Nhành mai – nhân chứng bất diệt trong chiến tranh

Một phần của tài liệu Biểu tượng nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn minh châu (Trang 30 - 31)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.2.2.Nhành mai – nhân chứng bất diệt trong chiến tranh

Bên cạnh ý nghĩa biểu tượng trên, Nhành mai còn là nhân chứng bất

diệt trong chiến tranh. Bắt nguồn từ ý nghĩa văn hóa, hoa mai nở vào mùa xuân – mùa của sự sinh sôi, nảy nở, mùa của cây cối đâm chồi, nảy lộc, mà ngay từ đầu thiên truyện tác giả đã giới thiệu: “Chúng tôi về đóng quân ở đấy trong những ngày đầu kháng chiến. Ngày ấy, địch lồng lộn, hung hãn, ồ ạt tiến đánh ra các vùng hậu phương của ta” [2; 16]. Cây mai chứng kiến những ngày đầu khó khăn của cuộc chiến đấu mà đơn vị của Lương phải vào nhà dân đóng quân mà Lương được cử đi mượn nhà. “Trên đầu tôi một một cành mai đang trổ hoa, một vài cánh hoa trắng muốt rơi xuống mũ” và những cây mai của làng Đằng ấy cũng chứng kiến những trận chiến ác liệt nhất của ta và địch, chứng kiến những ngày “gần hai trăm đồng bào không chịu tản cư”, cương quyết ở lại cùng bộ đội đánh giặc. Rồi chứng kiến cả sự lớn mạnh và mất mát của quân đội ta “chúng tôi đóng quân trong làng, cấu trúc trận địa phòng ngự xong thì giặc tràn tới. Chúng từ các làng mạn trên thị xã tiến xuống. Tiếng súng cối nổ từ sáng sớm. Trên mé đường cái, xe cộ, súng ống, lính Tây, lính ngụy bắt đầu dàn đội hình chuẩn bị tiến vào làng để rồi một

hàng cáng thương binh từ sân đình theo con ngòi sau làng lặng lẽ tiến ra bờ sông Thong” [2; 17]. Cây mai cũng đã chứng kiến hành động tội ác của kẻ thù nó giết bà cụ ngay trước ngõ, bên gốc cây mai và chứng kiến cảnh kẻ thù đàn áp, giết hại đồng bào của ta. Tất cả những khó khăn trong chiến tranh cũng giống như con người, cây mai phải hứng chịu và nó chứng kiến những kì bỏ đất phải đi lưu vong, những ngày quay về bám đất của dân tộc. Nó cũng chứng kiến những ngày đầu khó khăn và những thành công của đơn vị Lương. Trận tập kích vào hệ thống bốt Đằng hoàn toàn thắng lợi. Trung đội rút về đến khu rừng trú quân và Lương cầm theo một cành mai đi cuối hàng quân. Cành mai của kỉ niệm không chỉ là tình yêu với Thận mà còn là nhân chứng sống cho cả quá trình phát sinh, lớn mạnh và cả những khó khăn rồi đến chiến

thắng của quân đội ta. Có thể khẳng định những Nhành mai ấy là nhân chứng

sống chứng kiến hết thảy những âm mưu tội ác của kẻ thù cũng như cuộc kháng chiến vĩ đại trải qua biết bao thời kì khó khăn cũng như những giai đoạn phục hồi của dân tộc ta. Chiến tranh, kẻ thù đã tàn phá nhà cửa của làng Đằng và dân tộc ta hết lần này lại lần khác, đồng cam cộng khổ với nhân dân, cây mai cũng đã bị kẻ thù chặt và đốt nhiều lần nhưng với sức sống mạnh mẽ của mình “gốc cây mai cổ thụ bị giặc chặt ngày nào đã đâm chồi mới nở làm ấm một góc sân” [2; 20]. Chi tiết, hình ảnh này góp thêm một phần vào bức tranh về sự vươn lên trong khó khăn, sức sống tiềm ẩn mãnh liệt và bất diệt trong tinh thần của những người chiến sĩ cách mạng nói riêng và trong con người trong truyền thống cách mạng Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu Biểu tượng nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn minh châu (Trang 30 - 31)