7. Cấu trúc của khóa luận
3.1.1. Cơn giông – điềm báo sự bất thường trong cuộc sống
Trong cuộc sống, cơn giông thường làm cho người ta liên tưởng đến những cảnh tượng lạ và hãi hùng của tự nhiên. Kế thừa những nét nghĩa từ
văn hóa này, các nhà thơ nhà văn đã sáng tạo hình ảnh biểu tượng Cơn giông để thể hiện những tai ương bất ngờ trong cuộc sống. Bài thơ Dáng mẹ, Đỗ
Thuấn cũng sử dụng hình ảnh này để nói về những bất trắc trong kiếp mưu sinh của cuộc đời mẹ:
“Chênh vênh chín nhịp cầu cong Nẻo đường lội, quãng đê vòng sớm khuya
Cơn giông đổ sập chiều hè Gian lều chợ, mảnh tơi che chỗ ngồi
Không gian trắng xóa cả rồi Chỉ còn dáng mẹ giữa trời. Và mưa…”
Biểu tượng Cơn giông thường là những điềm báo sự bất thường của
cuộc sống mà điều này được cụ thể hóa trong truyện ngắn cùng tên của nhà
văn Nguyễn Minh Châu. Cơn giông là điềm báo sự bất thường trong cuộc
sống của Quang một người chiến sĩ bên ta sau phản bội tổ quốc chạy sang hàng ngũ của địch. “Hôm thằng Quang chạy, trời cũng đổ xuống một cơn giông như hôm nay. Giữa những tia chớp nhằng nhịt rạch nát một dải chân trời thấp, đầy mây đen, Thăng trông thấy hắn chạy đâm bổ về phía mấy đám ruộng mạ đằng xa, nằm trước chân tre của một ngôi làng mà bọn địch từ bên kia sông mới nống sang” [2; 215]. Điều ấy báo hiệu cuộc đời Quang sẽ có những thay đổi bất thường và quả thực cuộc đời Quang sau này diễn ra thật
trớ trêu, bi kịch đúng với những hành động mà hắn gây ra. Cụm từ Cơn giông
trong truyện ngắn không xuất hiện hai lần mà nó lặp đi lặp lại khi Quang bỏ hàng ngũ của ta sang bên địch và nó xuất hiện đến 12 lần cả khi Quang ra đón
vợ. Cơn giông lại xuất hiện giống như ngày hắn phản bội cách mạng nó chính
là điềm báo cho Quang. Và chính Quang cũng luôn lo lắng bồn chồn “không biết chuyến tàu có thể ra tới đây trước khi cơn giông ập tới không?”. Rồi
“không khéo tàu đến thì cơn giông cũng đến” [2; 207]. Và đúng là giống như dự cảm của Quang, Cơn giông lần này đến khi mà Thăng – người chiến sĩ
cách mạng của ta, bạn chiến đấu cũ của Quang khi Quang vẫn bên ta - cũng
xuống tàu khiến bao kí ức đáng xấu hổ của Quang trở về. Nếu Cơn giông xuất
hiện trong ngày mà Quang phản bội cách mạng báo hiệu cuộc đời đen tối sẽ
đến với hắn thì Cơn giông lần này đến sẽ là điềm báo cho Quang biết rằng có
những tội lỗi ta có thể chuộc lại được nhưng hành động phản bội tổ quốc sẽ là
vết nhơ không bao giờ sạch. Cơn giông ở đây chính là cuộc chạm trán mà
Quang không mong muốn. Chiến tranh kết thúc được hai năm và chín năm sau ngày Quang phản bội tổ quốc nhưng dư âm của nó vẫn còn ám ảnh mãi với một người như Quang. Với bao biến cố bất ngờ, cùng với cốt truyện của
nó thì hình ảnh biểu tượng Cơn giông góp phần tô đậm hơn chủ đề, tư tưởng
của truyện. Điều đó còn khiến cho những ý nghĩa ấy thêm sâu sắc và hấp dẫn.
3.1.2. Cơn giông – sự thay đổi mạnh mẽ của số phận con người
Khi nhìn thấy Cơn giông, điều làm người ta sợ hãi không chỉ là những
cảnh tượng hãi hũng, mạnh mẽ, hiếm thấy của tự nhiên mà điều người ta sợ
hãi hơn ấy là những hệ lụy từ nó gây ra. Hiếm có Cơn giông nào khi xảy ra thì
nó khiến vạn vật tươi tốt, con người mừng vui mà thường là ngược lại với những mong muốn của con người. Xuất phát từ những nghĩa thực trong cuộc sống, trong tác phẩm của mình, Nguyễn Minh Châu xây dựng hình ảnh biểu
hàng ngũ cách mạng như Thắng, Hạnh... Khi chiến tranh kết thúc, họ sẽ được hưởng cuộc sống hòa bình trong tự do và vinh quang họ sẽ có được những lúc vui vẻ nhờ bền gan vượt qua những lúc khó khăn. Nhưng với Quang lại khác,
ở anh không chỉ có Cơn giông trong suy nghĩ. Đó là những ý nghĩa và hành động bất thường từ bên ta chuyển sang bên địch mà đó là cả Cơn giông bão
trong cuộc đời Quang “mới trước mấy phút hắn còn ngồi giữa anh em đồng chí bên mình và ngày hôm qua, ngày hôm kia, hắn mới cùng mọi người đánh một chiếc quần xà lỏn và chiếc áo cổ vuông đi gùi gạo, đi lấy củi” [2; 216] thế mà trong nháy mắt hắn đã bên hàng ngũ địch. Giống như một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của Quang. Hắn tưởng rằng khi sang bên địch hắn được ăn ngon mặc đẹp được hưởng cuộc sống sung sướng. Sự thật “so với ngày trước bây giờ hắn như một khối hồng huyết cầu, đặc biệt những ngón tay và cái cổ béo múp míp”, “mới già nửa năm mà hắn đã “lột xác” nhanh đến thế” [2; 222]. Nhưng hắn lại phải chịu thái độ lạnh nhạt và khinh bỉ của đám kí giả. Mà điều này bản thân hắn “cũng cảm thấy buồn và chột dạ” [2; 222]. Chiến tranh kết thúc, lúc này số phận hắn mới thực sự thay đổi mạnh mẽ “suốt một đời tài hoa – y tự phong – như một cái ngọn cây dẻo dai uốn theo mọi chiều giông bão, vậy mà đến lúc cuối cùng lại gãy!”. Hắn “y như một con cú đậu trong bóng tối” [2; 209]. Nếu Thăng vui vẻ trong cuộc sống thì hắn lại phải khoác màu áo cải tạo. Cuộc đời thường lắm điều bất ngờ, thăng trầm biến cố.
Việc Nguyễn Minh Châu xây dựng hình ảnh biểu tượng Cơn giông đã phần
nào thể hiện những ý nghĩa hàm ẩn sâu xa đó.
3.2. Biểu tượng Chiếc thuyền ngoài xa
Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những truyện ngắn mà nhà văn
Nguyễn Minh Châu tâm đắc và quả thực tác phẩm đã chứa đựng nhiều suy ngẫm, phát hiện của tác giả về đời sống, về con người và nghệ thuật. Nhan đề
của truyện ngắn cũng hé lộ cho ta biết phần nào nó cũng mang nhiều ý nghĩa biểu tượng.
3.2.1. Con thuyền – cuộc đời lênh đênh
Trước hết, con thuyền trong văn hóa truyền thống thường gợi cho ta
liên tưởng đến những cuộc hành trình. Và theo Từ điển biểu tượng văn hóa
thế giới giải thích “bản thân cuộc đời là cuộc đi biển đầy nguy hiểm (xét từ
góc độ ấy, con thuyền là biểu tượng của sự an toàn)” [7; 912]. Tuy nhiên, đó chỉ là sự an toàn so với biển khơi đầy sóng gió và bão tố còn trên thực tế nhắc đến con thuyền, người ta thường liên tưởng đến dự lênh đênh, trôi dạt nay đây mai đó.
Xuất phát từ nét nghĩa văn hóa trên, Chiếc thuyền ngoài xa – một hình
ảnh mang đầy ý nghĩa biểu tượng cũng kế thừa một phần nét nghĩa đó. Tuy nhiên, đó là sự lênh đênh trôi dạt của một bộ phận đông đảo những người dân ven biển ở nước ta. Sức hấp dẫn và cũng là điều ám ảnh người đọc ở tác phẩm là mối quan hoài đến xót xa day dứt của nhà văn về những nỗi nhọc nhằn, khổ đau của con người, những nghịch lí trái ngang trong cuộc sống gia đình của người dân làng chài ở ven biển miền Trung đầy nắng, nóng và gió cát, đầy những thiên tai… “Cuộc sống cứ lênh đênh khắp cả một vùng phá nước mênh mông. Cưới xin, sinh con, đẻ cái, hoặc lúc nhắm mắt cũng chỉ trên một chiếc thuyền. Xóm giềng không có. Quê hương bản quán cả chục cây số trời chứ không cố kết vào một khoảnh đất nào” [2; 332]. Như vậy, chiếc thuyền lưới vó ấy là phương tiện kiếm sống, vừa là nơi cư ngụ duy nhất của gia đình ngư dân đông đúc mà nhà nào cũng “một sắp con, nhà nào cũng trên dưới chục đứa”, và “vào các vụ bắc, ông trời làm biển động suốt hàng tháng, cả nhà vợ
chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối” [2; 343], lênh đênh
trôi nổi trên sóng nước là hình ảnh cụ thể của những thân phận con người trong cuộc mưu sinh. Và chính cuộc vật lộn đầy mưu sinh đầy nhọc nhằn,
luôn phải đối phó với thiên tai, những nguy hiểm rình rập trên biển như vậy nên lâu dần đã biến người chồng của gia đình làng chài từ anh thanh niên hiền lành, yêu thương vợ con thành một kẻ cục cằn, thô lỗ, vũ phu, cục súc lấy hành động đánh vợ là hành động tiêu khiển, giải sầu. Sau mỗi chuyến đi biển, người đàn ông ấy lại dẫn vợ lên bờ để trút mọi nỗi chán chường, bực dọc, mệt mỏi vào những trận đòn man rợ và người đàn bà làng chài ấy lí giải hành động của chồng cứ “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” [2; 341] là do “cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính, nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật” [2; 344]. Tình trạng bạo hành ấy còn dẫn đến một điều tệ hại và đau lòng hơn nữa đó là lòng thù hận của thằng Phác với bố nó mà đỉnh điểm là dùng dao để tấn công người cha đã đẻ ra nó. Như vậy, con thuyền không chỉ là biểu tượng cho con thuyền nghệ thuật trên đại dương cuộc sống, mà còn là biểu tượng cho kiếp người nheo nhóc, lênh đênh trên đại dương của cuộc đời.
3.2.2. Chiếc thuyền ngoài xa và nhãn quan nghệ thuật
Bên cạnh ý nghĩa biểu tượng trên, khi nhắc đến Chiếc thuyền ngoài xa
ta không thể nào không nhắc đến ý nghĩa biểu tượng là nhãn quan nghệ thuật của người nghệ sĩ. Truyện được xây dựng dựa trên rất nhiều tình huống nghịch lí trong đó có thể kể đến tình huống sau nhiều ngày đêm săn lùng cuối cùng Phùng cũng phát hiện được “một cảnh “đắt” trời cho như bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ” [2; 334] nhưng oái oăm thay ngay lúc ấy Phùng chứng kiến một cảnh tượng thật trớ trêu. Từ con thuyền đẹp như thơ ấy là cảnh bạo hành gia đình thật ghê gớm. Người đàn ông lấy hành động đánh vợ để giải tỏa những uất ức cực nhọc trong cuộc mưu sinh của mình. Bạn của Phùng là chánh án tòa án huyện – Đẩu đã gọi người đàn bà ra và khuyên nên bỏ chồng “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng, cả nước không có người đàn ông nào như thế, chị không sống nổi với gã đàn ông đó đâu” [2;
342]. Nhưng đáp lại tấm thịnh tình của Phùng và Đẩu là hành động van xin rối rít của người đàn bà “quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó” [2; 342]. Như vậy, bài học đặt ra từ mâu thuẫn này và vỡ ra trong đầu óc Phùng và Đẩu là muốn cải tạo cuộc sống phải căn cứ vào thực tế cuộc sống làm cho cuộc sống dễ thở hơn chứ không phải chỉ đem sách vở mà áp đặt vào cuộc sống. Nếu chỉ biết đem sách vở mà áp vào cuộc sống thì chánh án Đẩu có khác nào một thứ máy móc, có khi vô tình trở thành hành động phản nhân văn mà chính mình không ý thức được. Ở tác phẩm này, có lẽ Nguyễn Minh Châu muốn kí thác một điều, không phải hễ cứ đánh đuổi được ngoại xâm, thống nhất đất nước là có thể đem lại hạnh phúc cho con người. Kết thúc bỏ lửng của truyện không chỉ tránh được công thức mà quan trọng hơn, nó nhấn sâu hơn bức thông điệp khắc khoải về số phận con người: Cuộc chiến đấu với đói nghèo, lạc hậu còn diễn ra dai dẳng lâu dài. Thiên truyện còn đặt ra những vấn đề có ý nghĩa nghệ thuật với văn nghệ sĩ sau chiến tranh. Ý nghĩa ấy chủ yếu được gửi vào nhân vật Phùng. Sự phát hiện những nghịch lí cuộc sống giúp Phùng nhận thức rõ hơn bản chất mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. Chiếc thuyền trong sương sớm đẹp vì nó là viễn ảnh, được nhìn từ xa. Nó có thể thanh lọc tâm hồn người nghệ sĩ nhưng vẫn vô nghĩa với những con người lam lũ ở phía sau vẻ đẹp ấy, những con người cơ cực bởi gánh nặng mưu sinh cơm, áo, gạo, tiền. Bức ảnh của Phùng được trưởng phòng khen ngợi, có mặt trong nhiều gia đình “sành nghệ thuật” nhưng chính tác giả của nó lại không bằng lòng vì đó là hình ảnh chỉ để ngắm nhìn, đó còn là sản phẩm của cái nhìn dễ dãi về cuộc sống, chưa vươn tới được bản chất cuộc đời, chưa cất lên được tiếng nói của những con người lam lũ, nhọc nhằn. Sự phiến diện ấy bắt nguồn từ chính Phùng. Anh thiết tha với cái đẹp, với nghệ thuật và cũng sẵn lòng hào hiệp của người lính Trường Sơn nhưng cũng như Đẩu, Phùng còn thiếu hiểu biết thực tế thành ra vẫn hời hợt
trong cách nhìn đời, lúng túng không giải thích được những nghịch lí phức tạp của cuộc sống. Sự phiến diện ấy còn bởi Phùng chỉ sáng tạo theo đơn đặt hàng. Nghĩa là theo sự giao việc của trưởng phòng – mà như thế không thể gọi là sáng tạo… Trong hoàn cảnh thời đại, khi cái nhìn giản đơn về con người và cuộc sống còn ngự trị trong sáng tác văn học thì tác phẩm này đặt ra một vấn đề liên quan đến sự sống còn của nghệ thuật Việt Nam sau chiến tranh. Đó là cách nhìn con người và cuộc đời. Người nghệ sĩ theo nhà văn phải nhìn cuộc đời bằng đôi mắt toàn diện, phải thấy được những phức tạp của cuộc sống chứ không thể nhìn cuộc sống một cách dễ dãi, xuôi chiều. Khi con thuyền là đối tượng của nghệ thuật thì có thể chiếm lĩnh từ xa, một khoảng cách đủ để tạo nên vẻ đẹp huyền ảo, nhưng sự thật của cuộc đời đôi khi phải chiếm lĩnh ở cự li gần. Đừng vì nghệ thuật thuần túy mà bỏ quên cuộc đời, bởi lẽ nghệ thuật chân chính luôn là cuộc đời và vì cuộc đời. Trước khi là người nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp thì hãy là một con người biết yêu ghét, buồn vui trước cuộc đời, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người. Hình ảnh của cuộc sống nhìn từ xa nhìn bề ngoài tưởng chừng êm đềm, tươi đẹp, thơ mộng “mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu trời sương mù trắng như sữa có pha đôi chút mà hồng hồng do ánh sáng chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn tre con ngồi im phăng phăng như tượng trên chiếc mui khum khum đang hướng vào bờ, một vẻ đẹp thực đơn
giản và toàn bích” [2; 334], lại gần bên trong thì tồi tệ, man rợ và nhức nhối.
Chiếc thuyền ngoài xa gợi ra ý nghĩa về khoảng cách giữa nghệ thuật và đời
sống. Lâu nay, nghệ thuật trong đó có văn chương, vẫn tiếp cận đời sống ở một cự li khá xa. Qua cái nhìn từ một khoảng cách xa, chiếc thuyền hiện ra với vẻ đẹp thơ mộng như bức ảnh nghệ thuật tuyệt đẹp mà người phóng viên nhiếp ảnh trong truyện đã chụp được. Nhưng ở bên trong con thuyền ngoài xa ấy còn chứa đựng biết bao sự nhọc nhằn đau khổ. Xuất phát từ khuynh hướng
đào sâu hiện thực ẩn kín, Nguyễn Minh Châu không những gói ghém ý đồ nghệ thuật vào các biểu tượng đa nghĩa mà còn nâng tầm khái quát triết lý của
các biểu tượng. Chiếc thuyền nhìn xa – nhìn gần là những chiêm nghiệm,
chân lý về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Nghệ thuật cần tránh cách nhìn cuộc sống một chiều, lãng mạn, thi vị hoá, nghệ thuật phải tiếp cận, đào sâu để khám phá, tìm ra bản chất của hiện thực. Nhà văn phải có cái nhìn sâu sắc, toàn diện, phải có tiếng nói trung thực, thông cảm, thấu hiểu lẽ đời. Biểu tượng đa nghĩa làm cho tác phẩm không rơi vào tính luận đề gượng gạo, trái lại rất giàu tính triết luận – trữ tình, hướng đến chân lý phổ quát khiến người đọc cùng suy tư. Từ đó, tác phẩm nói với chúng ta rất nhiều về tấm lòng thiết tha của Nguyễn Minh Châu đối với cuộc sống, con người và công
việc lao động nghệ thuật. Chiếc thuyền ngoài xa là biểu tượng về đời sống