7. Cấu trúc của khóa luận
3.4.2. Cỏ lau – sự bội bạc, lãng quên
Bên cạnh nét nghĩa là sức sống mãnh liệt, Cỏ lau còn mang một ý
nghĩa biểu tượng khiến rất nhiều người phải chiêm nghiệm, trăn trở. Bông cỏ lau trong thực tế chúng ta gặp thường có đặc điểm nó phát triển rất nhanh và khi ra hoa, bông cỏ lau thường rất mỏng manh, dễ dàng phiêu tán trong gió hoặc bám dính vào người đi đường giống như loài cỏ may. Xuất phát từ ý nghĩa thực này, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng rất thành công ý nghĩa biểu tượng của loài cỏ này – sự bội bạc lãng quên. Trong hầu hết các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, chúng ta đều nhận thấy ông dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để viết về đề tài người lính. Nhưng một điểm chúng ta dễ nhận thấy nhất là các sáng tác của ông những năm 80 thiếu đi màn vĩ thanh tươi sáng.
Mà Cỏ lau là ví dụ điển hình. Đây được coi là kiệt tác về thân phận con người
trong sự chi phối dữ dội và khắc nghiệt của chiến tranh, của cuộc sống đói
nghèo. Nếu như ở Miền cháy, dưới hình thức của tiểu thuyết chính luận,
Nguyễn Minh Châu đặt ra những vấn đề của đất nước vừa mới ra khỏi cuộc chiến tranh mà trong đó khẩn thiết là vấn đề khoan dung và độ lượng, hòa hợp
dân tộc thì đến Cỏ lau, tư tưởng và tinh thần ấy đã hiện ra dưới một chiều sâu
triết học mới thông qua những mất mát, khổ đau, những bi kịch của con người. Chúng ta hãy cùng nghe những lời tâm sự của người lính Lực – “chiến tranh, kháng chiến không phải như một số người khác, đến bây giờ tôi không hề mảy may hối tiếc đã dốc hết tuổi trẻ vào đấy và cống hiến cho nó, nhưng nó như một nhát dao phạt ngang mà hai nửa cuộc đời tôi bị chặt lìa thật khó gắn lại như cũ” [2; 470]. Hình dung ra cuộc sống nay mai của một người lính
già suốt đời cùng một ông bố nơi giữa những hình người bằng đá cô đơn.
Hiện thực chiến tranh thông qua miêu tả về nỗi đau vật chất, nỗi đau tinh thần của người lính, của những người phụ nữ qua dáng hình của dãy núi Đợi đầy những hòn vọng phu càng gây ấn tượng mạnh mẽ hơn:
“Khắp bốn phía trời những hòn vọng phu đứng nhan nhản. Thật là đủ hình đủ dáng, đủ tư thế của một thế giới đàn bà đã sống và trải bao thời can qua, chiến trinh, dường như đang hội tụ về đây, mỗi người một ngọn núi đang đứng chon von trên các chóp núi cao ngất, người ôm con bên nách, người bế con trước ngực, người cõng con sau lưng hai tay buông thõng xuống, quay mặt về đủ các hướng, các ngả có súng nổ, có lửa cháy” [2; 481].
Đến đây, tác giả như lấy chính cái đốm lửa leo lét từ số phận cá nhân mà soi ra xã hội, soi vào cuộc đời và cùng người đọc đau đớn kinh hoàng
nhận ra sự tàn phá của chiến tranh với thiên nhiên và con người. Cỏ lau
dường như là những lời cảnh tỉnh nhẹ nhàng, những trách cứ nghiêm khắc, những nhận thức cay đắng những chiêm nghiệm xót xa. Chiến tranh đã qua đi nhưng những người lính từ chiến tranh trở về hết một đời trai trẻ cống hiến cho đất nước họ đã nhận lại được gì hay rút cuộc họ vẫn chỉ là những người tuy lành lặn về thể xác nhưng lại tử thương về tâm hồn. Mặc dù đất nước được độc lập, những cống hiến của người lính được đền đáp là nhìn thấy cảnh hòa bình. Hạnh phúc ấy là của chung nhưng nỗi đau sau chiến tranh mất tuổi trẻ, mất vợ, mất mái ấm hạnh phúc, mất cuộc sống cá nhân thì lại là nỗi đau
riêng mà người lính phải một mình gánh lấy. Như vậy, biểu tượng Cỏ lau
cùng với những biểu tượng được Nguyễn Minh Châu kì công sáng tác sau năm 1975 theo thời gian, màu sắc lãng mạn phôi pha dần, biểu tượng của ông ngả sang chất thô mộc, thâm trầm của hiện thực.
Được mệnh danh là tiền trạm đổi mới văn học sau năm 1975, các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu giai đoạn này thường mang vấn đề thế sự. Với
cách nhìn cuộc sống trong sự phức tạp nên những biểu tượng nghệ thuật giai đoạn này cũng thường khiến người ta chiêm nghiệm và suy nghĩ xót xa, ám
ảnh day dứt. Phạm Duy Nghĩa đã nhận xét trong cuốn Nhà văn Nguyễn Minh
Châu và cảm hứng nhân văn:
“Biểu tượng xuất hiện với tần số khá cao trong suốt lộ trình văn học của Nguyễn Minh Châu như một tín hiệu thẩm mĩ dồn nén tư tưởng, tình cảm của tác giả. Tìm hiểu hệ thống hình ảnh biểu tượng của Nguyễn Minh Châu có những hình ảnh được chắt lọc từ nỗi đau, cô lại từ máu và nước mắt thể hiện sâu đậm nỗi xót thương của nhà văn trước những bi kịch bất hạnh trong cuộc đời mỗi nhân vật”.
Và ông đưa đến cho người đọc một suy ngẫm không thể nhìn cuộc đời giản đơn mà phải nhìn trong những mối phức tạp của cuộc sống thực tại. Thông qua những hình ảnh biểu tượng, chúng tôi nhận thấy các nhân vật của ông giai đoạn này cũng không bị đẩy lên đài cao lí tưởng, họ đứng giữa đời thường với nỗi đau khó lòng xoa dịu, những nỗi niềm khó có thể sẻ chia và số phận của họ khiến người đọc không khỏi động lòng trắc ẩn. Từ vai trò đại diện cho sức mạnh, tầm vóc, trí tuệ và vẻ đẹp cộng đồng đến sự đại diện cho bản chất Người trong mỗi cá nhân, vị trí của nhân vật đã được di chuyển từ khoảng cách cao cả và tôn kính tới sự gần gũi đời thường. Có thể khẳng định từ sau năm 1975 và nhất là đầu những năm 80, Nguyễn Minh Châu đã làm nên một bước ngoặt trong đời văn của mình. Là một người suốt đời khát khao đi tìm cái đẹp và sự thật đời sống, Nguyễn Minh Châu đã dứt khoát từ bỏ con đường bằng phẳng đơn giản, xuôi chiều để lặng lẽ khai phá con đường mới cho mình để đến với sự thật toàn vẹn và sâu xa trong đời sống tâm hồn.
KẾT LUẬN
Biểu tượng là một phạm trù khá phức tạp và mới mẻ, được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu. Và các nhà nghiên cứu cũng đã thừa nhận biểu tượng phát triển cùng với sự tiến triển của loài người. Chính vì thế mà càng ngày chúng ta càng tìm hiểu thêm được những ý nghĩa mới và phức tạp hơn của mỗi biểu tượng. Việc tìm hiểu khai thác ý nghĩa và giá trị của biểu tượng tùy thuộc vào văn hóa tầm tiếp nhận của mỗi người. Khi đi tìm hiểu biểu tượng nghệ thuật trong sáng tác của mỗi nhà văn sẽ góp phần thiết thực vào việc đánh giá tài năng, phong cách, vị trí của nhà văn đó trong nền văn học của dân tộc.
Là nhà văn suốt đời khao khát đi tìm kiếm cái đẹp và hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người với sự không ngừng nỗ lực tìm kiếm và sáng tạo trên hành trình sáng tạo nghệ thuật của mình, hơn ba mươi năm cầm bút, Nguyễn Minh Châu đã đóng góp cho kho tàng văn học Việt Nam những tác phẩm có giá trị sâu sắc. Đặc biệt là nhà văn luôn nỗ lực đổi mới ngòi bút của mình, chúng tôi nhận thấy trong các sáng tác của mình, Nguyễn Minh Châu có sở trường sáng tạo những hình ảnh biểu tượng. Trong khóa luận nghiên cứu về
vấn đề Biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu,
chúng tôi đã rút ra được những kết luận sau:
Thứ nhất: Biểu tượng là vấn đề rất phức tạp có tính chất liên ngành. Nó thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Để có cái nhìn bao quát nhất, đầy đủ nhất chúng tôi nhận thấy cần xem xét nó dưới nhiều góc nhìn như triết học, tâm lí, văn hóa, ngôn ngữ học… Và trong văn học, để có cái nhìn thấu đáo chúng tôi nhận thấy cần tìm hiểu biểu tượng trong quan niệm của các nhà văn, nhà thơ và biểu tượng trong văn học, đặc điểm tính chất của biểu tượng và ý nghĩa của biểu tượng.
Thứ hai: Chúng tôi nhận thấy trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Minh Châu, các sáng tác của ông luôn thể hiện được sự nghiêm túc của người nghệ sĩ đích thực. Và cũng qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy sự nghiệp của ông có sự khác nhau rất rõ nét giữa hai chặng sáng tác trước và sau năm 1975. Trước năm 1975, ông ưa đi tìm hiểu những vẻ đẹp tự nhiên, trong trẻo nhất trong tâm hồn con người. Điều này dẫn đến một thực tế là các sáng tác của ông giai đoạn này thường mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Chính vì thế mà các biểu tượng trong giai đoạn này thường là những hình ảnh tiêu biểu cho cái đẹp tự nhiên. Và những hình ảnh đó xuất hiện song song cùng với con người để thể hiện cái đẹp của con người Việt
Nam. Đó là dòng suối – vẻ đẹp truyền thống của dân tộc, Nhành mai với vẻ đẹp đầy sức sống, hay Mảnh trăng – vẻ đẹp khuất lấp của con người trong
thời kì kháng chiến và giếng nước với không gian văn hóa linh thiêng trong cuộc sống, chứng nhân của chiến tranh và tình yêu trong sáng thủy chung.
Tuy nhiên, bước sang giai đoạn sáng tác sau năm 1975, cùng với chặng đường đổi mới văn học của nước nhà, Nguyễn Minh Châu có sự chuyển biến rõ nét trong ngòi bút của mình. Các tác phẩm của ông tập trung phản ánh con
người trong cuộc sống thực với đầy những phức tạp của nó. Như Cơn giông với điềm báo và sự thay đổi mạnh mẽ số phận con người, Cỏ lau bên cạnh ý
nghĩa biểu tượng là sức sống mãnh liệt thì đó còn mang ý nghĩa ám ảnh là sự
bội bạc và lãng quên của cuộc đời. Hay Bến quê, đó không chỉ là nơi bình yên, bến đỗ, mà nó còn là nơi gột rửa tâm hồn con người. Đó còn là Chiếc
thuyền ngoài xa cho ta thấy rõ hơn về kiếp sống lênh đênh của dân làng chài
và mối quan hệ sâu xa giữa nghệ thuật và cuộc đời… Tóm lại, biểu tượng nghệ thuật giai đoạn này mang nhiều ý nghĩa triết lí sâu xa khiến con người phải chiêm nghiệm suy ngẫm xót xa.
Với khuôn khổ một luận văn, chúng tôi không thể khảo sát được tất cả các biểu tượng mà ông đã sử dụng. Nhưng với số lượng sáng tác đồ sộ ấy chắc chắn sẽ là miền đất hứa với một kho tàng biểu tượng nghệ thuật cho những người nghiên cứu chuyên sâu hơn. Nguyễn Minh Châu sử dụng dày đặc các biểu tượng nghệ thuật và biểu tượng nào cũng mang những giá trị nhất định. Cũng qua khảo sát, chúng tôi còn nhận thấy ông thường lấy những biểu tượng đó đặt làm nhan đề cho truyện ngắn của mình. Có thể minh chứng qua ý nghĩa biểu tượng của các biểu tượng chúng tôi tìm hiểu bên trên trong 8 biểu tượng nghệ thuật trong truyện ngắn của ông mà chúng tôi tìm hiểu
chuyên sâu thì có đến 7 biểu tượng được đặt làm nhan đề như: Nguồn suối,
Nhành mai, Mảnh trăng cuối rừng, Cơn giông, Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa, Cỏ lau... Và với tất cả những điều chúng tôi tìm hiểu ở trên hi vọng góp
thêm tiếng nói khẳng định về sở trường, tài năng, phong cách của người nghệ
sĩ tài năng Nguyễn Minh Châu. Khóa luận cũng mong muốn với đề tài Biểu
tượng nghệ thuật tiêu biểu trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sẽ giúp ích
phần nào cho việc dạy và học những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu trong trường phổ thông. Tuy nhiên trong giới hạn của thời gian cùng với những bỡ ngỡ của người lần đầu làm khoa học, khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, hi vọng sẽ nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn và góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân (1990), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
2. Nguyễn Minh Châu, Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội.
3. Hà Minh Đức (chủ biên) (2003), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Nguyễn Trọng Hoàn (1990), Nguyễn Minh Châu và tác giả tác phẩm,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2011), Biểu tượng đô thị trong truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan, Luận văn tốt nghiệp, ĐHSP Hà Nội 2.
6. Mai Hương (2001), Nguyễn Minh Châu tài năng và sáng tạo nghệ thuật, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
7. Jean Chevalier Alain Gheerbrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế
giới, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
8. Tôn Phương Lan (2002), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Long (1999), “Nguyễn Minh Châu và hành trình tìm kiếm
không ngừng nghỉ”, Văn học và Tuổi trẻ, (số 6), tr 15-17.
10. Nguyễn Văn Long – Trịnh Thu Tuyết, Nguyễn Minh Châu và công cuộc
đổi mới văn học Việt Nam sau 1975, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
11. Phương Lựu (chủ biên), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
12. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của
nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
13. Nguyễn Đăng Mạnh (2003), Nhà văn Việt Nam hiện đại. Chân dung,
phong cách, Nxb Văn học, Hà Nội.
14. M.B. Khrapchenco (2003), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển
15. Nguyên Ngọc (1990), “Lời mở đầu hội thảo khoa học nhân ngày giỗ đầu
nhà văn Nguyễn Minh Châu”, Báo Văn nghệ, (số 2), tr 2-3.
16. Phạm Duy Nghĩa (2006), Nhà văn Nguyễn Minh Châu và cảm hứng nhân
văn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
17. Vương Trí Nhàn (1998), Sổ tay truyện ngắn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 18. Nhiều tác giả (1992), Từ điển Thuật ngữ Văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 19. Lê Lưu Oanh (1998), Thơ trữ tình Việt Nam 1975-1990, Nxb ĐHQG Hà
Nội, Hà Nội.
20. Vũ Ngọc Phan (1989), Nhà văn hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 21. Chu Văn Sơn (1993), “Đường tới cỏ lau”, Báo Văn nghệ, (số 42), tr 37-39. 22. Nguyễn Thị Thu Thủy (2011), Nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh