Mảnh trăng – vẻ đẹp khuất lấp khiêm nhường mà hiện hữu

Một phần của tài liệu Biểu tượng nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn minh châu (Trang 31 - 34)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.3.1.Mảnh trăng – vẻ đẹp khuất lấp khiêm nhường mà hiện hữu

Trăng là biểu tượng nghệ thuật đã xuất hiện từ ca dao với ý nghĩa như một dấu hiệu biểu trưng cho thời tiết mưa thuận gió hòa, là chứng nhân cho cảnh lao động của nhân dân. Trăng còn là chứng nhân cho những nỗi niềm,

những cuộc hẹn hò của trai gái. Điều đó còn được ghi dấu rất nhiều trong ca dao:

“Cô kia tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi” Hay:

“Đêm trăng thanh, anh mới hỏi nàng Tre non đủ lá đan sàng nên chăng”

Như vậy trăng còn là những tín hiệu tình yêu đẹp đẽ trong những lời tỏ tình, nhân chứng cao đẹp của những cuộc hẹn hò.

Đến với thơ Trung đại trăng lại trở thành nhân chứng cho nỗi niềm

ngậm ngùi của tráng sĩ mài gươm dưới trăng trong thơ Đặng Dung:

“Quốc thù vị báo, đầu tiên bạch Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma” Dịch nghĩa:

“Việc nước chưa xong đầu đã bạc Gươm mài sắc cạnh ánh trăng rầu”

(Cảm hoài)

Và đến với văn chương hiện đại, cụ thể trong truyện ngắn Mảnh trăng

cuối rừng của Nguyễn Minh Châu thì hình ảnh trăng lại mang những nghĩa

biểu tượng mới mẻ. Truyện ngắn này ban đầu có tên là Mảnh trăng, sau này khi chọn vào tuyển tập truyện ngắn của nhiều tác giả mới có tên là Mảnh

trăng cuối rừng. Việc thêm vào tên truyện hai chữ cuối rừng đã xác định rõ

hơn về một không gian cụ thể của câu chuyện. Nhưng trước sau Nguyễn Minh

Châu vẫn giữ lại trong tên truyện cái yếu tố quan trọng nhất là hình ảnh Mảnh

trăng. Có một điều rất đặc biệt ở đây là Mảnh trăng chứ không phải vầng

trăng. Bởi vầng trăng thường tạo nên sự tròn đầy viên mãn, chẳng còn gì phải

lại là nơi cuối rừng. Nó như lẩn khuất đâu đó, rất dễ chìm lấp trong rừng già

đại ngàn kia, chập chờn ẩn hiện, gần đấy mà xa đấy, nó như sự xa vời gợi sự tìm kiếm. Đọc truyện, ta mới thấy Nguyễn Minh Châu đã cho tác phẩm một cái tên không thể thay thế. Thực ra, ta thấy trăng không phải xuất hiện ngay từ đầu truyện, và cũng không đi theo đến lúc kết thúc cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật chính, nó chỉ hiện ra trong thời gian vừa đủ cần thiết trên hành trình chuyến xe của Nguyệt và Lãm. Trăng xuất hiện khi anh lái xe vừa biết tên cô gái và mời cô lên cabin ngay trong cạnh mình, nhưng trong lòng anh vẫn đang phân vân không hiểu cô có phải là cô gái đang chờ đợi mình? Anh chợt nhận ra ánh trăng bên ngoài xuất hiện vào đúng lúc ấy. Ánh trăng mà ban đầu anh thoạt nhầm tưởng là pháo sáng. Có lẽ sự nhầm tưởng này chính là một môtíp quan trọng của chủ đề truyện ngắn này. Đúng ra thì trăng đã có trên bầu trời đêm ấy từ lúc đầu hôm, nhưng với anh lái xe, thì mãi đến lúc này anh mới nhận ra còn trước đó anh không thấy: “Hôm nay đầu tháng. Từ đầu hôm tôi vẫn đi dưới ánh trăng mà không biết” [2; 87]. Đây là một chi tiết đầy ngụ ý. Ánh trăng hiện ra gần bên ngoài cửa xe nhưng vẫn chập chờn lay động qua tấm kính ướt sương đêm. Có lúc lại chìm lấp đâu đó trong khoảng tối mờ mịt của rừng già, trăng lúc ẩn lúc hiện như một trò ú tim.

Làm nền cho trăng, cùng với trăng là màn sương trắng xóa lan tỏa phủ kín mặt đất, chiếc xe chạy trên lớp sương bồng bềnh, anh lái xe cũng luôn bồng bềnh trong tâm trạng lạ lùng giữa hư và thực. Trên cao, chiếm lĩnh cả bầu trời đêm là mảnh bạc và ánh sáng của nó tỏa ra trong vắt “mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc” [2; 88]. Ánh trăng ở bên ngoài như hòa nhập với hình ảnh cô gái trong xe “khung cửa xe phía cô gái đang ngồi đang lồng đầy bóng trăng”, “đến nỗi những sợi tóc của Nguyệt đều sáng lên” [2; 88]. Lúc ấy, ở nhân vật Lãm “như có một niềm tin vô cớ và chắc chắn từ trong không gian ùa tới tràn ngập cả lòng tôi, tôi tin

chắc người con gái ngồi cạnh mình là Nguyệt, chính người mà chị gái tôi thường nhắc đến” [2; 88]. Và trong chính hoàn cảnh ấy, tâm trạng ấy, Lãm nhận ra vẻ đẹp lạ lùng của cô gái – vẻ đẹp của tâm hồn, tâm linh hiện ra và hòa vào vẻ đẹp của chân dung, khuôn mặt ngời sáng trong ánh trăng. Và trăng sáng soi thẳng vào khuôn mặt Nguyệt làm cho khuôn mặt đẹp rạng ngời lên trong ánh trăng. Dường như Nguyệt là lát cắt của cái chân – thiện – mĩ trong mỗi con người Việt Nam những năm tháng hào hùng, oanh liệt của lịch sử dân tộc. Những biến cố chiến tranh thường có tác dụng làm bộc lộ vẻ đẹp tiềm ẩn, khuất lấp trong mỗi con người. Với cách nhìn con người sớm có chiều sâu nhân bản, nhân vật của Nguyễn Minh Châu nhiều khi vẫn được soi rọi trong những luồng ánh sáng khác nhau và ngòi bút giàu lí tưởng của ông vẫn không hoàn toàn giản đơn trong hành trình đi tìm cái đẹp. Vẫn luôn có một cái gì đó xa vời, bí ẩn, khó nắm bắt ở bề sâu tâm hồn con người. Và đến

đây chúng ta có thể kết luận Nguyệt cũng như Mảnh trăng cuối rừng kia, cứ

ẩn hiện thấp thoáng trước tầm mắt và tầm tay của Lãm một vẻ đẹp khuất lấp, khiêm nhường mà hiện hữu.

Một phần của tài liệu Biểu tượng nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn minh châu (Trang 31 - 34)