Con thuyền – cuộc đời lênh đênh

Một phần của tài liệu Biểu tượng nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn minh châu (Trang 47 - 48)

7. Cấu trúc của khóa luận

3.2.1. Con thuyền – cuộc đời lênh đênh

Trước hết, con thuyền trong văn hóa truyền thống thường gợi cho ta

liên tưởng đến những cuộc hành trình. Và theo Từ điển biểu tượng văn hóa

thế giới giải thích “bản thân cuộc đời là cuộc đi biển đầy nguy hiểm (xét từ

góc độ ấy, con thuyền là biểu tượng của sự an toàn)” [7; 912]. Tuy nhiên, đó chỉ là sự an toàn so với biển khơi đầy sóng gió và bão tố còn trên thực tế nhắc đến con thuyền, người ta thường liên tưởng đến dự lênh đênh, trôi dạt nay đây mai đó.

Xuất phát từ nét nghĩa văn hóa trên, Chiếc thuyền ngoài xa – một hình

ảnh mang đầy ý nghĩa biểu tượng cũng kế thừa một phần nét nghĩa đó. Tuy nhiên, đó là sự lênh đênh trôi dạt của một bộ phận đông đảo những người dân ven biển ở nước ta. Sức hấp dẫn và cũng là điều ám ảnh người đọc ở tác phẩm là mối quan hoài đến xót xa day dứt của nhà văn về những nỗi nhọc nhằn, khổ đau của con người, những nghịch lí trái ngang trong cuộc sống gia đình của người dân làng chài ở ven biển miền Trung đầy nắng, nóng và gió cát, đầy những thiên tai… “Cuộc sống cứ lênh đênh khắp cả một vùng phá nước mênh mông. Cưới xin, sinh con, đẻ cái, hoặc lúc nhắm mắt cũng chỉ trên một chiếc thuyền. Xóm giềng không có. Quê hương bản quán cả chục cây số trời chứ không cố kết vào một khoảnh đất nào” [2; 332]. Như vậy, chiếc thuyền lưới vó ấy là phương tiện kiếm sống, vừa là nơi cư ngụ duy nhất của gia đình ngư dân đông đúc mà nhà nào cũng “một sắp con, nhà nào cũng trên dưới chục đứa”, và “vào các vụ bắc, ông trời làm biển động suốt hàng tháng, cả nhà vợ

chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối” [2; 343], lênh đênh

trôi nổi trên sóng nước là hình ảnh cụ thể của những thân phận con người trong cuộc mưu sinh. Và chính cuộc vật lộn đầy mưu sinh đầy nhọc nhằn,

luôn phải đối phó với thiên tai, những nguy hiểm rình rập trên biển như vậy nên lâu dần đã biến người chồng của gia đình làng chài từ anh thanh niên hiền lành, yêu thương vợ con thành một kẻ cục cằn, thô lỗ, vũ phu, cục súc lấy hành động đánh vợ là hành động tiêu khiển, giải sầu. Sau mỗi chuyến đi biển, người đàn ông ấy lại dẫn vợ lên bờ để trút mọi nỗi chán chường, bực dọc, mệt mỏi vào những trận đòn man rợ và người đàn bà làng chài ấy lí giải hành động của chồng cứ “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” [2; 341] là do “cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính, nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật” [2; 344]. Tình trạng bạo hành ấy còn dẫn đến một điều tệ hại và đau lòng hơn nữa đó là lòng thù hận của thằng Phác với bố nó mà đỉnh điểm là dùng dao để tấn công người cha đã đẻ ra nó. Như vậy, con thuyền không chỉ là biểu tượng cho con thuyền nghệ thuật trên đại dương cuộc sống, mà còn là biểu tượng cho kiếp người nheo nhóc, lênh đênh trên đại dương của cuộc đời.

Một phần của tài liệu Biểu tượng nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn minh châu (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)