, mỗi tổ chức xã hội đều tìm đến những biểu tượng để thể hiện những nét đặc thù được coi là “khuôn mặt riêng” định hình trong thế giới mênh mông Chẳng hạn, hình ảnh sư tử trở thành biểu tượng cho quốc đảo Singapo, hoa anh đào là biểu tượng cho đất nước Nhật Bản Hay Đảng Cộng sản được biểu trưng bằng hình ảnh búa liềm giao nhau với hàm nghĩa là sự kết hợp sức mạnh của giai cấp công nông… Từ đặc trưng riêng của mỗi nền văn hóa mà mỗi đất nước lại tìm đến những biểu tượng riêng để thể hiện đặc thù của nước mình Trong văn học, biểu tượng là phương tiện tất yếu để các nhà văn, nhà thơ lập mã và kí mã Đặc trưng của văn học đòi hỏi không phải điều gì nhà văn cũng trình bày sẵn sàng, công khai, phơi bày lộ diện tất cả ra mà phải thể hiện một cách kín đáo, nhuần nhị

và nhất là súc tích bởi nói như Ăng ghen: “Khuynh hướng của tác phẩm càng kín đáo bao nhiêu càng tốt cho tác phẩm bấy nhiêu” Để đạt được điều đó không gì tối ưu là sáng tạo ra một hệ thống biểu tượng nghệ thuật Vì thế, từ

xa xưa đến nay, từ phương Đông đến phương Tây, các nhà văn luôn lấy biểu tượng là một phương tiện để lập mã và kí mã Hay nói cách khác, biểu tượng dùng để mã hóa tư tưởng, cảm xúc

Biểu tượng còn thực hiện một chức năng quan trọng khác là biểu hiện Khi đứng trước mỗi biểu tượng nghệ thuật, ta cũng đều tò mò muốn khám phá

ý nghĩa tiềm ẩn dồn nén trong đó Bởi mỗi biểu tượng luôn “ứ tràn ý nghĩa” Chẳng hạn, bánh xe là biểu tượng cho sự tuần hoàn, chu kì luân chuyển vô thường của sự vật, con người Hình ảnh cây thánh giá trong đạo Thiên chúa là

Trang 22

biểu tượng về sự hành xác để thể hiện sự thanh thản trong tâm hồn con người Biểu tượng hoa sen gợi lên sự trong sáng, thanh khiết cao quý bất chấp nó mọc lên từ chốn bùn nhơ… Trong văn học, biểu tượng dùng để kí mã thường

có sức truyền tải khá lớn Tất nhiên, khả năng phản ánh biểu hiện của biểu tượng văn học phải được đặt trong bối cảnh của nền văn hóa đã sản sinh ra nó như trong chỉnh thể nghệ thuật của tác phẩm, thời đại… Nó chỉ thực sự phát

lộ ý nghĩa tiềm ẩn khi xem xét nó trong hàng loạt các mối quan hệ của cấu trúc tác phẩm Bởi lẽ, trong phạm vi này, đối tượng biểu hiện không phải là những sự vật, hiện tượng, trạng thái đơn nhất mang tính độc lập như các biểu tượng trong cuộc sống hàng ngày Quá trình sáng tạo và cảm thụ tác phẩm nghệ thuật dựa trên hệ thống các biểu tượng không đồng nhất với quá trình sáng tạo và cảm thụ các biểu tượng đơn lẻ Biểu tượng nghệ thuật luôn chứa đựng những hiện thực khách quan và cả những tư tưởng, những ấn tượng chủ quan được nghệ sĩ kí thác trong nó

Trong một khía cạnh khác, biểu tượng còn thực hiện chức năng xã hội hóa Nó tạo ra sự lưu thông sâu sắc với môi trường xã hội, nó kéo con người lại gần nhau hơn Biểu tượng là phương tiện là công cụ để mỗi cá nhân, mỗi dân tộc thấu hiểu nhau hơn Bởi lẽ các biểu tượng nghệ thuật được phát sinh

từ toàn bộ đời sống tinh thần của con người Nếu ta có thể thừa nhận có một kho vốn chung của vô thức tập thể có thể tiếp nhận và phát đi những thông điệp, thì không được quên rằng, cái kho vốn chung đó tự làm giàu thêm và tự

đa dạng hóa bằng tất cả các đóng góp của một tộc người hoặc một cá nhân Hơn nữa, biểu tượng còn có khả năng dựng lại mô hình văn hóa của dân tộc, thời đại Vẫn trên cơ sở hạt nhân chung nảy sinh từ những mẫu gốc, nhưng khi được liên tục tái sinh và sáng tạo, biểu tượng mang những ý nghĩa sắc thái

đa dạng khác nhau trong các tộc khác nhau

Trang 23

Mỗi thời đại, mỗi khuynh hướng, mỗi tác gia văn học do những đặc điểm về văn hóa cũng như nhu cầu, thị hiếu thẩm mĩ khác nhau mà tìm những

hệ thống biểu tượng khác nhau Hệ thống biểu tượng đó làm nên sắc thái riêng mỗi thời kì đồng thời cũng được dùng như những dấu hiệu nổi bật để nhận ra mỗi khuynh hướng văn học Và nhất là với tác giả có bản lĩnh và phong cách thì biểu tượng chính là yếu tố giúp ta nhận ra nét đặc trưng của phong cách đó Và cũng dễ thấy hơn cả là biểu tượng ghi dấu ấn phong cách nghệ thuật của mỗi nghệ sĩ Vì thế, nhắc đến thơ Nguyễn Bính, người ta thường thấy xuất hiện hình ảnh của thôn quê giản dị như cánh bướm, con đò, cánh diều… Nhưng trong thơ Hàn Mặc Tử ta lại thấy xuất hiện dày đặc những biểu tượng trăng, hồn, máu…

Trang 24

CHƯƠNG 2:

NHỮNG BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU

TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU TRƯỚC NĂM 1975

Nguyễn Minh Châu là nhà văn có nhiều đóng góp quan trọng và có vị trí đặc biệt trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam Ông được đánh giá là một trong những cây bút sắc sảo của nền văn học giai đoạn kháng chiến chống

Mỹ Với nhiệt tình chân thành của người cầm bút cùng sức mãnh liệt của dòng chảy lịch sử, những sáng tác của ông luôn mang đậm tính sử thi và cảm hứng anh hùng, cảm hứng ngợi ca Và điều này đã đáp ứng kịp thời nhiệm vụ của văn học khi đất nước có chiến tranh Có được thành công đó, chúng ta không thể không kể đến vai trò của những biểu tượng nghệ thuật Các hình ảnh biểu tượng xuất hiện trong văn ông khá nhiều Nó vừa là một phương diện tạo hình vừa biểu đạt mang tính tượng trưng và đa nghĩa Hình ảnh biểu tượng như một mã nghệ thuật thể hiện phong cách, cũng như đặc điểm văn phong cá tính sáng tạo của nhà văn Nó như một tín hiệu thẩm mĩ, dồn nén tư tưởng tình cảm của nhà văn, khiến cho thiên truyện của ông không chỉ sâu sắc

mà còn đậm chất trữ tình và biến ảo khi thể hiện cuộc sống và “khám phá con người bên trong con người” Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy những hình ảnh biểu tượng ấy thường có những đặc điểm như chúng đều là những hình ảnh thiên nhiên rất trong sáng và đẹp đẽ Đó là sự mát lành của dòng suối với

ý nghĩa biểu tượng là dòng chảy bền bỉ, mạnh mẽ của cách mạng, tấm lòng

trong trẻo của con người Vẻ đẹp đầy sức sống của Nhành mai biểu tượng của

cái đẹp, tình yêu bừng nở, nhân chứng bất diệt trong chiến tranh Hay vẻ đẹp khuất lấp, khiêm nhường mà hiện hữu, sự gợi cảm đầy chất thơ và vẻ đẹp

lung linh trong tâm hồn con người thời chống Mỹ của Mảnh trăng Đó còn là

Trang 25

biểu tượng giếng nước – không gian linh thiêng trong cuộc sống con người, chứng nhân lịch sử, chứng nhân của tình yêu trong sáng thủy chung

2.1 Biểu tượng dòng suối trong Nguồn suối

2.1.1 Dòng suối – dòng chảy bền bỉ, mạnh mẽ của cách mạng

Nguồn suối là một trong những truyện ngắn đầu tiên của nhà văn

Nguyễn Minh Châu được các nhà biên soạn sách đưa vào Tuyển tập truyện

ngắn Nguyễn Minh Châu vì nó tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn của nhà

văn trước năm 1975 Nội dung chính của truyện kể về người cán bộ cách mạng tên là Ngạn lên vận động kháng chiến ở các tỉnh vùng cao nơi giáp ranh với biên giới mà địa điểm cụ thể trong truyện là vùng bản Pa-khen Thiên nhiên vùng Tây Bắc của Tổ quốc được miêu tả hết sức khắc nghiệt “chúng tôi chưa tới Pa-khen mà núi đã cao lắm Mới qua trưa mà sương sa trắng rừng núi Ban ngày, nhiệt độ xuống dưới không Ban đêm càng buốt” [2; 5] Thiên nhiên, thời tiết khắc nghiệt “nhiệt độ xuống rất thấp nhưng con suối bên đường vẫn cứ chảy rì rầm” [2; 5], nước suối ở đó nếu chỉ cần múc lên khỏi mặt nước thì vài tiếng sau đã đóng băng nhưng “nước dưới suối vẫn không đóng băng” [2; 5] Như vậy, đứng trước sự khắc nghiệt của thời tiết vùng cao, dòng suối vẫn gan góc, kiên cường, bất chấp mọi gian nan thử thách để chứng minh sức mạnh nội sinh của mình Và những ý nghĩa thực này khi chúng tôi đặt chúng trong hệ thống quan điểm và phong cách sáng tác của Nguyễn Minh Châu thì nó góp phần thể hiện những ý nghĩa hàm chứa sâu xa trong ngòi bút mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của ông thông qua những hình ảnh biểu tượng để gửi gắm tư tưởng Dòng suối ấy không chỉ mang nghĩa thực là sức mạnh nội sinh của thiên nhiên mà nó còn là biểu tượng cho sự bất tử, sự trẻ lại không ngừng “Trong các nền văn hóa truyền thống, dòng suối tượng trưng cho nguồn gốc của sự sống, và một cách tổng quát hơn, cho mọi dạng nguồn gốc, nguồn gốc của thiên tài, của sức

Trang 26

mạnh, của thiên ân và mọi hạnh phúc” [7; 651] Bắt nguồn, kế thừa từ mẫu gốc đó, dòng suối trong truyện ngắn này là biểu tượng cho sức mạnh của con người, những người chiến sĩ cách mạng nói riêng và sự bền vững của đội ngũ, của cơ sở Đảng nói chung Đó chính là mạch nguồn của cách mạng, mạch nguồn ấy vẫn không bao giờ ngừng chảy và khi nó vẫn còn bám ở lòng đất thì

dù thời tiết, nhiệt độ có xuống thấp thì cũng không bao giờ đóng băng Giống như trong cách mạng, bất kì tổ chức ấy hoạt động ở vùng khó khăn như thế nào nhưng khi nhất lòng theo Đảng, làm theo mọi chính sách của Đảng để tạo thành một chỉnh thể thống nhất thì tổ chức ấy sẽ luôn tồn tại, vững mạnh bất chấp thử thách, khó khăn Và giống như con suối ấy “sau một đêm chọi với thời tiết, con suối lại càng chảy mạnh hơn, tiếng reo to hơn, từ mặt suối bốc lên một làn hơi giống như khói” [2; 5] Giống như “lửa thử vàng, gian nan thử sức” để nói về sự kiên trì, sức mạnh của con người, trong khó khăn con người càng ngời lên phẩm chất anh hùng Không những thế, khi nghe đồng chí Ngạn

kể vể nguồn gốc của con suối thì ý nghĩa biểu tượng của nó càng rõ nét hơn:

“Nó bắt nguồn từ bên Lào, rồi đổ vào dốc bản Pa-khen mà chúng tôi sắp đi đến, là nhánh suối chính sẽ hợp cùng các nhánh khác chảy ra sông Nậm Mộ Nậm Mộ và Nậm Na là hai con sông từ rừng miền Tây đổ về gặp nhau ở ngã

ba Cửa Rào, làm thành con sông Lam rất lớn chảy ra biển” [2; 6] Điều đó chính là biểu tượng cho dòng chảy cách mạng của dân tộc ta không ngừng liên kết, không ngừng phát triển nó là truyền thống văn hóa đã được hình thành từ lâu Đến cuối thiên truyện, “nguồn suối Pa-khen đổ trắng xóa, ngọn suối xói vào lòng đất mang cả mối tình đầu mãnh liệt chợt như réo thác ” [2; 13] và liên hệ với ý nghĩa văn hóa của dòng suối biểu tượng cho những điều trong sạch, mạnh mẽ, bền bỉ thì ý nghĩa biểu tượng đó càng trở nên rõ nét và

sâu sắc hơn

Trang 27

2.1.2 Dòng suối – tấm lòng trong trẻo của con người

Theo Từ điển tiếng Việt thì suối là những dòng nước chảy nhỏ và vừa,

là dòng chảy tự nhiên của nước từ trên cao xuống nơi thấp hơn Suối thường bắt nguồn từ những mạch nước ngầm hoặc từ các hồ nước thiên nhiên trong rừng, núi Các dòng suối hợp lại lớn lên sẽ thành những dòng sông Mỗi khi nhắc đến dòng suối thông thường nó gợi lên ý nghĩa thực đó Và bên cạnh nét nghĩa thực ấy thì dòng suối còn gợi ra cả những nét nghĩa biểu tượng Theo

Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới “nguồn nước hay suối là biểu tượng cho

sự tái sinh và tẩy uế” [7; 649] Bởi vậy, nhắc đến nước suối là nhắc đến sự

trong trẻo, sạch sẽ Trong truyện ngắn Nguồn suối, nó không chỉ là biểu tượng

cho truyền thống văn hóa, dòng chảy bền bỉ và mạch nguồn của cách mạng

mà đó là tấm lòng trong trẻo, thơm thảo của những người vùng cao Đó là những con người như ông già Lào “ông cụ từ bên Lào sang ở đất Pa-khen đã mấy chục năm, một đêm ba mươi tháng chạp rét buốt ông cụ cho người con gái ra rừng mời Ngạn vào bản” [2; 7] và thiết đãi Ngạn bằng tất cả tấm lòng nhiệt tình, hiếu khách Nhắc đến con suối, người ta cũng không thể không

nghĩ tới sự trong sạch Trong truyện ngắn Rừng xà nu, nhà văn Nguyên Ngọc

cũng đã để cho cụ Mết phát biểu khi nói về Tnú: “Đời nó khổ nhưng cái bụng

nó sạch như nước suối làng ta” Như vậy, trong văn hóa Việt mỗi khi muốn so sánh những gì trong sạch nhất người ta thường so sánh với nguồn suối Trong

truyện Nguồn suối, Nguyễn Minh Châu không nói ra nhưng chúng ta đều hiểu

rằng với cách nói chuyện của ông già người Lào khi nói chuyện với Ngạn:

“Chắc anh bận nhiều việc kháng chiến nên không thể biết, con Y Khiêu đứa con gái tôi, nó muốn làm vợ anh Đấy là tôi nói để anh biết, còn tùy ý anh” [2; 8] Đó là một cách nói rất thẳng thắn, bộc trực mà không phải ai cũng nói được Tính cách của con người nơi đây không phải chỉ qua tính cách của ông già người Lào mà còn qua một số nhân vật khác như ông Hừng hay Y Khiêu

Trang 28

và cả đám đông bản làng Ở họ là tấm lòng mến khách “Y Khiêu tập gói bánh chưng đã hai chục năm nay Năm nào tết đến chị cũng gói để đón Ngạn lên ăn tết” [2; 10] Đó cũng chính là truyền thống quý báu của dân tộc ta Truyền thống và tấm lòng thơm thảo ấy còn thể hiện qua sự mừng vui của đồng bào nơi cán bộ Ngạn đến: “Các cụ già bản Pa-khen lôi Ngạn về chỗ bà con bản mình Hình như xung quanh đây mỗi con người mỗi gốc cây, bờ suối đều gắn

bó với Ngạn, đều đã từng che chở cho anh Tôi ngắm mãi những nét mặt nhân hậu và khảng khái của những người già đứng vây chung quanh, cố hình dung nét mặt của ông già Lào đáng kính” [2; 12] Như vậy, ở họ hiện lên là tấm lòng tin yêu, trân trọng và ngưỡng mộ với những người cán bộ cách mạng Kết truyện, hình ảnh dòng suối lại hiện ra một lần nữa: “Từ trên đầu dốc núi Lào cao chất ngất và thanh vắng, nguồn suối Pa-khen đổ trắng xóa, ngọn suối xói vào lòng đất mang cả mối tình đầu mãnh liệt chợt như réo thác” [2; 13] Điều này không chỉ giúp ta thấy tình yêu trong sáng mà người chiến sĩ cách mạng Ngạn dành cho Y Khiêu người con gái nơi đây – bản Pa-khen thiên nhiên, thời tiết khắc nghiệt mà nó còn góp thêm một nét vẽ để khắc họa rõ hơn bức chân dung về tấm lòng đôn hậu, chất phác, mộc mạc của những con người vùng cao, trong hoàn cảnh càng khó khăn, gian nan, khắc nghiệt thì phẩm chất tốt đẹp của họ càng ngời sáng

2.2 Biểu tượng Nhành mai

2.2.1 Nhành mai – cái đẹp, tình yêu bừng nở

Mai vốn là biểu tượng cho cái đẹp bừng nở, biểu tượng cho sự hưng thịnh, phú quý và may mắn Hoa là biểu tượng của cái đẹp mỗi loài hoa đều

có ý nghĩa và tiếng nói Riêng mai được xếp vào bốn loài hoa tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai) Ở miền quê, người ta thường trồng mai ở trước sân Hoa mai khoe sắc giữa sân như sứ giả của mùa xuân, thông điệp của niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi nhà nhân dịp năm mới Với những ý nghĩa về mặt văn hóa

Trang 29

như vậy, trong văn học là một trong những nhà văn có sở trường xây dựng

những hình ảnh biểu tượng thì truyện ngắn Nhành mai, Nguyễn Minh Châu

đã kế thừa nét nghĩa biểu tượng độc đáo này Cây mai trước sân nhà Thận và

“nhà làng Đằng, nhà nào cũng có một vài cây mai trước ngõ” [2; 16] đã chứng kiến những ngày đầu Lương gặp gỡ Thận “tôi còn nhớ hôm đơn vị chúng tôi hành quân đến, tôi được cử đi mượn nhà Tôi bước vào cái ngõ trống Hai vai tôi bỗng mát lạnh như có một bàn tay dịu dàng đặt lên: Trên đầu tôi có một cành mai đang trổ hoa, một vài cánh hoa trắng muốt rơi xuống mũ” [2; 17] và cũng là người bạn tin cậy mà Lương trong lần trở lại tìm Thận nhưng không gặp được, Lương tin cậy viết mấy chữ và gài vào bên gốc mai:

“Trong thời gian năm năm qua, tôi có trở về làng Đằng một lần Nhà Thận bị giặc đốt vào dịp chúng càn lần thứ hai, chưa kịp dựng lại Hai mẹ con

đã đi ở nơi khác Tôi vào đứng trong vườn Bên lối ngõ, gốc mai già trùm kín nửa mảnh sân đất đã bị chặt Lớp tro đen còn nóng bỏng vương trên nền cũ Tôi đứng đó một lát rồi kê báng súng lên đầu gối, viết mấy chữ vào một mẩu báo cũ Chẳng biết gửi ai, tôi đem gài mẩu giấy vào bên gốc mai rồi xốc súng lên vai, ra đi” [2; 18]

Lần trở lại cuối cùng giữa không khí làng xóm vắng lặng và hoang vu,

Nhành mai “bên gốc cây mai cổ thụ bị địch chặt ngày nào đã đâm chồi mới,

rất mập mạp và rùm ròa, những cành hoa mới nở làm ấm một góc sân Nhìn cây mai không hiểu sao tôi thấy vững tâm vô cùng Lòng tôi chợt lấy lại yên tĩnh” [2; 20] Tóm lại, cây mai không chỉ mang nét nghĩa là cái đẹp của tự nhiên là sức sống của mùa xuân khởi đầu cho một năm mới mà với những cánh hoa trắng muốt nở vào mùa xuân thì nó còn mang ý nghĩa biểu tượng cho tâm hồn, tình cảm của người chiến sĩ cách mạng luôn vững tâm, dũng cảm trong cuộc sống và trong cuộc chiến đấu Đó là niềm tin, sự lạc quan cần thiết của bất cứ người chiến sĩ cách mạng nào Cuối truyện, hình ảnh “bên gốc

Trang 30

mai cổ thụ đứng im lặng, đan cành trên đầu hai chúng tôi, những nụ hoa mai trắng ngần đơm đầy cành Tôi kéo mái tóc Thận sát ngực, cùng đứng bên nhau trước mảnh sân hồi lâu trước khi chia tay” [2; 26] Chi tiết đó càng làm

bật lên ý nghĩa biểu tượng của Nhành mai – nhân chứng tình yêu đẹp đẽ giữa

hai người – khi họ gặp nhau và đến khi chia tay nhau vì nghĩa vụ và tình yêu

tổ quốc những Nhành mai ấy luôn là chứng nhân cho tình yêu trong sáng,

thủy chung của họ Kết truyện, khi trận tập kích ở làng Đằng thành công, Lương trở về đơn vị anh “cầm một cành mai đi cuối hàng quân” gợi ra đầy ý nghĩa Nó giống như sự động lực và giống như cả kỉ vật tình yêu khiến anh luôn nâng niu trân trọng và mang theo

2.2.2 Nhành mai – nhân chứng bất diệt trong chiến tranh

Bên cạnh ý nghĩa biểu tượng trên, Nhành mai còn là nhân chứng bất

diệt trong chiến tranh Bắt nguồn từ ý nghĩa văn hóa, hoa mai nở vào mùa xuân – mùa của sự sinh sôi, nảy nở, mùa của cây cối đâm chồi, nảy lộc, mà ngay từ đầu thiên truyện tác giả đã giới thiệu: “Chúng tôi về đóng quân ở đấy trong những ngày đầu kháng chiến Ngày ấy, địch lồng lộn, hung hãn, ồ ạt tiến đánh ra các vùng hậu phương của ta” [2; 16] Cây mai chứng kiến những ngày đầu khó khăn của cuộc chiến đấu mà đơn vị của Lương phải vào nhà dân đóng quân mà Lương được cử đi mượn nhà “Trên đầu tôi một một cành mai đang trổ hoa, một vài cánh hoa trắng muốt rơi xuống mũ” và những cây mai của làng Đằng ấy cũng chứng kiến những trận chiến ác liệt nhất của ta và địch, chứng kiến những ngày “gần hai trăm đồng bào không chịu tản cư”, cương quyết ở lại cùng bộ đội đánh giặc Rồi chứng kiến cả sự lớn mạnh và mất mát của quân đội ta “chúng tôi đóng quân trong làng, cấu trúc trận địa phòng ngự xong thì giặc tràn tới Chúng từ các làng mạn trên thị xã tiến xuống Tiếng súng cối nổ từ sáng sớm Trên mé đường cái, xe cộ, súng ống, lính Tây, lính ngụy bắt đầu dàn đội hình chuẩn bị tiến vào làng để rồi một

Trang 31

hàng cáng thương binh từ sân đình theo con ngòi sau làng lặng lẽ tiến ra bờ sông Thong” [2; 17] Cây mai cũng đã chứng kiến hành động tội ác của kẻ thù

nó giết bà cụ ngay trước ngõ, bên gốc cây mai và chứng kiến cảnh kẻ thù đàn

áp, giết hại đồng bào của ta Tất cả những khó khăn trong chiến tranh cũng giống như con người, cây mai phải hứng chịu và nó chứng kiến những kì bỏ đất phải đi lưu vong, những ngày quay về bám đất của dân tộc Nó cũng chứng kiến những ngày đầu khó khăn và những thành công của đơn vị Lương Trận tập kích vào hệ thống bốt Đằng hoàn toàn thắng lợi Trung đội rút về đến khu rừng trú quân và Lương cầm theo một cành mai đi cuối hàng quân Cành mai của kỉ niệm không chỉ là tình yêu với Thận mà còn là nhân chứng sống cho cả quá trình phát sinh, lớn mạnh và cả những khó khăn rồi đến chiến

thắng của quân đội ta Có thể khẳng định những Nhành mai ấy là nhân chứng

sống chứng kiến hết thảy những âm mưu tội ác của kẻ thù cũng như cuộc kháng chiến vĩ đại trải qua biết bao thời kì khó khăn cũng như những giai đoạn phục hồi của dân tộc ta Chiến tranh, kẻ thù đã tàn phá nhà cửa của làng Đằng và dân tộc ta hết lần này lại lần khác, đồng cam cộng khổ với nhân dân, cây mai cũng đã bị kẻ thù chặt và đốt nhiều lần nhưng với sức sống mạnh mẽ của mình “gốc cây mai cổ thụ bị giặc chặt ngày nào đã đâm chồi mới nở làm

ấm một góc sân” [2; 20] Chi tiết, hình ảnh này góp thêm một phần vào bức tranh về sự vươn lên trong khó khăn, sức sống tiềm ẩn mãnh liệt và bất diệt trong tinh thần của những người chiến sĩ cách mạng nói riêng và trong con người trong truyền thống cách mạng Việt Nam nói chung

2.3 Biểu tượng Mảnh trăng trong Mảnh trăng cuối rừng

2.3.1 Mảnh trăng – vẻ đẹp khuất lấp, khiêm nhường mà hiện hữu

Trăng là biểu tượng nghệ thuật đã xuất hiện từ ca dao với ý nghĩa như một dấu hiệu biểu trưng cho thời tiết mưa thuận gió hòa, là chứng nhân cho cảnh lao động của nhân dân Trăng còn là chứng nhân cho những nỗi niềm,

Trang 32

những cuộc hẹn hò của trai gái Điều đó còn được ghi dấu rất nhiều trong ca dao:

“Cô kia tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi”

Đến với thơ Trung đại trăng lại trở thành nhân chứng cho nỗi niềm

ngậm ngùi của tráng sĩ mài gươm dưới trăng trong thơ Đặng Dung:

“Quốc thù vị báo, đầu tiên bạch

Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma”

Dịch nghĩa:

“Việc nước chưa xong đầu đã bạc Gươm mài sắc cạnh ánh trăng rầu”

(Cảm hoài)

Và đến với văn chương hiện đại, cụ thể trong truyện ngắn Mảnh trăng

cuối rừng của Nguyễn Minh Châu thì hình ảnh trăng lại mang những nghĩa

biểu tượng mới mẻ Truyện ngắn này ban đầu có tên là Mảnh trăng, sau này khi chọn vào tuyển tập truyện ngắn của nhiều tác giả mới có tên là Mảnh

trăng cuối rừng Việc thêm vào tên truyện hai chữ cuối rừng đã xác định rõ

hơn về một không gian cụ thể của câu chuyện Nhưng trước sau Nguyễn Minh

Châu vẫn giữ lại trong tên truyện cái yếu tố quan trọng nhất là hình ảnh Mảnh

trăng Có một điều rất đặc biệt ở đây là Mảnh trăng chứ không phải vầng

trăng Bởi vầng trăng thường tạo nên sự tròn đầy viên mãn, chẳng còn gì phải

khuất lấp phải tìm kiếm nữa Đằng này lại là Mảnh trăng mà Mảnh trăng ấy

Ngày đăng: 30/11/2015, 21:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w